ĐẦU TƯ 2016 – MP Law Firm https://mplaw.vn - Công ty luật hợp danh MP Wed, 05 Aug 2020 10:24:04 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.16 Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư https://mplaw.vn/thong-tu-huong-dan-thuc-hien-mot-so-dieu-cua-nghi-dinh-so-15-2015-nd-cp-ngay-14-thang-02-nam-2015-cua-chinh-phu-ve-dau-tu-theo-hinh-thuc-doi-tac-cong-tu/ Tue, 28 Jun 2016 14:30:29 +0000 http://mplaw.vn/mp2020/thong-tu-huong-dan-thuc-hien-mot-so-dieu-cua-nghi-dinh-so-15-2015-nd-cp-ngay-14-thang-02-nam-2015-cua-chinh-phu-ve-dau-tu-theo-hinh-thuc-doi-tac-cong-tu/ THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2015/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 02 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh […]

The post Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư appeared first on MP Law Firm.

]]>

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2015/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 02 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 06/2016/TT-BKHĐT Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2015/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 02 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 2 năm 2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

  1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP), gồm:
  2. a) Chuyển đổi hình thức đầu tư đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công;
  3. b) Hợp đồng dự án, hợp đồng tương tự khác và mẫu hợp đồng dự án;
  4. c) Trình tự, thủ tục cấp, Điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp dự án và các mẫu văn bản liên quan;
  5. d) Một số nội dung khác thuộc thẩm quyền hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  6. Cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư; thủ tục lập, phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi; sử dụng chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; phương án tài chính của dự án; quyết toán công trình dự án thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là Cơ quan có thẩm quyền cấp, Điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
  2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư này.
  3. Công trình dự án là công trình kết cấu hạ tầng của dự án đầu tư theo các hình thức hợp đồng quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và các hình thức hợp đồng tương tự khác.
  4. Dự án là dự án đầu tư theo các hình thức hợp đồng quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và các hình thức hợp đồng tương tự khác.
  5. Hợp đồng tương tự khác là hợp đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, có Mục tiêu và tính chất tương tự một hoặc một số hợp đồng dự án quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
  6. Hồ sơ dự án hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần, số lượng giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  7. Thỏa thuận đầu tư là thỏa thuận giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư sau khi kết thúc đàm phán hợp đồng dự án để xác nhận việc các bên đã đồng ý nội dung dự thảo hợp đồng dự án trình Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyền, nghĩa vụ mỗi bên theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục cấp, Điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và triển khai dự án

  1. Khi tiếp nhận hồ sơ dự án và giải quyết các thủ tục có liên quan, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chịu trách nhiệm:
  2. a) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự án theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Thông tư này;
  3. b) Tổ chức thẩm tra, cấp, Điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các thủ tục hành chính có liên quan theo thẩm quyền, thủ tục quy định tại các Điều 39, 40, 41 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và các quy định tương ứng tại Chương IV Thông tư này;
  4. c) Thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do trong trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án hoặc từ chối cấp, Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các thủ tục có liên quan theo quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Thông tư này;
  5. d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và pháp luật có liên quan.
  6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư:
  7. a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ dự án và các văn bản gửi Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cơ quan có liên quan;
  8. b) Giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ dự án theo yêu cầu quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và pháp luật có liên quan;
  9. c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP Thông tư này và pháp luật có liên quan.
  10. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
  11. a) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước để tham gia thực hiện dự án theo thẩm quyền, Điều kiện, thủ tục và nội dung quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và pháp luật có liên quan;
  12. b) Có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến dự án thuộc thẩm quyền quản lý của mình trong thời hạn quy định tại Thông tư này,
  13. c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Chương II

CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Điều 5. Điều kiện và hình thức chuyển đổi

  1. Dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP được xem xét chuyển đổi thực hiện theo hình thức đối tác công tư.
  2. Các dự án quy định tại Khoản 1 Điều này được chuyển đổi thực hiện theo một trong các hình thức hợp đồng dự án quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 3 Nghị định 15/2015/NĐ-CP hoặc hợp đồng tương tự khác, gồm:
  3. a) Chuyển đổi thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO, hợp đồng BTL, hợp đồng BLT hoặc các hình thức hợp đồng tương tự khác đối với dự án có khả năng giao cho nhà đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, vận hành, khai thác công trình theo phương án quy định tại Điều 6 Thông tư này;
  4. b) Chuyển đổi thực hiện theo hình thức hợp đồng BT đối với dự án có khả năng thu xếp được quỹ đất để nhà đầu tư thực hiện Dự án khác theo phương án quy định tại Điều 7 Thông tư này;
  5. c) Các hình thức và phương án chuyển đổi khác được xem xét trong từng trường hợp cụ thể theo đề xuất của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhà đầu tư.

Điều 6. Phương án chuyển đổi thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO, hợp đồng BTL, hợp đồng BLT hoặc các hợp đồng tương tự khác

  1. Rút toàn bộ vốn Nhà nước đã đầu tư vào công trình:

Nhà đầu tư hoàn trả cho Nhà nước phần vốn Nhà nước đã đầu tư theo tiến độ thỏa thuận; chịu trách nhiệm thu xếp phần vốn còn lại để tiếp tục xây dựng công trình và được quyền quản lý, kinh doanh, vận hành, khai thác để thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian quản lý, kinh doanh, vận hành, khai thác công trình để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở toàn bộ vốn đầu tư xây dựng và vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành công trình, bao gồm phần vốn nhà đầu tư hoàn trả cho Nhà nước và phần vốn còn lại được thu xếp để tiếp tục đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành công trình.

  1. Sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn Nhà nước đã đầu tư để tham gia thực hiện dự án:

Toàn bộ hoặc một phần vốn Nhà nước đã đầu tư được tính vào phần vốn của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo các Điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Nhà đầu tư thu xếp phần vốn còn lại để tiếp tục đầu tư xây dựng công trình và được quyền quản lý, kinh doanh, vận hành, khai thác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian quản lý, kinh doanh, vận hành, khai thác công trình để thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở phần vốn còn lại do nhà đầu tư thu xếp để hoàn thành, khai thác, vận hành công trình và phần vốn nhà đầu tư Hoàn trả cho Nhà nước (nếu có).

  1. Giá trị phần vốn Nhà nước đã đầu tư theo quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này được xác định trên cơ sở quyết toán dự án đến thời Điểm chuyển đổi hình thức đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các Khoản nợ phần khối lượng chưa được thanh toán cho nhà thầu tại thời Điểm chuyển đổi hình thức đầu tư được xác định trong phương án chuyển đổi đầu tư để đàm phán với nhà đầu tư theo các phương án sau đây:
  2. a) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tự cân đối nguồn vốn để thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm của mình phù hợp với nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Luật Đầu tư công;
  3. b) Nhà đầu tư hoàn trả phần vốn Nhà nước đã đầu tư để thanh toán cho nhà thầu.

Điều 7. Phương án chuyển đổi thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT

  1. Giá trị phần vốn Nhà nước đã đầu tư xây dựng công trình được quyết toán đến thời Điểm chuyển đổi hình thức đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các Khoản nợ phần khối lượng chưa thanh toán cho nhà thầu tại thời Điểm chuyển đổi hình thức đầu tư được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
  2. Trên cơ sở phần vốn Nhà nước đã đầu tư được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm thu xếp phần vốn còn lại để tiếp tục xây dựng công trình và được giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Giá trị quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư được xác định trên cơ sở giá trị phần vốn do nhà đầu tư thu xếp để hoàn thành công trình.
  3. Việc sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.

Điều 8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư

  1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư, gồm những nội dung sau:
  2. a) Văn bản đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư gồm: sự cần thiết của việc chuyển đổi hình thức đầu tư và khả năng đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này; hình thức và phương án chuyển đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5, các Điều 6 và 7 Thông tư này; cơ chế thực hiện dự án sau khi chuyển đổi hình thức đầu tư (nếu có);
  3. b) Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư gồm: đề xuất dự án theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 16 nghị định số 15/2015/NĐ-CP; báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời Điểm đề xuất chuyển đổi hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
  4. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án chuyển đổi hình thức đầu tư và đề xuất dự án theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Đối với Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Đầu tư công, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư trước khi phê duyệt phương án chuyển đổi hình thức đầu tư.
  5. Sau khi phương án chuyển đổi hình thức đầu tư và đề xuất dự án được phê duyệt theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh của dự án theo quy định tại Chương IV Nghị định 15/2015/NĐ-CP và lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án.
  6. Nhà đầu tư được lựa chọn và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán hợp đồng dự án, ký kết thỏa thuận đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập doanh nghiệp để triển khai dự án theo quy định tại Chương V và VI Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Chương III

HỢP ĐỒNG DỰ ÁN VÀ CÁC HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ KHÁC

Điều 9. Cơ quan được ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án

  1. 1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án theo các Điều kiện, nguyên tắc và thủ tục quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
  2. Cơ quan được ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP bao gồm:
  3. a) Các tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực;
  4. b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  5. c) Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  6. Cơ quan được ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án chịu trách nhiệm trước Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi được ủy quyền theo quy định tại các Khoản 3 và 4 Điều 8 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Điều 10. Nội dung hợp đồng dự án

  1. Hợp đồng dự án gồm những nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định 15/2015/NĐ-CP và Phụ lục I của Thông tư này.
  2. Các bên có thể thỏa thuận tài liệu kèm theo hợp đồng dự án (gồm các phụ lục, tài liệu và giấy tờ khác) nhằm xác nhận hoặc quy định chi Tiết những nội dung của hợp đồng dự án.
  3. Nội dung các hợp đồng có liên quan đến việc thực hiện dự án (nếu có) do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của hợp đồng dự án.

Điều 11. Ký kết hợp đồng dự án

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư ký kết hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng dự án, nhà đầu tư gửi bản chính hợp đồng dự án cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để lưu hồ sơ và thực hiện hoạt động giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Đề xuất thực hiện hợp đồng tương tự khác

  1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập đề xuất thực hiện hợp đồng tương tự khác gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
  2. Đề xuất thực hiện hợp đồng tương tự khác gồm những nội dung sau đây:
  3. a) Sự cần thiết và những lợi thế của việc thực hiện hợp đồng tương tự khác so với những hình thức hợp đồng dự án quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP;
  4. b) Phương thức xây dựng, sở hữu, quản lý, kinh doanh, vận hành, khai thác và chuyển giao công trình dự án; phương thức cung cấp dịch vụ, thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư;
  5. c) Kinh nghiệm quốc tế về việc thực hiện hợp đồng tương tự hợp đồng dự kiến thực hiện (nếu có).
  6. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thực hiện hợp đồng tương tự khác.

Điều 13. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án

  1. Nhà đầu tư (sau đây gọi là Bên chuyển nhượng) có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cho Bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác (sau đây gọi là Bên nhận chuyển nhượng) theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  2. Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
  3. a) Có năng lực tài chính và quản lý để thực hiện hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan;
  4. b) Cam kết tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng theo quy định tại hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan;
  5. c) Các yêu cầu khác theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, hợp đồng vay và thỏa thuận có liên quan giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
  6. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 18 Thông tư này. Trường hợp chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án làm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp dự án thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  7. Trường hợp chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án phát sinh thu nhập, Bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thuế và hợp đồng dự án.

Chương IV

THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ VÀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỰ ÁN

Điều 14. Hồ sơ dự án và Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án

  1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (sau đây gọi là hồ sơ dự án) theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP được quy định chi Tiết như sau:
  2. a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được lập theo Mẫu số 1 Phụ lục II Thông tư này;
  3. b) Thỏa thuận đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, dự thảo hợp đồng dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này và dự thảo các hợp đồng liên quan đến việc thực hiện dự án (nếu có);
  4. c) Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi;
  5. d) Bản sao hợp lệ văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP (nếu có);

đ) Hợp đồng liên doanh giữa các nhà đầu tư và dự thảo Điều lệ doanh nghiệp dự án (nếu có);

  1. e) Bản sao hợp lệ văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án của người có thẩm quyền.
  2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án:
  3. a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP;
  4. b) Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ dự án quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Điều 15. Trình tự, thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  1. Nhà đầu tư nộp 05 bộ hồ sơ dự án trong đó có 01 bộ gốc theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này và 04 bộ bản sao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo một lần bằng văn bản cho nhà đầu tư về toàn bộ nội dung cần sửa đổi, bổ sung đối với mỗi một bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án không được tính vào thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  3. Tùy thuộc Mục tiêu, tính chất, quy mô và địa Điểm thực hiện dự án, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này theo quy định tại các Điều 65, 66, 67, 68, 69 và 70 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
  4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quy định tại Khoản 3 Điều này có ý kiến về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của mình.
  5. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  6. Nội dung thẩm tra gồm:
  7. a) Sự phù hợp của nội dung đăng ký thực hiện dự án với quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và hồ sơ dự án;
  8. b) Việc áp dụng ưu đãi, bảo đảm, hỗ trợ đầu tư và thỏa thuận liên quan.
  9. Theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm giải trình bổ sung để làm rõ những nội dung quy định tại Khoản 6 Điều này. Thời gian giải trình bổ sung không được tính vào thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Điều 16. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Nhà đầu tư nộp 05 bộ hồ sơ dự án, trong đó có 01 bộ gốc theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này và 04 bộ bản sao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
  3. Tùy thuộc Mục tiêu, tính chất, quy mô và địa Điểm thực hiện dự án, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ở địa phương về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này. Trường hợp hợp đồng dự án có thỏa thuận về việc áp dụng hình thức bảo đảm, hỗ trợ đầu tư chưa được quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP hoặc Điều kiện thực hiện dự án vượt thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến các Bộ, ngành về những nội dung liên quan trong hợp đồng dự án thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan này theo quy định tại các Điều 64, 65, 66, 67,68 và 69 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
  4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quy định tại Khoản 3 Điều này có ý kiến về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của mình.
  5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra gồm những nội dung quy định tại Khoản 6 Điều 15 Thông tư này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  6. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án nhận được hồ sơ dự án hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  7. Theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm giải trình bổ sung để làm rõ những nội dung quy định tại Khoản 6 Điều 15 Thông tư này. Thời gian giải trình bổ sung không được tính vào thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP

Điều 17. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Dự án khác

  1. Hồ sơ Dự án khác được lập theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật có liên quan.
  2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Dự án khác:
  3. a) Dự án khác của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư và quy định tương ứng tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư;
  4. b) Dự án khác của nhà đầu tư trong nước hoặc tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục quy định tại Điểm a Khoản này.
  5. Dự án khác được triển khai đồng thời hoặc sau khi hoàn thành công trình dự án theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Điều 18. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Trường hợp Điều chỉnh dự án hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án không làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư gửi thông báo về các nội dung Điều chỉnh cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu, văn bản liên quan đến việc Điều chỉnh dự án hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án để lưu hồ sơ và thực hiện hoạt động giám sát đầu tư.
  2. Trường hợp thay đổi tên dự án, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin khác liên quan đến nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Mẫu số 3 Phụ lục II Thông tư này cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xem xét Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản này.
  3. Việc Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng dự án làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định sau đây:
  4. a) Nhà đầu tư nộp 05 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ gốc và 04 bộ bản sao cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo Mẫu số 3 Phụ lục II Thông tư này; báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời Điểm đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và hợp đồng dự án; thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án (đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án); bản sao hợp lệ quyết định Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh (đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án do Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi); thỏa thuận chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án (đối với trường hợp chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án); thỏa thuận về việc tiếp nhận dự án của bên cho vay và bản sao hợp lệ chứng nhận thành lập của bên cho vay hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác (đối với trường hợp bên cho vay tiếp nhận dự án);
  5. b) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục tương ứng về lấy ý kiến các cơ quan liên quan đến nội dung Điều chỉnh theo thủ tục quy định tại các Điều 15 và Điều 16 Thông tư này để xem xét Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này.

Điều 19. Chấm dứt hợp đồng dự án và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Hợp đồng dự án chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Khoản 2, Điều 36 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  2. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
  3. a) Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án và giải quyết các thủ tục có liên quan theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
  4. b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn tất thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án và các thủ tục có liên quan theo quy định tại Điểm a Khoản này, nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Văn bản đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung về tình hình thực hiện dự án, căn cứ chấm dứt hợp đồng dự án và gửi kèm tài liệu về việc hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp đồng dự án;
  5. c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm b Khoản này, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  6. Đối với dự án hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hiệu lực nội dung đăng ký đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư.
  7. Việc giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và hợp đồng dự án.

Điều 20. Thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp dự án

  1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp đồng dự án.
  2. Đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT, dự án nhóm C của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án, nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.
  3. Điều kiện, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp đồng dự án và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở đề xuất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
  4. Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tại thời Điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư quyết định giá trị tài sản thuộc vốn chủ sở hữu của mình để góp vốn Điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư phải cam kết tăng vốn Điều lệ trong quá trình thực hiện dự án để bảo đảm góp đủ vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  2. Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 1 năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
  2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tiếp tục hướng dẫn./.

