INVESTMENT 2014 – MP Law Firm https://mplaw.vn/en - Công ty luật hợp danh MP Wed, 05 Aug 2020 09:28:43 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.16 LUẬT ĐẦU TƯ https://mplaw.vn/en/luat-dau-tu/ Thu, 15 Mar 2018 17:56:48 +0000 http://law.imm.fund/?p=1920 QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Luật số: 67/2014/QH13 Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014 LUẬT ĐẦU TƯ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật đầu tư. Chương […]

The post LUẬT ĐẦU TƯ appeared first on MP Law Firm.

]]>
QUỐC HỘI
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Luật số: 67/2014/QH13 Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014

LUẬT

ĐẦU TƯ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật đầu tư.
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
  3. Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
  4. Dự án đầu tư mới là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
  5. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
  6. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
  7. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn để theo dõi, đánh giá, phân tích tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
  8. Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này.
  9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
  10. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
  11. 11. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
  12. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
  13. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  14. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  15. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
  16. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
  17. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
  18. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Điều 4. Áp dụng Luật đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế

  1. Hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và luật khác có liên quan.
  2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí.
  3. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
  4. Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh

  1. Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.
  2. Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
  3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
  4. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
  5. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

  1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
  2. a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
  3. b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
  4. c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
  5. d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

  1. e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
  2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

  1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
  2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
  3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
  4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
  5. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
  6. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Điều 7 của Luật này theo thủ tục rút gọn.
Chương II
BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
Điều 9. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

  1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
  2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 10. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

  1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:
  2. a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;
  3. b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
  4. c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
  5. d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

  1. e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
  2. g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

Điều 11. Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

  1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
  2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
  3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Điều 12. Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng

  1. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.
  2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

  1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
  2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
  3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
  4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bàng một hoặc một số biện pháp sau đây:
  5. a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;
  6. b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
  7. c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
  8. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.

Điều 14. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

  1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
  2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
  4. a) Tòa án Việt Nam;
  5. b) Trọng tài Việt Nam;
  6. c) Trọng tài nước ngoài;
  7. d) Trọng tài quốc tế;

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

  1. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Chương III
ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Mục 1. ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư

  1. Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư:
  2. a) Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
  3. b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
  4. c) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
  5. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:
  6. a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;
  7. b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;
  8. c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;
  9. d) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;

đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

  1. Ưu đãi đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng. Mức ưu đãi cụ thể đối với từng loại ưu đãi đầu tư được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai.
  2. Ưu đãi đầu tư đối với các đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.

Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư

  1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư:
  2. a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;
  3. b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
  4. c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
  5. d) Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;

  1. e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
  2. g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
  3. h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
  4. i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;
  5. k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;
  6. l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
  7. m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
  8. n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
  9. Địa bàn ưu đãi đầu tư:
  10. a) Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  11. b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  12. Căn cứ ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư.

Điều 17. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

  1. Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư ghi nội dung ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Đối với dự án không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư mà không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp này, nhà đầu tư căn cứ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.

Điều 18. Mở rộng ưu đãi đầu tư
Chính phủ trình Quốc hội quyết định áp dụng các ưu đãi đầu tư khác với các ưu đãi đầu tư được quy định trong Luật này và các luật khác trong trường hợp cần khuyến khích phát triển một ngành đặc biệt quan trọng hoặc đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Mục 2. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Điều 19. Hình thức hỗ trợ đầu tư

  1. Các hình thức hỗ trợ đầu tư:
  2. a) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án;
  3. b) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
  4. c) Hỗ trợ tín dụng;
  5. d) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành, nội thị;

đ) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;

  1. e) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
  2. g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
  3. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Điều 20. Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

  1. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các khu chức năng thuộc khu kinh tế.
  2. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  3. Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi và áp dụng các phương thức huy động vốn khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Điều 21. Phát triển nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế

  1. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  2. Đối với các địa phương gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu công nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng.

Chương IV
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
Mục 1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

  1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
  3. b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  4. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
  5. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
  6. a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  7. b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  8. c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

  1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  3. b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  4. c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
  5. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
  7. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

  1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
  2. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.

Điều 25. Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

  1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  2. a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  3. b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  4. c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
  5. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  6. a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  7. b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  8. c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  9. d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
  10. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.

Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

  1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  3. b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
  4. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
  5. a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  6. b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
  7. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
  8. a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
  9. b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
  10. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

  1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
  2. Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.

Điều 28. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

  1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
  3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Điều 29. Nội dung hợp đồng BCC

  1. Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  3. b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  4. c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  5. d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

  1. e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  2. g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
  3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  4. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Mục 2. THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
Điều 30. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

  1. Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
  2. a) Nhà máy điện hạt nhân;
  3. b) Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.
  4. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
  5. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
  6. Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Điều 31. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

  1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:
  2. a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  3. b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
  4. c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
  5. d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

  1. e) Sản xuất thuốc lá điếu;
  2. g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;
  3. h) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;
  4. Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;
  5. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;
  6. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
  2. a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
  3. b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
  4. Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
  2. a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  3. b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  4. c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  5. d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

  1. e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  2. g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  3. Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 6 Điều này.
  2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
  3. Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.
  4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:
  5. a) Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
  6. b) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
  7. c) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  8. d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

đ) Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

  1. e) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này.
  2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  3. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:
  4. a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  5. b) Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án;
  6. c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  7. d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;

đ) Công nghệ áp dụng;

  1. e) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);
  2. g) Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.
  3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Điều 34. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

  1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư. Hồ sơ gồm:
  2. a) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
  3. b) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  4. c) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  5. d) Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.
  6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và gửi hồ sơ lấy ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.
  7. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước, gửi cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  8. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến thẩm định về hồ sơ dự án đầu tư và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  9. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 4 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
  10. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại khoản 8 Điều 33 của Luật này.
  11. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dựán đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Điều 35. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

  1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
  2. a) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
  3. b) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  4. c) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  5. d) Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

đ) Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
  2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.
  3. Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
  4. Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư gồm:
  5. a) Tờ trình của Chính phủ;
  6. b) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  7. c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  8. d) Tài liệu khác có liên quan.
  9. Nội dung thẩm tra:
  10. a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
  11. b) Sự cần thiết thực hiện dự án;
  12. c) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên khác;
  13. d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;

đ) Vốn đầu tư, phương án huy động vốn;

  1. e) Tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội;
  2. g) Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).
  3. Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.
  4. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư gồm các nội dung sau đây:
  5. a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  6. b) Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn, thời hạn thực hiện dự án;
  7. c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  8. d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án; trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn;

đ) Công nghệ áp dụng;

  1. e) Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);
  2. g) Thời hạn hiệu lực của Nghị quyết về chủ trương đầu tư.
  3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định hồ sơ dự án đầu tư của Hội đồng thẩm định Nhà nước.

Mục 3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
  2. a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  3. b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
  4. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
  5. a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
  6. b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
  7. c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
  8. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.
  9. Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

Điều 37. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
  2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
  3. a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho cơ quan đăng ký đầu tư;
  4. b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Điều 38. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  3. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
  4. a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  5. b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Điều 39. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Mã số dự án đầu tư.
  2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
  3. Tên dự án đầu tư.
  4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.
  5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
  6. Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
  7. Thời hạn hoạt động của dự án.
  8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
  9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
  10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

Điều 40. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
  3. a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  4. b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  5. c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;
  6. d) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 33 của Luật này liên quan đến các nội dung điều chỉnh.
  7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
  8. Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  9. Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều 41. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định khoản 1 Điều 48 của Luật này.
  2. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Mục 4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 42. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

  1. Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  2. Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể.
  3. Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.
  4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 43. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

  1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
  2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
  3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Điều 44. Giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ

  1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
  2. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ hoặc để xác định căn cứ tính thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ.

Điều 45. Chuyển nhượng dự án đầu tư

  1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. a) Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này;
  3. b) Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  4. c) Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  5. d) Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).
  6. Trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này kèm theo hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư để điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện dự án.

Điều 46. Giãn tiến độ đầu tư

  1. Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư.
  2. Nội dung đề xuất giãn tiến độ:
  3. a) Tình hình hoạt động của dự án đầu tư và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đến thời điểm giãn tiến độ;
  4. b) Giải trình lý do và thời hạn giãn tiến độ thực hiện dự án;
  5. c) Kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, bao gồm kế hoạch góp vốn, tiến độ xây dựng cơ bản và đưa dự án vào hoạt động;
  6. d) Cam kết của nhà đầu tư về việc tiếp tục thực hiện dự án.
  7. Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.
  8. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.

Điều 47. Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư

  1. Nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
  2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa;
  4. b) Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường;
  5. c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
  6. d) Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài;

đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.

  1. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 48. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư

  1. Dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
  3. b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  4. c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  5. d) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;

đ) Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;

  1. e) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
  2. g) Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
  3. h) Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
  4. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này.
  5. Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.
  6. Trừ trường hợp được gia hạn, dự án đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất và nhà đầu tư không tự thanh lý tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi đất, cơ quan ra quyết định thu hồi đất tổ chức thanh lý tài sản gắn liền với đất.

Điều 49. Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

  1. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.
  2. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.
  3. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.
  4. Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành:
  5. a) Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ văn phòng điều hành; nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư trú, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng điều hành;
  6. b) Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;
  7. c) Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;
  8. d) Bản sao hợp đồng BCC.
  9. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.

Điều 50. Chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC

  1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành.
  2. Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành:
  3. a) Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trong trường hợp văn phòng điều hành chấm dứt hoạt động trước thời hạn;
  4. b) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
  5. c) Danh sách người lao động và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
  6. d) Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;

đ) Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội;

  1. e) Xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;
  2. g) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành;
  3. h) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  4. i) Bản sao hợp đồng BCC.
  5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.

Chương V
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 51. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
  2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
  2. a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  3. b) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
  4. c) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
  5. d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

  1. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 53. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối.
  2. Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bàng ngoại tệ theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Mục 2. THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 54. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

  1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  2. a) Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
  3. b) Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
  4. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  5. a) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
  6. b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Điều 55. Hồ sơ, trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:
  2. a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  3. b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  4. c) Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
  5. d) Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

  1. e) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;
  2. g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo thẩm định gồm các nội dung sau đây:
  6. a) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 58 của Luật này;
  7. b) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  8. c) Sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
  9. d) Sự phù hợp của dự án với quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

đ) Những nội dung cơ bản của dự án: quy mô, hình thức đầu tư, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, vốn đầu tư, nguồn vốn;

  1. e) Đánh giá mức độ rủi ro tại quốc gia đầu tư.
  2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, gồm các nội dung sau đây:
  3. a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;
  4. b) Mục tiêu, địa điểm đầu tư;
  5. c) Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
  6. d) Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Điều 56. Hồ sơ, trình tự, thủ tục Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
  3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này.
  4. Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Hồ sơ gồm:
  5. a) Tờ trình của Chính phủ;
  6. b) Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật này;
  7. c) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  8. d) Tài liệu khác có liên quan.
  9. Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư ra nước ngoài bao gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 55 của Luật này.

Mục 3. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH VÀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
Điều 57. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài

  1. Thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  3. Nhà đầu tư và cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Điều 58. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

  1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
  2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này.
  3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của Luật này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này.
  5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Điều 59. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

  1. Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
  2. Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:
  3. a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  4. b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  5. c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;
  6. d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này;

đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

  1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  2. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Điều 60. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

  1. Mã số dự án đầu tư.
  2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
  3. Tên dự án đầu tư.
  4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
  5. Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
  6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
  7. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Điều 61. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

  1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan đến nhà đầu tư thực hiện dự án, địa điểm đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, ưu đãi đầu tư, việc sử dụng lợi nhuận để thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:
  3. a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  4. b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  5. c) Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  6. d) Quyết định điều chỉnh dự án đầu tư ra nước ngoài của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

  1. e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
  3. Đối với các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
  4. Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Điều 62. Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài

  1. Dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
  3. b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  4. c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  5. d) Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;

đ) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;

  1. e) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư;
  2. g) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư;
  3. h) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  4. i) Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.
  5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 4. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 63. Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài
Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mở tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 64. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

  1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
  3. b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
  4. c) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
  5. Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  6. Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 65. Chuyển lợi nhuận về nước

  1. Trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại Điều 66 của Luật này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.
  2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

Điều 66. Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài

  1. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  2. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
Điều 67. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư

  1. Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.
  2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
  3. Tổng hợp tình hình đầu tư, đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư.
  4. Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
  5. Cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Luật này.
  6. Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
  7. Tổ chức và thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.
  8. Kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư.
  9. Hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong thực hiện hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư.
  10. Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư.

Điều 68. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư

  1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
  3. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
  4. a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
  5. b) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
  6. c) Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
  7. d) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;

đ) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

  1. e) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
  2. g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giám sát, đánh giá, thanh tra hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
  3. h) Trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đình chỉ thực hiện dự án đầu tư đã được cấp, điều chỉnh không đúng thẩm quyền, trái với quy định của pháp luật về đầu tư;
  4. i) Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
  5. k) Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;
  6. l) Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư;
  7. m) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý hoạt động đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
  8. Trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ:
  9. a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư;
  10. b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện;
  11. c) Trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền điều kiện đầu tư đối với ngành, nghề quy định tại Điều 7 của Luật này;
  12. d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành;

đ) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này;

  1. e) Giám sát, đánh giá, thanh tra chuyên ngành việc đáp ứng điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
  2. g) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  3. h) Định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  4. i) Duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý đầu tư đối với lĩnh vực được phân công và tích hợp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
  5. Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế:
  6. a) Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;
  7. b) Chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  8. c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
  9. d) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;

đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

  1. e) Duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công;
  2. g) Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.
  3. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ hoạt động đầu tư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư.

Điều 69. Giám sát, đánh giá đầu tư

  1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư gồm:
  2. a) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
  3. b) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.
  4. Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư:
  5. a) Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật;
  6. b) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
  7. c) Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  8. d) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng.
  9. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư:
  10. a) Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;
  11. b) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
  12. c) Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
  13. Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư:
  14. a) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành và thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư;
  15. b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư;
  16. c) Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;
  17. d) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.
  18. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá.
  19. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 70. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư

  1. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư bao gồm:
  2. a) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư trong nước;
  3. b) Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
  4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; đánh giá việc vận hành hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở Trung ương và địa phương.
  5. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và nhà đầu tư có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
  6. Thông tin về dự án đầu tư lưu trữ tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có giá trị pháp lý là thông tin gốc về dự án đầu tư.

Điều 71. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

  1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo:
  2. a) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  3. b) Cơ quan đăng ký đầu tư;
  4. c) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
  5. Chế độ báo cáo định kỳ:
  6. a) Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
  7. b) Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
  8. c) Hàng quý, hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn;
  9. d) Hàng quý, hàng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

đ) Hàng quý, hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

  1. Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
  2. Cơ quan, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tư.

Điều 72. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ở nước ngoài

  1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo:
  2. a) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  3. b) Cơ quan đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  4. c) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
  5. Chế độ báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
  6. a) Định kỳ 06 tháng và hàng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có báo cáo tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chức năng, nhiệm vụ của mình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
  7. b) Định kỳ 06 tháng, hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo tình hình quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
  8. Chế độ báo cáo của nhà đầu tư:
  9. a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
  10. b) Định kỳ hàng quý, hàng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
  11. c) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  12. d) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
  13. Báo cáo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
  14. Các cơ quan, tổ chức và nhà đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu liên quan đến công tác quản lý nhà nước hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án đầu tư.

Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 73. Xử lý vi phạm

  1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh, có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhà đầu tư, không thực thi công vụ theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp. Trường hợp có yêu cầu, cơ quan đăng ký đầu tư cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  2. Nhà đầu tư đã thực hiện dự án đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định tại Luật này.
  3. Điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành trái với quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
  4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 75. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 18 của Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12
Khoản 1 Điều 18 của Luật công nghệ cao được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:

  1. a) Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 6 Luật này;
  2. b) Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;
  3. c) Tiêu chí khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”.

Điều 76. Hiệu lực thi hành

  1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
  2. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 và Nghị quyết số 49/2010/QH12 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
  3. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014./.
 

  CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng

 
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHẤT MA TÚY CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH

TT Tên chất Tên khoa học Mã thông tin CAS
1 Acetorphine 3-O-acetyltetrahydro – 7 – α – (1 – hydroxyl -1 – methylbutyl) – 6, 14 – endoetheo – oripavine 25333-77-1
2 Acetyl-alpha– methylfenanyl N– [1 – (α – methylphenethyl) – 4 – piperidyl] acetanilide 101860-00-8
3 Alphacetylmethadol α – 3 – acetoxy – 6 – dimethylamino – 4,4 – diphenylheptane 17199-58-5
4 Alpha-methylfentanyl N– [ 1 – (α – methylphenethyl) – 4 – piperidyl] propionanilide 79704-88-4
5 Beta-hydroxyfentanyl N– [ 1 – (β – hydroxyphenethyl) – 4 – piperidyl] propionanilide 78995-10-5
6 Beta-hydroxymethyl-3 – fentanyl N– [1 – (β – hydroxyphenethyl) – 3 – methyl – 4 – piperidyl] propinonardlide 78995-14-9
7 Brolamphetamine (DOB) 2,5 – dimethoxy – 4 – bromoamphetamine 64638-07-9
8 Cần sa và các chế phẩm từ cần sa 8063-14-7
9 Cathinone (-) – α – aminopropiophenone 71031-15-7
10 Desomorphine Dihydrodeoxymorphine 427-00-9
11 DET N, N– diethyltryptamine 7558-72-7
12 Delta-9-tetrahydrocanabinol và các đồng phân (6aR, 10aR) – 6a, 7, 8, 10a– tetrahydro – 6,6,9 – trimethyl – 3 – pentyl – 6H– dibenzo [b,d] pyran -1 – ol 1972-08-3
13 DMA (±) – 2,5 – dimethoxy – α – methylphenylethylamine 2801-68-5
14 DMHP 3 – (1,2 – dimethylheptyl) -1 – hydroxy – 7, 8, 9, 10 – tetrahydro – 6,6,9 – trimethyl – 6H- dibenzo [b,d] pyran 32904-22-6
15 DMT N, N– dimethyltryptamine 61-50-7
16 DOET (±) – 4 – ethyl – 2,5 – dimethoxy -α- phenethylamine 22004-32-6
17 Eticyclidine N– ethyl -1 – phenylcylohexylamine 2201-15-2
18 Etorphine Tetrahydro -7α – (1 – hydroxy – 1 – methylbutyl) – 6,14 – endoetheno – oripavine 14521-96-1
19 Etryptamine 3 – (2 – aminobuty) indole 2235-90-7
20 Heroine Diacetylmorphine 561-27-3
21 Ketobemidone 4 – meta – hydroxyphenyl – 1 – methyl – 4 – propionylpiperidine 469-79-4
22 MDMA (±) – N – α – dimethyl – 3,4 – (methylenedioxy) phenethylamine 42542-10-9
23 Mescalin 3,4,5 – trimethoxyphenethylamine 54-04-6
24 Methcathinone 2 – (methylamino) -1 – phenylpropan – 1 – one 5650-44-2
25 4 – methylaminorex (±) – cis – 2 – amino – 4 – methyl – 5 – phenyl – 2 – oxazoline 3568-94-3
26 3 – methylfentanyl N– (3 – methyl – 1 – phenethyl – 4 – piperidyl) propionanilide 42045-86-3
27 3 – methylthiofentanyl N– [3 – methyl – 1 [2 – (2 – thienyl) ethyl] – 4 – piperidyl] propionanilide 86052-04-2
28 MMDA (±) – 5 – methoxy – 3,4 – methylenedioxy – α – methylphenylethylamine 13674-05-0
29 Morphine methobromide và các chất dẫn xuất của Morphine Nitơ hóa trị V khác (5α,6α)-17 -Methyl-7,8 -didehydro-4,5 – epoxymorphinan-3,6-diol – bromomethane (1:1) 125-23-5
30 MPPP 1 – methyl – 4 – phenyl – 4 – piperidinol propionate (ester) 13147-09-6
31 (+) – Lysergide (LSD) 9,10 – didehydro -N,N- diethyl – 6 – methylergoline – 8β carboxamide 50-37-3
32 N – hydroxy MDA (MDOH) (±) – N– hydroxy – [a – methyl – 3,4 – (methylenedyoxy) phenethyl] hydroxylamine 74698-47-8
33 N-ethyl MDA (±) N – ethyl – methyl – 3,4 – methylenedioxy) phenethylamine 82801-81-8
34 Para – fluorofentanyl 4’ – fluoro – N – (1 – phenethyl – 4 – piperidyl) propionanilide 90736-23-5
35 Parahexyl 3 – hexyl – 7, 8, 9, 10 – tetrahydro – 6, 6, 9 – trimethyl – 6H– dibenzo [b,d] pyran – 1 – ol 117-51-1
36 PEPAP 1 – phenethyl – 4 – phenyl – 4 – piperidinol acetate 64-52-8
37 PMA p – methoxy – a – methylphenethylamme 64-13-1
38 Psilocine, Psilotsin 3 – [2 – (dimetylamino) ethyl] indol – 4 – ol 520-53-6
39 Psilocybine 3 – [2 – dimetylaminoethyl] indol – 4 – yl dihydrogen phosphate 520-52-5
40 Rolicyclidine 1 – (1 – phenylcyclohexy) pyrrolidine 2201-39-0
41 STP, DOM 2,5 – dimethoxy – 4, α – dimethylphenethylamine 15588-95-1
42 Tenamfetamine (MDA) α – methyl – 3,4 – (methylendioxy) phenethylamine 4764-17-4
43 Tenocyclidine (TCP) 1 – [1 – (2 – thienyl) cyclohexyl] piperidine 21500-98-1
44 Thiofentanyl N – (1 [2- (2 – thienyl) ethyl] – 4 – piperidyl] – 4 – propionanilide 1165-22-6
45 TMA (+) – 3,4,5 – trimethoxy – α – methylphenylethylamine 1082-88-8

Danh mục này bao gồm tất cả các muối bất kỳ khi nào có thể tồn tại của các chất thuộc danh mục nêu trên.
 
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC HÓA CHẤT, KHOÁNG VẬT

STT Tên hóa chất Số CAS Mã số HS
A Các hóa chất độc
1 Các hợp chất O-Alkyl (≤C10, gồm cả cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphonofluoridate 2931.00
Ví dụ: 107-44-8 2931.00
Sarin: O-Isopropylmethylphosphonofluoridate 96-64-0 2931.00
Soman: O-Pinacolyl methylphosphonofluoridate
2 Các hợp chất O-Alkyl (≤C10, gồm cả cycloalkyl) N,N- dialkyl(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) – phosphoramidocyanidate 2931.00
Ví dụ:
Tabun: O-Ethyl N,N-dimethyl phosphoramidocyanidate 77-81-6 2931.00
3 Các hợp chất O-Alkyl (H or ≤C10, gồm cả cycloalkyl) S- 2-dialkyl
(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonothiolatevà các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng.
2930.90
Ví dụ:
VX: O-Ethyl S-2-diisopropylaminoethyl methyl phosphonothiolate 50782-69-9 2930.90
4 Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh (Sufur mustards):
ð 2-Chloroethylchloromethylsulfide
ð Khí gây bỏng: Bis(2-chloroethyl)sulfide
ð Bis(2-chloroethylthio) methane
ð Sesquimustard:
1,2-Bis(2-chloroethylthio)ethane
ð 1,3-Bis(2-chloroethylthio)-n-propane
ð 1,4-Bis(2-chloroethylthio)-n-butane
ð 1,5-Bis(2-chloroethylthio)-n-pentane
ð Bis(2-chloroethylthiomethyl)ether
ð Khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh và Oxy: Bis(2- chloroethylthioethyl) ether
2625-76-5
505-60-2
63869-13-6
3563-36-8
 
63905-10-2
142868-93-7
142868-94-8
63918-90-1
63918-89-8
2930.90
2930.90
2930.90
2930.90
 
2930.90
2930.90
2930.90
2930.90
2930.90
5 Các hợp chất Lewisite (chứa Arsen): Lewisite 1: 2- Chlorovinyldichloroarsine 541-25-3 2931.00
Lewisite 2: Bis(2-chlorovinyl)chloroarsine Lewisite 3: Tris(2-chlorovinyl)arsine 40334-69-8
40334-70-1
2931.00
2931.00
6 Hơi cay Nitơ (Nitrogen mustards): HN1: Bis(2- chloro ethyl)ethylamine 538-07-8 2921.19
HN2: Bis(2-chloroethyl)methylamme 51-75-2 2921.19
HN3: Tris(2-chloroethyl)amine 555-77-1 2921.19
7 Saxitoxin 35523-89-8 3002.90
8 Ricin 9009-86-3 3002.90
B Các tiền chất
1 Các hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluoride
Ví dụ.DF: Methylphosphonyldifluoride 676-99-3 2931.00
2 Các hợp chất O-Alkyl (H or ≤C10, gồm cả cycloalkyl) O- 2-dialkyl
(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoethyl alkyl
(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonite và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng
Ví dụ:
2931.00
QL: O-Ethyl O-2-diisopropylaminoethyl methylphosphonite 57856-11-8 2931.00
3 Chlorosarin: O-Isopropyl methylphosphonochloridate 1445-76-7 2931.00
4 Chlorosoman: O-Pinacolyl methylphosphonochloridate 7040-57-5 2931.00
C Khoáng vật
1 Amiang màu thuộc nhóm Amphibol

 
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC CÁC LOÀI HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
NHÓM I: Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích đầu tư kinh doanh

  1. Thực vật
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
NGÀNH THÔNG PINOPHYTA
LỚP THÔNG PEVOSIDA
Họ Hoàng đàn Cupressaceae
1 Bách Đài Loan Taiwania cryptomerioides
2 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis
3 Hoàng đàn Cupressus torulosa
4 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii
5 Thông nước Glyptostrobus pensilis
Họ Thông Pinaceae
6 Du sam đá vôi Keteleeria davidiana
7 Vân sam Fan si pang Abies delavayi var. nukiangensis
NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPHYTA
LỚP MỘC LAN MAGNOLIOPSIDA
Họ dầu Dipterocarpaceae
8 Chai lá cong Shorea falcata
9 Kiền kiền Phú Quốc Hopea pierrei
10 Sao hình tim Hopea cordata
11 Sao mạng Cà Ná Hopea reticulata
Họ Hoàng liên gai Berberidaceae
12 Hoàng liên gai Berberis julianae
Họ Mao lương Ranunculaceae
13 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta
14 Hoàng liên Trung Quốc Coptis chinensis
Họ Ngũ gia bì Araliaceae
15 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Panax bipinnatifidus
16 Sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis
17 Tam thất hoang Panax stipuleamtus
LỚP HÀNH LILIOPSIDA
Họ lan Orchidaceae
18 Các loài Lan kim tuyến Anoectochilus spp.
19 Các loài Lan hài Paphiopedilum spp.
  1. Động vật
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
LỚP THÚ MAMMALIA
BỘ CÁNH DA DERMOPTERA
Họ Chồn dơi Cynocephaliadea
1 Chồn bay (Cầy bay) Cynocephalus variegatus
BỘ LINH TRƯỞNG PRIMATES
Họ Cu li Loricedea
2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis
3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus
Họ Khỉ Cercopithecidae
4 Voọc bạc Đông Dương Trachypithecus villosus
5 Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus
6 Voọc chà vá chân đen Pygathrix nigripes
7 Voọc chà vá chân đỏ (Voọc chà vá chân nâu) Pygathrix nemaeus
8 Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea
9 Voọc đen Hà Tĩnh (Voọc gáy trăng) Trachypithecus hatinhensis
10 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi
11 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri
Í2 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus
13 Voọc xám Trachypithecus barbei
Họ Vượn Hylobatidae
14 Vượn đen má hung Nomascus (Hylobates) gabriellae
15 Vượn đen má trắng Nomascus (Hylobates) leucogenys
16 Vượn đen tuyền Đông Bắc (Vượn Cao Vít) Nomascus (Hylobates) nasutus
17 Vượn đen tuyền Tây Bắc Nomascus (Hylobates) concolor
BỘ THÚ ĂN THỊT CARNIVORA
Họ Chó Camidae
18 Sói đỏ (Chó sói lửa) Cuon alpinus
Họ Gấu Ursidea
19 Gấu chó Ursus (Helarctos) malaycmus
20 Gấu ngựa Ursus (Selenarctos) thibetanus
Họ Chồn Mustelidea
21 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana
22 Rái cá lông mượt Lutrogale perspicillata
23 Rái cá thường Lutra lutra
24 Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus
Họ Cầy Viverridae
25 Cầy mực (Cầy đen) Arctictis binturong
Họ Mèo Felidea
26 Báo gấm Neofelis nebulosa
27 Báo hoa mai Panthera pardus
28 Beo lửa (Beo vàng) Catopuma temminckii
29 Hổ Panthera tigris
30 Mèo cá Prionailurus viverrinus
31 Mèo gấm Pardofelis marmorata
BỘ CÓ VÒI PROBOSCIDEA
32 Voi Elephas maximus
BỘ MÓNG GUỐC LẺ PERISSODACTYLA
33 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus
BỘ MÓNG GUỐC ARTIODACTYLA
NGÓN CHẴN
Họ Hươu nai Cervidea
34 Hươu vàng Axis porcinus
35 Hươu xạ Moschus berezovskii
36 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis
37 Mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis
38 Nai cà tong Rucervus eldi
Họ Trâu bò Bovidea
39 Bò rừng Bos javanicus
40 Bò tót Bos gaurus
41 Bò xám Bos sauveli
42 Sao la Pseudoryx nghetinhensis
43 Sơn dương Naemorhedus sumatraensis
44 Trâu rừng Bubalus arnee
BỘ TÊ TÊ PHOLIDOTA
Họ Tê tê Manidae
45 Tê tê java Manis javanica
46 Tê tê vàng Manis pentadactyla
BỘ THỎ RỪNG LAGOMORPHA
Họ Thỏ rừng Leporidae
47 Thỏ vằn Nesolagus timinsi
BỘ CÁ VOI CETACEA
Họ Cá heo Delphinidea
48 Cá Heo trắng Trung Hoa Sousa chinensis
BỘ HẢI NGƯU SIRNIA
49 Bò biển Dugong dugon
LỚP CHIM AVES
BỘ BỒ NÔNG PELECANIFORMES
Họ Bồ nông Pelecanidea
50 Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis
Họ Cổ rắn Anhingidea
51 Cổ rắn (Điêng điểng) Anhinga melanogaster
Họ Diệc Ardeidea
52 Cò trắng Trung Quốc Egretta eulophotes
53 Vạc hoa Gorsachius magnifcus
Họ Hạc Ciconiidea
54 Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus
55 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus
Họ Cò quắm Threskiomithidea
56 Cò thìa Platalea minor
57 Quắm cánh xanh (Cò quắm cánh xanh) Pseudibis davisoni
58 Quắm lớn (Cò quắm lớn) Thaumatibis gigantea
BỘ NGỖNG ANSERIFORMES
Họ Vịt Anatidea
59 Ngan cánh trắng Cairina scutulata
BỘ GÀ GALLIFORMES
Họ Trĩ Phasianidea
60 Gà so cổ hung Arborophila davidi
61 Gà lôi lam mào trắng Lophura echvardsi
62 Gà lôi tía Tragopan temminckii
63 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini
64 Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum
BỘ SẾU GRUIFORMES
Họ Sếu Gruidae
65 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) Grus antigone
Họ Ô tác Otidae
66 Ô tác Houbaropsis bengalensis
BỘ SẢ CORACIIFORMES
Họ Hông hoàng Bucerotidae
67 Niệc nâu Ptilolaemus tickelli
68 Niệc cổ hung Aceros nipalensis
69 Niệc mỏ vằn Aceros undulatus
70 Hồng hoàng Buceros bicornis
BỘ SẺ PASSERRIFORMES
Họ Khướu Timaliidae
71 Khướu Ngọc Linh Garrulax Ngoclinhensis
LỚP BÒ SÁT REPTILIA
BỘ CÓ VẢY SQUAMATA
Họ Kỳ đà Varanidae
72 Kỳ đà hoa Varanus salvator
73 Kỳ đà vân (Kỳ đà núi) Varanus bengalensis
Họ Rắn hổ Elapidae
74 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah
BỘ RÙA TESTUDINES
Họ Rùa da Dermochelyidae
75 Rùa da Dermochelys coriacea
Họ Vích Cheloniidae
76 Đồi mồi Eretmochelys imbricata
77 Đồi mồi dứa Lepidochelys olivacea
78 Quản đồng Caretta caretta
79 Vích Chelonia mydas
Họ Rùa đầm Cheloniidae
80 Rùa hộp ba vạch (Rùa vàng) Cuora trifasciata
81 Rùa hộp trán vàng miền Bắc Cuora galbinifrons
82 Rùa trung bộ Mauremys annamensis
83 Rùa đầu to Platysternon megacephalum
Họ Ba ba Trionychidae
84 Giải khổng lồ Pelochelys cantorii
85 Giải Sin-hoe (Giải Thượng Hải) Rafetus swinhoei
LỚP CÁ
BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES
Họ Cá Chép Cyprinidae
86 Cá lợ thân thấp Cyprinus multitaeniata
87 Cá chép gốc Procypris merus
88 Cá mè Huế Chanodichthys flavpinnis
BỘ CÁ CHÌNH ANGUILLIFORMES
Họ cá chình Aneuillidae
89 Cá chình nhật Anguilla japonica
BỘ CÁ ĐAO PRISTIFORMES
Họ cá đao Pristidae
90 Cá đao nước ngọt Pristis microdon

