THƯƠNG MẠI 2007 – MP Law Firm https://mplaw.vn - Công ty luật hợp danh MP Wed, 05 Aug 2020 11:20:54 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.16 Nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dich vụ Logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistic https://mplaw.vn/nghi-dinh-cua-chinh-phu-so-140-2007-nd-cp-ngay-05-thang-9-nam-2007-quy-dinh-chi-tiet-luat-thuong-mai-ve-dieu-kien-kinh-doanh-dich-vu-logistic-va-gioi-han-trach-nhiem-doi-voi-thuong-nhan-kinh-doanh-dic/ Wed, 05 Sep 2007 15:29:18 +0000 http://mplaw.vn/mp2020/nghi-dinh-cua-chinh-phu-so-140-2007-nd-cp-ngay-05-thang-9-nam-2007-quy-dinh-chi-tiet-luat-thuong-mai-ve-dieu-kien-kinh-doanh-dich-vu-logistic-va-gioi-han-trach-nhiem-doi-voi-thuong-nhan-kinh-doanh-dic/ CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******* Số: 140/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN […]

The post Nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dich vụ Logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistic appeared first on MP Law Firm.

]]>
CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
Số: 140/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ 1ô-gi-stíc.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động liên quan đến địch vụ lô-gi-stíc.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ lô-gi-stíc là hoạt động thương mại được quy định tại Điều 233 Luật Thương mại.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ lô-gi-stíc cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc là thương nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
4. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định tại Nghị định này.

Điều 4. Phân loại dịch vụ lô-gi-stíc

Dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định tại Điều 233 Luật thương mại được phân loại như sau:
1. Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
2. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải hàng hải;
b) Dịch vụ vận tải thủy nội địa;
c) Dịch vụ vận tải hàng không;
d) Dịch vụ vận tải đường sắt;
đ) Dịch vụ vận tải đường bộ;
e) Dịch vụ vận tải đường ống.
3. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ thương mại bán buôn;
d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC

Điều 5. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
Điều 6. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân đụng Việt Nam;
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
đ) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;
e) Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 7. Điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:
Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
c) Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 8. Giới hạn trách nhiệm
1. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải.
2. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc không thuộc phạm vi khoản 1 Điều này do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường;
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hóa đó.
3. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

Chương 3:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC

Điều 9. Quản lý nhà nước
1. Bộ Công thương chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
2. Các Bộ: Giao thông vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc trong lĩnh vực được phân công.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các Bộ nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
Điều 10. Xử lý vi phạm
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Quy định chuyển tiếp
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động lô-gi-stíc trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định này được phép tiếp tục kinh doanh và không phải đăng ký lại.
Điều 12. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

The post Nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dich vụ Logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistic appeared first on MP Law Firm.

]]>
Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 07 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại https://mplaw.vn/thong-tu-lien-tich-so-07-2007-ttlt-btm-btc-ngay-06-thang-07-nam-2007-huong-dan-thuc-hien-mot-so-dieu-ve-khuyen-mai-va-hoi-cho-trien-lam-thuong-mai-quy-dinh-tai-nghi-dinh-so-37-2006-nd-cp-ngay-04-than/ Fri, 06 Jul 2007 15:29:34 +0000 http://mplaw.vn/mp2020/thong-tu-lien-tich-so-07-2007-ttlt-btm-btc-ngay-06-thang-07-nam-2007-huong-dan-thuc-hien-mot-so-dieu-ve-khuyen-mai-va-hoi-cho-trien-lam-thuong-mai-quy-dinh-tai-nghi-dinh-so-37-2006-nd-cp-ngay-04-than/ BỘ THƯƠNG MẠI – BỘ TÀI CHÍNH ******* CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******* Số: 07/2007/TTLT-BTM-BTC Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2007 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA BỘ THƯƠNG MẠI – BỘ TÀI CHÍNH SỐ 07/2007/TTLT-BTM-BTC NGÀY 06 THÁNG 07 NĂM 2007 […]

The post Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 07 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại appeared first on MP Law Firm.

]]>
BỘ THƯƠNG MẠI – BỘ TÀI CHÍNH
******* CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******* Số: 07/2007/TTLT-BTM-BTC Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2007

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI – BỘ TÀI CHÍNH SỐ 07/2007/TTLT-BTM-BTC

NGÀY 06 THÁNG 07 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ KHUYẾN MẠI VÀ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2006/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2006/NĐ-CP);
Bộ Thương mại và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hoạt động khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại được quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP như sau:

I. CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI VÀ HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền đối với hoạt động khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước) bao gồm:
a) Bộ Thương mại chịu trách nhiệm giải quyết việc đăng ký thực hiện khuyến mại, đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền theo quy định tại Luật Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;
b) Sở Thương mại chịu trách nhiệm giải quyết việc thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại, đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền theo quy định tại Luật Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
a) Công bố công khai điều kiện, thời gian, trình tự và thủ tục thông báo, đăng ký  thực hiện khuyến mại, đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
b) Tiếp nhận, giải quyết việc thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại, tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền theo quy định tại Luật Thương mại,  Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền theo quy định;
d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
 