 


Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Sở KH&ĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Website Chính phủ, Công báo Chính phủ;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
– Cục Kiểm tra văn bản, Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
– Cổng thông tin điện tử Bộ KH&ĐT;
– Lưu: VT, PC.
BỘ TRƯỞNGNguyễn Chí Dũng

 

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BKHĐT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

  1. HỢP ĐỒNG BOT, HỢP ĐỒNG BTO, HỢP ĐỒNG BOO, HỢP ĐỒNG BTL, HỢP ĐỒNG BLT VÀ CÁC HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ KHÁC
  2. Căn cứ ký kết hợp đồng dự án
  3. a) Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
  4. b) Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;
  5. c) Văn bản lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án;
  6. d) Các văn bản cần thiết khác theo thỏa thuận giữa các Bên.
  7. c Bên ký kết hợp đồng dự án
  8. a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án nhóm B và nhóm C theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP).

– Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………

– Điện thoại:……………………………………………. fax……………………………………………………

– Người đại diện theo pháp luật (họ và tên, chức vụ)

– Văn bản ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án (nếu có).

  1. b) Nhà đầu tư

– Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có)

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số …………. do Sở Kế hoạch và Đầu tư/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố/ ………………. cấp ngày ……………. (đối với trường hợp Nhà đầu tư là Doanh nghiệp Việt Nam hoặc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam).

– Địa chỉ:

– Điện thoại:……………………………………………. fax……………………………………………………

– Người đại diện (họ và tên, chức vụ)

(Trường hợp một Bên ký kết là Nhà đầu tư nước ngoài, ghi tên, quốc tịch, giấy tờ chứng thực của Nhà đầu tư; số giấy phép thành lập, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, nếu có; địa chỉ, điện thoại, fax, họ và tên, chức vụ của người đại diện được ủy quyền)

  1. c) Doanh nghiệp dự án.
  2. Giải thích từ ngữ

Giải thích các thuật ngữ khái niệm cơ bản được sử dụng phù hợp với quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, pháp luật hiện hành và ngữ cảnh cụ thể của hợp đồng dự án.

  1. Mục đích của hợp đồng dự án

Thỏa thuận giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án về việc thực hiện dự án theo quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và các thỏa thuận cụ thể tại hợp đồng này.

  1. Mục tiêu, quy mô, địa Điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện dự án
  2. a) Mô tả Mục tiêu, quy mô dự án (bao gồm công suất thiết kế, các hợp phần dự án, hạng Mục xây dựng, trang thiết bị và các hoạt động của dự án);
  3. b) Địa Điểm thực hiện dự án, diện tích đất dự kiến sử dụng của công trình dự án và các công trình liên quan (nếu có);
  4. c) Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án.
  5. Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp
  6. a) Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;
  7. b) Yêu cầu thiết kế, xây dựng (các yêu cầu về khảo sát, thiết kế và thi công; thủ tục lập, phê duyệt);
  8. c) Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các thủ tục, yêu cầu nêu tại các Điểm a, b Mục này.
  9. Vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án
  10. a) Tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu hạng Mục vốn đầu tư và phương án huy động, trong đó:

– Vốn chủ sở hữu và tiến độ huy động.

– Vốn vay và tiến độ huy động.

– Điều kiện, tỷ lệ, phương thức và tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có).

  1. b) Nghĩa vụ của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án trong việc bảo đảm nguồn vốn và tiến độ huy động vốn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và phân kỳ đầu tư;
  2. c) Cam kết của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng vốn Nhà nước để tham gia thực hiện dự án (nếu có);
  3. d) Các Điều kiện được phép Điều chỉnh tổng vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu và biện pháp xử lý;
  4. e) Phương án kinh doanh để hoàn vốn, thu lợi nhuận (xác định nguồn thu và giá, phí hàng hóa, dịch vụ; phương pháp xác định; thời gian kinh doanh; nguyên tắc Điều chỉnh giá, phí hàng hóa dịch vụ và thời gian kinh doanh; chi phí vận hành, quản lý, bảo dưỡng công trình);
  5. g) Phương án tài chính của dự án, bao gồm tổng vốn đầu tư; các Khoản chi; nguồn thu; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận.
  6. Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, các Điều kiện về sử dụng đất và công trình có liên quan
  7. a) Thời Điểm, tiến độ giao đất theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên phù hợp với tiến độ thực hiện dự án;
  8. b) Nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án;
  9. c) Nghĩa vụ của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án trong việc bảo đảm thu xếp nguồn vốn để thanh toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng và tái định cư;
  10. d) Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án trong việc sử dụng, quản lý diện tích đất đã được giao; quyền, nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và sử dụng đất của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án;

đ) Các Điều kiện sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho việc xây dựng, vận hành, quản lý công trình (nếu có);

  1. e) Các quy định về khai quật và xử lý các vật hóa thạch, cổ vật, công trình kiến trúc hoặc các hiện vật khác trong khu vực dự án và quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án đối với các hiện vật này;
  2. g) Các quyền, nghĩa vụ khác của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan;
  3. h) Trách nhiệm của mỗi Bên trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ đã cam kết tại Mục này.
  4. Các quy định về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường

Nghĩa vụ trong việc thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện dự án, đánh giá tác động môi trường của dự án và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường theo các quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.

  1. Thời gian và tiến độ xây dựng công trình dự án
  2. a) Thời gian thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng, giải phóng mặt bằng, tái định cư; thời Điểm khởi công xây dựng và tiến độ thực hiện từng hạng Mục; thời Điểm hoàn thành công trình (kèm theo Phụ lục quy định cụ thể tiến độ và thời gian thực hiện từng hạng Mục và Mẫu Báo cáo của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án về tiến độ xây dựng nhằm đảm bảo để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra tiến độ xây dựng công trình từ khi khởi công cho đến khi đưa vào hoạt động);
  3. b) Các trường hợp và Điều kiện được phép Điều chỉnh thời gian, tiến độ xây dựng công trình;
  4. c) Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên và biện pháp xử lý trong trường hợp một trong các Bên vi phạm nghĩa vụ đã cam kết nêu tại Mục này, bao gồm các trường hợp làm phát sinh hoặc phải trì hoãn phần công việc phải hoàn thành và trách nhiệm bồi thường của Bên vi phạm.
  5. Các quy định về thi công xây dựng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán Công trình
  6. a) Quyền, nghĩa vụ của các Bên trong việc thực hiện các thủ tục, yêu cầu về thi công xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;
  7. b) Lựa chọn các nhà thầu trong quá trình xây dựng công trình phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Thông tư này;
  8. c) Chế độ quản lý chất lượng và giám sát, nghiệm thu công trình phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;
  9. d) Thủ tục kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trước khi hoàn thành và đưa vào sử dụng phù hợp với quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  10. Các quy định về giám định, vận hành, bảo dưỡng và hoạt động kinh doanh, khai thác công trình dự án
  11. a) Quyền và nghĩa vụ của các Bên trong việc thực hiện các quy định về giám định (thiết kế, giám định và kiểm định chất lượng thi công xây dựng, giám định thiết bị) phù hợp với quy định của pháp luật và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;
  12. b) Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án trong việc tổ chức quản lý, kinh doanh, duy trì hoạt động bình thường của công trình và bảo đảm cung cấp hàng hóa, dịch vụ liên tục; bảo dưỡng công trình trong quá trình khai thác vận hành; Điều kiện, biện pháp giải quyết khi tạm ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ do sự cố kỹ thuật, sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác phù hợp với quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;
  13. c) Nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án trong việc mua bảo hiểm công trình và bảo hành công trình phù hợp với quy định của Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, văn bản pháp luật có liên quan và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;
  14. d) Quyền, nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát và phối hợp với doanh nghiệp dự án thực hiện các nghĩa vụ nêu tại Mục này.
  15. Quy định về chuyển giao công trình dự án
  16. a) Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động và chất lượng công trình khi chuyển giao (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn để giám định chất lượng công trình trước khi chuyển giao);
  17. b) Danh sách các hạng Mục công trình, máy móc, thiết bị, tài sản và toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình;
  18. c) Nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc bảo dưỡng, sửa chữa các hư hại (nếu có) để duy trì hoạt động bình thường của công trình sau khi chuyển giao;
  19. d) Nghĩa vụ của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án trong việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ năng quản lý, kỹ thuật để vận hành công trình sau khi chuyển giao;

đ) Trình tự, thủ tục chuyển giao công trình;

  1. e) Cơ quan tiếp nhận và quản lý công trình sau khi chuyển giao.
  2. Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên

Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các quy định nêu tại hợp đồng dự án, quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và văn bản pháp luật có liên quan (gồm cả các quyền, nghĩa vụ đã được quy định cụ thể trong từng Điều Khoản của hợp đồng).

  1. Các ưu đãi, hỗ trợ và bảo đảm đầu tư (nếu có)
  2. a) Các biện pháp bảo đảm đầu tư phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP;
  3. b) Cam kết về bảo lãnh của chính phủ (nếu có) theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP;
  4. c) Các biện pháp hỗ trợ hoặc cam kết khác của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên (nếu có).
  5. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng dự án
  6. a) Các trường hợp và Điều kiện Điều chỉnh quy định của hợp đồng dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan (ví dụ: thay đổi về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tổng vốn đầu tư xây dựng công trình; thay đổi về nguồn thu, thời gian vận hành, khai thác; thay đổi do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác theo thỏa thuận giữa các Bên);
  7. b) Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
  8. Quyền tiếp nhận dự án của bên cho vay

Các Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay được thỏa thuận phù hợp với hợp đồng vay, quy định tại Điều 33 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Thông tư này.

  1. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án
  2. a) Các Điều kiện, trình tự, thủ tục cho phép nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án; quyền, nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng phù hợp với quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;
  3. b) Các Điều kiện, trình tự, thủ tục xác lập, thực thi và đảm bảo thực hiện hợp đồng vay vốn, thỏa thuận bảo lãnh và các quyền tiếp nhận dự án theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  4. Thời hạn và kết thúc hợp đồng dự án
  5. a) Thời hạn của hợp đồng dự án và các Điều kiện để gia hạn hoặc rút ngắn thời hạn của dự án hoặc hợp đồng dự án theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;
  6. b) Các trường hợp và Điều kiện kết thúc hợp đồng dự án theo thỏa thuận hoặc chấm dứt trước thời hạn phù hợp với quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP;
  7. c) Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên khi kết thúc hợp đồng dự án theo đúng thời hạn đã thỏa thuận;
  8. d) Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên trong trường hợp chấm dứt trước thời hạn đã thỏa thuận; phương thức, thời hạn thanh toán, giá trị và phương pháp tính toán giá trị bồi thường thiệt hại do lỗi của một Bên;

đ) Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng trong các trường hợp kết thúc hợp đồng dự án nêu tại Mục này.

  1. Các sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý
  2. a) Các trường hợp bất khả kháng và nguyên tắc xác định sự kiện bất khả kháng;
  3. b) Quy định quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên khi xảy ra sự kiện bất khả kháng phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Bộ luật dân sự, Luật Thương mại.
  4. Pháp luật Điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan

Luật áp dụng để Điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan đến việc thực hiện dự án phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.

  1. Giải quyết tranh chấp

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các Bên tham gia hợp đồng dự án và tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án với các bên có liên quan theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

  1. Hiệu lực hợp đồng dự án
  2. a) Thời Điểm bắt đầu có hiệu lực và kết thúc Hợp đồng dự án;
  3. b) Thời gian, địa Điểm ký kết, số bản hợp đồng và giá trị pháp lý của mỗi bản.
  4. Những nội dung khác

Các nội dung khác do các Bên thỏa thuận tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện dự án với Điều kiện không trái với quy định của pháp luật (Ví dụ: quy định về chế độ báo cáo, bảo mật thông tin và các vấn đề khác).

  1. Các phụ lục và tài liệu kèm theo

Các phụ lục, văn bản, tài liệu kèm theo do các Bên thỏa thuận phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện dự án.

  1. HỢP ĐỒNG BT
  2. Những nội dung quy định đối với hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO, hợp đồng BTL, hợp đồng BLT và các hợp đồng tương tự khác trừ các Mục được quy định khác dưới đây.
  3. Mục đích của hợp đồng dự án

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

  1. a) Giao cho nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án thực hiện Công trình dự án BT (tên công trình);
  2. b) Giao đất hoặc cho thuê đất để nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án thực hiện Dự án khác (tên dự án) theo quy định tại Điều/các Điều… của hợp đồng này.
  3. Tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình và phương án thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận
  4. a) Vốn đầu tư của Công trình dự án BT (gồm những nội dung quy định tại các Điểm a, b, c Mục 7 Phần I);
  5. b) Phương án thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận:

Nhà đầu tư được giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Việc thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư thực hiện theo Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26 tháng 06 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Hợp đồng BT;

  1. c) Thời Điểm thanh toán hợp đồng BT và thỏa thuận về trách nhiệm trong việc thực hiện công tác lập quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng đối với Dự án khác (nếu có);
  2. d) Thủ tục kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  3. Dự án khác
  4. a) Mục tiêu, yêu cầu và Điều kiện thực hiện Dự án khác.
  5. b) Tiến độ hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng chi Tiết tỷ lệ 1/500, tiến độ phê duyệt và thực hiện Dự án khác;
  6. c) Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện Dự án khác theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, văn bản pháp luật có liên quan (áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư được giao Dự án khác).

 

PHỤ LỤC II

CÁC MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BKH ngày 28/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Mẫu số 1

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày ….. tháng ….. năm……….

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Kính gửi: (tên Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

  1. THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ
  2. Nhà đầu tư thứ nhất:

Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

Họ và tên (ghi đầy đủ bằng chữ in hoa):

Giới tính:

Sinh ngày: ……../………/………. Dân tộc:                                   Quốc tịch:

Chứng minh nhân dân số:

Ngày cấp: ……../………/………. Nơi cấp:

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND):

Số giấy chứng thực cá nhân:

Ngày cấp: ……../………/………. Ngày hết hạn: ……../………/………. Nơi cấp:

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:

Xã/Phường/Thị trấn:

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:

Tỉnh/Thành phố:

Chỗ ở hiện tại:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:

Xã/Phường/Thị trấn:

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:

Tỉnh/Thành phố:

Điện thoại:                                                         Fax (nếu có):

Email (nếu có)                                                    Website (nếu có):

Đối với nhà đầu tư là tổ chức:

Tên (ghi đầy đủ bằng chữ in hoa):

Giấy tờ chứng thực việc thành lập:

Số giấy chứng thực:

Ngày cấp: ……../………/………. Ngày hết hạn: ……../………/………. Nơi cấp:

Địa chỉ trụ sở chính:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:

Xã/Phường/Thị trấn:

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:

Tỉnh/Thành phố:

Điện thoại:……………………………………………….. Fax (nếu có):

Email (nếu có)…………………………………………… Website (nếu có):

Người đại diện theo pháp luật:

Họ và Tên (ghi đầy đủ bằng chữ in hoa): …………………….……… Giới tính:

Sinh ngày: ……../………/………. Dân tộc:…………………… Quốc tịch:……………………….

Chứng minh nhân dân số:

Ngày cấp: ……../………/………. Nơi cấp:

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND):

Số giấy chứng thực cá nhân:

Ngày cấp: ……../………/………. Ngày hết hạn: ……../………/………. Nơi cấp:

Chỗ ở hiện tại:

Điện thoại:…………..…………Fax:……………..…………Email:………………………………….

  1. Nhà đầu tư tiếp theo: (thông tin đăng ký tương tự như nội dung đối với nhà đầu tư thứ nhất)
  2. ĐĂNG KÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (nội dung đăng ký dự án đầu tư theo quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; quyết định Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi; và văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư):
  3. Dự án đầu tư: Dự án đầu tư (tên dự án) thực hiện trên cơ sở hợp đồng (loại hợp đồng) ký kết với ………………………… (tên Cơ quan nhà nước có thẩm quyền), có trụ sở chính tại (địa chỉ trụ sở chính Cơ quan nhà nước có thẩm quyền)(Điện thoại, Fax) đại diện bởi (Họ và tên, chức danh người đại diện ký kết Hợp đồng dự án) theo Giấy ủy quyền (Số Giấy ủy quyền – nếu có).
  4. Địa Điểm thực hiện dự án và diện tích đất dự kiến sử dụng:

– Địa Điểm thực hiện dự án:

– Diện tích đất dự kiến sử dụng:

  1. Mục tiêu, quy mô dự án; yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ cung cấp:
  2. Tổng vốn đầu tư: (ghi bằng VNĐ và giá trị tương đương USD), trong đó:
  3. a) Tổng vốn đầu tư (ghi rõ cơ cấu hạng Mục chi phí):
  4. b) Nguồn vốn:

– Vốn chủ sở hữu:

Giá trị, tỷ lệ trên tổng vốn đầu tư:

Giá trị, tỷ lệ vốn góp của từng nhà đầu tư:

– Vốn do nhà đầu tư huy động:

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có), bao gồm giá trị, tỷ lệ, tiến độ, phương thức và Điều kiện giải ngân:

  1. Thời hạn và tiến độ thực hiện Dự án:
  2. Tiến độ xây dựng (ghi cụ thể tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng):

– Tiến độ giải phóng mặt bằng: …………. kể từ ………….. đến……………….