 
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

STT Ngành, nghề
1 Sản xuất con dấu
2 Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
3 Kinh doanh các loại pháo
4 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ
5 Kinh doanh dịch vụ xoa bóp
6 Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
7 Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
8 Kinh doanh súng bắn sơn
9 Hành nghề luật sư
10 Hành nghề công chứng
11 Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả
12 Hành nghề bán đấu giá tài sản
13 Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại
14 Hành nghề thừa phát lại
15 Hành nghề quản tài viên
16 Kinh doanh dịch vụ kế toán
17 Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
18 Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
19 Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục Hải quan
20 Kinh doanh hàng miễn thuế
21 Kinh doanh dịch vụ lưu kho ngoại quan
22 Kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa
23 Kinh doanh dịch vụ tập kết, kiểm tra hải quan trong, ngoài khu vực cửa khẩu
24 Kinh doanh chứng khoán
25 Kinh doanh dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán của Trung tâm lưu ký chứng khoán/ Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác.
26 Kinh doanh bảo hiểm
27 Kinh doanh tái bảo hiểm
28 Môi giới bảo hiểm
29 Đại lý bảo hiểm
30 Kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm
31 Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
32 Kinh doanh dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa
33 Kinh doanh xổ số
34 Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
35 Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
36 Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
37 Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
38 Kinh doanh casino
39 Kinh doanh dịch vụ đặt cược
40 Kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
41 Kinh doanh xăng dầu
42 Kinh doanh khí
43 Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
44 Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy)
45 Kinh doanh tiền chất thuốc nổ
46 Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
47 Kinh doanh dịch vụ nổ mìn
48 Kinh doanh hóa chất trừ hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
49 Kinh doanh phân bón vô cơ
50 Kinh doanh rượu
51 Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá
52 Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa
53 Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất, nhập khẩu điện, tư vấn chuyên ngành điện lực
54 Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương
55 Xuất khẩu gạo
56 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
57 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
58 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng
59 Nhượng quyền thương mại
60 Kinh doanh than
61 Kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc
62 Kinh doanh khoáng sản
63 Kinh doanh tiền chất công nghiệp
64 Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài
65 Hoạt động thương mại điện tử
66 Hoạt động dầu khí
67 Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển
68 Hoạt động dạy nghề
69 Hoạt động liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng với cơ sở dạy nghề của nước ngoài, cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
70 Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
71 Kinh doanh dịch vụ đánh giá kỹ năng nghề
72 Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo nghề với cơ sở dạy nghề nước ngoài và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
73 Kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
74 Kinh doanh dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
75 Kinh doanh dịch vụ việc làm
76 Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
77 Kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện
78 Kinh doanh dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy
79 Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động
80 Kinh doanh vận tải đường bộ
81 Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
82 Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
83 Kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô
84 Kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông
85 Kinh doanh dịch vụ sát hạch lái xe
86 Kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông
87 Kinh doanh vận tải đường thủy
88 Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy nội địa
89 Kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên và người lái phương tiện thủy nội địa
90 Kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển
91 Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
92 Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển
93 Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng
94 Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển
95 Kinh doanh khai thác cảng biển
96 Kinh doanh vận tải hàng không
97 Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay tại Việt Nam
98 Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
99 Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
100 Kinh doanh dịch vụ cung cấp bảo đảm hoạt động bay
101 Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không
102 Kinh doanh vận tải đường sắt
103 Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
104 Kinh doanh đường sắt đô thị
105 Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức
106 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy
107 Kinh doanh vận tải đường ống
108 Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hàng hải
109 Kinh doanh bất động sản
110 Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản
111 Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư
112 Kinh doanh dịch vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
113 Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý dự án
114 Kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng
115 Kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
116 Kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
117 Kinh doanh dịch vụ thi công xây dựng công trình
118 Kinh doanh dịch vụ lập, thẩm tra xây dựng dự án đầu tư xây dựng
119 Hoạt động xây dựng của nhà đầu tư nước ngoài
120 Kinh doanh dịch vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng
121 Kinh doanh dịch vụ kiểm định, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
122 Kinh doanh dịch vụ quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng, cây xanh
123 Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng dùng chung
124 Kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng
125 Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện
126 Kinh doanh sản phẩm amiang trắng thuộc nhóm Serpentine
127 Kinh doanh dịch vụ bưu chính
128 Kinh doanh dịch vụ viễn thông
129 Nhập khẩu thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện
130 Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số
131 Thành lập, hoạt động nhà xuất bản
132 Kinh doanh dịch vụ in
133 Kinh doanh dịch vụ phát hành xuất bản phẩm
134 Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội
135 Kinh doanh trò chơi trên mạng
136 Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
137 Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
138 Dịch vụ gia công, tái chế, sửa chữa, làm mới sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho đối tác nước ngoài
139 Kinh doanh dịch vụ truyền hình theo yêu cầu
140 Cung cấp dịch vụ nội dung thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet
141 Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động
142 Kinh doanh sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin
143 Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
144 Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
145 Hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên
146 Hoạt động của trung tâm giáo dục Quốc phòng – An ninh sinh viên
147 Hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông
148 Hoạt động giáo dục trung cấp chuyên nghiệp
149 Hoạt động của các trường chuyên biệt
150 Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
151 Hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài
152 Dịch vụ tổ chức dạy thêm học thêm
153 Khai thác thủy sản
154 Kinh doanh ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản
155 Kinh doanh thủy sản
156 Kinh doanh thức ăn thủy sản
157 Kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
158 Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm giống thủy sản
159 Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản
160 Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo Phụ lục của Công ước CITES
161 Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
162 Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường
163 Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập nội từ biển mẫu vật từ tự nhiên quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
164 Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
165 Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
166 Kinh doanh dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
167 Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
168 Kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật
169 Kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vắc xin, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
170 Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về thú y
171 Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm, phẫu thuật động vật
172 Kinh doanh dịch vụ tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật
173 Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y (bao gồm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản)
174 Kinh doanh dịch vụ chăn nuôi tập trung, sản xuất con giống; giết mổ động vật; cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; sản xuất nguyên liệu có nguồn gốc động vật để sản xuất thức ăn chăn nuôi, sơ chế, chế biến, bảo quản động vật, sản phẩm động vật; kinh doanh sản phẩm động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản sản phẩm động vật
175 Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
176 Kinh doanh, khảo nghiệm phân bón hữu cơ
177 Kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi
178 Sản xuất thức ăn chăn nuôi
179 Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
180 Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, trên cạn nguy cấp cần kiểm soát theo Phụ lục của Công ước CITES
181 Kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
182 Kinh doanh cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước
183 Kinh doanh củi than từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước
184 Kinh doanh tinh, phôi, trứng giống và ấu trùng
185 Kinh doanh dịch vụ chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
186 Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, khảo nghiệm chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
187 Kinh doanh sản phẩm biến đổi gen
188 Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
189 Kinh doanh dịch vụ của đại lý đấu thầu
190 Kinh doanh dịch vụ tư vấn đánh giá dự án đầu tư
191 Kinh doanh dịch vụ đào tạo đánh giá dự án đầu tư
192 Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
193 Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV
194 Kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô
195 Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi
196 Kinh doanh thuốc
197 Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc
198 Sản xuất mỹ phẩm
199 Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm
200 Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng
201 Kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng y tế
202 Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
203 Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế
204 Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
205 Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
206 Kinh doanh dịch vụ đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học (BA/BE) của thuốc
207 Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng
208 Kinh doanh trang thiết bị y tế
209 Hoạt động của cơ sở phân loại trang thiết bị y tế
210 Kinh doanh dịch vụ kiểm định trang thiết bị y tế
211 Kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp
212 Kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ
213 Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
214 Xuất, nhập khẩu và vận chuyển vật liệu phóng xạ
215 Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp theo lĩnh vực khoa học công nghệ
216 Kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
217 Kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
218 Kinh doanh dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ
219 Kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ
220 Sản xuất phim
221 Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật
222 Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch dự án hoặc tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
223 Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường
224 Kinh doanh dịch vụ lữ hành
225 Kinh doanh hoạt động thể thao
226 Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu
227 Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
228 Kinh doanh dịch vụ tổ chức lễ hội
229 Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh
230 Kinh doanh dịch vụ lưu trú
231 Kinh doanh dịch vụ quảng cáo
232 Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
233 Kinh doanh dịch vụ bảo tàng
234 Kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên mạng)
235 Xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
236 Kinh doanh dịch vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan
237 Kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai
238 Kinh doanh dịch vụ về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
239 Kinh doanh dịch vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai
240 Kinh doanh dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
241 Kinh doanh dịch vụ xác định giá đất
242 Kinh doanh dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất
243 Kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ
244 Kinh doanh dịch vụ khoan nước dưới đất
245 Kinh doanh dịch vụ thăm dò nước dưới đất
246 Kinh doanh dịch vụ khai thác, xử lý và cung cấp nước
247 Kinh doanh dịch vụ thoát nước
248 Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản
249 Khai thác khoáng sản
250 Kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại
251 Nhập khẩu phế liệu
252 Kinh doanh dịch vụ quan trắc môi trường
253 Kinh doanh dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết
254 Kinh doanh chế phẩm sinh học
255 Kinh doanh dịch vụ thu hồi, vận chuyển, xử lý sản phẩm thải bỏ
256 Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại
257 Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
258 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
259 Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
260 Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
261 Hoạt động ngoại hối
262 Kinh doanh mua, bán vàng miếng
263 Sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng
264 Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
265 Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước (cửa kho tiền)
266 Hoạt động in, đúc tiền
267 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng

 

The post LUẬT ĐẦU TƯ appeared first on MP Law Firm.

]]>
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu https://mplaw.vn/en/nghi-dinh-quy-dinh-chi-tiet-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-luat-dau-thau-ve-lua-chon-nha-thau/ Thu, 15 Mar 2018 17:50:50 +0000 http://law.imm.fund/?p=1918 CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU THẦU VỀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU Căn cứ Luật Tổ chức […]

The post Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu appeared first on MP Law Firm.

]]>
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU THẦU VỀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu,
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1: PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu.
  2. Việc lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Luật Đấu thầu áp dụng đối với dự án đầu tư phát triển quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu, trừ việc lựa chọn nhà thầu liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí.
  3. Trường hợp điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có quy định việc áp dụng thủ tục lựa chọn nhà thầu thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt thực hiện theo quy định của Nghị định này.
  4. Trường hợp điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế không có quy định về việc áp dụng thủ tục lựa chọn nhà thầu, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định này.

Mục 2: BẢO ĐẢM CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

  1. Nhà thầu tham dự quan tâm, tham dự sơ tuyển phải đáp ứng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.
  2. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu hỗn hợp phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cho gói thầu đó, trừ trường hợp các nội dung công việc này là một phần của gói thầu hỗn hợp.
  3. Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.
  4. Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
  5. a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
  6. b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;
  7. c) Nhà thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
  8. d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
  9. Trường hợp đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn thì tập đoàn, các công ty con của tập đoàn được phép tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu của nhau. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Mục 3: ƯU ĐÃI TRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 3. Nguyên tắc ưu đãi

  1. Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
  2. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.

Điều 4. Ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế

  1. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn:
  2. a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
  3. b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm kỹ thuật của nhà thầu vào điểm kỹ thuật của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
  4. c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.
  5. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp:
  6. a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
  7. b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá đánh giá của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
  8. c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.
  9. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

Điều 5. Ưu đãi đối với hàng hóa trong nước

  1. Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa được tính theo công thức sau đây:

D (%) = G*/G (%)
Trong đó:
– G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí;
– G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế;
– D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa. D ³ 25% thì hàng hóa đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

  1. Cách tính ưu đãi:
  2. a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
  3. b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;
  4. c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:

Điểm ưu đãi = 0,075 x (giá hàng hóa ưu đãi /giá gói thầu) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.
Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước

  1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
  2. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu có tổng số lao động là nữ giới hoặc thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên và có hợp đồng lao động tối thiểu 03 tháng; nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Luật Đấu thầu được xếp hạng cao hơn hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu được đánh giá ngang nhau.
  3. Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
  4. Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.

Mục 4: CUNG CẤP, ĐĂNG TẢI THÔNG TIN; CHI PHÍ; LƯU TRỮ HỒ SƠ TRONG QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 7. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu

  1. Trách nhiệm cung cấp thông tin:
  2. a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin nêu tại Điểm g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;
  3. b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin nêu tại Điểm h Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  4. c) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  5. d) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;

đ) Nhà thầu có trách nhiệm tự cung cấp và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 và Điểm k Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;

  1. e) Cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu, chuyên gia có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến đào tạo, giảng dạy, hoạt động hành nghề về đấu thầu của mình cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
  2. Trách nhiệm đăng tải thông tin:
  3. a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trong việc đăng tải thông tin về đấu thầu;
  4. b) Thông tin hợp lệ theo quy định được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trên Báo đấu thầu. Khi phát hiện những thông tin không hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu để các đơn vị cung cấp thông tin biết, chỉnh sửa, hoàn thiện để được đăng tải.
  5. Thông tin về lựa chọn nhà thầu qua mạng được bên mời thầu tự đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia nhưng phải bảo đảm hợp lệ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
  6. Đối với những dự án, gói thầu thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc công khai thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật nhà nước.
  7. Khuyến khích cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu và các phương tiện thông tin đại chúng khác đối với những gói thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu.

Điều 8. Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu

  1. Trường hợp tự đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
  2. a) Các đối tượng có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thực hiện đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điều 87 của Nghị định này và tự đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  3. b) Đối với thông tin quy định tại các Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, bên mời thầu phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo thời gian quy định trong thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  4. c) Đối với thông tin quy định tại các Điểm a, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, các tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải thông tin phải bảo đảm thời điểm tự đăng tải thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành.
  5. Trường hợp cung cấp thông tin cho Báo đấu thầu:
  6. a) Đối với thông tin quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin tối thiểu là 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu;
  7. b) Đối với thông tin quy định tại các Điểm d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.
  8. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ khi các tổ chức tự đăng tải thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu có trách nhiệm đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.
  9. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ khi Báo đấu thầu nhận được thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, Báo đấu thầu có trách nhiệm đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và trên Báo đấu thầu. Đối với thông tin quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, bên mời thầu phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo thời gian quy định trong thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu.
  10. Việc cung cấp và đăng tải thông tin đối với đấu thầu qua mạng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 88 của Nghị định này.

Điều 9. Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu

  1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
  2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
  3. a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
  4. b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.
  5. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
  6. a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng;
  7. b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
  8. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:
  9. a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;
  10. b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
  11. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
  12. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.
  13. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.
  14. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng.
  15. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Điều 10. Lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu

  1. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được lưu giữ đến tối thiểu là 03 năm sau khi quyết toán hợp đồng, trừ hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
  2. Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu theo thời hạn sau đây:
  3. a) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
  4. b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Cùng thời gian với việc hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà thầu không được lựa chọn.

Trường hợp trong thời hạn quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, nhà thầu không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ đề xuất về tài chính nhưng phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu không bị tiết lộ.

  1. Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu giữ trong khoảng thời gian 12 tháng, kể từ khi ban hành quyết định hủy thầu.
  2. Hồ sơ quyết toán, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan đến nhà thầu trúng thầu của gói thầu được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Chương II
QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI, HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU DỊCH VỤ PHI TƯ VẤN, MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP, HỖN HỢP THEO PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN
Mục 1: PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ
Điều 11. Quy trình chi tiết

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
  2. a) Lập hồ sơ mời thầu;
  3. b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
  4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
  5. a) Mời thầu;
  6. b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
  7. c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
  8. d) Mở thầu.
  9. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
  10. a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
  11. b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
  12. c) Xếp hạng nhà thầu.
  13. Thương thảo hợp đồng.
  14. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
  15. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Điều 12. Lập hồ sơ mời thầu

  1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
  2. a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan. Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
  3. b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;
  4. c) Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);
  5. d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

đ) Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.

  1. Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
  2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:
  3. a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
– Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
– Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
– Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

  1. b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:
– Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;
– Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;
– Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
– Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;
– Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
– Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
– Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;
– Tiến độ cung cấp hàng hóa;
– Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;
– Các yếu tố cần thiết khác.

  1. c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất):

– Xác định giá dự thầu;
– Sửa lỗi;
– Hiệu chỉnh sai lệch;
– Trừ giá trị giảm giá (nếu có);
– Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);
– Xác định giá trị ưu đãi (nếu có);
– So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.

  1. d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):

Công thức xác định giá đánh giá:
GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ
Trong đó:
– G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có);
– ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
+ Chi phí lãi vay (nếu có);
+ Tiến độ;
+ Chất lượng (hiệu suất, công suất);
+ Xuất xứ;
+ Các yếu tố khác (nếu có).
ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

  1. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp bao gồm:
  2. a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
– Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có); kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;
– Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
– Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu;
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

  1. b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, tiên lượng mời thầu, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:
– Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;
Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu.
– Tiến độ thi công;
– Các biện pháp bảo đảm chất lượng;
– Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;
– Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;
– Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;
– Các yếu tố cần thiết khác.