II. KHUYẾN MẠI

1. Các hình thức khuyến mại phải được thông báo bằng văn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại, bao gồm:
a) Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
b) Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền kèm theo hoặc không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
c) Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó;
d) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ;
đ) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
e) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên;
g) Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
2. Thông báo thực hiện khuyến mại
Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại, thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại nêu tại khoản 1 Mục này phải gửi thông báo bằng văn bản (theo mẫu KM-1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại. Khi tiếp nhận hồ sơ thông báo thực hiện khuyến mại, Sở Thương mại ghi Giấy biên nhận hồ sơ. Giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 02 bản (theo mẫu KM-4 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), 01 bản giao cho thương nhân thực hiện khuyến mại và 01 bản lưu tại Sở Thương mại (không áp dụng đối với trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện);
3. Các hình thức khuyến mại phải đăng ký tại Sở Thương mại (nếu thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Bộ Thương mại (nếu thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên), bao gồm:
a) Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
b) Các hình thức khuyến mại khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP.
4. Hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại bao gồm:
a) Văn bản đăng ký thực hiện khuyến mại (theo mẫu KM -2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Thể lệ chương trình khuyến mại (theo mẫu KM-3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng;
d) Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;
đ) Mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng (nếu có);
e) Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).
Ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản này, thương nhân không cần xuất trình thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
5. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại
a) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại, cơ quan quản lý nhà nước ghi Giấy biên nhận hồ sơ. Giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 02 bản (theo mẫu KM-4 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), 01 bản giao cho thương nhân thực hiện khuyến mại và 01 bản lưu tại cơ quan quản lý nhà nước (không áp dụng đối với trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện);
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước thông báo bằng văn bản (theo mẫu KM-5 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) cho thương nhân để bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm cơ quan quản lý nhà nước nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
c) Thương nhân đăng ký thực hiện khuyến mại có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước giải thích rõ những yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trả lời đề nghị của thương nhân.
6. Xác nhận, không xác nhận việc đăng ký thực hiện khuyến mại
a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản (theo mẫu KM-6 hoặc KM-7 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc đăng ký thực hiện khuyến mại, chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại thương nhân có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại.
7. Sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại
a)      Thương nhân muốn sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại phải gửi văn bản thông báo hoặc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại (theo mẫu KM-8 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) đến cơ quan quản lý nhà nước nơi đã thông báo hoặc đăng ký thực hiện khuyến mại;
b)      Trình tự, thủ tục đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung đối với chương trình khuyến mại thuộc hình thức phải thông báo thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư này. Trình tự, thủ tục đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung đối với chương trình khuyến mại thuộc hình thức phải đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 và khoản 6 Mục II tại Thông tư này;
c)      Việc sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại phải đảm bảo tuân thủ các quy định về khuyến mại tại Luật Thương mại và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP.
8. Đối với hình thức khuyến mại mang tính may rủi, khi thực hiện việc đưa bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hoá hoặc mở thưởng chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho Sở Thương mại nơi tiến hành các hoạt động trên trước 07 (bảy) ngày làm việc để tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
9. Chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại
Trong trường hợp chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, thương nhân có nghĩa vụ thông báo công khai đến khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước.
10. Đình chỉ việc thực hiện chương trình khuyến mại
Cơ quan quản lý nhà nước đình chỉ việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của thương nhân nếu phát hiện có hành vi vi phạm thuộc quy định tại Điều 20 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP (theo mẫu KM-9 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
11. Xử lý giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi
a) Trong thời hạn 8 (tám) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng, thương nhân có trách nhiệm báo cáo chi tiết cho cơ quan quản lý nhà nước về giải thưởng không có người trúng thưởng (theo mẫu KM-10 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của thương nhân, cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, xác nhận và ra quyết định thu nộp 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại (theo mẫu KM-11 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu nộp của cơ quan quản lý nhà nước, thương nhân có trách nhiệm nộp khoản tiền 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước đã xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại tại Kho bạc nhà nước;
d) Căn cứ vào quyết định thu nộp, Kho bạc nhà nước hạch toán điều tiết số thu theo phân cấp, trong đó khoản thu nộp do Bộ Thương mại quyết định thì điều tiết vào ngân sách Trung ương 100%; khoản thu nộp do Sở Thương mại quyết định thì điều tiết vào ngân sách địa phương 100% và hạch toán vào Chương 160, Loại 10, Khoản 10, Mục 062, Tiểu mục 99 của Mục lục Ngân sách Nhà nước;
đ) Hạch toán, kiểm tra quyết toán
Thương nhân hạch toán khoản nộp 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại vào chi phí giá thành của doanh nghiệp. Kết thúc năm ngân sách, Kho bạc nhà nước thông báo cho cơ quan ra quyết định về số tiền thực thu vào Kho bạc và đã điều tiết nộp ngân sách. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tổng hợp quyết toán với cơ quan quản lý tài chính đồng cấp về số tiền theo quyết định thu và số tiền thực thu vào ngân sách nhà nước.
12. Báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại
a) Kết thúc chương trình khuyến mại thương nhân phải báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại tại địa phương đến cơ quan quản lý nhà nước (theo mẫu KM-12 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc đăng ký thực hiện khuyến mại, ngoài trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại đến Bộ Thương mại, thương nhân có trách nhiệm báo cáo Sở Thương mại địa phương kết quả thực hiện khuyến mại tại địa phương nơi thương nhân thực hiện khuyến mại.
 