– Tiến độ xây dựng: …………. kể từ ………….. đến……………….

  1. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư (ghi cụ thể tiến độ theo phân kỳ đầu tư):
  2. Thời gian kinh doanh, quản lý, vận hành, khai thác Công trình:
  3. Thời gian chuyển giao công trình (nếu có):

đ. Thời gian bảo hành công trình sau khi chuyển giao (nếu có):

  1. Điều kiện thực hiện dự án:

– Điều kiện kinh doanh, quản lý, vận hành, khai thác công trình kết cấu hạ tầng (đối với hợp đồng BOT, BTO, BOO, BTL, BLT và các hợp đồng tương tự khác):

– Điều kiện thực hiện Dự án khác i với hợp đồng BT), bao gồm Điều kiện sử dụng đất:

– Các nội dung khác:

  1. Kiến nghị ưu đãi, hỗ trợ, bảo đảm đầu tư và cơ sở pháp lý (nếu có).

III. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT:

  1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của hồ sơ dự án.
  2. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 

NHÀ ĐẦU TƯ
(Từng nhà đầu tư ký và ghi họ tên, chức danh
và đóng dấu, nếu có)

Tài liệu kèm theo:

– Bản sao chứng minh thư hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân đối với nhà đầu tư là thể nhân; Giấy tờ chứng thực việc thành lập hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với nhà đầu tư là pháp nhân;

– Thỏa thuận đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, dự thảo hợp đồng dự án theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư này; và dự thảo các hợp đồng liên quan đến việc thực hiện dự án (nếu có);

– Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi;

– Bản sao hợp lệ văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP (nếu có);

– Hợp đồng liên doanh giữa các nhà đầu tư và dự thảo Điều lệ doanh nghiệp dự án (nếu có);

– Bản sao hợp lệ văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án của người có thẩm quyền.

 

Mẫu số 2

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

CƠ QUAN CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐKĐT
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Số………………

Chứng nhận lần đầu: Ngày …. tháng …... năm …….

Chứng nhận thay đổi lần thứ: …. Ngày …. tháng …... năm …….

Chứng nhận thay đổi lần thứ: …. Ngày …. tháng …... năm …….

Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ ………. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ……..;

Căn cứ văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư số …. ngày…… của……..;

Căn cứ văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi số… ngày… của…; Quyết định Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi số … ngày… của…; và hồ sơ dự án kèm theo do ………… nộp ngày ……….., và hồ sơ bổ sung nộp ngày ……….. (nếu có),

CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Chứng nhận:

Nhà đầu tư: (trường hợp có nhiều Nhà đầu tư khác nhau, phải ghi rõ thông tin của từng Nhà đầu tư).

Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

Họ và tên (ghi đầy đủ bằng chữ in hoa):

Giới tính:

Sinh ngày: ……../……../………. Dân tộc: ……………………. Quốc tịch:……………………….

Chứng minh nhân dân số:

Ngày cấp: ……../……../………. Nơi cấp:

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND):

Số giấy chứng thực cá nhân:

Ngày cấp: ……../……../………. Ngày hết hạn: ……../……../………. Nơi cấp:

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (ghi nội dung tương ứng trong Mu số 1):

Chỗ ở hiện tại (ghi nội dung tương ứng trong Mu số 1):

Đối với nhà đầu tư là tổ chức:

Tên (ghi đầy đủ bằng chữ in hoa):

Giấy tờ chứng thực việc thành lập:

Số giấy chứng thực:

Ngày cấp: ……../……../………. Ngày hết hạn: ……../……../………. Nơi cấp:

Địa chỉ trụ sở chính (ghi nội dung tương ứng trong Mẫu số 1):

Người đại diện theo pháp luật:

Họ và Tên (ghi đầy đủ bằng chữ in hoa):

Giới tính:

Sinh ngày: ……../……../………. Dân tộc:………………………Quốc tịch:……………………….

Chứng minh nhân dân số:

Ngày cấp: ……../……../………. Nơi cấp:

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND):

Số giấy chứng thực cá nhân:

Ngày cấp: ……../……../………. Ngày hết hạn: ……../……../………. Nơi cấp:………………..

Đăng ký thực hiện Dự án với nội dung như sau:

Điều 1. Nội dung dự án (nội dung đăng ký dự án đầu tư theo quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; quyết định Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi; và văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư):

  1. Dự án: Dự án (tên dự án) thực hiện trên cơ sở hợp đồng (loại hợp đồng) ký kết với ………………………….. (tên Cơ quan nhà nước có thẩm quyền), có trụ sở chính tại (địa chỉ trụ sở chính Cơ quan nhà nước có thẩm quyền)(Điện thoại, Fax) đại diện bởi (Họ và tên, chức danh người đại diện ký kết hợp đồng dự án) theo Giấy ủy quyền (S Giấy ủy quyền – nếu có).
  2. Địa Điểm thực hiện dự án và diện tích đất dự kiến sử dụng:

– Địa Điểm thực hiện dự án:

– Diện tích đất dự kiến sử dụng:

  1. Mục tiêu, quy mô dự án; yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ cung cấp:
  2. Tổng vốn đầu tư (ghi bằng VNĐ và giá trị tương đương USD)trong đó:

– Vốn chủ sở hữu:

+ Giá trị, tỷ lệ trên tổng vốn đầu tư:

+ Giá trị, tỷ lệ vốn góp của từng nhà đầu tư:

– Vốn do nhà đầu tư huy động:

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có), bao gồm giá trị, tỷ lệ, tiến độ, phương thức và Điều kiện giải ngân:

  1. Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án:
  2. Tiến độ xây dựng (ghi cụ thể tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng):

– Tiến độ giải phóng mặt bằng: ……….. kể từ …………. đến………………..

– Tiến độ xây dựng: ……….. kể từ ……….. đến……………..

  1. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư (ghi cụ thể tiến độ theo phân kỳ đầu tư):
  2. Thời gian kinh doanh, quản lý, vận hành, khai thác công trình:
  3. Thời gian chuyển giao công trình (nếu có):

đ. Thời gian bảo hành công trình sau khi chuyển giao (nếu có):

  1. Điều kiện thực hiện dự án:

– Điều kiện kinh doanh, quản lý, vận hành, khai thác công trình kết cấu hạ tầng (đối với hợp đồng BOT, BTO, BOO, BTL, BLT, và các hợp đồng tương tự khác):

– Điều kiện thực hiện Dự án khác (đối với hợp đồng BT), bao gồm Điều kiện sử dụng đất:

– Các nội dung khác:

Điều 2. Ưu đãi, hỗ trợ và bảo đảm đầu tư (nếu có):

  1. Ưu đãi đầu tư:

– Cơ sở pháp lý của ưu đãi:……………………………………………………………………………………

– Đối tượng và Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có):………………………………………………………

  1. Hỗ trợ và bảo đảm đầu tư (nếu có):

Điều 3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư này được lập thành (…) bản gốc: 01 bản lưu tại Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, 01 bản cấp cho Doanh nghiệp dự án (nếu có), … bản cấp cho Nhà đầu tư (mỗi Nhà đầu tư một bản), 01 bản gửi đến … (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án) và sao gửi đến: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trường hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư không phải là Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư), Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh nơi thực hiện Dự án và các Bộ, Ngành, cơ quan khác đã tham gia ý kiến trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư./.

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

 

Mẫu số 3

Văn bản đề nghị Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……….., ngày …….. tháng ……. năm………..

VĂN BẢN

ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Kính gửi: (tên Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)

Nhà đầu tư:

Đăng ký/đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (số, ngày cấp, nơi cấp) với nội dung sau:

  1. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DỰ ÁN:

Những nội dung đề nghị Điều chỉnh (chỉ ghi những nội dung đề nghị Điều chỉnh và giải trình lý do Điều chỉnh):

Nội dung dự án sau khi Điều chỉnh (nội dung đăng ký dự án theo quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; quyết định Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi; văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và căn cứ Điều chỉnh dự án. Trường hợp thay đổi tên dự án, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin khác liên quan đến nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 Thông tư này thì không phải kê khai Mục này):

  1. Dự án: Dự án đầu tư xây dựng (tên dự án) thực hiện trên cơ sở hợp đồng (loại hợp đồng) ký kết với ……………….. (tên Cơ quan nhà nước có thẩm quyền), có trụ sở chính tại (địa chỉ trụ sở chính Cơ quan nhà nước có thẩm quyền)(Điện thoại, Fax) đại diện bởi (Họ và tên, chức danh người đại diện ký kết Hợp đồng dự án) theo Giấy ủy quyền (Số Giấy ủy quyền nếu có).
  2. Địa Điểm thực hiện dự án và diện tích đất dự kiến sử dụng:

– Địa Điểm thực hiện dự án:

– Diện tích đất dự kiến sử dụng:

  1. Mục tiêu, quy mô dự án; yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, dịch vụ được cung cấp:
  2. Tổng vốn đầu tư, (ghi bằng VNĐ và giá trị tương đương USD) trong đó:

– Vốn chủ sở hữu:

+ Giá trị, tỷ lệ trên tổng vốn đầu tư:

+ Giá trị, tỷ lệ vốn góp của từng nhà đầu tư:

– Vốn do nhà đầu tư huy động:

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có), bao gồm giá trị, tỷ lệ, tiến độ, phương thức và Điều kiện giải ngân:

  1. Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án:
  2. Tiến độ xây dựng (ghi cụ thể tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng):

– Tiến độ giải phóng mặt bằng: ……….. kể từ ………….. đến ……………

– Tiến độ xây dựng: ……….. kể từ ………….. đến ……………

  1. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư (ghi cụ thể tiến độ theo phân kỳ đầu tư):
  2. Thời gian kinh doanh, quản lý, vận hành, khai thác công trình:
  3. Thời gian chuyển giao công trình (nếu có):

đ. Thời gian bảo hành công trình sau khi chuyển giao (nếu có):

  1. Điều kiện thực hiện dự án:

– Điều kiện kinh doanh, quản lý, vận hành, khai thác công trình kết cấu hạ tầng (đối với hợp đồng BOTBTO, BTL, BLT và các hợp đồng tương tự khác):

– Điều kiện thực hiện Dự án khác (đối với hợp đồng BT), bao gồm Điều kiện sử dụng đất:

– Các nội dung khác:

  1. Ưu đãi, hỗ trợ và bảo đảm đầu tư (nếu có);
  2. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT:
  3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của hồ sơ Điều chỉnh.
  4. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 

NHÀ ĐẦU TƯ
(Từng nhà đầu tư ký và ghi họ tên, chức danh
và đóng dấu, nếu có)

Tài liệu kèm theo:

– Bản sao chứng minh thư hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân đối với nhà đầu tư là thể nhân; Giấy tờ chứng thực việc thành lập hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với nhà đầu tư là pháp nhân;

– Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời Điểm đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (trường hợp chỉ đăng ký thay đổi tên dự án, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin khác liên quan đến nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 Thông tư này thì không phải gửi kèm báo cáo này);

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và hợp đồng dự án;

– Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án (đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án);

– Bản sao hợp lệ quyết định Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi Điều chỉnh (đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án do Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi);

– Thỏa thuận chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án (đối với trường hợp chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án);

– Thỏa thuận về việc tiếp nhận dự án của bên cho vay và bản sao hợp lệ chứng nhận thành lập của bên cho vay hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác (đối với trường hợp bên cho vay tiếp nhận dự án).

The post Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư appeared first on MP Law Firm.

]]>
Thông tư hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của luật đầu tư và nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư https://mplaw.vn/thong-tu-huong-dan-thuc-hien-uu-dai-dau-tu-theo-quy-dinh-cua-luat-dau-tu-va-nghi-dinh-so-118-2015-nd-cp-ngay-12-11-2015-cua-chinh-phu-quy-dinh-chi-tiet-va-huong-dan-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-luat-dau-t/ Fri, 17 Jun 2016 14:30:10 +0000 http://mplaw.vn/mp2020/thong-tu-huong-dan-thuc-hien-uu-dai-dau-tu-theo-quy-dinh-cua-luat-dau-tu-va-nghi-dinh-so-118-2015-nd-cp-ngay-12-11-2015-cua-chinh-phu-quy-dinh-chi-tiet-va-huong-dan-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-luat-dau-t/ THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2015/NĐ-CP NGÀY 12/11/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ  BỘ TÀI CHÍNH ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM […]

The post Thông tư hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của luật đầu tư và nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư appeared first on MP Law Firm.

]]>

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2015/NĐ-CP NGÀY 12/11/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ

 BỘ TÀI CHÍNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 83/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2016

 THÔNG TƯ

 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2015/NĐ-CP NGÀY 12/11/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ

Căn cứ Luật Đầu tư s 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế s 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu s 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

Căn cứ Luật thuế sử dụng đất phnông nghiệp s 48/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế s 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thhành một số Điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Nghị định quy định về thuế;

Căn cứ Nghị định s 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế;

Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/7/2011 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chTiết thhành một số Điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện ưu đãi đu tư quy định tại Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chTiết và hướng dẫn thhành một số Điều của Luật đầu tư.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

  1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN), thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CPngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật đầu tư (sau đây gọi là Nghị định số 118/2015/NĐ-CP).
  2. Ưu đãi về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CPthực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về tiền thuê đất, tiền sử dụng đất.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Dự án đầu tư, doanh nghiệp và tổ chức quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 15 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.
  2. Nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện ưu đãi đầu tư hướng dẫn tại Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên là dự án có quy mô vốn đầu tư được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
  2. Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa  bàn của phường thuộc thị xã, thành phố và quận thuộc thành phố theo quy định tại Khoản 16 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.
  3. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Điều 4. Hướng dẫn thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. Dự án đầu tư mới đáp ứng Điều kiện về lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 (sau đây gọi là Luật thuế TNDN) hoặc tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP(trừ địa bàn nêu tại Khoản 55 phụ lục II được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này) thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo mức tương ứng áp dụng đối với lĩnh vực hoặc địa bàn quy định của Luật thuế TNDN.

Ví dụ 1: Dự án đầu tư mới A sản xuất vật liệu composit tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, có văn bản quyết định chủ trương đầu tư ngày 01/01/2016. Đối chiếu với quy định của Luật thuế TNDN và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này thì dự án đầu tư mới A không thuộc danh Mục địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP nhưng là dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được ưu đãi về thuế TNDN quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Luật thuế TNDN. Theo đó thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới A được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo theo quy định của pháp luật thuế TNDN.

Ví dụ 2: Dự án đầu tư mới B sản xuất phân bón tại huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, có văn bản quyết định chủ trương đầu tư ngày 01/01/2016. Đối chiếu với quy định của Luật thuế TNDN và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này thì dự án đầu tư mới B không thuộc lĩnh vực được ưu đãi về thuế TNDN, nhưng là dự án đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh doanh – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Theo đó thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới B được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo theo quy định của pháp luật thuế TNDN.

  1. Dự án đầu tư mới vào địa bàn là khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) thì được hưởng ưu đãi thuế theo mức áp dụng cho dự án đầu tư mới tại khu kinh tế, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật thuế TNDN.
  2. Dự án đầu tư mới tại địa bàn khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có Điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 91/2014/NĐ-CPngày 01/10/2014 của Chính phủ) mà không thuộc các dự án đầu tư nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thì được hưởng ưu đãi thuế theo mức áp dụng cho dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp theo quy định của pháp luật thuế TNDN.
  3. Dự án đầu tư mới tại địa bàn khu chế xuất, thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều này.
  4. Trường hợp dự án đầu tư mới đồng thời đáp ứng nhiều Điều kiện ưu đãi về thuế TNDN thì được chọn hưởng mức ưu đãi thuế TNDN có lợi nhất.

Ví dụ 3: Dự án đầu tư mới C sản xuất sản phẩm phần mềm tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 15/01/2016. Đối chiếu với quy định của Luật thuế TNDN và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này thì dự án đầu tư mới C là dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được ưu đãi về thuế TNDN quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Luật thuế TNDN, đồng thời là dự án đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều này, dự án đầu tư mới C là dự án đầu tư đồng thời đáp ứng nhiều Điều kiện ưu đãi về thuế TNDN thì được chọn hưởng mức ưu đãi thuế TNDN có lợi nhất. Cụ thể, được lựa chọn hưởng ưu đãi theo lĩnh vực được ưu đãi của pháp luật về thuế TNDN: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới C được lựa chọn áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo theo quy định của pháp luật thuế TNDN.