  1. c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này;
  2. d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá)

Công thức xác định giá đánh giá:
GĐG = G ± ∆g + ∆ƯĐ
Trong đó:
– G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) – giá trị giảm giá (nếu có);
– ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm:
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;
+ Chi phí lãi vay (nếu có);
+ Tiến độ;
+ Chất lượng;
+ Các yếu tố khác (nếu có).
– ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

  1. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) hoặc tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) cho phù hợp.

  1. Không sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ.
  2. Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa. Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế.
  3. Quy định về sử dụng lao động:
  4. a) Đối với đấu thầu quốc tế, khi lập hồ sơ mời thầu phải quy định sử dụng lao động trong nước đối với những vị trí công việc mà lao động trong nước đáp ứng được và có khả năng cung cấp, đặc biệt là lao động phổ thông. Chỉ được sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu. Nhà thầu không tuân thủ quy định về việc sử dụng lao động khi thực hiện hợp đồng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 của Nghị định này;
  5. b) Đối với những gói thầu cần sử dụng nhiều lao động phổ thông, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu đề xuất phương án sử dụng lao động địa phương nơi triển khai thực hiện dự án, gói thầu;
  6. c) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tuân thủ quy định tại Điểm a Khoản này trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng;
  7. d) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu về sử dụng lao động quy định tại Điểm a Khoản này sẽ bị loại.

Điều 13. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

  1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
  2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 14. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

  1. Mời thầu:

Bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.

  1. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:
  2. a) Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi hoặc cho các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn. Đối với nhà thầu liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu;
  3. b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu;
  4. c) Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 03 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 05 ngày làm việc (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:

– Gửi văn bản làm rõ cho các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu;
– Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu;
– Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã duyệt, Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản này;

  1. d) Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu.
  2. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:
  3. a) Nhà thầu chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
  4. b) Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà thầu gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
  5. c) Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà thầu nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu;
  6. d) Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà thầu tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu trước khi hồ sơ dự thầu được tiếp nhận.
  7. Mở thầu:
  8. a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
  9. b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

– Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;
– Kiểm tra niêm phong;
– Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;

  1. c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
  2. d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.

Điều 15. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu

  1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
  2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.
  3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại.

Điều 16. Làm rõ hồ sơ dự thầu

  1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
  2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
  3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Điều 17. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch

  1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
  2. a) Lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thầu. Trường hợp hồ sơ mời thầu có yêu cầu phải phân tích đơn giá chi tiết thì phải lấy số liệu trong bảng phân tích đơn giá dự thầu chi tiết làm cơ sở cho việc sửa lỗi số học. Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi;
  3. b) Các lỗi khác:

– Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá tương ứng thi đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng; khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá; nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
– Lỗi nhầm đơn vị tính: Sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Trường hợp có khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở cho việc sửa lỗi.

  1. Hiệu chỉnh sai lệch:
  2. a) Trường hợp có sai lệch về phạm vi cung cấp thì giá trị phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, giá trị phần chào thừa sẽ được trừ đi theo mức đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch;

Trường hợp trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch không có đơn giá thì lấy mức đơn giá chào cao nhất đối với nội dung này trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá thì lấy đơn giá trong dự toán làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;
Trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì tiến hành hiệu chỉnh sai lệch trên cơ sở lấy mức đơn giá tương ứng trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này; trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu không có đơn giá thì lấy mức đơn giá trong dự toán của gói thầu; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch;

  1. b) Trường hợp nhà thầu chào thiếu thuế, phí, lệ phí phải nộp theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu phải cộng các chi phí đó vào giá dự thầu. Phần chi phí này không được tính vào sai lệch thiếu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu;
  2. c) Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;
  3. d) Trường hợp nhà thầu có hồ sơ dự thầu được hiệu chỉnh sai lệch xếp hạng thứ nhất được mời vào thương thảo hợp đồng, khi thương thảo hợp đồng phải lấy mức đơn giá chào thấp nhất trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để thương thảo đối với phần sai lệch thiếu.
  4. Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu không chấp thuận với kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.

Điều 18. Đánh giá hồ sơ dự thầu

  1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
  2. a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
  3. b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
  4. c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
  5. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:

Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

  1. a) Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
  2. b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
  3. c) Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
  4. d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

  1. e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
  2. g) Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
  3. h) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

  1. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
  2. a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
  3. b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
  4. Đánh giá về kỹ thuật và giá:
  5. a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
  6. b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất), giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá).
  7. Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
  8. a) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
  9. b) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
  10. c) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
  11. d) Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý.

Điều 19. Thương thảo hợp đồng

  1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
  2. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
  3. a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
  4. b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;
  5. c) Hồ sơ mời thầu.
  6. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:
  7. a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
  8. b) Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;
  9. c) Việc thương thảo đối với phần sai lệch thiếu thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.
  10. Nội dung thương thảo hợp đồng:
  11. a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  12. b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;
  13. c) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:

Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

  1. d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

  1. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).
  2. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

Điều 20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

  1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
  2. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
  3. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
  4. Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:
  5. a) Tên nhà thầu trúng thầu;
  6. b) Giá trúng thầu;
  7. c) Loại hợp đồng;
  8. d) Thời gian thực hiện hợp đồng;

đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).

  1. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
  2. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:
  3. a) Thông tin quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều này;
  4. b) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;
  5. c) Kế hoạch hoàn thiện, ký kết/hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

Mục 2: PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ
Điều 21. Quy trình chi tiết

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
  2. a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
  3. b) Lập hồ sơ mời thầu;
  4. c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
  5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
  6. a) Mời thầu;
  7. b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
  8. c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
  9. d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  10. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
  11. a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  12. b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  13. c) Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
  14. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
  15. a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
  16. b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
  17. c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
  18. d) Xếp hạng nhà thầu.
  19. Thương thảo hợp đồng.
  20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
  21. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Điều 22. Lựa chọn danh sách ngắn
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

  1. Đối với đấu thầu rộng rãi:
  2. a) Lập hồ sơ mời sơ tuyển:

– Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển; tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
– Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển. Trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải quy định mức tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;

  1. b) Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển;
  2. c) Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
  3. d) Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển:

Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí cho các nhà thầu tới trước thời điểm đóng thầu;
đ) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển:
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển;

  1. e) Mở và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển:

– Hồ sơ dự sơ tuyển nộp theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bản và gửi biên bản mở thầu cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại;
– Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Nhà thầu có hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá đạt ở tất cả các nội dung về năng lực và kinh nghiệm được đưa vào danh sách ngắn.

  1. g) Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển:

– Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia;
– Kết quả sơ tuyển phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 106 của Nghi định này trước khi phê duyệt;
– Kết quả sơ tuyển phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển;
– Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải bao gồm tên các nhà thầu trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.

  1. h) Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này và gửi thông báo đến các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển.
  2. Đối với đấu thầu hạn chế:
  3. a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
  4. b) Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
  5. Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.

Điều 23. Lập hồ sơ mời thầu

  1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.
  2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá); xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá). Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
  3. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 và Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
  4. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 của Nghị định này.
  5. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 3 và Điểm d Khoản 4 Điều 12 của Nghị định này.
  6. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
  7. Về nhãn hiệu, xuất xứ của hàng hóa theo quy định tại Khoản 7 Điều 12 của Nghị định này.
  8. Về sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
  9. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp:

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá); xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) cho phù hợp.
Điều 24. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp áp dụng đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, cụ thể như sau:

  1. Xác định điểm giá:

Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1.000 thống nhất với thang điểm về kỹ thuật để xác định điểm giá. Điểm giá được xác định như sau:

Điểm giáđang xét = Gthấp nhất x (100 hoặc 1.000)
Gđang xét

Trong đó:
– Điểm giáđang xét: Là điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét;
– Gthấp nhất: Là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về tài chính;
– Gđang xét: Là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét.

  1. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:

Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu cần xác định tỷ trọng điểm về kỹ thuật và tỷ trọng điểm về giá cho phù hợp bảo đảm tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%, cụ thể như sau:

  1. a) Đối với gói thầu xây lắp: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 15%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 85% đến 90%;
  2. b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 90%;
  3. c) Đối với gói thầu mua thuốc: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 20% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 80%;
  4. d) Xác định điểm tổng hợp

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm kỹ thuậtđang xét + G x Điểm giáđang xét
Trong đó:
– Điểm kỹ ` xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;
– Điểm giáđangxét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;
– K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp;
– G: Tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp;
– K + G = 100%. Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và về giá (G) phải được xác định cụ thể trong hồ sơ mời thầu.
Điều 25. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

  1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
  2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 26. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

  1. Mời thầu:
  2. a) Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không tiến hành thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và được thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
  3. b) Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.
  4. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
  2. a) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
  3. b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

– Kiểm tra niêm phong;
– Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;

  1. c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
  2. d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

đ) Hồ sơ đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ mở thầu ký niêm phong.
Điều 27. Nguyên tắc đánh giá, làm rõ hồ sơ dự thầu, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch

  1. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
  2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
  3. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

Điều 28. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

  1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
  2. a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  3. b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  4. c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  5. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

  1. a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  2. b) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; trong đơn dự thầu, nhà thầu phải nêu rõ tiến độ thực hiện gói thầu phù hợp với đề xuất về kỹ thuật. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
  3. c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
  4. d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất kỹ thuật với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);

  1. e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
  2. g) Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
  3. h) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, không tiến hành đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

  1. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
  2. a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
  3. b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật;
  4. c) Nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển, có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực được cập nhật đáp ứng yêu cầu của gói thầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
  5. Đánh giá về kỹ thuật:
  6. a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
  7. b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.
  8. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính.

Điều 29. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính

  1. Kiểm tra niêm phong túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính.
  2. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính:
  3. a) Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
  4. b) Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính của mình;
  5. c) Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện đối với từng hồ sơ đề xuất về tài chính theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:

– Kiểm tra niêm phong;
– Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính; đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; các thông tin khác liên quan.

  1. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính:
  2. a) Các thông tin nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  3. b) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính.

Điều 30. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính

  1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
  2. a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính;
  3. b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính; bảng giá tổng hợp, bảng giá chi tiết; bảng phân tích đơn giá chi tiết (nếu có); các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;
  4. c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính.
  5. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:

Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

  1. a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính;
  2. b) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
  3. c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính.

  1. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu:
  2. a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
  3. b) Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:

– Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng;
– Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;
– Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
– Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.
Điều 31. Thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

  1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng.
  2. Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
  3. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

Chương III
QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI, HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN
Mục 1: NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC
Điều 32. Quy trình chi tiết

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
  2. a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
  3. b) Lập hồ sơ mời thầu;
  4. c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
  5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
  6. a) Mời thầu;
  7. b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
  8. c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
  9. d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  10. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
  11. a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  12. b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  13. c) Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
  14. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:
  15. a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;
  16. b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
  17. c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;
  18. d) Xếp hạng nhà thầu.
  19. Thương thảo hợp đồng.
  20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
  21. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Điều 33. Lựa chọn danh sách ngắn
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

  1. Đối với đấu thầu rộng rãi:
  2. a) Lập hồ sơ mời quan tâm:

– Hồ sơ mời quan tâm bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ quan tâm; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, trong đó bao gồm yêu cầu về số lượng, trình độ và kinh nghiệm của chuyên gia;
– Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm, trong đó phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung về năng lực, kinh nghiệm, nhân sự không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.

  1. b) Việc phê duyệt hồ sơ mời quan tâm phải bằng văn bản và căn cứ tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời quan tâm;
  2. c) Thông báo mời quan tâm thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
  3. d) Phát hành hồ sơ mời quan tâm:

Hồ sơ mời quan tâm được phát hành miễn phí cho các nhà thầu tới trước thời điểm đóng thầu;
đ) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ quan tâm:
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ quan tâm đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả mời quan tâm;

  1. e) Mở và đánh giá hồ sơ quan tâm:

– Hồ sơ quan tâm nộp theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời quan tâm sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ quan tâm phải được ghi thành biên bản và gửi biên bản mở thầu cho các nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm. Hồ sơ quan tâm được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại;
– Việc đánh giá hồ sơ quan tâm thực hiện: theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời quan tâm. Hồ sơ quan tâm của nhà thầu có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; hồ sơ quan tâm của nhà thầu có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất; trường hợp có nhiều hơn 06 nhà thầu đạt yêu cầu thì lựa chọn 06 nhà thầu xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn;

  1. g) Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả mời quan tâm:

– Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả mời quan tâm, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia;
– Kết quả mời quan tâm phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
– Kết quả mời quan tâm phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả mời quan tâm;
– Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả mời quan tâm phải bao gồm tên các nhà thầu được lựa chọn vào danh sách ngắn ,và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả mời quan tâm phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn;

  1. h) Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này và gửi thông báo đến các nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm.
  2. Đối với đấu thầu hạn chế:
  3. a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
  4. b) Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
  5. Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.

Điều 34. Lập hồ sơ mời thầu

  1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.
  2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá cố định (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định); xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
  3. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: Sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá theo thang điểm 100 hoặc 1.000, cụ thể như sau:
  4. a) Kinh nghiệm và năng lực nhà thầu: Từ 10% đến 20% tổng số điểm;
  5. b) Giải pháp và phương pháp luận để thực hiện gói thầu: Từ 30% đến 40% tổng số điểm;
  6. c) Nhân sự thực hiện gói thầu: Từ 50% đến 60% tổng số điểm;
  7. d) Tổng tỷ trọng điểm của nội dung quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này bằng 100%;

đ) Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi có điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% (80% đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù) tổng số điểm và điểm của từng nội dung yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực, về giải pháp và phương pháp luận, về nhân sự không thấp hơn 60% (70% đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù) điểm tối đa của nội dung đó.

  1. Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 của Nghị định này.
  2. Xác định giá cố định (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định):
  3. a) Xác định giá dự thầu;
  4. b) Sửa lỗi;
  5. c) Hiệu chỉnh sai lệch;
  6. d) Trừ giá trị giảm giá (nếu có);

đ) Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);

  1. e) Xác định giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu đã được xác định cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu.
  2. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá):
  3. a) Xác định điểm giá:

Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1.000 thống nhất với thang điểm về kỹ thuật. Điểm giá được xác định như sau:

Điểm giáđang xét = Gthấp nhất x (100 hoặc 1.000)
Gđang xét

Trong đó:
– Điểm giáđang xét: Điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét;
– Gthấp nhất: Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về tài chính;
– Gđang xét: Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét.

  1. b) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:

Điểm tổng hợp được xác định theo công thức sau đây:
Điểm tổng hợpđangxét = K x Điểm kỹ thuậtđangxét + G x Điểm giáđangxét
Trong đó:
– Điểm kỹ thuậtđang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;
– Điểm giáđang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;
– K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định, trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ lệ từ 70% đến 80%;
– G: Tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30%;
– K + G= 100%.
Điều 35. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

  1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt.
  2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 36. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

  1. Mời thầu:
  2. a) Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không tiến hành thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và được thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
  3. b) Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.
  4. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 của Nghị định này nhưng không bao gồm nội dung về bảo đảm dự thầu.
Điều 37. Nguyên tắc đánh giá; làm rõ hồ sơ dự thầu; sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch

  1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo nguyên tắc quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
  2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
  3. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

Điều 38. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

  1. Kiểm tra và đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
  2. a) Việc kiểm tra và đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 28 của Nghị định này, trừ nội dung kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của bảo đảm dự thầu;
  3. b) Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về kỹ thuật.
  4. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
  5. a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
  6. b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;
  7. c) Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính.

Điều 39. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính

  1. Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Nghị định này.
  2. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này.

Điều 40. Thương thảo hợp đồng

  1. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên các cơ sở quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 của Nghị định này.
  2. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã đề xuất theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

  1. Nội dung thương thảo hợp đồng:
  2. a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu với nhau dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  3. b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả thương thảo về các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;
  4. c) Thương thảo về nhân sự:

Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng thì nhà thầu mới được thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm các nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

  1. d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Thương thảo về các chi phí liên quan đến dịch, vụ tư vấn trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của gói thầu và điều kiện thực tế;

  1. e) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
  2. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).
  3. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

Điều 41. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
Mục 2: NHÀ THẦU LÀ CÁ NHÂN
Điều 42. Lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu, danh sách tư vấn cá nhân

  1. Bên mời thầu tổ chức lập điều khoản tham chiếu, dự thảo hợp đồng đối với vị trí tư vấn cá nhân cần tuyển chọn và xác định danh sách từ 03 đến 05 tư vấn cá nhân trình chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp xác định chỉ có duy nhất 01 tư vấn cá nhân đáp ứng yêu cầu để thực hiện hợp đồng, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:
  2. a) Mô tả tóm tắt về dự án;
  3. b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện hợp đồng;
  4. c) Yêu cầu về năng lực, trình độ của chuyên gia tư vấn;
  5. d) Các điều kiện và địa điểm thực hiện hợp đồng;

đ) Các nội dung cần thiết khác (nếu có).