III. HỘI CHỢ, TRIẾN LÃM THƯƠNG MẠI

1. Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
a) Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam hoặc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại) phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức.
b) Trường hợp đăng ký sau thời hạn theo hướng dẫn tại điểm a khoản này, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải đăng ký trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại chậm nhất 30 (ba mươi) ngày đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam hoặc 45 (bốn mươi lăm) ngày đối với hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
2. Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP trong đó có văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (theo mẫu HCTL-1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
a) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước thông báo bằng văn bản (theo mẫu HCTL-2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) cho thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại để bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước giải thích rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trả lời đề nghị của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại.
4. Xác nhận, không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
a) Trường hợp đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Mục này, khi nhận đủ hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác nhận  hoặc không xác nhận bằng văn bản (theo mẫu HCTL-3 hoặc HCTL-4 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức, trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do;
b) Trường hợp đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Mục này, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản (theo mẫu HCTL-3, HCTL-4 nêu trên).
5. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa điểm:
a) Trường hợp đăng ký theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Mục này, cơ quan quản lý nhà nước tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó. Trường hợp việc hiệp thương không đạt kết quả, cơ quan quản lý nhà nước quyết định xác nhận cho 01 (một) thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức dựa trên các cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 34 và khoản 4 Điều 36 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP;
b) Trường hợp đăng ký theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Mục này, cơ quan quản lý nhà nước xác nhận cho thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại đăng ký trước.
6.  Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
a)      Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại có quyền thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã được xác nhận. Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (theo mẫu HCTL-5 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại chậm nhất 30 (ba mươi) ngày đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam hoặc 45 (bốn mươi lăm) ngày đối với hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài;
b)      Trình tự, thủ tục đối với việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3, khoản 4 Mục này
c)      Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản (theo mẫu HCTL-3 hoặc HCTL-4 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do.
7. Báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản báo cáo kết quả tổ chức đến cơ quan quản lý nhà nước (theo mẫu HCTL-6 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
8. Trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật
a) Tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật tại hội chợ, triển lãm thương mại phải gửi văn bản đăng ký (theo mẫu HCTL-7 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) đến Sở Thương mại (trong trường hợp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam) hoặc Bộ Thương mại (trong trường hợp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài);
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước thông báo bằng văn bản (theo mẫu HCTL-8 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước phải chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký (theo mẫu HCTL-9 hoặc mẫu HCTL-10 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này), trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
9. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
Việc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại được thực hiện theo các quy định tại Luật Thương mại, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
 

IV.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Thương mại giao:
a) Cục Xúc tiến thương mại tiếp nhận, giải quyết việc đăng ký thực hiện khuyến mại, đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền của Bộ Thương mại và phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại;
b) Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại và các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại.
2. Sở Thương mại tiếp nhận giải quyết việc thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại, đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại. Sở Thương mại có trách nhiệm báo cáo hoạt động khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn theo yêu cầu của Cục Xúc tiến thương mại.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Thương mại, Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH 

THỨ TRƯỞNG

 KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá Nguyễn Thành Biên

The post Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 07 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại appeared first on MP Law Firm.

]]>
Nghị định của chính phủ số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam https://mplaw.vn/nghi-dinh-cua-chinh-phu-so-23-2007-nd-cp-ngay-12-thang-02-nam-2007-quy-dinh-chi-tiet-luat-thuong-mai-ve-hoat-dong-mua-ban-hang-hoa-va-cac-hoat-dong-lien-quan-truc-tiep-den-mua-ban-hang-hoa-cua-doanh-n/ Mon, 12 Feb 2007 15:29:56 +0000 http://mplaw.vn/mp2020/nghi-dinh-cua-chinh-phu-so-23-2007-nd-cp-ngay-12-thang-02-nam-2007-quy-dinh-chi-tiet-luat-thuong-mai-ve-hoat-dong-mua-ban-hang-hoa-va-cac-hoat-dong-lien-quan-truc-tiep-den-mua-ban-hang-hoa-cua-doanh-n/ CHÍNH PHỦ Số: 23/2007/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá […]

The post Nghị định của chính phủ số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam appeared first on MP Law Firm.