  1. Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (doanh nghiệp KHCN), tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học và công nghệ quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP:
  2. a) Doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện ưu đãi thuế TNDN theo quy định của pháp luật về thuế TNDN.
  3. b) Doanh nghiệp KHCN đáp ứng Điều kiện về doanh thu khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN được hưởng chế độ miễn, giảm thuế TNDN như doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về thuế
  4. c) Tổ chức khoa học và công nghệ có dự án đầu tư, được áp dụng ưu đãi thuế TNDN theo hướng dẫn tại Điều này tương ứng với Điều kiện về lĩnh vực, địa bàn của từng dự án cụ thể.
  5. Đối với dự án đầu tư mới sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
  6. a) Đối với dự án đầu tư mới sản xuất ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kếvách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng: Được áp dụng ưu đãi vềthuế TNDN theo hướng dẫn tại Khoản 1 (trừ lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN), Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
  7. b) Đối với dự án đầu tư mới sản xuất các loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khác hàng hóaquy định tại Điểm a Khoản này: Không áp dụng ưu đãi thuếTNDN theo hướng dẫn tại Điều này.

Ví dụ 4: Dự án đầu tư mới G sản xuất ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống tại khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 20/01/2016. Theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 7 Điều này thì dự án đầu tư mới G là dự án đầu tư mới tại khu kinh tế quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật thuế TNDN. Theo đó thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới G được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo theo quy định của pháp luật thuế TNDN.

Ví dụ 5: Dự án đầu tư mới H sản xuất thuốc lá tại khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 20/01/2016. Theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 7 Điều này thì dự án đầu tư mới H không thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

  1. Đối với dự án đầu tư mở rộng: Nếu đáp ứng tiêu chí quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật thuế TNDN thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại Khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN theo quy định của pháp luật thuế TNDN.
  2. Điều kiện áp dụng ưu đãi và thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN hướng dẫn tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 78/2014/TT-BTCngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CPngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN; Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Thông tư số 219/2013/TT-BTC Thông tư số 08/2013/TT-BTC, Thông tư số 85/2011/TT-BTCThông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế; Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Nghị định quy định về thuế; Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC Thông tư số 119/2014/TT-BTC Thông tư số 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Thông tư số 21/2016/TT-BTC ngày 05/2/2016 hướng dẫn về khai thuế giá trị gia tăng và ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Điều 5. Hướng dẫn về ưu đãi thuế nhập khẩu

  1. Đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc thực hiện tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CPđược áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như sau:
  2. a) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CPngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sau đây gọi là Nghị định số 87/2010/NĐ-CP).
  3. b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, Điều hòa, máy sưởi điện, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay và những mặt hàng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo quy định tại Khoản 14 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.
  4. Đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại Mục B Phụ lục I hoặc thực hiện tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số118/2015/NĐ-CPđược miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.
  5. Dự án đầu tư được ưu đãi về thuế nhập khẩu đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn được miễn thuế nhập khẩu lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh Mục quy định tại Phụ lục II Nghị định số 87/2010/NĐ-CPđể tạo tài sản cố định của dự án. Các dự án có hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế lần đầu nêu tại Khoản này thì không được miễn thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại các Khoản khác Điều này.
  6. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư:
  7. a) Được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như đối với dự án đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này.
  8. b) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư, việc thực hiện ưu đãi thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản này trên cơ sở kê khai của chủ dự án đầu tư.
  9. c) Trường hợp sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư mà dự án đầu tư chưa thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng thì không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản này.

Ví dụ 6: Dự án đầu tư I được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày 01/01/2016, có quy mô vốn đầu tư được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 6.500 tỷ đồng, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự án đầu tư I được miễn thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này.

Trong thời gian từ ngày 01/01/2016 đến sau ngày 31/12/2018 chủ dự án đầu tư tiến hành nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định cho dự án, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án (trong trường hợp dự án đã đi vào sản xuất (nếu có)), và tại thời Điểm nhập khẩu, các lô hàng này được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Khoản 6, Khoản 14 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP. Đến sau ngày 31/12/2018:

(i) Trường hợp dự án đã thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng: Dự án được tiếp tục miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định (nếu có), miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Khoản 14 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP.

(ii) Trường hợp dự án chưa thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng: Chủ dự án đầu tư không được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đã được miễn.

  1. Đối với dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng):
  2. a) Được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu như đối với dự án đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này.
  3. b) Đối với dự án đầu tư có sử dụng 500 lao động trở lên và đầu tư tại địa bàn gồm vừa vùng nông thôn, vừa không phải vùng nông thôn thì căn cứ theo số lao động làm việc trong công trình, hạng Mục tại vùng nông thôn để xác định (không tính số lao động làm việc trong công trình, hạng Mục không phải vùng nông thôn).
  4. Đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp KHCN, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học và công nghệ: Áp dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này tùy thuộc vào Điều kiện về ngành nghề, địa bàn, quy mô vốn đầu tư hoặc sử dụng lao động của từng dự án đầu tư cụ thể.
  5. Không áp dụng ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Điều này đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.
  6. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế nhập khẩu, báo cáo kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế:
  7. a) Hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của dự án đầu tư nêu tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này thuộc trường hợp phải đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Khi đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế với cơ quan hải quan, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư có ghi nội dung dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư hoặc dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên. Trường hợp dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, chủ dự án đầu tư nộp 01 bản chính văn bản thông báo về thông tin về lao động và tiến độ thực hiện dự án, 01 bản chụp, xuất trình bản chính Luận chứng kinh tế kỹ thuật/Tài liệu kinh tế, kỹ thuật. Việc đăng ký Danh Mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTCngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 38/2015/TT-BTC).
  8. b) Hồ sơ, thủ tục miễn thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư nêu tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 105 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
  9. c) Báo cáo, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu của các dự án đầu tư nêu tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 106 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Điều 6. Hướng dẫn về ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

  1. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số118/2015/NĐ-CPđược miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
  2. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại Mục B Phụ lục I hoặc đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CPđược giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
  3. Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư:
  4. a) Được hưởng ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này.
  5. b) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư, việc thực hiện ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản này trên cơ sở kê khai của chủ dự án đầu tư.
  6. c) Trường hợp sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư mà dự án đầu tư chưa thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng thì không được hưởng ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản này.
  7. Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng):
  8. a) Được hưởng ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với dự án đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều này.
  9. b) Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng từ 500 lao động trở lên và đầu tư tại địa bàn vừa thuộc vùng nông thôn, vừa không thuộc vùng nông thôn thì được xác định theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
  10. c) Trường hợp dự án đầu tư tại vùng nông thôn không đáp ứng Điều kiện về sử dụng từ 500 lao động trở lên thì không được hưởng ưu đãi về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong thời gian không đáp ứng đủ Điều kiện.
  11. Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại Mục B Phụ lục I Nghị định số 118/2015/NĐ-CPthực hiện tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số 118/2015/NĐ-CPđược miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
  12. Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp KHCN, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học và công nghệ: Áp dụng ưu đãi về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này tùy thuộc vào Điều kiện về ngành nghề, địa bàn, quy mô vốn đầu tư hoặc sử dụng lao động của từng dự án đầu tư cụ thể.
  13. Không áp dụng ưu đãi về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều này đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.
  14. Nguyên tắc, thẩm quyền, hồ sơ thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông thực hiện theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Nghị định số 53/2011/NĐ-CPngày 01/7/2011 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Thông tư số 153/2011/TT-BTCngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
  2. Đối với các dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định số 118/2015/NĐ-CPkể từ ngày 27/12/2015 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Thông tư này.
  3. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP. Nội dung quy định về Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại các văn bản hướng dẫn về thủ tục thực hiện ưu đãi về thuế TNDN, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được trích dẫn tại Thông tư này, được thay thế tương ứng bằng Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp KHCN (đối với doanh nghiệp KHCN) theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.
  4. Việc Điều chỉnh ưu đãi đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 118/2015/NĐ-CPvà việc bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.
  5. Đối với các dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày 01/7/2015 và dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng thực hiện trước ngày 01/7/2015: Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế (thuế TNDN, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực trước thời Điểm ngày 1/7/2015.
  6. Trường hợp các văn bản được trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
  7. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
– Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội,
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Tòa án nhân dân TC;
– Viện Kiểm sát nhân dân TC;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Cục Thuế, Hải quan các tỉnh, thành phố;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Tài chính;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, CST (PXNK).

The post Thông tư hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của luật đầu tư và nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư appeared first on MP Law Firm.

]]>
Thông tư quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư https://mplaw.vn/thong-tu-quy-dinh-mot-so-noi-dung-ve-quan-ly-tai-chinh-doi-voi-du-an-dau-tu-theo-hinh-thuc-doi-tac-cong-tu-va-chi-phi-lua-chon-nha-dau-tu/ Wed, 23 Mar 2016 14:29:30 +0000 http://mplaw.vn/mp2020/thong-tu-quy-dinh-mot-so-noi-dung-ve-quan-ly-tai-chinh-doi-voi-du-an-dau-tu-theo-hinh-thuc-doi-tac-cong-tu-va-chi-phi-lua-chon-nha-dau-tu/ THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ VÀ CHI PHÍ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ BỘ TÀI CHÍNH ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— […]

The post Thông tư quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư appeared first on MP Law Firm.

]]>

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ VÀ CHI PHÍ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

BỘ TÀI CHÍNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 55/2016/TT-BTC Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ VÀ CHI PHÍ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 09 tháng 12 năm 2013;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí dự án;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đầu tư;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

  1. Thông tư này quy định một số nội dung:
  2. a) Quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là PPP), bao gồm:

– Quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị đầu tư và chi phí thực hiện dự án của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP);

– Phương án tài chính của dự án PPP;

– Thanh toán vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án PPP;

– Quyết toán dự án PPP hoàn thành;

  1. b) Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 30/2015/NĐ-CP).
  2. Thông tư này không quy định:
  3. a) Quản lý tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và các nguồn vốn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ chuẩn bị đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  4. b) Cơ chế thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2015.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, quyết toán dự án PPP hoàn thành, khai thác, vận hành dự án PPP.
  2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Điều 7 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.

Điều 3. Cơ quan thanh toán vốn đầu tư và mở tài Khoản

  1. Cơ quan Kho bạc nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư và vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh.
  2. Cơ quan được giao quản lý vốn chuẩn bị đầu tư và vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh được mở tài Khoản tại Kho bạc nhà nước nơi thuận tiện cho giao dịch.
  3. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục mở tài Khoản theo quy định hiện hành.

Điều 4. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư dự án PPP là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật hoặc là nhà đầu tư trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án.

Chương II

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHI PHÍ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ, GIÁM SÁT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỰ ÁN PPP, CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỦA BỘ, NGÀNH, UBND CẤP TỈNH

Điều 5. Nguồn kinh phí và nội dung chi

  1. Nguồn ngân sách nhà nước cân đối trong kế hoạch chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh bố trí cho các nội dung chi phí chuẩn bị đầu tư quy định tại Điểm d, đ, e, g, h Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  2. Nguồn ngân sách nhà nước cân đối trong kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; nguồn thu từ việc bán hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư; nguồn vốn do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả và các nguồn vốn hợp pháp khác bố trí cho các nội dung quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Riêng các công trình giao thông đầu tư theo hình thức PPP được phép bổ sung nguồn trích từ chi phí quản lý dự án của các Ban Quản lý dự án theo quy định tại Quyết định số 1486/QĐ-BXD ngày 12/12/2014 của Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí Ban quản lý dự án của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án PPP để bố trí cho các nội dung quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

  1. Nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
  2. Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh thành lập hoặc giao đơn vị quản lý thực hiện các hoạt động thuộc trách nhiệm của mình theo quy định của hợp đồng dự án; đồng thời chịu trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí để đơn vị quản lý dự án thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Điều 6. Lập, phê duyệt và giao dự toán

  1. Căn cứ lập dự toán
  2. a) Danh Mục dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đề xuất dự án của nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung vào danh Mục dự án PPP theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP;
  3. b) Kế hoạch triển khai các dự án PPP được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  4. c) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  5. d) Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành pháp luật tương ứng.
  6. Nguyên tắc lập dự toán
  7. a) Các nội dung chi quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành về lập dự toán chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước.
  8. b) Các nội dung chi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành về lập dự toán chi đầu tư phát triển.
  9. Lập và chấp hành dự toán
  10. a) Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, giám sát thực hiện hợp đồng dự án, chất lượng công trình căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, lập dự toán chi theo từng nội dung chi và nguồn kinh phí quy định tại Điều 5 Thông tư này và tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị mình theo từng loại nguồn vốn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành;
  11. b) Sau khi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh phân bổ dự toán cho các đơn vị được giao thực hiện theo quy định;
  12. c) Trường hợp phát sinh dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bổ sung dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành;
  13. d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng Mục đích, đúng quy định dự toán được phân bổ.

Điều 7. Quyết toán và xử lý các nguồn thu

  1. Hàng năm, Cơ quan nhà nước được giao quản lý phần chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí giám sát thực hiện hợp đồng dự án, chất lượng công trình lập báo cáo quyết toán theo từng loại nguồn vốn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Giá trị quyết toán chi phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển được tổng hợp vào giá trị quyết toán dự án PPP hoàn thành.

  1. Toàn bộ các Khoản thu từ chi phí chuẩn bị dự án do nhà đầu tư được lựa chọn hoàn trả, Khoản thu từ bán hồ sơ mời thầu còn dư (sau khi đã chi cho công tác tổ chức đấu thầu theo quy định) được nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 8. Chế độ kiểm tra, báo cáo

  1. Hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất, các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan tài chính các cấp tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí chuẩn bị đầu tư của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp hoặc Cơ quan được giao quản lý phần chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí giám sát thực hiện hợp đồng dự án, chất lượng công trình.
  2. Định kỳ 6 tháng và cả năm, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí chuẩn bị đầu tư và kinh phí thực hiện dự án của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo cơ quan tài chính thuộc Bộ, ngành, địa phương cùng cấp về tình hình sử dụng nguồn kinh phí.

Chương III

QUẢN LÝ CHI PHÍ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ

Điều 9. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư

Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

  1. Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  2. Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  3. Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
  4. Chi phí thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

Điều 10. Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư

Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.

Điều 11. Quản lý, sử dụng chi phí lựa chọn nhà đầu tư

Việc quản lý, sử dụng chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ (hiện nay là Thông tư số 190/2015/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015).

Chương IV

PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN PPP

Điều 12. Nguyên tắc xây dựng phương án tài chính

  1. Toàn bộ chi phí và nguồn thu hợp pháp theo quy định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án và vận hành của dự án phải được phản ánh đầy đủ trong phương án tài chính của dự án bằng Đồng Việt Nam.
  2. Các chỉ tiêu tài chính của dự án được tính toán căn cứ trên các dòng tiền sau thuế được chiết khấu theo tỷ suất chiết khấu bình quân gia quyền.
  3. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thì phương án tài chính được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Trường hợp nhà tài trợ có quy định khác tại Thông tư này thì phương án tài chính có thể thực hiện theo quy định của nhà tài trợ hoặc thực hiện theo quy định tại Thông tư này khi nhà tài trợ không phản đối.

Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vay ưu đãi tham gia thực hiện các dự án PPP thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Điều 13. Nội dung phương án tài chính

  1. Tổng vốn đầu tư.
  2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:
  3. a) Nguồn vốn chủ sở hữu;
  4. b) Nguồn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình; hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP;
  5. c) Nguồn vốn do nhà đầu tư huy động.
  6. Phương án huy động vốn:
  7. a) Nguồn vốn chủ sở hữu:

– Tổng số;

– Phương án huy động;

– Tiến độ giải ngân.

  1. b) Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP (nếu có):

– Tổng số;

– Nguồn vốn;

– Nội dung hỗ trợ;

– Tiến độ giải ngân.

  1. c) Nguồn vốn huy động (vốn vay thương mại, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay ngoài nước, các nguồn vốn khác):

– Tổng mức vốn huy động (theo từng loại vốn);

– Thời gian vay, trả, thời gian ân hạn (theo từng loại vốn);

– Lãi suất vốn vay của từng nguồn vốn, mức lãi vay bình quân;

– Đồng tiền vay và tỷ giá thanh toán;

– Điều kiện đảm bảo nguồn vốn huy động;

– Chi phí cần thiết liên quan đến huy động nguồn vốn (chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới);

– Tiến độ giải ngân (theo từng loại vốn);

– Phương án trả nợ vốn huy động (theo từng loại vốn).

  1. Các đề xuất ưu đãi đảm bảo phương án tài chính của dự án (nếu có).
  2. Lợi nhuận vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
  3. Thời gian thực hiện, vận hành, thu hồi vốn và lợi nhuận của dự án.
  4. Phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư:
  5. a) Dự kiến các nguồn thu hợp pháp;
  6. b) Dự kiến các mức giá, phí dịch vụ;
  7. c) Doanh thu dự kiến của từng nguồn thu hợp pháp;
  8. d) Đối với hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL), hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT) phải có phương thức Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư;

đ) Đối với hợp đồng BT phải dự kiến quỹ đất có giá trị tương đương thanh toán cho nhà đầu tư.