  1. Tư vấn cá nhân có thể bao gồm một hoặc một nhóm chuyên gia. Trường hợp tư vấn là nhóm chuyên gia thì các chuyên gia phải cử đại diện để giao dịch với bên mời thầu, chủ đầu tư.
  2. Căn cứ hồ sơ do bên mời thầu trình, chủ đầu tư xem xét, phê duyệt điều khoản tham chiếu và danh sách tư vấn cá nhân.

Điều 43. Gửi thư mời và đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân; phê duyệt và ký kết hợp đồng

  1. Sau khi điều khoản tham chiếu và danh sách tư vấn cá nhân được phê duyệt, bên mời thầu gửi thư mời và điều khoản tham chiếu đến các tư vấn cá nhân có tên trong danh sách, trong đó nêu rõ thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ lý lịch khoa học.
  2. Nộp hồ sơ lý lịch khoa học:

Tư vấn cá nhân chuẩn bị hồ sơ lý lịch khoa học theo yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu và đề xuất kỹ thuật (nếu có) nộp cho bên mời thầu theo thời gian, địa chỉ trong thư mời.

  1. Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học:

Căn cứ nội dung của điều khoản tham chiếu, bên mời thầu đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của từng tư vấn cá nhân. Tư vấn cá nhân có tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Đấu thầu; có hồ sơ lý lịch khoa học và đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu sẽ được bên mời thầu mời vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

  1. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
  2. Việc phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của các tư vấn cá nhân, kết quả thương thảo hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân, kết quả thương thảo hợp đồng và nội dung của điều khoản tham chiếu.

Chương IV
QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI, HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP, HỖN HỢP THEO PHƯƠNG THỨC HAI GIAI ĐOẠN
Mục 1: PHƯƠNG THỨC HAI GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ
Điều 44. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một

  1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, việc lựa chọn danh sách ngắn thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
  2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một:
  3. a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;
  4. b) Hồ sơ mời thầu giai đoạn một bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một; ý tưởng yêu cầu về phương án kỹ thuật của gói thầu; yêu cầu về phương án tài chính, thương mại để các nhà thầu đề xuất về phương án kỹ thuật, phương án tài chính, thương mại, làm cơ sở cho bên mời thầu xem xét, hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai; không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.

Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

  1. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:
  2. a) Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
  3. b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 45. Tổ chức đấu thầu giai đoạn một

  1. Việc mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.
  2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Mở thầu:
  2. a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
  3. b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

– Kiểm tra niêm phong;
– Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; thông tin chính ghi trong đơn dự thầu; thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; các thông tin khác liên quan.

  1. c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
  2. d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có).
  3. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một:

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn một, căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm chuẩn xác yêu cầu về kỹ thuật, tài chính của gói thầu phục vụ cho việc hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Bên mời thầu phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một của các nhà thầu không bị tiết lộ.
Điều 46. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai

  1. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai:
  2. a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

Ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này, khi lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, phải tham khảo đề xuất của các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn một;

  1. b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm (đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu), tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá), xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và các nội dung liên quan khác theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12 và Điều 24 của Nghị định này. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

  1. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:
  2. a) Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
  3. b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
  4. Tổ chức đấu thầu:
  5. a) Bên mời thầu mời các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một đến nhận hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
  6. b) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Mở thầu:

Việc mở thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Nghị định này.
Điều 47. Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai

  1. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
  2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
  3. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
  4. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.

Điều 48. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

  1. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
  2. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan khác.
Mục 2: PHƯƠNG THỨC HAI GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ
Điều 49. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một

  1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, việc lựa chọn danh sách ngắn thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
  2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một:
  3. a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;
  4. b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm (đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu), tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, yêu cầu nhà thầu đề xuất về tài chính và các nội dung liên quan khác theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12 và Điều 24 của Nghị định này. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

  1. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:
  2. a) Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
  3. b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 50. Tổ chức đấu thầu giai đoạn một

  1. Việc mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.
  2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

  1. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
  2. a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này;
  3. b) Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu.
  4. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn một, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một tham dự thầu giai đoạn hai.

Điều 51. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai

  1. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai:
  2. a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

Ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này, hồ sơ mời thầu giai đoạn hai còn phải căn cứ vào biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một;

  1. b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu giai đoạn hai được lập trên cơ sở hồ sơ mời thầu giai đoạn một, phù hợp với các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật đã trao đổi với các nhà thầu.

  1. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:
  2. a) Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt và chỉ tiến hành thẩm định đối với các nội dung liên quan đến việc hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu giai đoạn một;
  3. b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
  4. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Bên mời thầu mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một đến nhận hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.

  1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật.

  1. Mở thầu:
  2. a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
  3. b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

– Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính trong giai đoạn một và hồ sơ dự thầu giai đoạn hai của mình;
– Kiểm tra niêm phong của túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính trong giai đoạn một, hồ sơ đề xuất về tài chính trong giai đoạn một của các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn hai, hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn hai;
– Mở hồ sơ đề xuất về tài chính trong giai đoạn một của các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn hai và mở hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật;

  1. c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn hai;
  2. d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc các đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.

Điều 52. Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai

  1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này; không đánh giá lại những nội dung đã thống nhất về kỹ thuật ở giai đoạn một.
  2. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn hai sẽ được xem xét đánh giá về tài chính. Việc đánh giá về tài chính thực hiện trên cơ sở đề xuất về tài chính của nhà thầu trong giai đoạn một và đề xuất về tài chính trong giai đoạn hai; căn cứ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu trong giai đoạn một và những đề xuất về kỹ thuật hiệu chỉnh của nhà thầu trong giai đoạn hai.

Điều 53. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

  1. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
  2. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan khác.
Chương V
CHỈ ĐỊNH THẦU, CHÀO HÀNG CẠNH TRANH, MUA SẮM TRỰC TIẾP, TỰ THỰC HIỆN
Mục 1: CHỈ ĐỊNH THẦU
Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:

  1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
  2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Điều 55. Quy trình chỉ định thầu thông thường

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
  2. a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

  1. b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

– Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;
– Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

  1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
  2. a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;
  3. b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
  4. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
  5. a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
  6. b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.
  7. Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
  8. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
Điều 56. Quy trình chỉ định thầu rút gọn

  1. Đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:

Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.

  1. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
  2. a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
  3. b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
  4. c) Ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
Mục 2: CHÀO HÀNG CẠNH TRANH
Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh

  1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
  2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Điều 58. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
  2. a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

  1. b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:

– Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
– Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

  1. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
  2. a) Bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.

Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;

  1. b) Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
  2. c) Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;
  3. d) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
  4. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:
  5. a) Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
  6. b) Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;
  7. c) Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.
  8. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

  1. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

  1. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường:
  2. a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu;
  3. b) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
  4. c) Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất;
  5. d) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

đ) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;

  1. e) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.

Điều 59. Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

  1. Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:
  2. a) Bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá (tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá) và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu;
  3. b) Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì bên mời thầu phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó. Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax.
  4. Nộp và tiếp nhận báo giá:
  5. a) Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bang fax;
  6. b) Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.
  7. Đánh giá các báo giá:
  8. a) Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn;
  9. b) Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.
  10. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

  1. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

  1. Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn:
  2. a) Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;
  3. b) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
  4. c) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.

Mục 3: MUA SẮM TRỰC TIẾP
Điều 60. Quy trình mua sắm trực tiếp

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
  2. a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. Hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực; yêu cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa bảo đảm kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước đó; yêu cầu về đơn giá của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp là một trong nhiều loại hàng hóa thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó thì quy mô của hàng hóa áp dụng mua sắm trực tiếp phải nhỏ hơn 130% quy mô của hàng hóa cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

  1. b) Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
  2. c) Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
  3. Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được lựa chọn trước đó. Trường hợp nhà thầu này không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu khác nếu nhà thầu này đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 24 của Luật Đấu thầu.
  4. Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
  5. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:
  6. a) Đánh giá hồ sơ đề xuất:

– Kiểm tra các nội dung về kỹ thuật và đơn giá;
– Cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu;
– Đánh giá tiến độ thực hiện, biện pháp cung cấp hàng hóa, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
– Các nội dung khác (nếu có).

  1. b) Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;
  2. c) Bên mời thầu phải bảo đảm đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng.
  3. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp:
  4. a) Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được ,thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt;
  5. b) Việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;
  6. c) Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thông báo bằng văn bản cho tất cả các nhà thầu tham gia nộp hồ sơ đề xuất và công khai theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
  7. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu liên quan khác.
Mục 4: TỰ THỰC HIỆN
Điều 61. Điều kiện áp dụng
Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu” trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 25 của Luật Đấu thầu và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
  2. Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
  3. Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

Điều 62. Quy trình tự thực hiện

  1. Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:

Hồ sơ về phương án tự thực hiện được lập bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc, giá trị, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc. Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.

  1. Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:

Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc và các nội dung cần thiết khác.

  1. Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:

Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị phụ thuộc hoặc ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao để tự thực hiện gói thầu.

  1. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc thuộc gói thầu phải được giám sát khi thực hiện, tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với mình để giám sát quá trình thực hiện gói thầu; trường hợp pháp luật chuyên ngành không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, gói thầu có giá trị dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.

Chương VI
LỰA CHỌN NHÀ THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU QUY MÔ NHỎ, GÓI THẦU CÓ SỰ THAM GIA THỰC HIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG
Mục 1: LỰA CHỌN NHÀ THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU QUY MÔ NHỎ
Điều 63. Hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ
Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.
Điều 64. Lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ

  1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và Chương V của Nghị định này.
  2. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu:
  3. a) Hồ sơ mời thầu được phát hành theo thời gian quy định trong thông báo mời thầu nhưng bảo đảm không ngắn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải thành công trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
  4. b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu;
  5. c) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu là 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu;
  6. d) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 25 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo về kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;

  1. e) Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;
  2. g) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
  3. Giá trị bảo đảm dự thầu từ 1% đến 1,5% giá gói thầu; giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 2% đến 3% giá hợp đồng.

Mục 2: LỰA CHỌN NHÀ THẦU ĐỐI VỚI GÓI THẦU CÓ SỰ THAM GIA THỰC HIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG
Điều 65. Tư cách hợp lệ của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phương khi thực hiện gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng

  1. Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ tại địa phương được coi là có tư cách hợp lệ để tham gia thực hiện các gói thầu quy định tại Điều 27 của Luật Đấu thầu khi người dân thuộc cộng đồng dân cư hoặc tổ, nhóm thợ hoặc các hội viên của tổ chức đoàn thể sinh sống, cư trú trên địa bàn triển khai gói thầu và được hưởng lợi từ gói thầu.
  2. Người đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ lựa chọn để thay mặt cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ ký kết hợp đồng.

Điều 66. Quy trình lựa chọn nhà thầu là cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ

  1. Chủ đầu tư dự thảo hợp đồng trong đó bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, chất lượng, tiến độ công việc cần đạt được, giá hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên.
  2. Chủ đầu tư niêm yết thông báo công khai về việc mời tham gia thực hiện gói thầu tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện truyền thông cấp xã, các nơi sinh hoạt cộng đồng để các cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể và tổ, nhóm thợ trên địa bàn biết. Thông báo cần ghi rõ thời gian họp bàn về phương án thực hiện gói thầu.
  3. Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ quan tâm nhận dự thảo hợp đồng để nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ năng lực bao gồm: Họ tên, độ tuổi, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với tính chất gói thầu của các thành viên tham gia thực hiện gói thầu.
  4. Chủ đầu tư xem xét, đánh giá lựa chọn ra cộng đồng dân cư hoặc tổ chức đoàn thể hoặc tổ, nhóm thợ tốt nhất và mời đại diện vào đàm phán và ký kết hợp đồng.

Trường hợp chỉ có một cộng đồng dân cư hoặc tổ chức đoàn thể hoặc tổ, nhóm thợ quan tâm thì xem xét giao cho cộng đồng dân cư hoặc tổ chức đoàn thể hoặc tổ, nhóm thợ đó thực hiện. Trường hợp không thể giao cho cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể thực hiện hoặc không có cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể quan tâm thì giao cho tổ, nhóm thợ thực hiện.

  1. Thời gian tối đa từ khi thông báo công khai về việc mời tham gia thực hiện gói thầu đến khi ký kết hợp đồng là 30 ngày.

Điều 67. Tạm ứng, thanh toán và giám sát, nghiệm thu công trình

  1. Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ được chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua người đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  2. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện giám sát thi công, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tham gia giám sát việc thi công công trình của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ.
  3. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành. Các thành phần tham gia nghiệm thu bao gồm:
  4. a) Đại diện chủ đầu tư;
  5. b) Đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ thi công công trình;
  6. c) Đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình;
  7. d) Các thành phần có liên quan khác do chủ đầu tư quyết định.

Chương VII
MUA SẮM TẬP TRUNG, MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN, MUA THUỐC, VẬT TƯ Y TẾ VÀ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG
Mục 1: MUA SẮM TẬP TRUNG
Điều 68. Nguyên tắc trong mua sắm tập trung

  1. Việc mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì đơn vị mua sắm tập trung thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện việc lựa chọn nhà thầu.
  2. Đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung trên cơ sở thỏa thuận khung. Trường hợp ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán hợp đồng.
  3. Việc áp dụng đấu thầu qua mạng đối với mua sắm tập trung được thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quy định.
  4. Trường hợp lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc nhiều người có thẩm quyền khác nhau, người có thẩm quyền của các gói thầu thỏa thuận, ủy quyền cho một người có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu; trong trường hợp này, người có thẩm quyền giao cho một đơn vị trực thuộc có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện việc tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 69 của Nghị định này.

Điều 69. Trách nhiệm trong mua sắm tập trung

  1. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật Đấu thầu, đối với quy định tại Khoản 2 Điều 74 và Điểm c Khoản 2 Điều 75 của Luật Đấu thầu được thực hiện theo một trong hai cách sau:
  2. a) Trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu;
  3. b) Ký văn bản thỏa thuận khung theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu.
  4. Cấp trên của đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.

Điều 70. Quy trình mua sắm tập trung tổng quát

  1. Quy trình mua sắm tập trung tổng quát:
  2. a) Tổng hợp nhu cầu;
  3. b) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
  4. c) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
  5. d) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;

đ) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

  1. e) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
  2. g) Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung;
  3. h) Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không tiến hành ký kết thỏa thuận khung theo quy định tại Điểm g Khoản này;
  4. i) Quyết toán, thanh lý hợp đồng.
  5. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu thực hiện mua sắm tập trung có thể chia thành nhiều phần để tổ chức đấu thầu lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu trúng thầu.

Điều 71. Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung

  1. Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
  2. a) Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  3. b) Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại.
  4. Trách nhiệm ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung:
  5. a) Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia. Riêng danh mục thuốc mua sắm tập trung do Bộ Y tế ban hành;
  6. b) Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 72. Nội dung thỏa thuận khung
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, đơn vị mua sắm tập trung quy định cụ thể về nội dung chi tiết của thỏa thuận khung trong hồ sơ mời thầu cho phù hợp nhưng phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Phạm vi cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bảng kê số lượng hàng hóa, dịch vụ;
  2. Thời gian, địa điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ dự kiến;
  3. Điều kiện bàn giao hàng hóa, dịch vụ; tạm ứng, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
  4. Mức giá trần tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ;
  5. Điều kiện bảo hành, bảo trì; đào tạo, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
  6. Trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
  7. Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp ký hợp đồng mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
  8. Trách nhiệm của đơn vị mua sắm tập trung;
  9. Thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận khung;
  10. Xử phạt do vi phạm hợp đồng;
  11. Các nội dung liên quan khác.

Mục 2: MUA SẮM THƯỜNG XUYÊN
Điều 73. Nội dung mua sắm thường xuyên
Nội dung mua sắm thường xuyên (trừ trường hợp mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án; mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh) bao gồm:

  1. Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
  2. Mua sắm vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
  3. Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
  4. May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);
  5. Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
  6. Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
  7. Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
  8. Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và hàng hóa khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;
  9. Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác;
  10. Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
  11. Các loại hàng hóa, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Điều 74. Quy trình thực hiện mua sắm thường xuyên
Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định về lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án nêu tại Chương II và Chương III của Luật Đấu thầu.
Mục 3: MUA THUỐC, VẬT TƯ Y TẾ
Điều 75. Nguyên tắc chung trong mua thuốc, vật tư y tế

  1. Việc mua thuốc thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định trong Luật Đấu thầu phải bảo đảm các nguyên tắc chung sau đây:
  2. a) Thuốc trúng thầu có mức giá hợp lý tương ứng với chất lượng, điều kiện giao hàng, bảo quản thuốc và các điều kiện liên quan khác;
  3. b) Nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm cung cấp thuốc theo đúng các thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng;
  4. c) Nhà thầu trúng thầu cung cấp thuốc phải bảo đảm thuốc đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện hợp đồng từ nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, bàn giao thuốc;
  5. d) Phải thực hiện mua sắm tập trung đối với những loại thuốc trong nước chưa sản xuất được, trừ những loại thuốc thuộc danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá;

đ) Đối với gói thầu mua thuốc quy mô nhỏ nhưng mặt hàng thuốc cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá thì có thể áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.