]]>
CHÍNH PHỦ
Số: 23/2007/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá

và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá

của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối, các hoạt động khác được quy định tại Chương IV, Chương V, Chương VI của Luật Thương mại.
2. Xuất khẩu, nhập khẩu là các hoạt động được quy định tại Điều 28 của Luật Thương mại.
3. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
5. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.
7. Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
8. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
9. Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ.
Điều 4. Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam
1. Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam bao gồm:
a) Là nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
b) Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
c) Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
d) Phạm vi hoạt động phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
đ) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này chấp thuận.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm công bố lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các điều kiện cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấp phép kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, chấp thuận cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 5. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Giấy phép kinh doanh) cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư (gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.
2. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì nộp hồ sơ để làm thủ tục đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư lấy ý kiến của Bộ Thương mại và chỉ cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa nếu được Bộ Thương mại chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là Giấy phép kinh doanh. Thủ tục đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp hoặc bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư, không cần chấp thuận của Bộ Thương mại.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này. Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
Điều 6. Tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan
1. Ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Nghị định này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật liên quan khác.
2. Trường hợp các hoạt động quy định tại Chương IV, Chương V, Chương VI của Luật Thương mại đã được Nghị định khác điều chỉnh thì áp dụng quy định của Nghị định đó.
3. Khi thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Chương II

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu của Bộ Thương mại.
2. Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Nội dung kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa dự kiến của doanh nghiệp.
4. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 8. Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh
1. Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại gửi ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy phép kinh doanh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sao gửi Giấy phép kinh doanh đến Bộ Thương mại và Ủy ban nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều 9. Nội dung và thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh
1. Nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Nội dung kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh.
2. Đối với trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này, thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh bằng thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh khi có yêu cầu thay đổi một trong những nội dung quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh theo mẫu của Bộ Thương mại;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh đã được cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh nếu đề nghị sửa đổi, bổ sung đó phù hợp với pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp không chấp thuận sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
4. Khi nhận Giấy phép kinh doanh mới đã được sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy phép kinh doanh cũ cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
Điều 11. Cấp lại Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
1. Giấy phép kinh doanh được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
2. Trường hợp bị mất Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan công an nơi mất giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ba lần liên tiếp. Sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo lần thứ nhất, doanh nghiệp có công văn đề nghị cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh cấp lại Giấy phép.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu của Bộ Thương mại;
b) Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy phép kinh doanh; bản giải trình lý do bị rách, nát, cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh có trách nhiệm cấp lại Giấy phép kinh doanh.
Điều 12. Nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
1. Nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được quy định cụ thể trong Giấy phép kinh doanh, trong đó nêu rõ:
a) Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được quyền thực hiện;
b) Các loại hàng hoá không được kinh doanh đối với từng hoạt động nêu ở mục a khoản 1 Điều này;
c) Các loại dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá được thực hiện.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh.
3. Trường hợp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương III

THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Điều 13. Hồ sơ đề nghị lập cơ sở bán lẻ
1. Văn bản đề nghị lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam theo mẫu của Bộ Thương mại, gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Tên, địa chỉ các cơ sở bán lẻ đã thành lập;
c) Tên, địa chỉ cơ sở bán lẻ dự định thành lập;
d) Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ;
đ) Họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu cơ sở bán lẻ;
e) Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Bản sao Giấy phép kinh doanh.
Điều 14. Quy trình cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại gửi ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Trường hợp không cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ kinh doanh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sao gửi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đến Bộ Thương mại, và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều 15. Nội dung và thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Nội dung của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Tên, địa chỉ của cơ sở bán lẻ;
c) Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ;
d) Họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu cơ sở bán lẻ;
đ) Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Trong trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này, thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bằng thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh.
Điều 16. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi một trong những nội dung quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 15, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo mẫu của Bộ Thương mại, trong đó nêu rõ nội dung sửa đổi, bổ sung.
b) Bản sao Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
4. Khi nhận Giấy phép lập cơ sở bán lẻ mới đã được sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp lại bản gốc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cũ cho cơ quan cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Điều 17. Cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
2. Hồ sơ và thủ tục cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được thực hiện như quy định đối với việc cấp lại Giấy phép kinh doanh tại Điều 11 Nghị định này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Xử lý vi phạm
1. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng thì bị thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 20. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức và việc quản lý lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

The post Nghị định của chính phủ số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam appeared first on MP Law Firm.

]]>