  1. Chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của phương án tài chính:
  2. a) Cấp có thẩm quyền quyết định lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở của các chỉ tiêu sau:

– Giá trị hiện tại ròng (NPV);

– Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR);

– Tỷ suất lợi ích – chi phí (B/C);

– Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE);

– Thời gian hợp đồng dự án;

– Độ nhạy của các chỉ tiêu tài chính nêu trên do thay đổi tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, doanh thu, thời gian hợp đồng dự án.

  1. b) Căn cứ vào tính chất đặc thù, cơ quan quản lý Nhà nước được quy định thêm các chỉ tiêu tài chính khác như: tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tỷ số khả năng trả nợ, tỷ suất chuyển đổi nhanh tài sản, tỷ lệ khả năng thanh toán, các biện pháp bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành để lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả.

Điều 14. Tổng vốn đầu tư

  1. Đối với dự án có hoạt động xây dựng: Tổng vốn đầu tư là tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo quy định pháp luật về đầu tư xây dựng và vốn lưu động ban đầu để đưa dự án vào khai thác, vận hành theo tiêu chuẩn, kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Đối với dự án không có hoạt động đầu tư xây dựng: Tổng vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí đầu tư để đưa dự án vào khai thác, vận hành và chi phí vận hành dự án trong năm đầu tiên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  3. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án quy định tại Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP không tính vào tổng vốn đầu tư khi xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Điều 15. Nguồn vốn chủ sở hữu

  1. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án
  2. a) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án là vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư cam kết góp vốn theo Điều lệ của doanh nghiệp dự án;
  3. b) Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án trên tổng vốn đầu tư theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và phải được quy định trong hợp đồng dự án.
  4. Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
  5. a) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán và báo cáo tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại thời Điểm tham gia thực hiện dự án. Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán từ thời Điểm thành lập đến thời Điểm tham gia dự án; đồng thời đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ phải có văn bản cam kết về đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính của dự án.
  6. b) Trường hợp tại cùng một thời Điểm, nhà đầu tư tham gia nhiều dự án thì phải đảm bảo tổng số vốn chủ sở hữu đáp ứng đủ cho toàn bộ số vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết thực hiện cho tất cả các dự án theo quy định.
  7. c) Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu theo cam kết và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh Mục dự án đang thực hiện, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án đang thực hiện đến thời Điểm đàm phán hợp đồng dự án.

Điều 16. Nguồn vốn huy động

  1. Nguồn vốn huy động tính đến thời Điểm đàm phán hợp đồng dự án được xác định trên cơ sở cam kết hoặc thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà cung cấp vốn với nhà đầu tư. Tổng số vốn cam kết cung cấp của nhà cung cấp vốn tối thiểu phải bằng mức vốn nhà đầu tư phải huy động.
  2. Nguồn vốn huy động phải phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã được quy định trong hợp đồng dự án.
  3. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm báo cáo Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tiến độ huy động nguồn vốn theo quy định trong hợp đồng dự án.

Điều 17. Lãi vay huy động vốn đầu tư

  1. Lãi vay huy động vốn đầu tư bao gồm: Lãi vay trong thời gian xây dựng được tính trong tổng vốn đầu tư dự án, lãi vay huy động trong thời gian kinh doanh, khai thác được tính trong phương án tài chính của dự án. Lãi vay huy động vốn đầu tư chỉ áp dụng đối với phần vốn nhà đầu tư phải đi vay; không tính lãi vay đối với phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư cam kết trong hợp đồng dự án.
  2. Thời gian tính lãi vay được tính từ thời Điểm giải ngân Khoản vay đầu tiên; thời gian tính lãi vay tối đa không vượt quá thời gian thực hiện dự án quy định trong hợp đồng dự án. Lãi vay huy động được tính trên cơ sở mức vốn vay cam kết và tiến độ huy động các nguồn vốn trong hợp đồng dự án.
  3. Mức lãi suất vốn vay được tính trong các trường hợp cụ thể như sau:
  4. a) Trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: Mức lãi suất vốn vay được xác định trên cơ sở hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được lựa chọn;
  5. b) Trường hợp chỉ định nhà đầu tư: Mức lãi suất vốn vay được xác định thông qua đàm phán, thỏa thuận giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Mức lãi suất vốn vay được tham khảo để đàm phán, thỏa thuận không vượt quá 1,3 lần mức bình quân đơn giản của lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm phát hành dưới phương thức đấu thầu trong thời gian 03 tháng trước thời Điểm đàm phán hợp đồng dự án.
  6. Việc xác định mức lãi suất vốn vay quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này là căn cứ tính toán lãi suất vốn vay trong Đề xuất dự án và Báo cáo nghiên cứu khả thi để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 18. Lợi nhuận của nhà đầu tư

  1. Đối với trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: Lợi nhuận của nhà đầu tư được xác định theo kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
  2. Đối với trường hợp chỉ định nhà đầu tư: Lợi nhuận của nhà đầu tư được dự tính trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án theo nguyên tắc đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả của dự án và kết quả đàm phán giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tham khảo mức lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tương ứng, lợi nhuận của dự án tương tự so với mặt bằng thị trường khu vực dự án và lợi nhuận của các ngành, lĩnh vực khác để làm cơ sở đàm phán với nhà đầu tư.

  1. Trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất đặc thù của từng ngành, Bộ, ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng khung lợi nhuận cho các dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của ngành.

Chương V

THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP

Điều 19. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước

  1. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  2. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dự án về nội dung hỗ trợ, nguồn vốn, tiến độ thanh toán.
  3. Vốn đầu tư của Nhà nước chỉ thanh toán sau khi có khối lượng đầu tư xây dựng hoàn thành đã được nghiệm thu. Mức vốn thanh toán tính theo tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư đã quy định trong hợp đồng dự án so với giá trị khối lượng đầu tư xây dựng hoàn thành đã nghiệm thu.

Điều 20. Thanh toán vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình dự án, công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư

  1. Hồ sơ thanh toán

1.1. Hồ sơ pháp lý gửi một lần.

Cơ quan được giao quản lý phần vốn của nhà nước có trách nhiệm gửi Kho bạc nhà nước nơi mở tài Khoản trước hoặc cùng thời Điểm đề nghị thanh toán vốn Nhà nước thực hiện dự án lần đầu hồ sơ pháp lý của dự án làm cơ sở để kiểm soát thanh toán, bao gồm:

  1. a) Hợp đồng dự án, các phụ lục bổ sung hợp đồng (nếu có) và các văn bản pháp lý kèm theo hợp đồng dự án;
  2. b) Hợp đồng giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với nhà thầu hoặc nhà cung cấp và các tài liệu kèm theo hợp đồng như: Phụ lục hợp đồng, Điều kiện riêng, Điều kiện chung liên quan đến việc thanh toán; văn bản giao nhiệm vụ hoặc hợp đồng nội bộ đối với trường hợp nhà đầu tư tự thực hiện;
  3. c) Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng: Dự toán, quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng Mục công trình. Riêng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư phải kèm phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Hồ sơ thanh toán

  1. a) Trường hợp doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư hợp thành một bên của hợp đồng dự án theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP hoặc nhà đầu tư trực tiếp thực hiện dự án BT hoặc dự án nhóm C theo quy định tại Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP:

– Đối với các công việc nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng với nhà thầu hoặc nhà cung cấp:

+ Biên bản nghiệm thu giá trị khối lượng công việc hoàn thành, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán do nhà đầu tư lập theo Phụ lục 01. Trường hợp có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, nhà đầu tư lập Biên bản nghiệm thu giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán theo Phụ lục 02;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư khối lượng hoàn thành của cơ quan được giao quản lý phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP theo Phụ lục 03;

+ Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.

– Đối với các công việc nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng:

+ Biên bản nghiệm thu giá trị khối lượng công việc hoàn thành;

+ Dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng công việc;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư khối lượng hoàn thành của cơ quan được giao quản lý phần vốn đầu tư của Nhà nước thực hiện dự án PPP theo Phụ lục 03;

+ Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.

  1. b) Trường hợp Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư có văn bản cho phép doanh nghiệp dự án tiếp nhận và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và hợp đồng dự án theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP:

– Đối với các công việc doanh nghiệp dự án thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng với nhà thầu hoặc nhà cung cấp:

+ Biên bản nghiệm thu giá trị khối lượng công việc hoàn thành, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán do nhà đầu tư lập theo Phụ lục 01. Trường hợp có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, nhà đầu tư lập Biên bản nghiệm thu giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán theo Phụ lục 02;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư khối lượng hoàn thành cho doanh nghiệp dự án của cơ quan được giao quản lý phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP theo Phụ lục 03;

+ Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.

– Đối với các công việc doanh nghiệp dự án tự thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng:

+ Biên bản nghiệm thu giá trị khối lượng công việc hoàn thành;

+ Dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng công việc;

+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư khối lượng hoàn thành của cơ quan được giao quản lý phần vốn đầu tư của Nhà nước thực hiện dự án PPP theo Phụ lục 03;

+ Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.

1.3. Thời hạn thanh toán vốn đầu tư của Nhà nước

  1. a) Kế hoạch vốn hàng năm bố trí cho phần vốn đầu tư của nhà nước tham gia vào dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo quy định (hiện nay là đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch); thời hạn thanh toán khối lượng hoàn thành thực hiện theo quy định (hiện nay là đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau).
  2. b) Trường hợp vốn đầu tư của Nhà nước không thanh toán hết trong năm kế hoạch, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vốn theo quy định.
  3. Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ xây dựng các nội dung quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP
  4. a) Trường hợp vốn đầu tư của nhà nước thực hiện toàn bộ các nội dung công việc xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư:

Hồ sơ, tài liệu tạm ứng, thanh toán của dự án để phục vụ cho công tác kiểm soát, thanh toán vốn của cơ quan thanh toán; nội dung tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nguyên tắc kiểm soát thanh toán của Kho bạc nhà nước; thời hạn tạm ứng, thời hạn thanh toán được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý, thanh toán vốn đầu tư văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

  1. b) Trường hợp vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện một phần các nội dung công việc xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư: Trình tự thủ tục, hồ sơ thanh toán, thời hạn thanh toán thực hiện theo các quy định tại Điều 19, Điều 20 của Thông tư này.

Điều 21. Thanh toán vốn đầu tư của Nhà đầu tư đối với hợp đồng BTL, BLT và các hợp đồng tương tự

  1. Nguyên tắc thanh toán
  2. a) Việc thanh toán vốn đầu tư của Nhà nước cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BTL, hợp đồng BLT và các hợp đồng tương tự khác theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP phải phù hợp với nội dung hợp đồng dự án đã ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư và quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Điều kiện thanh toán, mức vốn thanh toán, thời Điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán phải được quy định trong hợp đồng dự án.

  1. b) Vốn đầu tư của Nhà nước được thanh toán kể từ thời Điểm dịch vụ được cung cấp theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Việc thanh toán được thực hiện định kỳ trên cơ sở khối lượng, chất lượng dịch vụ thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
  2. Hồ sơ thanh toán:
  3. a) Hồ sơ pháp lý gửi một lần

Cơ quan được giao quản lý phần vốn của nhà nước có trách nhiệm gửi Kho bạc nhà nước nơi mở tài Khoản hồ sơ pháp lý làm cơ sở để kiểm soát thanh toán, bao gồm: Hợp đồng dự án, các phụ lục hợp đồng bổ sung và các văn bản pháp lý kèm theo hợp đồng dự án.

  1. b) Hồ sơ thanh toán

– Biên bản xác định khối lượng, chất lượng dịch vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án;

– Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (có xác nhận của đơn vị được giao quản lý dự án thuộc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền);

– Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.

  1. c) Thời hạn thanh toán vốn đầu tư của Nhà nước hàng năm

Kế hoạch vốn hàng năm bố trí cho phần vốn đầu tư của Nhà nước thanh toán cho dự án đến hết ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vốn thì thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền).

Điều 22. Quyết toán vốn đầu tư của Nhà nước thực hiện dự án

  1. Cơ quan nhà nước được giao quản lý vốn đầu tư của Nhà nước chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán đối với phần vốn Nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; trình cấp có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt để làm căn cứ quyết toán dự án hoàn thành.
  2. Cơ quan nhà nước được giao quản lý vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp những Khoản chi hàng năm phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các hoạt động quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP vào quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 23. Chế độ kiểm tra, báo cáo

  1. Hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất, các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan tài chính các cấp tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước thực hiện dự án PPP.
  2. Định kỳ hàng quý, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm báo cáo cơ quan được giao quản lý phần vốn đầu tư của Nhà nước tình hình sử dụng phần vốn của Nhà nước tham gia dự án PPP.

Chương VI

QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH DỰ ÁN PPP HOÀN THÀNH

Điều 24. Nguyên tắc quyết toán

Đối với dự án PPP có cấu phần xây dựng, sau khi dự án hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước (hiện nay là Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính) và quy định tại Thông tư này.

Điều 25. Lập, trình, phê duyệt quyết toán

  1. Cơ quan lập báo cáo quyết toán: Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án.
  2. Hồ sơ trình duyệt quyết toán (gồm 01 bộ gửi cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán): hồ sơ theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, hợp đồng dự án, phụ lục hợp đồng dự án.
  3. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện trong trường hợp được UBND cấp tỉnh ủy quyền ký và thực hiện hợp đồng dự án.
  4. Cơ quan thẩm tra quyết toán:
  5. a) Đối với dự án do Bộ, ngành quản lý: Đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành tổ chức thẩm tra.
  6. b) Đối với dự án do UBND cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính thực hiện thẩm tra;
  7. c) Đối với dự án do UBND cập huyện ký và thực hiện hợp đồng dự án: Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện thực hiện thẩm tra.
  8. Kiểm toán báo cáo quyết toán:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận với nhà đầu tư lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập, có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình dự án.

  1. Nội dung thẩm tra quyết toán thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/5/2016 và thay thế Thông tư số 166/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí chuẩn bị dự án và kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình quản lý các dự án; một số chỉ tiêu tài chính của hợp đồng dự án; Điều kiện và phương thức thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao; quyết toán giá trị công trình dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, Xây dựng – Chuyển giao.

Điều 27. Quy định chuyển tiếp

  1. Đối với Đề xuất dự án, Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt trước thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ quy định của Thông tư này rà soát Điều chỉnh phương án tài chính để triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
  2. Đối với các hợp đồng dự án đang đàm phán, chưa ký đến thời Điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ quy định của Thông tư này để rà soát Điều chỉnh, cập nhật các Điều, Khoản liên quan trong hợp đồng dự án.
  3. Đối với các hợp đồng dự án và các phụ lục hợp đồng dự án đã ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng dự án và các phụ lục hợp đồng dự án đã ký.
  4. Đối với các trường hợp khác, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn./.

 

Nơi nhận:
– Ban bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Tổng bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể, các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
– Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công báo;
– Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
– Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, ĐT (400).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC 01

BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH THEO HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55/TT-BTC ngày 23/03/2016 của Bộ Tài chính)

Tên dự án:                                                        Mã dự án:

Tên gói thầu:

Căn cứ hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư số: ………….…ngày…. tháng …… năm ……………………..

Căn cứ hợp đồng giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với nhà thầu số: …………ngày…. tháng ….. năm ………………………….

Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án:

Nhà thầu:

Thanh toán lần thứ:

Căn cứ xác định:

Biên bản nghiệm thu số …… ngày …. tháng …. năm …..

Số TT Tên công việc Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá thanh toán Thành tiền (đồng) Ghi chú
Theo hợp đồng Thực hiện Theo hợp đồng Đơn giá bổ sung (nếu có) Theo hợp đồng Thực hiện
Lũy kế đến hết kỳ trước Thực hiện kỳ này Lũy kế đến hết kỳ trước Thực hiện kỳ này
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tổng số:
  1. 1. Giá trị hợp đồng:
  2. Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước:
  3. Lũy kế giá trị khối lượng thực hiện đến cuối kỳ này:
  4. Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này:

Số tiền bằng chữ: ………………. (là số tiền đề nghị thanh toán kỳ này).

Lũy kế giá trị thanh toán:

Ghi chú: Đối với hợp đồng trọn gói khi lập bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán, không yêu cầu xác định khối lượng hoàn thành chi Tiết mà xác định trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành tương ứng với giai đoạn thanh toán đã ký kết trong hợp đồng.

 

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU HOẶC DOANH NGHIỆP DỰ ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 03

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀNSố:… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

Kính gửi: Kho bạc nhà nước ……………………..

 

Tên dự án, công trình: …………………………..                                  Mã dự án đầu tư: ……………………

Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án: …………….. mã số ĐVSDNS: ………………………….

Số tài Khoản của Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án – Vốn trong nước ……… tại: ……………

– Vốn ngoài nước ………. tại ………………………………

Căn cứ hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư số: ……….ngày…. tháng ….. năm ………………

Căn cứ hợp đồng giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với nhà thầu số: …….. ngày…. tháng ….. năm …………

Căn cứ bảng xác định giá trị KLHT đề nghị thanh toán số …… ngày ….. tháng … năm …………

Lũy kế giá trị khối lượng nghiệm thu của hạng Mục đề nghị thanh toán: …………. đồng.