  1. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư y tế thực hiện như đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.

Điều 76. Thẩm quyền trong mua thuốc

  1. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
  2. a) Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý;
  3. b) Người đại diện theo pháp luật của cơ sở y tế ngoài công lập chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị mình trong trường hợp có ký hợp đồng tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội.
  4. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu:
  5. a) Thủ trưởng các cơ sở y tế công lập chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị mình;
  6. b) Trường hợp mua thuốc tập trung theo quy định tại Mục 1 Chương này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Nghị định này;
  7. c) Người đại diện theo pháp luật của cơ sở y tế ngoài công lập chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của đơn vị mình trong trường hợp có ký hợp đồng tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Điều 77. Trách nhiệm của các cơ quan trong mua thuốc

  1. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
  2. a) Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc mua tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá trên cơ sở đề xuất của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc;
  3. b) Tổ chức mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia, chủ trì đàm phán giá;
  4. c) Xây dựng lộ trình và hướng dẫn mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia, cấp địa phương, bảo đảm từ năm 2016 thực hiện trên phạm vi toàn quốc;
  5. d) Căn cứ các tiêu chí cơ bản như: Số đăng ký đã được công bố, giá thuốc mà doanh nghiệp sản xuất trong nước đã kê khai với cơ quan có thẩm quyền, số lượng số đăng ký tối thiểu theo dạng bào chế và hợp chất và các tiêu chí cần thiết khác để ban hành danh mục thuốc trong nước sản xuất được, đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp;

đ) Định kỳ hàng năm, tiến hành sơ tuyển để lựa chọn danh sách các nhà sản xuất, nhà cung cấp thuốc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và uy tín để làm cơ sở cho việc mời tham gia đấu thầu hạn chế.

  1. Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập bao gồm đại diện Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp dược và đại diện các tổ chức khác có liên quan. Hội đồng có trách nhiệm tư vấn cho Bộ Y tế trong các vấn đề sau đây:
  2. a) Nghiên cứu, đề xuất danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc mua tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá;
  3. b) Tham gia tư vấn trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đối với mua thuốc tập trung ở cấp quốc gia;
  4. c) Tham gia tư vấn trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đối với hình thức đàm phán giá ở cấp quốc gia.
  5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
  6. a) Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc từ khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu;
  7. b) Công khai giá từng loại thuốc trúng thầu được thanh toán, giá thuốc trúng thầu trung bình được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế của từng bệnh viện, địa phương, Bộ Y tế trên trang thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 78. Quy trình đàm phán giá thuốc

  1. Gửi thông báo mời đàm phán đến các nhà thầu cung cấp thuốc (nhà sản xuất, nhà cung cấp) trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, loại thuốc cần đàm phán về giá.
  2. Nhà thầu cung cấp thuốc căn cứ thông báo mời đàm phán để lập hồ sơ chào giá thuốc trong đó phải nêu rõ đặc tính dược lý, xuất xứ, số lượng, giá chào, điều kiện giao hàng và các nội dung liên quan khác.
  3. Hội đồng đàm phán tiến hành đàm phán giá với từng nhà thầu cung cấp thuốc để xác định nhà thầu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng, điều kiện bảo quản, giao hàng, các yêu cầu khác liên quan đến kỹ thuật, chất lượng và xác định giá chào của nhà thầu.
  4. Trường hợp có từ 02 nhà thầu cung cấp thuốc trở lên tham gia đàm phán giá, sau khi đàm phán, căn cứ kết quả đàm phán, Hội đồng đàm phán đề nghị các nhà thầu cung cấp thuốc chào lại giá; trong văn bản đề nghị chào lại giá phải nêu rõ thời hạn, địa điểm tiếp nhận hồ sơ chào lại giá, thời điểm mở các hồ sơ chào lại giá đồng thời mời các nhà thầu cung cấp thuốc tham dự lễ mở hồ sơ chào lại giá. Khi chào lại giá, nhà thầu không được chào giá cao hơn giá đã đàm phán trước đó. Nhà thầu có giá chào lại thấp nhất được công nhận trúng thầu.
  5. Cơ sở y tế trực tiếp sử dụng thuốc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp thuốc được công nhận trúng thầu thông qua đàm phán giá.

Điều 79. Chỉ định thầu rút gọn
Chỉ định thầu rút gọn áp dụng đối với việc mua thuốc trong các trường hợp sau đây:

  1. Gói thầu nằm trong hạn mức được chỉ định thầu quy định tại Điều 54 của Nghị định này;
  2. Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm phát sinh đột xuất theo nhu cầu đặc trị được Bộ Y tế ban hành nhưng chưa đưa vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
  3. Thuốc chưa có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chuyên môn trong trường hợp cấp bách như: Dịch bệnh, thiên tai, địch họa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh;
  4. Thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, cần mua gấp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ hoạt động chuyên môn trong trường hợp cấp bách;
  5. Thuốc đã có trong danh mục thuốc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc đã được duyệt nhưng trong năm nhu cầu sử dụng vượt số lượng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 80. Tiêu chuẩn đánh giá thuốc

  1. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.
  2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm: Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá đạt của từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:
  3. a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc;
  4. b) Năng lực sản xuất và kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy sản xuất, địa điểm bảo quản thuốc;
  5. c) Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu hoặc chủng loại thuốc cụ thể. Nhà thầu đạt tất cả nội dung nêu tại Khoản này được đánh giá đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

  1. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: Sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá theo thang điểm 100 hoặc 1.000, cụ thể như sau:
  2. a) Chất lượng thuốc: Từ 60% đến 80% tổng số điểm;
  3. b) Đóng gói, bảo quản, giao hàng: Từ 20% đến 40% tổng số điểm;

Tổng tỷ trọng điểm của nội dung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này bằng 100%;

  1. c) Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi có điểm về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm và điểm của từng nội dung yêu cầu về chất lượng thuốc; về đóng gói, bảo quản, giao hàng không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.

Điều 81. Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc và mua thuốc tập trung

  1. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo các hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế được thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định này; theo các hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và tự thực hiện được thực hiện theo quy định tại Chương V của Nghị định này.
  2. Mua thuốc tập trung thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương này.

Mục 4: LỰA CHỌN NHÀ THẦU CUNG CẤP SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG
Điều 82. Quy trình lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
Quy trình lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc dự án.
Điều 83. Chỉ định thầu gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công

  1. Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu:
  2. a) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công có giá gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu quy định tại Khoản 1 Điều 54 của Nghị định này;
  3. b) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công mà chỉ có 01 nhà cung cấp duy nhất trên địa bàn có khả năng thực hiện và đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
  4. Điều kiện chỉ định thầu:

Nhà thầu được chỉ định thầu thực hiện gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công phải có đủ năng lực về vốn, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và đội ngũ người lao động đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.

  1. Căn cứ chỉ định thầu:
  2. a) Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
  3. b) Đơn giá hoặc giá của gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với sản phẩm, dịch vụ công thuộc danh mục phải thẩm định giá thì đơn giá chỉ định thầu là đơn giá nêu trong thông báo thẩm định giá của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật về giá và quy định của pháp luật có liên quan;
  4. c) Số lượng, khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công cần thực hiện theo chỉ tiêu được người có thẩm quyền phê duyệt;
  5. d) Thời gian triển khai và thời gian hoàn thành;

đ) Dự toán được người có thẩm quyền giao.

  1. Quy trình chỉ định thầu gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công:
  2. a) Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ công có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng, đối với gói thầu cung cấp sản phẩm công có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng được thực hiện theo quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Điều 56 của Nghị định này;
  3. b) Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp nêu tại Điểm a Khoản này thì thực hiện theo quy trình chỉ định thầu thông thường quy định tại Điều 55 của Nghị định này.

Chương VIII
LỰA CHỌN NHÀ THẦU QUA MẠNG
Điều 84. Phạm vi và lộ trình áp dụng

  1. Lựa chọn nhà thầu qua mạng được thực hiện đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và hỗn hợp có hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và chỉ định thầu.
  2. Việc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng thực hiện theo lộ trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.

Điều 85. Nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng

  1. Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng, bên mời thầu, nhà thầu phải thực hiện đăng ký một lần trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  2. Bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  3. Đối với mỗi gói thầu, nhà thầu chỉ nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất một lần trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  4. Bên mời thầu tiến hành mở thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau thời điểm đóng thầu. Trường hợp không có nhà thầu nộp hồ sơ, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng; trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu mở thầu ngay mà không phải xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 117 của Nghị định này.
  5. Các văn bản điện tử giao dịch qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được coi là văn bản gốc, có giá trị pháp lý và có hiệu lực như văn bản bằng giấy, làm cơ sở phục vụ công tác đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân.

Điều 86. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu qua mạng
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu qua mạng bao gồm: Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; chi phí nhà thầu trúng thầu; chi phí sử dụng hợp đồng điện tử và chi phí sử dụng hệ thống mua sắm điện tử. Các chi phí nêu trên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Điều 87. Đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

  1. Khi tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đối tượng đăng ký sử dụng chứng thư số quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Luật Đấu thầu đăng ký với cơ quan vận hành hệ thống.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết về đối tượng đăng ký, quy trình đăng ký, hồ sơ đăng ký, thông tin phải nhập khi đăng ký và việc sử dụng chứng thư số trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Điều 88. Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

  1. Bên mời thầu, nhà thầu tiến hành đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điều 87 của Nghị định này.
  2. Bên mời thầu tự đăng tải thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bên mời thầu công khai quy cách hàng hóa cần mua sắm.
  3. Bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đồng thời với thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng. Trường hợp có sự sai khác giữa văn bản điện tử đính kèm và nội dung điền trong mẫu thì văn bản điện tử đính kèm sẽ có giá trị pháp lý.
  4. Nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia phải phản hồi cho nhà thầu là đã nộp hồ sơ thành công hay không thành công, đồng thời ghi lại thời điểm, trạng thái nộp trên hệ thống làm căn cứ giải quyết tranh chấp (nếu có). Nhà thầu thực hiện nộp bảo lãnh dự thầu thông qua ngân hàng có kết nối đến hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trường hợp rút hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, nhà thầu thông báo đến bên mời thầu và ngân hàng thực hiện bảo lãnh (nếu có) trước thời điểm đóng thầu.
  5. Bên mời thầu mở và giải mã hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau thời điểm đóng thầu. Biên bản mở hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn không quá 02 giờ sau thời điểm đóng thầu.
  6. Sau khi đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, bên mời thầu nhập kết quả lựa chọn nhà thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
  7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về thời gian và quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng.

Chương IX
HỢP ĐỒNG
Điều 89. Nguyên tắc chung của hợp đồng

  1. Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được thỏa thuận bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện toàn bộ phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  2. Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
  3. Trước khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận việc sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nội dung liên quan đến việc sử dụng trọng tài phải được quy định cụ thể trong hợp đồng.

Điều 90. Giá hợp đồng

  1. Giá hợp đồng phải được xác định rõ trong hợp đồng kèm theo nguyên tắc quản lý các thay đổi, điều chỉnh (nếu có).
  2. Giá hợp đồng cần được thể hiện chi tiết ở mức độ phù hợp trong bảng giá hợp đồng theo mẫu đã được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được thương thảo, hoàn thiện trước khi ký kết hợp đồng.

Điều 91. Đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng

  1. Đồng tiền sử dụng để thanh toán hợp đồng phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và không được trái với các quy định của pháp luật.
  2. Các chi phí trong nước phải được thanh toán bằng đồng Việt Nam, các chi phí bên ngoài lãnh thổ Việt Nam được thanh toán bằng đồng tiền nước ngoài theo quy định trong hợp đồng.
  3. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản và các hình thức khác do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật và phải được ghi trong hợp đồng.

Điều 92. Tạm ứng hợp đồng

  1. Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí được ứng trước cho nhà thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
  2. Tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức tạm ứng phù hợp. Trong hợp đồng phải nêu rõ về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng, thu hồi tạm ứng; trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tạm ứng; thu giá trị của bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp sử dụng kinh phí tạm ứng không đúng mục đích.
  3. Nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
  4. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì trong hợp đồng phải nêu rõ về kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.

Điều 93. Điều chỉnh giá và khối Iượng của hợp đồng

  1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được quy định rõ trong hợp đồng về nội dung điều chỉnh, nguyên tắc và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh.
  2. Điều chỉnh đơn giá:

Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, trong hợp đồng phải quy định rõ các nội dung sau đây:
a)Thời điểm để tính toán đơn giá gốc (thông thường xác định tại thời điểm 28 ngày trước thời điểm đóng thầu) để làm cơ sở xác định chênh lệch giữa đơn giá trúng thầu và đơn giá điều chỉnh;

  1. b) Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh đơn giá, trong đó chỉ số giá để làm cơ sở tính điều chỉnh đơn giá lấy theo chỉ số giá do Tổng cục Thống kê công bố hoặc chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;
  2. c) Phương pháp, công thức tính điều chỉnh đơn giá:

Việc xác định phương pháp, công thức tính điều chỉnh đơn giá phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp tính chất của gói thầu. Khuyến khích vận dụng các phương pháp tính đang áp dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế như các mẫu quy định của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

  1. Điều chỉnh khối lượng:
  2. a) Nguyên tắc điều chỉnh khối lượng phải được quy định rõ trong hợp đồng nếu tại thời điểm ký hợp đồng chưa xác định được đầy đủ khối lượng cần phải thực hiện;
  3. b) Những khối lượng công việc tăng do lỗi chủ quan của nhà thầu gây ra thì không được phép điều chỉnh;
  4. c) Đối với những khối lượng công việc trong bảng giá hợp đồng mà thực tế thực hiện chênh lệch quá 20% khối lượng quy định ban đầu thì hai bên phải thỏa thuận nguyên tắc điều chỉnh đơn giá hợp lý, phù hợp với điều kiện thay đổi khối lượng (tăng hoặc giảm) khi thanh toán cho phần khối lượng thực hiện chênh lệch quá 20% này;
  5. d) Những khối lượng phát sinh ngoài điều kiện quy định điều chỉnh ban đầu của hợp đồng hoặc trường hợp cần phải có sự tham gia của cả hai bên trong hợp đồng để ngăn ngừa, khắc phục các rủi ro thuộc trách nhiệm một bên thì hai bên cùng bàn bạc thống nhất biện pháp xử lý.
  6. Trường hợp có phát sinh chi phí hoặc thay đổi tiến độ thực hiện thì hai bên phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng để làm cơ sở thực hiện.

Điều 94. Thanh toán hợp đồng

  1. Giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để thanh toán cho nhà thầu. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thanh toán theo đúng thời hạn trong hợp đồng thì chịu trách nhiệm trả lãi đối với phần giá trị thanh toán chậm cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng.
  2. Việc thanh toán không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.
  3. Trong một hợp đồng có nhiều loại hợp đồng khác nhau thì áp dụng nguyên tắc thanh toán tương ứng với từng loại hợp đồng.

Điều 95. Thanh toán đối với loại hợp đồng trọn gói

  1. Nguyên tắc thanh toán:

Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần sau mỗi lần nghiệm thu với giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện hoặc một lần sau khi nhà thầu hoàn thành các trách nhiệm theo hợp đồng với giá trị bằng giá hợp đồng trừ đi giá trị tạm ứng (nếu có). Trường hợp không thể xác định được chi tiết giá trị hoàn thành tương ứng với từng hạng mục công việc hoặc giai đoạn nghiệm thu hoàn thành thì có thể quy định thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hợp đồng.

  1. Hồ sơ thanh toán đối với hợp đồng trọn gói bao gồm:
  2. a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có). Biên bản xác nhận khối lượng này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;
  3. b) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.