Số tiền đề nghị thanh toán:

Thuộc nguồn vốn: (XDCB tập trung; ….)  …………………………………………………….

Thuộc kế hoạch vốn:                                                                 Năm…

Đơn vị: đồng

Nội dung Dự toán được duyệt hoặc giá trị trúng thầu hoặc giá trị hợp đồng Lũy kế số vốn đã thanh toán từ khởi công đến cuối kỳ trước Số đề nghị thanh toán khối lượng hoàn thành kỳ này
Vốn TN Vốn NN Vốn TN Vốn NN
Ghi tên công việc, hạng Mục hoặc hợp đồng đề nghị thanh toán
Cộng

Tổng số tiền đề nghị thanh toán bằng số: ……………………………….

Bằng chữ: ………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………

Trong đó:

– Thuế giá trị gia tăng

– Chuyển tiền bảo hành (bằng số)

– Số trả đơn vị thụ hưởng (bằng số) …………………………..

+ Vốn trong nước…………………………

+ Vốn ngoài nước…………………………….

Tên đơn vị thụ hưởng …………………………………….

Số tài Khoản đơn vị thụ hưởng ………………… tại ……………………

 


KẾ TOÁN

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN NHÀ ĐẦU TƯ HOẶC DOANH NGHIỆP DỰ ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)
Ngày …. tháng …. năm….
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên chức vụ và đóng dấu)

 

The post Thông tư quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư appeared first on MP Law Firm.

]]>
Thông tư hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư https://mplaw.vn/thong-tu-huong-dan-lua-chon-so-bo-du-an-lap-tham-dinh-phe-duyet-de-xuat-du-an-va-bao-cao-nghien-cuu-kha-thi-du-an-dau-tu-theo-hinh-thuc-doi-tac-cong-tu/ Tue, 01 Mar 2016 14:29:13 +0000 http://mplaw.vn/mp2020/thong-tu-huong-dan-lua-chon-so-bo-du-an-lap-tham-dinh-phe-duyet-de-xuat-du-an-va-bao-cao-nghien-cuu-kha-thi-du-an-dau-tu-theo-hinh-thuc-doi-tac-cong-tu/ THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN SƠ BỘ DỰ ÁN, LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ XUẤT DỰ ÁN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – […]

The post Thông tư hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư appeared first on MP Law Firm.

]]>

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN SƠ BỘ DỰ ÁN, LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ XUẤT DỰ ÁN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 02/2016/TT-BKHĐT Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2016

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN SƠ BỘ DỰ ÁN, LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ XUẤT DỰ ÁN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này hướng dẫn việc lựa chọn sơ bộ dự án; lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi Điều chỉnh quy định tại Điều 1 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
  2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

  1. Dự án PPP trong Thông tư này được hiểu là dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
  2. Đơn vị chuẩn bị dự án là đơn vị được Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ lập đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
  3. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi (sau đây gọi tắt là đơn vị thẩm định) là đơn vị được thành lập hoặc giao nhiệm vụ làm đầu mối quản lý về hoạt động PPP theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  4. Đề xuất dự án là báo cáo được lập theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Trường hợp dự án có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án, đề xuất dự án tương đương Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đối với dự án nhóm A) hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (đối với dự án nhóm B và C) theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Điều 3. Lựa chọn sơ bộ dự án

  1. Nguyên tắc lựa chọn sơ bộ dự án
  2. a) Việc lựa chọn sơ bộ dự án nhằm xác định đúng các dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ công được nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP.
  3. b) Dự án được lựa chọn sơ bộ đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 2 Điều này.
  4. Tiêu chí lựa chọn sơ bộ dự án
  5. a) Dự án được lựa chọn sơ bộ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

– Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2015/NĐ-CP và là dự án ưu tiên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Có khả năng tạo doanh thu để hoàn vốn cho nhà đầu tư, ưu tiên dự án tạo doanh thu từ hoạt động kinh doanh.

  1. b) Ngoài các tiêu chí quy định tại Điểm a Khoản này, căn cứ mức độ thông tin của từng dự án, có thể xem xét bổ sung các tiêu chí sau để ưu tiên lựa chọn sơ bộ dự án:

– Có nhà đầu tư quan tâm;

– Có nhu cầu sử dụng dịch vụ lớn;

– Có yếu tố thuận lợi để thực hiện đầu tư (dự án đã thực hiện giải phóng mặt bằng; công trình phụ trợ, đấu nối đã được xây dựng; nguyên nhiên vật liệu, máy móc công nghệ sẵn có trên thị trường);

– Các yếu tố liên quan khác (nếu có).

  1. Tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động nghiên cứu theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép lập đề xuất dự án.
  2. Căn cứ ý kiến chấp thuận về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP quy định tại Khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư công bố trí vốn đầu tư công hoặc vốn hợp pháp khác để lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi.

Điều 4. Lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định số 15/2015/NĐ-CP

  1. Quy trình chi Tiết
  2. a) Lập đề xuất dự án;
  3. b) Thẩm định đề xuất dự án;
  4. c) Đề xuất, phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
  5. d) Phê duyệt đề xuất dự án;

đ) Công bố dự án.

  1. Lập đề xuất dự án
  2. a) Đơn vị chuẩn bị dự án tổ chức lập đề xuất dự án theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  3. b) Đơn vị chuẩn bị dự án trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án; đồng thời gửi đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ đề xuất dự án.
  4. c) Hồ sơ đề xuất dự án bao gồm:

– Văn bản trình duyệt đề xuất dự án: Nội dung văn bản trình duyệt bao gồm căn cứ pháp lý lập đề xuất dự án, thuyết minh nội dung chính của đề xuất dự án và các kiến nghị;

– Dự thảo đề xuất dự án;

– Ý kiến chấp thuận của người có thẩm quyền về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP;

– Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

  1. Thẩm định đề xuất dự án
  2. a) Đơn vị thẩm định tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án và tổ chức thẩm định theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này.
  3. b) Đơn vị thẩm định tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với đề xuất dự án theo phương thức lấy ý kiến bằng văn bản, trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp thẩm định. Đơn vị thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định về thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.
  4. c) Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định đề xuất dự án trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Đề xuất dự án được đơn vị thẩm định kiến nghị để phê duyệt phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các Điều kiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  5. d) Đơn vị thẩm định trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thẩm định đề xuất dự án bao gồm các tài liệu được liệt kê dưới đây:

– Báo cáo thẩm định đề xuất dự án;

– Dự thảo đề xuất dự án;

– Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

đ) Thời hạn thẩm định đề xuất dự án tối đa là 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không bao gồm thời hạn phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

  1. Đối với dự án có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
  2. Phê duyệt đề xuất dự án
  3. a) Căn cứ hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án, hồ sơ thẩm định của đơn vị thẩm định, quyết định về chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công (nếu có), Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề xuất dự án trong thời hạn 05 ngày. Trường hợp dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo phân cấp của pháp luật về đầu tư công, đề xuất dự án có thể được phê duyệt đồng thời với chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
  4. b) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án bao gồm các nội dung cơ bản sau:

– Tên dự án;

– Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

– Tên đơn vị chuẩn bị dự án;

– Địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

– Yêu cầu về kỹ thuật;

– Dự kiến tổng vốn đầu tư;

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

– Loại hợp đồng dự án;

– Phương án tài chính sơ bộ;

– Thời gian hợp đồng dự án;

– Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

– Các nội dung khác.

  1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố dự án theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Nội dung và trình tự đăng tải thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 5. Lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 15/2015/NĐ-CP

  1. Quy trình chi Tiết
  2. a) Lập đề xuất dự án;
  3. b) Thẩm định đề xuất dự án;
  4. c) Phê duyệt đề xuất dự án;
  5. d) Thỏa thuận về các nội dung liên quan đến việc giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

đ) Công bố đề xuất dự án.

  1. Lập đề xuất dự án
  2. a) Nhà đầu tư lập đề xuất dự án theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
  3. b) Nhà đầu tư gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án; đồng thời gửi đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án.
  4. c) Hồ sơ đề xuất dự án bao gồm các tài liệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  5. Quy trình thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án do nhà đầu tư lập thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 4 Thông tư này.
  6. Đối với dự án thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công và thỏa thuận quốc tế đã ký kết trước khi phê duyệt đề xuất dự án.
  7. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thỏa thuận với nhà đầu tư về các nội dung liên quan đến việc giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Nội dung thỏa thuận phải được lập thành văn bản theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  8. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đề xuất dự án đã được phê duyệt và thông tin về nhà đầu tư đề xuất dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Nội dung và trình tự đăng tải thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 6. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

  1. Quy trình chi Tiết
  2. a) Lập báo cáo nghiên cứu khả thi;
  3. b) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
  4. c) Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
  5. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
  6. a) Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, trừ dự án nhóm C.
  7. b) Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; đồng thời gửi đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
  8. c) Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:

– Văn bản trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Nội dung văn bản trình duyệt bao gồm căn cứ trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thuyết minh nội dung chính của báo cáo nghiên cứu khả thi và các kiến nghị;

– Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi;

– Văn bản thỏa thuận giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với nhà đầu tư (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án);

– Quyết định phê duyệt đề xuất dự án;

– Văn bản thẩm định đề xuất dự án;

– Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

  1. Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
  2. a) Đơn vị thẩm định tiếp nhận hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư và tổ chức thẩm định theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản này.
  3. b) Đơn vị thẩm định tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với báo cáo nghiên cứu khả thi theo phương thức lấy ý kiến bằng văn bản, trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp thẩm định. Đơn vị thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định về thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.
  4. c) Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định đối với báo cáo nghiên cứu khả thi theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
  5. d) Đơn vị thẩm định trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP trong thời hạn thẩm định quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  6. Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
  7. a) Căn cứ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư và hồ sơ thẩm định của đơn vị thẩm định, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
  8. b) Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung cơ bản sau:

– Tên dự án;

– Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

– Tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

– Địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

– Yêu cầu chi Tiết về kỹ thuật;

– Tổng vốn đầu tư;

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

– Loại hợp đồng dự án;

– Phương án tài chính;

– Thời gian hợp đồng dự án;

– Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

– Các nội dung khác.

Điều 7. Áp dụng các Phụ lục

  1. Các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP, đồng thời tham khảo thông lệ quốc tế nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia vào công tác chuẩn bị dự án PPP, đảm bảo tính thống nhất về nội dung của đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi, làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán, ký kết hợp đồng dự án.
  2. Khi lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP, tổ chức, cá nhân áp dụng các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của từng dự án cụ thể để bổ sung một số nội dung thuyết minh về tính khả thi, hiệu quả đối với Điều kiện đặc thù của dự án.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

  1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 4 năm 2016.
  2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
  3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, xử lý.

 

Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Website của Chính phủ; Công báo;
– Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, Cục QLĐT.
BỘ TRƯỞNGBùi Quang Vinh

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

  1. Phụ lục I: Hướng dẫn lập đề xuất dự án PPP.
  2. Phụ lục II: Hướng dẫn thẩm định đề xuất dự án PPP.
  3. Phụ lục III: Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.
  4. Phụ lục IV: Hướng dẫn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.

 

PHỤ LỤC I

HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ XUẤT DỰ ÁN PPP

Đề xuất dự án là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án. Phụ lục I hướng dẫn các nội dung được trình bày trong đề xuất dự án để Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án theo hình thức PPP, xác định phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án và làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (đối với dự án nhóm C).

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập đề xuất dự án (ĐXDA) theo các nội dung dưới đây:

  1. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư tóm tắt và thuyết minh thông tin cơ bản của dự án, bao gồm:

– Tên dự án;

– Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

– Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án;

– Địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

– Yêu cầu về kỹ thuật;

– Dự kiến tổng vốn đầu tư;

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

– Loại hợp đồng dự án;

– Phương án tài chính sơ bộ;

– Thời gian hợp đồng dự án;

– Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

– Các nội dung liên quan khác.

  1. CĂN CỨ LẬP ĐỀ XUẤT DỰ ÁN

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ lập ĐXDA, bao gồm:

– Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

– Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

– Các quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương liên quan đến dự án;

– Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong giai đoạn lựa chọn sơ bộ dự án;

– Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

  1. NỘI DUNG ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
  2. S cần thiết đầu tư dự án
  3. Bối cảnh chung

Thuyết minh sơ bộ bối cảnh chung về kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai, đánh giá các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia và địa phương. Đánh giá tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định pháp luật chuyên ngành đối với dự án. Phân tích sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

  1. Hiện trạng của dự án

Trường hợp dự án khởi công mới, thuyết minh về hiện trạng, thực trạng của khu vực, địa Điểm sẽ triển khai dự án. Trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa, đánh giá bổ sung hiện trạng của công trình cần cải tạo, sửa chữa.

  1. Các dự án có liên quan

Nếu thông tin cơ bản về các dự án có liên quan và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.

  1. Mục tiêu của dự án

Thuyết minh sơ bộ các Mục tiêu tổng thể và Mục tiêu cụ thể mà dự án cần đạt được trong bối cảnh, hiện trạng đã phân tích ở các Mục trên.

  1. Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

Phân tích lợi thế đối với dự án khi đầu tư theo hình thức PPP so với hình thức đầu tư khác trên cơ sở các nội dung: khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; khả năng phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan và các nội dung khác.

  1. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án
  2. Quy mô, công suất của dự án

Phân tích sơ bộ nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất của dự án.

  1. Địa Điểm thực hiện dự án

Mô tả địa Điểm, khu đất thực hiện dự án và các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp được triển khai trong vùng lân cận (nếu có).

  1. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Trường hợp hiện trạng khu đất chưa được giải phóng, thuyết minh sơ bộ phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đang được đề xuất và dự án khác (nếu áp dụng loại hợp đồng BT) theo quy định hiện hành.

  1. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

Căn cứ quy mô, công suất của dự án, tiêu chuẩn, định mức của ngành, tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ, ĐXDA phân tích một số phương án có thể áp dụng và đề xuất phương án phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Đây là cơ sở để tính toán tổng vốn đầu tư của dự án. ĐXDA cần nêu rõ việc nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

  1. Thiết kế sơ bộ

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) thuộc ĐXDA được lập theo quy định của pháp luật xây dựng.

Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) thuộc ĐXDA được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

  1. Tổng vốn đầu tư của dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về kỹ thuật được lựa chọn, ĐXDA xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư của dự án, gồm: tổng mức đầu tư và vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc xác định theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng, vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án bằng tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi trong quá trình vận hành và bảo dưỡng ban đầu theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

III. Tác động về môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh

Đánh giá tác động của dự án đối với các vấn đề môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh và các tác động khác (nếu có).

  1. Dự báo nhu cầu

Phân tích lưu lượng, nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; dự báo tốc độ tăng trưởng của nhu cầu trong tương lai, làm cơ sở xem xét hiệu quả kinh tế xã hội và phương án tài chính.

  1. Phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
  2. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế – xã hội

Xác định sơ bộ các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế – xã hội của dự án theo các nhóm yếu tố dưới đây:

(i) Nhóm yếu tố có thể định lượng và quy đổi được thành tiền (được sử dụng để tính toán tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế theo hướng dẫn lại Mục V.2 Phụ lục này).

(ii) Nhóm yếu tố có thể định lượng nhưng không quy đổi được thành tiền.

(iii) Nhóm yếu tố chỉ có thể định tính.

  1. Sơ bộ phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án thông qua tỷ suất li ích và chi phí về kinh tế (BCR  Benefit Cost Ratio)

Tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR) là tỷ số giữa tổng lợi ích mà việc đầu tư mang lại trên tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư và khai thác, được quy về giá trị hiện tại. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế – xã hội, BCR yêu cầu phải lớn hơn 1 (>1) và được tính toán sơ bộ trong bước lập ĐXDA theo công thức sau:

BCR = =

Trong đó:

Bt = Sơ bộ giá trị lợi ích năm t;

Ct = Sơ bộ giá trị chi phí năm t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, … , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

re = Tỷ suất chiết khấu kinh tế của dự án. Giá trị re được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập ĐXDA có thể tham khảo giá trị re=10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

  1. Kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án

Trên cơ sở phân tích các nhóm yếu tố theo hướng dẫn tại Mục V.1 Phụ lục này và kết quả tính toán tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR), ĐXDA nêu kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

Trường hợp không đủ Điều kiện xác định nhóm (i) theo hướng dẫn tại Mục V.1 Phụ lục này để tính toán tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế, ĐXDA nêu kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại.

  1. Phân tích tài chính dự án
  2. Các thông số đầu vào sử dụng trong mô hình tài chính

– Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án: Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án gồm tổng mức đầu tư và chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

– Tổng doanh thu: Xác định tổng doanh thu của dự án (doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức tối thiểu) và doanh thu qua từng năm trên cơ sở các nội dung về dự báo nhu cầu đã được phân tích chi Tiết tại Mục IV Phụ lục này; giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các Khoản thu khác của dự án; dự kiến lộ trình tăng giá, phí.

– Các thông số đầu vào khác: lãi vay, thời gian vay; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá; tỷ lệ khấu hao và các thông số khác.

  1. Các chỉ tiêu tài chính xem xét tính khả thi của dự án

Căn cứ các thông số đầu vào nêu trên, phương án tài chính của dự án cần được tính toán, phân tích dựa trên các chỉ tiêu chính sau đây:

  1. a) Giá trị hiện tại thuần tài chính (NPV – Net Present Value)

Giá trị hiện tại thuần tài chính là giá trị hiện tại của dòng tiền thu được sau khi trừ đi các Khoản chi phí trong suốt vòng đời dự án. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, NPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

NPV =

Trong đó:

CFt = Giá trị dòng tiền thuần (cash flow) của dự án tại năm thứ t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, … , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

r = Tỷ suất chiết khấu (theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

  1. b) Tỷ suất nội hoàn tài chính (IRR – Internal Rate of Return)

Tỷ suất nội hoàn tài chính là tỷ suất chiết khấu (r) tại Điều kiện biên NPV=0 và được tính toán thông qua việc giải phương trình sau đây:

NPV = = 0

Trong đó: CFt, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính NPV nêu trên.

Để đánh giá dự án khả thi về mặt tài chính, IRR của dự án sau khi tính toán cần được so sánh với các giá trị: (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án (WACC – Weighted Average Cost of Capital); (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) lãi suất tiền gửi ngân hàng; (iv) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực. Dự án có tính khả thi về tài chính khi IRR lớn hơn các giá trị (i), (ii), (iii) và phù hợp với giá trị (iv).

  1. Kết luận sơ bộ về tính khả thi tài chính của dự án

Trên cơ sở các phân tích tại Mục 1 và Mục 2 nêu trên, ĐXDA nêu kết luận sơ bộ về tính khả thi tài chính của dự án, đồng thời trình bày phương án tài chính sơ bộ bao gồm các nội dung:

– Tổng vốn đầu tư;

– Cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn giả định;

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

– Yêu cầu về giá, phí hàng hóa, dịch vụ;

– Các chỉ tiêu tài chính (NPV, IRR).

VII. Loại hợp đồng dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về dự báo nhu cầu, phương án tài chính, xác định cụ thể loại hợp đồng phù hợp với dự án.

Loại hợp đồng được lựa chọn cần nêu rõ việc phân chia vai trò, trách nhiệm liên quan đến thực hiện dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị quản lý dự án; trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và trách nhiệm của các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị bao tiêu sản phẩm, nhà thầu…).

VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

ĐXDA cần thuyết minh sơ bộ một số rủi ro chính có thể phát sinh trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: rủi ro về chính trị và pháp lý, rủi ro về quyền sử dụng đất, rủi ro về môi trường, rủi ro về kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn, rủi ro về thiết kế và xây dựng, rủi ro về tài chính, rủi ro về nhu cầu của thị trường, rủi ro vận hành…

Phân tích cơ chế phân chia, quản lý rủi ro và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro, xác định một số biện pháp giảm thiểu các rủi ro.

  1. Các hỗ trợ của Nhà nước
  2. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có)

Trường hợp dự án cần sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, căn cứ kết quả phân tích kinh tế – xã hội; phân tích tài chính của dự án và loại hợp đồng dự án được lựa chọn, thuyết minh các nội dung có liên quan bao gồm: giá trị phần vốn; dự kiến nguồn vốn và khả năng cân đối; cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư.

Trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng BT, ĐXDA cần thuyết minh sơ bộ giá trị dự án BT, dự kiến quỹ đất được sử dụng để nhà đầu tư thực hiện dự án khác, thời Điểm giao đất, cách thức giao đất, Điều kiện thực hiện dự án khác.

  1. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư

Đề xuất ưu đãi đầu tư (bao gồm ưu đãi đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương), các loại hình bảo lãnh, bảo đảm của Chính phủ và Điều kiện kèm theo cũng như các nghĩa vụ dự phòng cần thiết trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.

  1. Kế hoạch thực hiện dự án

Dự kiến thời gian chuẩn bị dự án (bao gồm các giai đoạn chuẩn bị ĐXDA, chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng dự án); thời gian thực hiện dự án và thời Điểm kết thúc dự án.

  1. Quản lý thực hiện dự án
  2. Yêu cầu về phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

ĐXDA thuyết minh sơ bộ phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ của dự án, bao gồm: phương thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án; phương thức giám sát để đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và phương thức quản lý quá trình nhà đầu tư thu phí người sử dụng theo mức phí đã quy định trong hợp đồng dự án (đối với dự án áp dụng hình thức hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M và các loại hợp đồng tương tự khác); phương thức thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ do nhà đầu tư cung ứng (đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, BLT và các loại hợp đồng tương tự khác).

  1. Quản lý thực hiện dự án

ĐXDA cần xác định sơ bộ năng lực và cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể thực hiện dự án từ khi chuẩn bị ĐXDA, chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư và quản lý hợp đồng.

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

ĐXDA trình bày các kết luận và kiến nghị cụ thể, đồng thời xác định các nội dung cần được nghiên cứu chi Tiết tại báo cáo nghiên cứu khả thi.

 

PHỤ LỤC II

HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH ĐỀ XUẤT DỰ ÁN PPP

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực và nội dung của đề xuất dự án (ĐXDA), báo cáo thẩm định ĐXDA được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn dưới đây. Đối với ĐXDA do nhà đầu tư lập, cần xem xét các yếu tố khác mà nhà đầu tư thuyết minh. Đơn vị thẩm định cần đưa ra ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng nội dung và đề xuất phương án giải quyết trong trường hợp có nội dung chưa đồng thuận với đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án.

  1. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

Trình bày thông tin khái quát về dự án, bao gồm: tên dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư; đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án; địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng; đất; yêu cầu về kỹ thuật; tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); loại hợp đồng dự án; phương án tài chính sơ bộ; thời gian hợp đồng dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; các nội dung liên quan khác.

  1. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Đơn vị thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

  1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
  2. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ

Căn cứ quy định về hồ sơ ĐXDA theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, đơn vị thẩm định kiểm tra và có ý kiến về tính đầy đủ của hồ sơ.

Trường hợp cần thiết, đơn vị thẩm định yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án bổ sung các tài liệu có liên quan. Sau thời hạn bổ sung tài liệu mà đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư không cung cấp đầy đủ các tài liệu bắt buộc thì đơn vị thẩm định báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép dừng việc xem xét ĐXDA do không đầy đủ hồ sơ.

  1. Thẩm định về nội dung của đề xuất dự án
  2. Thm định sự cần thiết đầu tư dự án

Đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp của ĐXDA đối với một số nội dung sau:

– Quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

– Tính cấp bách, cần thiết phải sớm đầu tư dự án.

– Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các hình thức đầu tư khác.

  1. Thẩm định các yếu t cơ bản của dự án

– Mục tiêu của dự án: Xem xét sự phù hợp của các Mục tiêu tổng thể và Mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, khả năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu.

– Quy mô, công suất của dự án: Xem xét tính hợp lý của các căn cứ lựa chọn quy mô, công suất; sự phù hợp của quy mô, công suất với khả năng cung ứng đầu vào và các yếu tố đầu ra của dự án; tính ổn định của dịch vụ mà dự án cung cấp.

– Địa Điểm thực hiện dự án: Xem xét các nội dung liên quan đến đặc Điểm về Điều kiện tự nhiên, hành chính, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, kết quả khảo sát (nếu đã thực hiện) đối với địa Điểm được lựa chọn.

– Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: Đánh giá tính phù hợp và khả thi theo quy định của pháp luật về đất đai.

  1. Thẩm định hiệu quả dự án

– Đóng góp của dự án cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội: Việc phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội nhằm so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án với phương án giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, trường hợp lựa chọn giữa nhiều dự án, những dự án có hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở kết hợp khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do vậy, đơn vị thẩm định cần xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố chi phí, lợi ích về mặt kinh tế – xã hội, tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR). Dự án đạt hiệu quả kinh tế – xã hội khi BCR phải lớn hơn 1 (>1). Trường hợp ĐXDA không xác định BCR, đơn vị thẩm định xem xét tính hợp lý của các nhóm yếu tố còn lại.

– Tác động của dự án đối với môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh (nếu có): Xem xét sự phù hợp của phần thuyết minh về tác động của dự án đối với các vấn đề môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh và các tác động khác.

  1. Thẩm định tính khả thi của dự án
  2. a) Thẩm định tính khả thi về mặt kỹ thuật

– Các yêu cầu về mặt kỹ thuật: Xem xét sự phù hợp của phương án kỹ thuật, công nghệ với quy mô, công suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ được lựa chọn; tính rõ ràng, đầy đủ của việc xác định các rủi ro kỹ thuật chính, tính hợp lý của phương án giảm thiểu các rủi ro đó.

– Thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C): Tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

  1. b) Thẩm định tính khả thi về mặt tài chính

– Tính khả thi về mặt tài chính của dự án: Xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính và phương án tài chính sơ bộ của dự án. Dự án đạt hiệu quả tài chính khi:

+ NPV phải dương (>0);

+ IRR lớn hơn các giá trị (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án; (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) lãi suất tiền gửi ngân hàng và phù hợp với IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực;

– Trường hợp dự án có sử dụng phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án: Xem xét sự phù hợp của giá trị phần vốn, khả năng cân đối và bố trí vốn, cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư…

– Sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư.

  1. Thẩm định sự phù hợp của loại hợp đồng dự án

Đơn vị thẩm định xem xét đề xuất dự án theo một số nội dung sau:

– Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng được lựa chọn.

– Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai dự án và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

  1. Kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án

Đơn vị thẩm định cần xem xét và có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án được trình bày trong ĐXDA.

  1. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
  2. Nhn xét

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, đơn vị thẩm định tổng hợp nhận xét về ĐXDA, đánh giá sự phù hợp của ĐXDA với các Điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

  1. Kiến nghị

– Trường hợp ĐXDA phù hợp với quy định của pháp luật và được đánh giá là khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP, đơn vị thẩm định kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt ĐXDA.

– Trường hợp không thống nhất với nội dung của ĐXDA, đơn vị thẩm định báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án, nhà đầu tư đề xuất dự án Điều chỉnh ĐXDA.

Phương án 2: Không xem xét, phê duyệt ĐXDA.

 

PHỤ LỤC III

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP nhóm A và B. Phụ lục III hướng dẫn các nội dung được trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi để Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư dự án theo hình thức PPP và làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) theo các nội dung dưới đây.

  1. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư tóm tắt và thuyết minh thông tin cơ bản của dự án, bao gồm:

– Tên dự án;

– Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

– Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao lập BCNCKT;

– Địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

– Yêu cầu về kỹ thuật;

– Tổng vốn đầu tư;

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

– Loại hợp đồng dự án;

– Phương án tài chính;

– Thời gian hợp đồng dự án;

– Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

– Các nội dung liên quan khác.

  1. CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ lập BCNCKT, bao gồm:

– Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

– Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

– Các quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương liên quan đến dự án;

– Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, phê duyệt ĐXDA;

– Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

  1. NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
  2. S cần thiết đầu tư dự án
  3. Bối cảnh chung

– Thuyết minh bối cảnh chung về kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai; các Điều kiện, môi trường tự nhiên tác động đến dự án; tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định về pháp luật chuyên ngành đối với dự án.

– Phân tích sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

– Nhận định các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia và địa phương.

  1. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án

Trường hợp dự án khởi công mới, thuyết minh chi Tiết về hiện trạng, thực trạng của khu vực, địa Điểm sẽ triển khai dự án. Trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa, BCNCKT cần thuyết minh bổ sung hiện trạng của công trình cần cải tạo, sửa chữa.

  1. Các dự án có liên quan

Nêu thông tin cơ bản về các dự án có liên quan (bao gồm dự án hỗ trợ và dự án cạnh tranh) có thể tác động về mặt doanh thu, lợi nhuận, chi phí… đến dự án được đề xuất; thuyết minh tác động tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.

  1. Mục tiêu của dự án

Xác định Mục tiêu tổng thể và Mục tiêu cụ thể của dự án, bao gồm:

– Mục tiêu tổng thể: đóng góp của dự án vào việc thực hiện các Mục tiêu chung của quốc gia; những lợi ích dự án đóng góp cho kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

– Mục tiêu cụ thể: những vấn đề, thực trạng được giải quyết; số lượng đối tượng hưởng lợi từ dự án; quy mô, công suất dự án cần đạt được để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

  1. Li thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

Phân tích chi Tiết lợi thế đối với dự án khi đầu tư theo hình thức PPP so với hình thức đầu tư khác trên cơ sở các nội dung: khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; kết quả khảo sát thực tiễn về khả năng triển khai dự án của khu vực tư nhân; phương án phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan và các nội dung liên quan khác.

  1. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án
  2. Quy mô, công suất của dự án

Phân tích nhu cầu sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn, hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất của dự án; trường hợp cần phân kỳ đầu tư, nêu rõ quy mô, công suất của từng thời kỳ cho phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu.

  1. Địa Điểm thực hiện dự án

Mô tả địa Điểm, khu đất thực hiện dự án trên cơ sở các nội dung sau: phạm vi, diện tích đất sử dụng, hiện trạng khu đất được sử dụng, hành lang bảo vệ (nếu có), diện tích xây dựng công trình, lợi thế của địa Điểm đối với dự án1. Trường hợp xung quanh hoặc trong địa phận thực hiện dự án có các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp triển khai, phân tích mức độ ảnh hưởng của các dự án đó đối với dự án đang được đề xuất.

  1. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư

Trường hợp hiện trạng khu đất chưa được giải phóng, thuyết minh phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với dự án đang được đề xuất và dự án khác (trường hợp áp dụng loại hợp đồng BT) theo quy định hiện hành.

  1. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

– Xác định các phương án kỹ thuật, công nghệ trên cơ sở quy mô, công suất của dự án; tiêu chuẩn, định mức của ngành; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ; rủi ro về kỹ thuật, công nghệ (nếu có); yêu cầu đầu vào và đầu ra của dự án.

– Nêu cụ thể các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

– Mô tả về phương án kỹ thuật, công nghệ được BCNCKT lựa chọn. Đây là cơ sở để tính toán tổng vốn đầu tư của dự án. BCNCKT cần nêu rõ việc nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

  1. Thiết kế cơ sở

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế cơ sở trong BCNCKT được lập theo quy định của pháp luật xây dựng.

Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế cơ sở trong BCNCKT được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

  1. Tổng vốn đầu tư của dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về kỹ thuật được lựa chọn, BCNCKT xác định tổng vốn đầu tư của dự án gồm tổng mức đầu tư và vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc xác định theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng. Vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án bằng tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi trong quá trình vận hành và bảo dưỡng ban đầu theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

III. Tác động về môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh

  1. Tác động về môi trường của dự án

Lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường theo pháp luật về môi trường. Trường hợp dự án sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm yếu tố đầu vào chính (thuộc các lĩnh vực như năng lượng, điện, nước…), phân tích chi Tiết về tác động của dự án đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.

  1. Tác động về xã hội của dự án

Thuyết minh yếu tố tác động đến xã hội trong quá trình thực hiện dự án như hỗ trợ tái định cư, bình đẳng giới, lao động, tạo việc làm… và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.

  1. Tác động về quốc phòng, an ninh (nếu có)

Trường hợp dự án có tác động về quốc phòng, an ninh, phân tích chi Tiết nội dung này và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.

  1. Dự báo nhu cầu

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và xác định phương án tài chính của dự án, BCNCKT phân tích nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong tương lai, cụ thể:

– Phân tích nhu cầu hiện tại: căn cứ hiện trạng dự án, quy mô, công suất dự án, xác định số lượng đối tượng hưởng lợi từ dự án.

– Dự báo nhu cầu tương lai: xây dựng các kịch bản về nhu cầu (tối đa, trung bình, tối thiểu) trong suốt vòng đời dự án.

  1. Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
  2. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế – xã hội

Xác định chi Tiết các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế – xã hội của dự án theo các nhóm yếu tố dưới đây:

(i) Nhóm yếu tố có thể định lượng và quy đổi được thành tiền (được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án theo hướng dẫn lại Mục V.2 Phụ lục này).

(ii) Nhóm yếu tố có thể định lượng nhưng không quy đổi được thành tiền.

(iii) Nhóm yếu tố chỉ có thể định tính.

  1. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
  2. a) Giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV – Economic Net Present Value)

ENPV là hiệu số giữa tổng lợi ích mang lại trừ đi tổng chi phí bỏ ra trong thời gian tính toán kinh tế, được quy đổi về hiện tại. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế – xã hội, ENPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

ENPV = B – C =

Trong đó:

Bt = Lợi ích năm t;

Ct = Chi phí năm t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, … , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

re = Tỷ suất chiết khấu kinh tế của dự án. Giá trị re được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập BCNCKT có thể tham khảo giá trị re =10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

  1. b) Tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR – Benefit Cost Ratio)

BCR là tỷ số giữa tổng lợi ích mà việc đầu tư mang lại trên tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư và khai thác đã được quy về giá trị hiện tại. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế – xã hội, BCR phải lớn hơn 1 (>1) và được tính theo công thức sau:

BCR = =

Trong đó: Bt, Ct, t, n, re có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính ENPV nêu trên.