Điều 96. Thanh toán đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định

  1. Nguyên tắc thanh toán:
  2. a) Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá cố định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện;
  3. b) Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này với đơn giá không thay đổi nêu trong hợp đồng;
  4. c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
  5. Hồ sơ thanh toán bao gồm:
  6. a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
  7. b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
  8. c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;
  9. d) Đề nghị thanh toán của nhà thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán;

đ) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
Điều 97. Thanh toán đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

  1. Nguyên tắc thanh toán:
  2. a) Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá điều chỉnh ghi trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện;
  3. b) Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này;
  4. c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
  5. Hồ sơ thanh toán bao gồm:
  6. a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
  7. b) Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có);
  8. c) Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán trên cơ sở khối lượng công việc hoàn thành đã được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá được điều chỉnh theo quy định của hợp đồng;
  9. d) Đề nghị thanh toán của nhà thầu, trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán;

đ) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
Điều 98. Thanh toán đối với loại hợp đồng theo thời gian

  1. Nguyên tắc thanh toán:
  2. a) Mức thù lao cho chuyên gia được tính bằng cách lấy lương của chuyên gia và các chi phí liên quan đến lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ lễ, nghỉ tết và các chi phí khác được nêu trong hợp đồng hoặc được điều chỉnh theo quy định nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ). Trường hợp thời gian làm việc thực tế của chuyên gia ít hơn hoặc nhiều hơn so với thời gian trong hợp đồng đã ký, việc thanh toán căn cứ theo thời gian làm việc thực tế mà chuyên gia đã thực hiện;
  3. b) Các khoản chi phí liên quan (ngoài chi phí lương của chuyên gia quy định tại Điểm a Khoản này) bao gồm: Chi phí quản lý của đơn vị quản lý, sử dụng chuyên gia (nếu có); chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc, thông tin liên lạc và các chi phí khác thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. Đối với mỗi khoản chi phí này, trong hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán như thanh toán theo thực tế dựa vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ do nhà thầu xuất trình hoặc thanh toán trên cơ sở đơn giá thỏa thuận trong hợp đồng:
  4. Hồ sơ thanh toán:

Tùy tính chất của công việc tư vấn để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như biên bản nghiệm thu kết quả của công việc tư vấn, tài liệu xác nhận tiến độ thực hiện hợp đồng và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
Điều 99. Thanh lý hợp đồng

  1. Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp sau đây:
  2. a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
  3. b) Hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.
  4. Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất bằng biên bản thống nhất ký giữa hai bên. Biên bản thanh lý hợp đồng có thể được lập riêng hoặc như một phần của biên bản nghiệm thu đợt cuối cùng hoặc biên bản thống nhất chấm dứt hợp đồng với nội dung phù hợp với trách nhiệm các bên đã quy định trong hợp đồng và hợp đồng sẽ được coi là đã thanh lý trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các trách nhiệm trong biên bản thanh lý hợp đồng nêu trên; đối với những hợp đồng có quy mô lớn, phức tạp thì việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong thời hạn 90 ngày.

Chương X
PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 100. Trách nhiệm của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư mà mình không phải là chủ đầu tư:
  2. a) Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo yêu cầu;
  3. b) Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà thầu theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
  4. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
  5. a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
  6. b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
  7. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:
  8. a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  9. b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
  10. c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu.

Điều 101. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và Thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương

  1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
  2. a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
  3. b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
  4. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:
  5. a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  6. b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
  7. c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu.
  8. Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà thầu theo ủy quyền của cấp trên.

Điều 102. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, người đứng đầu doanh nghiệp

  1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
  2. a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
  3. b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
  4. Đối với dự án do mình là chủ đầu tư:
  5. a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  6. b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
  7. c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu và theo ủy quyền.

Điều 103. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

  1. Đối với dự án do mình quyết định đầu tư:
  2. a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
  3. b) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.
  4. Đối với dự án do mình thực hiện chức năng chủ đầu tư:
  5. a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  6. b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
  7. c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư quy định tại Điều 74 của Luật Đấu thầu.

Điều 104. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
  2. a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
  3. b) Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
  4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
  5. a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư, trừ các gói thầu quy định tại Khoản 3 Điều này;
  6. b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ đầu tư khi được yêu cầu, trừ các gói thầu quy định tại Khoản 3 Điều này.
  7. Sở Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua thuốc, vật tư y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
  8. Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; người đứng đầu doanh nghiệp giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau đây:
  9. a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; người đứng đầu doanh nghiệp;
  10. b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, doanh nghiệp là chủ đầu tư khi được yêu cầu.
  11. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  12. Bộ phận giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền, quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần và đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  13. Chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà thầu.
Điều 105. Thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

  1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:
  2. a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;
  3. b) Dự thảo hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  4. c) Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
  5. d) Tài liệu khác có liên quan.
  6. Nội dung thẩm định bao gồm:
  7. a) Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  8. b) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện của dự án, gói thầu; so với hồ sơ thiết kế, dự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có); so với biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một (đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn); so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
  9. c) Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  10. d) Các nội dung liên quan khác.
  11. Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:
  12. a) Khái quát nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  13. b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  14. c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  15. d) Các ý kiến khác (nếu có).
  16. Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.

Điều 106. Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu

  1. Nguyên tắc chung:
  2. a) Kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt;
  3. b) Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ chỉ tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;
  4. c) Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước khi phê duyệt;
  5. d) Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, không tiến hành thẩm định trong giai đoạn một, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;

đ) Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, giai đoạn một chỉ tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ và tương ứng với những nội dung được hiệu chỉnh về kỹ thuật so với giai đoạn một;

  1. e) Không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng nhà thầu trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà thầu được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu;
  2. g) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.
  3. Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển:
  4. a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

– Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
– Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của tổ chuyên gia;
– Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan.

  1. b) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;
– Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;
– Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
– Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
– Các nội dung liên quan khác.

  1. c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:

– Khái quát nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;
– Tóm tắt quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển và đề nghị của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
– Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
– Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
– Các ý kiến khác (nếu có).

  1. Thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật:
  2. a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

– Tờ trình đề nghị phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
– Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của tổ chuyên gia;
– Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan.

  1. b) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
– Các nội dung liên quan khác.

  1. c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:

– Tóm tắt quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu (từ khi đăng tải thông báo mời thầu đến khi trình thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật) và đề nghị của bên mời thầu về danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
– Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đề xuất biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
– Các ý kiến khác (nếu có).

  1. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu:
  2. a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

– Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
– Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia;
– Biên bản thương thảo hợp đồng;
– Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan; trường hợp đã tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì chỉ gửi biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính và bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

  1. b) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
– Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
– Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
– Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;
– Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình thương thảo hợp đồng; kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu, danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;
– Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;
– Các nội dung liên quan khác.

  1. c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:

– Khái quát về nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
– Tóm tắt toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi trình thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, kèm theo các hồ sơ, tài liệu đã báo cáo theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
– Tóm tắt đề xuất, kiến nghị của bên mời thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà thầu; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Các ý kiến khác (nếu có).
Chương XI
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ ĐẤU THẦU, TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN TỔ CHUYÊN GIA
Mục 1: ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ ĐẤU THẦU, TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI THÀNH VIÊN TỔ CHUYÊN GIA
Điều 107. Đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên cơ sở đào tạo về đấu thầu

  1. Cơ sở đào tạo đáp ứng điều kiện quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu lập hồ sơ đăng ký cơ sở đào tạo gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đăng ký của cơ sở đào tạo về đấu thầu.
  3. Cơ sở đào tạo được Hội đồng thẩm định đánh giá đáp ứng điều kiện quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu sẽ được công nhận là cơ sở đào tạo về đấu thầu và được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  4. Cơ sở đào tạo về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm một trong các quy định sau đây:
  5. a) Thay đổi địa chỉ của trụ sở giao dịch nhưng trong vòng 60 ngày, kể từ ngày thay đổi địa chỉ của trụ sở giao dịch mà không thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  6. b) Không sử dụng giảng viên về đấu thầu có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu;
  7. c) Không thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo đấu thầu;
  8. d) Cấp chứng chỉ cho các cá nhân không tham gia lớp đào tạo đấu thầu hoặc các cá nhân có tham gia nhưng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 111 của Nghị định này;

đ) Không lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định;

  1. e) Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của mình.

Điều 108. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu

  1. Cơ sở đào tạo về đấu thầu chỉ được tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  3. b) Có phòng học, phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu;
  4. c) Có tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình khung theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kèm theo bộ đề kiểm tra của chương trình đào tạo về đấu thầu cơ bản;
  5. d) Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng giảng dạy với giảng viên về đấu thầu.
  6. Các khóa đào tạo về đấu thầu có cấp chứng chỉ phải được tổ chức học tập trung, mỗi lớp không quá 150 học viên. Kết thúc khóa học, người đứng đầu cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu cho các cá nhân đạt yêu cầu.
  7. Kết thúc mỗi khóa đào tạo về đấu thầu có cấp chứng chỉ, cơ sở đào tạo có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả đào tạo kèm theo danh sách các cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  8. Đối với những khóa học mà tất cả học viên đều thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở đào tạo được phép điều chỉnh nội dung tài liệu giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu đặc thù về đấu thầu của địa phương nhưng vẫn phải bảo đảm thời lượng khóa học theo chương trình khung.

Điều 109. Điều kiện đối với giảng viên về đấu thầu

  1. Tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành pháp luật, kỹ thuật, kinh tế.
  2. Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 06 năm kinh nghiệm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không liên tục.
  3. Có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
  4. Hoàn thành các khóa bồi dưỡng giảng viên về đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Điều 110. Đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên giảng viên về đấu thầu

  1. Cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 109 của Nghị định này lập hồ sơ đăng ký giảng viên về đấu thầu gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đăng ký của giảng viên về đấu thầu.
  3. Giảng viên về đấu thầu được Hội đồng thẩm định đánh giá đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Điều 109 của Nghị định này sẽ được công nhận là giảng viên về đấu thầu và được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  4. Giảng viên về đấu thầu có trách nhiệm sau đây:
  5. a) Giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
  6. b) Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
  7. c) Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.
  8. Giảng viên về đấu thầu sẽ bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia khi vi phạm một trong các quy định sau đây:
  9. a) Không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;
  10. b) Không thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới;
  11. c) Không báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình hoạt động giảng dạy về đấu thầu của mình.

Điều 111. Điều kiện cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

  1. Cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Tham dự ít nhất 90% thời lượng của khóa học. Trường hợp học viên không bảo đảm thời lượng tham dự khóa học nhưng có lý do chính đáng, cơ sở đào tạo cho phép học viên bảo lưu thời lượng đã học và học tiếp tại khóa học khác của cùng một cơ sở đào tạo trong thời gian tối đa là 03 tháng, kể từ ngày đầu tiên của khóa học tham gia trước đó;
  3. b) Làm bài kiểm tra và có kết quả kiểm tra cuối khóa học được đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên;
  4. c) Có đầy đủ hành vi dân sự, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  5. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
  6. a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;
  7. b) Tốt nghiệp đại học trở lên;
  8. c) Có đầy đủ hành vi dân sự, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  9. d) Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu hoặc có tổng thời gian tối thiểu 05 năm làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không liên tục hoặc đã trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ;

đ) Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

  1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, có hiệu lực trong vòng 05 năm, kể từ ngày cấp. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.

Điều 112. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu

  1. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giảng viên đấu thầu, cơ sở đào tạo, cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
  2. Xây dựng và ban hành chương trình khung và tài liệu đào tạo về đấu thầu để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.
  3. Hướng dẫn chi tiết về đăng ký, thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.
  4. Tổ chức các kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
  5. Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho giảng viên về đấu thầu.
  6. Ban hành mẫu chứng chỉ chứng nhận giảng viên về đấu thầu, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề.
  7. Ban hành quyết định công nhận cơ sở đào tạo về đấu thầu đối với các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu.
  8. Ban hành quyết định công nhận giảng viên về đấu thầu đối với các cá nhân đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 109 của Nghị định này.
  9. Ban hành quyết định xóa tên cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 107 và Khoản 5 Điều 110 của Nghị định này.
  10. Kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ các quy định pháp luật về đấu thầu đối với cơ sở đào tạo và giảng viên.
  11. Tổng hợp tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, giảng viên thông qua báo cáo công tác đấu thầu của Bộ, ngành và địa phương, báo cáo của cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu.

Mục 2: TỔ CHỨC ĐẤU THẦU CHUYÊN NGHIỆP
Điều 113. Điều kiện của tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

  1. Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó có ngành nghề được phép hoạt động, kinh doanh là đại lý đấu thầu hoặc tư vấn đấu thầu hoặc có chức năng thực hiện nhiệm vụ chuyên trách về đấu thầu.
  2. Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đại lý đấu thầu, tư vấn đấu thầu, chuyên trách về đấu thầu.
  3. Nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện công việc.
  4. Có quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng quá trình thực hiện công việc.

Điều 114. Xem xét, công nhận và đăng tải thông tin về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

  1. Tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 113 của Nghị định này lập hồ sơ đề nghị công nhận là tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận là tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp.
  3. Tổ chức được Hội đồng thẩm định đánh giá đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Điều 113 của Nghị định này sẽ được công nhận là tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp và được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Điều 115. Hoạt động của tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp

  1. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp chỉ được phép hoạt động khi đã có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  2. Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp được ký kết hợp đồng làm đại lý đấu thầu hoặc tư vấn đấu thầu cho các chủ đầu tư, bên mời thầu.

Mục 3: TỔ CHUYÊN GIA
Điều 116. Tổ chuyên gia

  1. Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, trừ cá nhân quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
  2. Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan.
  3. Cá nhân không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu, khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  4. a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;
  5. b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
  6. c) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;
  7. d) Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.
  8. Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.

Chương XII
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG ĐẤU THẦU
Mục 1: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU
Điều 117. Xử lý tình huống trong đấu thầu

  1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 8 Điều này.
  2. Trường hợp dự toán được phê duyệt của gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:
  3. a) Trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu;
  4. b) Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
  5. Trường hợp sau khi lựa chọn danh sách ngắn, chỉ có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thi căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu xử lý theo một trong hai cách sau đây:
  6. a) Tiến hành lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách ngắn;
  7. b) Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong danh sách ngắn.
  8. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì phải xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:
  9. a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới;
  10. b) Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.
  11. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì thực hiện theo các quy định sau đây:
  12. a) Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình;
  13. b) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần;
  14. c) Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá theo quy định tại Điểm b Khoản này;
  15. d) Trường hợp 01 nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có 01 hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.
  16. Trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về tính khả thi của đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì không chấp nhận đơn giá chào thầu đó, đồng thời coi đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thiếu của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
  17. Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vượt giá gói thầu và ít nhất 01 nhà thầu trong danh sách xếp hạng có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp hơn giá gói thầu thì được phép mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá gói thầu được duyệt. Trường hợp đàm phán không thành công, được mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán.
  18. Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì xem xét xử lý theo một trong các cách sau đây:
  19. a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu nếu giá gói thầu đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành chi phí thực hiện gói thầu;
  20. b) Cho phép đồng thời với việc các nhà thầu chào lại giá dự thầu, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết.

Trường hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá dự thầu nhưng không quá 10 ngày, kể từ ngày bên mời thầu gửi văn bản đề nghị chào lại giá dự thầu cũng như quy định rõ việc mở các hồ sơ chào lại giá dự thầu theo quy trình mở thầu quy định tại Điều 29 của Nghị định này. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trước ngày mở hồ sơ chào lại giá dự thầu nhưng tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh song phải bảo đảm trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ chào lại giá dự thầu;

  1. c) Cho phép mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời gian tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh. Trường hợp đàm phán không thành công thì mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán. Cách thức này chỉ áp dụng đối với trường hợp gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế của dự án, gói thầu.
  2. Trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt thì được phép thành lập tổ thẩm định liên ngành để yêu cầu nhà thầu làm rõ các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các bằng chứng liên quan theo hướng sau đây:
  3. a) Các yếu tố kinh tế liên quan đến biện pháp thi công, quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;
  4. b) Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà thầu dẫn đến lợi thế về giá cả;
  5. c) Nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự cung cấp cho gói thầu, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật;

Trường hợp thỏa mãn được các điều kiện quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu vẫn được chấp nhận trúng thầu. Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá trúng thầu và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Nhà thầu nhận được sự trợ cấp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sẽ bị loại.

  1. Trường hợp trong hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, phần sai khác giữa khối lượng công việc theo biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu và khối lượng công việc theo biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất sẽ không bị hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này. Phần sai khác này không bị tính là sai lệch thiếu.
  2. Trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì chủ đầu tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó, phần khối lượng công việc chưa thực hiện được áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác trên cơ sở bảo đảm chất lượng, tiến độ của gói thầu. Giá trị phần khối lượng công việc chưa thực hiện giao cho nhà thầu mới được tính bằng giá trị ghi trong hợp đồng trừ đi giá trị của phần khối lượng công việc đã thực hiện trước đó. Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, người có thẩm quyền phải bảo đảm nhà thầu được chỉ định có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc còn lại của gói thầu. Trường hợp việc thực hiện hợp đồng chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu thì không được phép chấm dứt hợp đồng để thay thế nhà thầu khác. Trường hợp phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm để thay thế nhà thầu mới, trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm, chủ đầu tư phải gửi thông báo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu; trong thông báo phải nêu rõ lý do nhà thầu vi phạm dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng, hình thức lựa chọn nhà thầu thay thế, tên nhà thầu được chỉ định trong trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu.
  3. Trường hợp nhà thầu đang trong quá trình tham dự thầu nhưng bị sáp nhập hoặc chia tách thì được xem xét, quyết định việc cho phép nhà thầu đã bị sáp nhập hoặc chia tách đó tiếp tục tham gia đấu thầu.