  1. c) Tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR – Ecomomic Internal Rate of Return)

Tỷ suất nội hoàn kinh tế là tỷ suất chiết khấu kinh tế tối đa để dự án thu hồi nguồn vốn đầu tư và chi phí vận hành, đạt được sự hòa vốn. EIRR bằng giá trị tỷ suất chiết khấu (re) trong trường hợp ENPV = 0 và được xác định thông qua việc giải phương trình sau:

ENPV = = 0

Trong đó: Bt, Ct, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính ENPV nêu trên.

Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế – xã hội, EIRR phải lớn hơn tỷ suất chiết khấu xã hội (SDR – Social Discount Rate): EIRR > SDR. Giá trị SDR được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập BCNCKT có thể tham khảo giá trị SDR=10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

  1. Kết luận về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án

Trên cơ sở phân tích các nhóm yếu tố theo hướng dẫn tại Mục V.1 Phụ lục này và kết quả tính toán các chỉ tiêu phân tích kinh tế – xã hội theo hướng dẫn tại Mục V.2, BCNCKT nêu kết luận về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

  1. Phân tích tài chính dự án
  2. Các thông số đầu vào sử dụng trong mô hình tài chính

– Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án: Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án gồm tổng mức đầu tư và chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng; chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án bằng các chi phí liên quan đến vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; các chi phí nhân lực để vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn giám sát, dự phòng…

– Tng doanh thu: Xác định tổng doanh thu của dự án (doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức tối thiểu) và doanh thu qua từng năm trên cơ sở các nội dung về dự báo nhu cầu (đã được phân tích chi Tiết tại Mục IV); giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các Khoản thu khác của dự án (xem xét cơ sở pháp lý để xác định giá, phí; dự kiến lộ trình tăng giá, phí).

– Các thông số đầu vào khác: lãi vay, thời gian vay; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá; tỷ lệ khấu hao và các thông số khác.

  1. Các chỉ tiêu tài chính để xem xét tính khả thi của dự án

Dựa trên các thông số đầu vào nêu trên, phương án tài chính của dự án cần được tính toán, phân tích dựa trên các chỉ tiêu chính sau đây:

  1. a) Giá trị hiện tại thuần tài chính (NPV – Net Present Value)

Giá trị hiện tại thuần là giá trị hiện tại của dòng tiền thu được sau khi trừ đi các Khoản chi phí trong suốt vòng đời dự án. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, NPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

NPV =

Trong đó:

CFt = Giá trị dòng tiền thuần (cash flow) của dự án tại năm thứ t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, … , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

r = Tỷ suất chiết khấu (được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

  1. b) Tỷ suất nội hoàn tài chính (IRR – Internal Rate of Return)

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận của dự án, không bao gồm cơ cấu huy động vốn. IRR là tỷ suất chiết khấu (r) tại Điều kiện biên NPV=0 và được tính toán thông qua việc giải phương trình sau đây:

NPV = = 0

Trong đó: CFt, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính NPV nêu trên.

Để đánh giá dự án khả thi về mặt tài chính, IRR của dự án sau khi tính toán cần được so sánh với các giá trị: (i) chi phí sử dụng vốn của dự án (WACC – Weighted Average Cost of Capital); (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) lãi suất tiền gửi ngân hàng; (iv) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực; (v) IRR kỳ vọng tối thiểu của các nhà đầu tư tiềm năng đối với dự án – thông qua hoạt động khảo sát thị trường (market test) trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị dự án. Dự án có tính khả thi về tài chính khi IRR lớn hơn các giá trị (i), (ii), (iii) và phù hợp với các giá trị (iv), (v).

Ngoài các chỉ tiêu NPV và IRR, để các bên có liên quan (nhà đầu tư, bên cho vay) đánh giá tổng thể tính khả thi về tài chính của dự án, BCNCKT có thể phân tích thêm các chỉ tiêu: Thời gian hoàn vốn (PP – Payback Period); Tỷ suất hoàn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư (ROE – Return on Equity); Tỷ suất khả năng trả nợ (DSCR – Debt Service Coverage Ratio).

  1. Kết quả phương án tài chính dự án

Trên cơ sở các phân tích tại Mục 1 và Mục 2 nêu trên, BCNCKT nêu kết luận về tính khả thi tài chính của dự án, đồng thời trình bày phương án tài chính bao gồm các nội dung:

– Tổng vốn đầu tư;

– Cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn giả định;

– Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

– Yêu cầu về giá, phí hàng hóa, dịch vụ;

– Các chỉ tiêu tài chính (NPV, IRR, ROE, PP, DSCR).

VII. Loại hợp đồng dự án

  1. Căn cứ lựa chọn loại hợp đồng cho dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về dự báo nhu cầu, phương án tài chính, BCNCKT xác định dự án thuộc mô hình đầu tư có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sử dụng hoặc thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng dịch vụ cung cấp, đồng thời phân tích tính phù hợp của loại hợp đồng đối với các Điều kiện dự án.

  1. Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng dự án

Thuyết minh chi Tiết việc phân chia vai trò, trách nhiệm liên quan đến thực hiện dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và trách nhiệm của các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị bao tiêu sản phẩm, nhà thầu…).

VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

  1. Phân tích các rủi ro chính của dự án

Mô tả và đánh giá các rủi ro chính trong suốt vòng đời dự án như: Rủi ro về chính trị và pháp lý, rủi ro về tình hình kinh tế vĩ mô, rủi ro xã hội, rủi ro về quyền sử dụng đất, rủi ro về môi trường, rủi ro về nhu cầu của thị trường, rủi ro về thiết kế – xây dựng – sản xuất, rủi ro về chi phí sản xuất và hoàn thiện công trình, rủi ro về tài chính, rủi ro vận hành, rủi ro về kết thúc hợp đồng. Phân tích xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đối với dự án.

  1. Trách nhiệm của các bên trong quản lý rủi ro

Xác định rủi ro và trách nhiệm của đối tác tư nhân (nhà đầu tư, bên cho vay, doanh nghiệp dự án…) và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện dự án. Kiến nghị cụ thể cơ chế chia sẻ rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tác tư nhân.

  1. Cơ chế quản lý rủi ro

Thuyết minh các biện pháp giảm thiểu rủi ro có thể thực hiện.

  1. Các hỗ tr của Nhà nước
  2. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có)

Căn cứ kết quả phân tích tài chính, loại hợp đồng được lựa chọn và kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn đối với dự án đã được phê duyệt, BCNCKT cần thuyết minh chi Tiết các nội dung giá trị phần vốn; khả năng cân đối và bố trí vốn; cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư và các nội dung khác (nếu có). Riêng đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT, BCNCKT cần thuyết minh giá trị dự án BT, dự kiến quỹ đất được sử dụng để nhà đầu tư thực hiện dự án khác, thời Điểm giao đất, cách thức giao đất và Điều kiện thực hiện dự án khác.

  1. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư

BCNCKT cần thuyết minh chi Tiết về các đề xuất ưu đãi đầu tư (bao gồm ưu đãi đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương), các loại hình bảo lãnh, bảo đảm của Chính phủ và Điều kiện kèm theo, các nghĩa vụ dự phòng cần thiết trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.

  1. Kế hoạch thực hiện dự án
  2. Chuẩn bị dự án

Xác định thời gian tổng thể để chuẩn bị dự án, bao gồm:

– Giai đoạn lập, thẩm định và phê duyệt ĐXDA (đã hoàn thành).

– Giai đoạn lập, thẩm định và phê duyệt BCNCKT;

– Giai đoạn đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (sơ tuyển, đấu thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng dự án; đóng tài chính của dự án và hợp đồng dự án bắt đầu có hiệu lực).

  1. Thực hiện dự án

Xác định thời gian thực hiện hợp đồng dự án (bao gồm thời Điểm kết thúc hợp đồng dự án). Trường hợp dự án có cấu phần xây dựng, xác định cụ thể thời gian xây dựng công trình, thời gian vận hành và chuyển giao công trình.

Trường hợp dự án phải phân kỳ để giảm sự phức tạp của việc đầu tư hoặc tăng tính khả thi về tài chính và sự hấp dẫn của dự án, BCNCKT cần phân tích nguyên nhân, dự kiến kế hoạch phân kỳ và trình bày các phương pháp thực hiện.

  1. Giám sát đánh giá và quản lý thực hiện dự án
  2. Giám sát đánh giá dự án

Xác định các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án làm cơ sở xây dựng hợp đồng dự án và giám sát chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cung cấp.

  1. Yêu cầu về phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

Thuyết minh chi Tiết phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ của dự án, bao gồm các nội dung như sau: phương thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án; phương thức giám sát để đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và phương thức quản lý quá trình nhà đầu tư thu phí người sử dụng theo mức phí đã quy định trong hợp đồng dự án (đối với dự án áp dụng hình thức hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M và các loại hợp đồng tương tự khác); phương thức thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhà đầu tư cung ứng (đối với dự án áp dụng hình thức hợp đồng BTL, BLT, O&M và các loại hợp đồng tương tự khác).

  1. Quản lý thực hiện dự án

BCNCKT cần xác định năng lực và cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị quản lý dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể.

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm tắt các nội dung kết luận chính của BCNCKT đã được phân tích ở các phần trên, đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan cấp trên (nếu có).

 

PHỤ LỤC IV

HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực và nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT), báo cáo thẩm định BCNCKT được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn dưới đây. Đối với BCNCKT do nhà đầu tư lập, cần xem xét các yếu tố khác mà nhà đầu tư thuyết minh. Đơn vị thẩm định cần đưa ra ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng nội dung thẩm định và đề xuất phương án giải quyết trường hợp có nội dung chưa đồng thuận với đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập BCNCKT.

  1. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

Trình bày thông tin khái quát về tên dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao lập BCNCKT; địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất; yêu cầu về kỹ thuật; tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); loại hợp đồng dự án; phương án tài chính; thời gian hợp đồng dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; các nội dung liên quan khác.

  1. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Đơn vị thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

  1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
  2. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ

Căn cứ quy định về hồ sơ trình duyệt BCNCKT theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, đơn vị thẩm định kiểm tra và có ý kiến về tính đầy đủ của hồ sơ.

Trường hợp cần thiết, đơn vị thẩm định yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao lập BCNCKT bổ sung các tài liệu có liên quan. Sau thời hạn bổ sung tài liệu mà đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư không cung cấp đầy đủ các tài liệu bắt buộc thì đơn vị thẩm định báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép dừng xem xét BCNCKT do không đầy đủ hồ sơ.

  1. Thẩm định về nội dung của BCNCKT

Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và Điều 58 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (trường hợp dự án có cấu phần xây dựng), gồm các nội dung cơ bản sau:

  1. Thẩm định sự cần thiết đầu tư dự án

Đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp của BCNCKT đối với một số nội dung sau:

– Bối cảnh chung về kinh tế – xã hội, Điều kiện tự nhiên của quốc gia, địa phương hoặc ngành, lĩnh vực.

– Quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

– Tính cấp bách, cần thiết phải sớm đầu tư dự án.

– Mức độ ảnh hưởng của các dự án có liên quan.

– Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các hình thức đầu tư khác.

  1. Thẩm định các yếu tố cơ bản của dự án

– Mục tiêu của dự án: Xem xét sự phù hợp của các Mục tiêu tổng thể và Mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, khả năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu.

– Quy mô, công suất của dự án: Xem xét tính hợp lý của căn cứ lựa chọn quy mô, công suất; sự phù hợp của quy mô, công suất với khả năng cung ứng đầu vào và các yếu tố đầu ra của dự án; tính ổn định của dịch vụ mà dự án cung cấp.

– Địa Điểm thực hiện dự án: Xem xét các nội dung liên quan đến đặc Điểm về Điều kiện tự nhiên, hành chính, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, kết quả khảo sát (nếu đã thực hiện) đối với địa Điểm được lựa chọn.

– Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: Đánh giá tính phù hợp và khả thi theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Các yếu tố đầu vào cung ứng cho dự án: Xem xét sự phù hợp của khả năng cung ứng của các yếu tố đầu vào đối với quy mô, công suất của từng thời kỳ đảm bảo phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu.

– Các yếu tố đầu ra của dự án: Xem xét sự phù hợp của các yếu tố đầu ra với quy mô, công suất, nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; xem xét tính phù hợp của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án được trình bày trong BCNCKT.

  1. Thẩm định hiệu quả dự án

– Đóng góp của dự án cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội: Việc phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội nhằm so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án với phương án giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, trường hợp lựa chọn giữa nhiều dự án, những dự án có hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở kết hợp khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do vậy, đơn vị thẩm định cần xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các nhóm yếu tố chi phí, lợi ích về mặt kinh tế – xã hội và các chỉ tiêu kinh tế (Giá trị hiện tại ròng kinh tế – ENPV; Tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế – BCR; Tỷ suất nội hoàn kinh tế – EIRR). Dự án đạt hiệu quả kinh tế – xã hội khi các chỉ tiêu kinh tế nêu trên đáp ứng yêu cầu sau: ENPV phải dương (>0); BCR phải lớn hơn 1 (>1); EIRR phải lớn hơn tỷ suất chiết khấu xã hội (SDR).

– Tác động của dự án đối với môi trường: Hồ sơ đánh giá tác động môi trường của dự án phải được lập và phê duyệt phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về môi trường. Đơn vị thẩm định tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật về môi trường đối với hồ sơ nêu trên.

– Tác động của dự án đối với xã hội: Xem xét sự phù hợp của các tác động được thuyết minh trong BCNCKT đối với các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, cộng đồng địa phương, những nhóm đối tượng thiệt thòi không có khả năng chi trả giá hoặc phí đối với sản phẩm, dịch vụ của dự án như phụ nữ, người nghèo, người tàn tật…

– Tác động của dự án đối với quốc phòng, an ninh (nếu có): Trường hợp dự án có liên quan đến các vấn đề quốc phòng, an ninh, xem xét sự phù hợp của các tác động và biện pháp giảm thiểu được trình bày trong BCNCKT.

  1. Thẩm định tính khả thi của dự án
  2. a) Thẩm định tính khả thi về mặt kỹ thuật

– Các yêu cầu về mặt kỹ thuật: Xem xét sự phù hợp của phương án kỹ thuật, công nghệ với quy mô, công suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ được lựa chọn; tính rõ ràng, đầy đủ của việc xác định các rủi ro kỹ thuật chính, tính hợp lý của phương án giảm thiểu các rủi ro đó; tính thực tiễn của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

– Thiết kế cơ sở: Tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

  1. b) Thm định tính khả thi về mặt tài chính

– Tính khả thi về mặt tài chính của dự án: Xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính (Giá trị hiện tại thuần tài chính – NPV; Tỷ suất nội hoàn tài chính – IRR) và phương án tài chính sơ bộ của dự án. Dự án đạt hiệu quả tài chính khi:

+ NPV phải dương (>0);

+ IRR lớn hơn các giá trị (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án; (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) lãi suất tiền gửi ngân hàng và phù hợp với các giá trị; (iv) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực; (v) IRR kỳ vọng tối thiểu của các nhà đầu tư tiềm năng đối với dự án.

– Xem xét bổ sung trường hợp BCNCKT thuyết minh các chỉ tiêu tài chính sau: Thời gian hoàn vốn – PP; Tỷ suất hoàn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư – ROE; Tỷ suất khả năng trả nợ – DSCR.

– Trường hợp dự án có sử dụng phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án: Xem xét sự phù hợp của giá trị phần vốn, số vốn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư…

– Sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư.

  1. Thẩm định về sự phù hợp của loại hợp đồng dự án

Đơn vị thẩm định xem xét đề xuất dự án theo một số nội dung sau:

– Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng được lựa chọn.

– Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai dự án.

– Các rủi ro chính của dự án được xác định đầy đủ và phù hợp trong các kịch bản tài chính;

– Khả năng xảy ra các rủi ro và mức độ ảnh hưởng đối với dự án được xác định cụ thể và phù hợp;

– Các biện pháp giảm thiểu rủi ro được xác định phù hợp.

  1. Kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án

Đơn vị thẩm định cần xem xét và có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án được trình bày trong BCNCKT.

  1. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
  2. Nhn xét

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, đơn vị thẩm định tổng hợp nhận xét về BCNCKT.

  1. Kiến nghị

– Trường hợp BCNCKT phù hợp với quy định của pháp luật và được đánh giá là khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP, đơn vị thẩm định kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt BCNCKT.

– Trường hợp không thống nhất với nội dung của BCNCKT, đơn vị thẩm định báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án, nhà đầu tư lập BCNCKT Điều chỉnh BCNCKT.

Phương án 2: Không xem xét, phê duyệt BCNCKT.

1 Trường hợp cần thiết, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư có thể tổ chức khảo sát địa điểm thực hiện dự án và nêu chi tiết kết quả khảo sát tại mục này.

The post Thông tư hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư appeared first on MP Law Firm.

]]>