13 Trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu trúng thầu không đáp ứng điều kiện về năng lực kỹ thuật, tài chính quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Luật Đấu thầu thì mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo hợp đồng. Trong trường hợp này, nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải khôi phục lại hiệu lực của hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu trong trường hợp hồ sơ dự thầu hết hiệu lực và bảo đảm dự thầu của nhà thầu đã được hoàn trả hoặc giải tỏa.

  1. Trường hợp sau khi đánh giá, có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt nhất, ngang nhau thì xử lý như sau:
  2. a) Trao thầu cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất;
  3. b) Trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
  4. Ngoài trường hợp nêu tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều này, khi phát sinh tình huống thì chủ đầu tư xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Mục 2: GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG ĐẤU THẦU
Điều 118. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị

  1. Đơn kiến nghị là của nhà thầu tham dự thầu.
  2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có).
  3. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại Điều 92 của Luật Đấu thầu.
  4. Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà thầu khởi kiện ra Tòa án.
  5. Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại Khoản 8 Điều 9 của Nghị định này được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết.

Điều 119. Hội đồng tư vấn

  1. Chủ tịch Hội đồng tư vấn:
  2. a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Trung ương là đại diện có thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp Trung ương có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
  3. b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn cấp Bộ) là đại diện có thẩm quyền của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này. Hội đồng tư vấn cấp Bộ có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án do Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương quyết định đầu tư hoặc quản lý theo ngành, trừ gói thầu quy định tại Điểm a Khoản này;
  4. c) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp tỉnh là đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp tỉnh có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm các gói thầu của doanh nghiệp đăng ký thành lập, hoạt động trên địa bàn, trừ gói thầu quy định tại Điểm a Khoản này.
  5. Thành viên Hội đồng tư vấn:

Thành viên Hội đồng tư vấn gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Tùy theo tính chất của từng gói thầu và trong trường hợp cần thiết, ngoài thành viên nêu trên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cá nhân tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn. Thành viên Hội đồng tư vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn kiến nghị, của các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các cá nhân trực tiếp thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và của người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

  1. Hoạt động của Hội đồng tư vấn:
  2. a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn ra quyết định thành lập Hội đồng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu. Hội đồng tư vấn hoạt động theo từng vụ việc;
  3. b) Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có Báo cáo kết quả làm việc trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định; từng thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.
  4. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn:
  5. a) Bộ phận thường trực giúp việc là đơn vị được giao quản lý về hoạt động đấu thầu nhưng không gồm các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định gói thầu mà nhà thầu có kiến nghị;
  6. b) Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà thầu có kiến nghị nộp.

Điều 120. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu

  1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 92 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị.
  2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 118 của Nghị định này.
  3. Nhà thầu được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản.
  4. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà thầu phải có kết luận về nội dung kiến nghị; trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng thì trong văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do.

Chương XIII
XỬ LÝ VI PHẠM, KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
Mục 1: XỬ LÝ VI PHẠM TRONG ĐẤU THẦU
Điều 121. Các hình thức xử lý vi phạm trong đấu thầu

  1. Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
  2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu và Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.
  3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật về hình sự.
  4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 122. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu
Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

  1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
  2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 8 và 9 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
  3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 6 và 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu;
  4. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

Điều 123. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu

  1. Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 4 Điều 73, Khoản 10 Điều 74 và Điểm e Khoản 2 Điều 75 của Luật Đấu thầu.
  2. Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu, cụ thể như sau:
  3. a) Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;
  4. b) Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến trước khi ký kết hợp đồng; trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng sau khi ký kết hợp đồng;
  5. c) Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu;
  6. d) Biện pháp tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu do người có thẩm quyền quyết định khi phát hiện các quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu không phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.

Điều 124. Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về đấu thầu
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Mục 2: KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
Điều 125. Kiểm tra hoạt động đấu thầu

  1. Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị hoặc yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Phương thức kiểm tra bao gồm kiểm tra trực tiếp, yêu cầu báo cáo.
  2. Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu bảo đảm đạt được mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước, Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; các doanh nghiệp nhà nước chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại địa phương mình.
  4. Kiểm tra đấu thầu bao gồm kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
  5. a) Nội dung kiểm tra định kỳ bao gồm:

– Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu, phân cấp trong đấu thầu;
– Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu;.
– Kiểm tra việc cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;
– Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
– Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện các gói thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt;
– Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu;
– Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi về công tác đấu thầu.

  1. b) Nội dung kiểm tra đột xuất: Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp.
  2. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo, kết luận kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đã nêu trong kết luận kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì cần đề xuất biện pháp xử lý hoặc chuyển cơ quan thanh tra, điều tra để xử lý theo quy định.
  3. Nội dung kết luận kiểm tra bao gồm:
  4. a) Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại đơn vị được kiểm tra;
  5. b) Nội dung kiểm tra;
  6. c) Nhận xét;
  7. d) Kết luận;

đ) Kiến nghị.
Điều 126. Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu

  1. Người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị có chức năng quản lý về hoạt động đấu thầu tham gia giám sát, theo dõi việc thực hiện của chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu để bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
  2. Người có thẩm quyền quyết định và chỉ đạo việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm do mình quyết định khi thấy cần thiết; tập trung giám sát, theo dõi đối với các chủ đầu tư, bên mời thầu có thắc mắc, kiến nghị, đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, các gói thầu có giá trị lớn, đặc thù, yêu cầu cao về kỹ thuật.
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này có trách nhiệm chủ trì, tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với trường hợp Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương là người có thẩm quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; tổ chức việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các dự án do địa phương quyết định đầu tư hoặc quản lý.
  4. Nội dung giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu trong việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu, bao gồm:
  5. a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  6. b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  7. c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: Chất lượng báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thương thảo hợp đồng;
  8. d) Thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Quá trình hoàn thiện hợp đồng, nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

  1. Phương thức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
  2. a) Đối với các gói thầu cần được tổ chức giám sát, theo dõi thì người có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới các chủ đầu tư, bên mời thầu;
  3. b) Bên mời thầu có trách nhiệm công khai tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi cho các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  4. c) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi khi nhận được yêu cầu bằng văn bản;
  5. d) Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định pháp luật về đấu thầu, cá nhân hoặc đơn vị thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền để có những biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm hiệu quả của quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.
  6. Trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
  7. a) Trung thực, khách quan; không gây phiền hà cho chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình giám sát, theo dõi;
  8. b) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ quá trình giám sát, theo dõi;
  9. c) Tiếp nhận thông tin phản ánh của nhà thầu và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu đang thực hiện giám sát, theo dõi;
  10. d) Bảo mật thông tin theo quy định;

đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
Chương XIV
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
Điều 127. Mẫu hồ sơ đấu thầu

  1. Mẫu hồ sơ đấu thầu bao gồm: Mẫu kế hoạch lựa chọn nhà thầu; mẫu hồ sơ mời quan tâm; mẫu hồ sơ mời sơ tuyển; mẫu hồ sơ mời thầu; mẫu hồ sơ yêu cầu; mẫu báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; mẫu báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và các mẫu khác.
  2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm ban hành mẫu hồ sơ đấu thầu.

Điều 128. Quản lý nhà thầu

  1. Trách nhiệm của nhà thầu:
  2. a) Phải đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu;
  3. b) Thường xuyên cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  4. c) Đối với nhà thầu nước ngoài, ngoài các trách nhiệm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, còn phải thực hiện các trách nhiệm sau đây:

– Sau khi được lựa chọn để thực hiện các gói thầu trên lãnh thổ Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh; nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa; đăng ký tạm trú, tạm vắng; chế độ kế toán, thuế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam liên quan, trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết;
– Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngoài có hiệu lực, chủ đầu tư các dự án có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về thông tin nhà thầu trúng thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành và Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương nơi triển khai dự án để tổng hợp và theo dõi;

  1. d) Nhà thầu nước ngoài được lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu không phải xin cấp giấy phép thầu.
  2. Quản lý đối với nhà thầu phụ:
  3. a) Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
  4. b) Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;
  5. c) Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu;
  6. d) Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ.
  7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu nhà thầu; danh sách nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu; tổng hợp, cung cấp thông tin về nhà thầu cho các tổ chức và cá nhân có liên quan nhằm phục vụ việc công khai, minh bạch thông tin và cạnh tranh lành mạnh trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Chương XV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 129. Hướng dẫn thi hành

  1. Đối với những gói thầu đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu nhưng đến ngày 01 tháng 7 năm 2014 chưa phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, nếu không phù hợp với Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì phải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu.

Đối với hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ, Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư liên quan.

  1. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Trong thời gian Nghị định này chưa có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, Nghị định số 68/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan, nhưng bảo đảm không trái với quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
  2. Đối với việc mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức đặt hàng, giao kế hoạch được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013; các hình thức lựa chọn nhà thầu khác được thực hiện theo quy định tại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định này.
  3. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn được tham gia các hoạt động đấu thầu theo quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 nhưng phải tự cập nhật các nội dung quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành.
  4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm:
  5. a) Quy định lộ trình áp dụng và hướng dẫn thực hiện chi tiết các nội dung sau đây:

– Đăng ký thông tin nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 và Điểm e Khoản 2 Điều 22 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
– Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu cho các cá nhân thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 và Điểm c Khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;
– Hoạt động của các tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 32 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13;

  1. b) Hướng dẫn thực hiện các nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
  2. Bộ Tài chính:
  3. a) Hướng dẫn thực hiện chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  4. b) Công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung;
  5. c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện mua sắm tập trung;
  6. d) Hướng dẫn về các chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu.
  7. Bộ Y tế chủ trì hướng dẫn thực hiện việc đấu thầu thuốc phục vụ công tác phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác trong các cơ sở y tế.
  8. Bộ Công Thương:
  9. a) Hướng dẫn thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa của các nhà thầu trúng thầu;
  10. b) Công bố danh mục hàng hóa trong nước sản xuất được, danh mục hàng hóa thông dụng được phép nhập khẩu, chào bán tại Việt Nam.
  11. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý ngành liên quan để ban hành quy định về mức lương của các loại chuyên gia tư vấn trong nước, làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp đồng tư vấn áp dụng loại hợp đồng theo thời gian quy định tại Khoản 4 Điều 62 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
  12. Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn định mức nhân công trong các hoạt động tư vấn: xây dựng làm cơ sở cho việc xác định giá hợp đồng tư vấn áp dụng loại hợp đồng theo thời gian quy định tại Khoản 4 Điều 62 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
  13. Các Bộ, ngành trong phạm vi quản lý của mình phải công bố danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng.
  14. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định này (nếu cần thiết) nhưng bảo đảm không trái với các quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định này.
  15. Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phân công lãnh đạo phụ trách trực tiếp, chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu và giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của ngành hoặc địa phương mình. Trong quá trình thực hiện Nghị định này, nếu có những phát sinh, vướng mắc cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Định kỳ hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải gửi báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 130. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2014.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ và Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hết hiệu lực thi hành.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

 

The post Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu appeared first on MP Law Firm.

]]>
Law No. 67/2014/QH13 of November 26, 2014, on investment https://mplaw.vn/en/law-no-672014qh13-of-november-26-2014-on-investment/ Wed, 26 Nov 2014 16:34:28 +0000 http://law.imm.fund/?p=2373 THE NATIONAL ASSEMBLY ——– SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness ————— Law No. 67/2014/QH13 Hanoi, November 26, 2014 LAW ON INVESTMENT Pursuant to Constitution of Socialist Republic of Vietnam; The National Assembly promulgates the Law on Investment. Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Scope This Law deals with business investments in Vietnam […]

The post Law No. 67/2014/QH13 of November 26, 2014, on investment appeared first on MP Law Firm.

]]>
THE NATIONAL ASSEMBLY
——–
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
—————
Law No. 67/2014/QH13 Hanoi, November 26, 2014

LAW

ON INVESTMENT

Pursuant to Constitution of Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Investment.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope
This Law deals with business investments in Vietnam and outward business investments.
Article 2. Regulated entities
This Law applies to investors, other organizations and individuals (hereinafter referred to as entities) involved in business investment.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:

  1. Register office means the regulatory body competent to issue, adjust, and revoke Certificates of investment registration.
  2. Investment project means a collection of proposal to make midterm or long-term capital investment in business in a particular administrative division over a certain period of time.
  3. Expansion project means a project to make investment to expand the scale, improve the capacity, apply new technologies, reduce pollution or improve the environment.
  4. New investment project means a project that is executed for the first time or a project independent from any other running project.
  5. Business investment means an investor’s investing capital to do business by establishing a business organization; making capital contribution, buying shares or capital contributions to a business organization; making investments in the form of contracts or execution of investment projects.
  6. Certificate of investment registration means a paper or electronic document bearing registered information about the investment project of the investor.
  7. National investment database means a system of professional information meant for monitoring, assessment, and analysis of investments nationwide in order to serve state management tasks and support for investors’ investment making process.
  8. Public-Private Partnership contract (hereinafter referred to as PPP contract) means a contract between a competent authority and an investor or project management enterprise to execute an investment project as prescribed in Article 27 of this Law.
  9. Business cooperation contract means a contract between investors for business cooperation and distribution of profits, products without establishment of a new business organization.
  10. Export-processing zone means an industrial park specialized in manufacturing of exported products or provision of services for manufacturing of exported products and export.
  11. Industrial park means an area with a defined geographical boundary specialized in industrial production and provision of services for industrial production.
  12. Economic zone means an area with a defined geographical boundary which consists of multiple sectors and is meant to attract investments, develop socio-economic, and protect national defense and security.
  13. Investor means an organization or individual that makes business investments. Investors include Vietnamese investors, foreign investors, and foreign-invested business organizations.
  14. Foreign investor means an individual holding a foreign nationality or an organization established under foreign laws an making business investment in Vietnam.
  15. Vietnamese investor means an individual holding Vietnamese nationality or a business organization whose members or shareholders are not foreign investors.
  16. Business organization means an organization established and run in accordance with Vietnam’s laws. Business organizations include companies, cooperatives, cooperative associations, and other organizations that make business investments.
  17. Foreign-invested business organization means a business whose members or shareholders are foreign investors.
  18. Capital means money and other assets used invested in business.

Article 4. Application of the Law on Investment, relevant laws and international agreements

  1. Investments made within Vietnam’s territory must comply with this Law and relevant laws.
  2. Where regulations on banned business lines, conditional business lines, or investment procedures in this Law and other laws are inconsistent, regulations of this Law shall apply, except for investment procedures prescribed in the Law on Securities, the Law of credit institution, the Law on Insurance, and the Law on Petroleum.
  3. Where regulations of this Law and those of an international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory are inconsistent, the latter shall apply.
  4. With regard to any contract to which at least a party is a foreign investor or a business organization defined in Clause 1 Article 23 of this Law, the parties to which may reach an agreement on whether to apply foreign laws or international practice if such agreement does not contravene Vietnam’s laws.

Article 5. Policies on business investment

  1. Investors are entitled to make investments in the business lines that are not banned in this Law.
  2. Investors may decide their business investments on their own in accordance with this law and relevant laws; may access and make use of loan capital, assistance funds, land, and other resources as prescribed by law.
  3. The ownership of assets, capital, income, another the lawful rights and interests of investors are recognized and protected by the State.
  4. The State shall treat investors equitably; introduce policies to encourage and enable investors to make business investment and to ensure sustainable development of economic sectors.
  5. International agreements on business investment to which Socialist Republic of Vietnam is a signatory are upheld by the State.

Article 6. Banned business lines

  1. The investments in the activities below are banned:
  2. a) Trade in the narcotic substances specified in Appendix I hereof;
  3. n) Trade in the chemicals and minerals specified in Appendix I of this Law;
  4. c) Trade in specimens of wild flora and fauna specified in Appendix 1 of Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora; specimens of rare and/or endangered species of wild fauna and flora in Group I of Appendix 3 hereof;
  5. d) Prostitution;
  6. dd) Human trafficking; trade in human tissues and body parts;
  7. e) Business pertaining to human cloning.
  8. The Government’s regulations shall apply to production and use of products mentioned in Points a, b, and c Clause 1 of this Article during analysis, testing, scientific research, medical research, pharmaceutical production, criminal investigation, national defense and security protection

Article 7. Conditional business lines

  1. Conditional business lines are the business lines in which the investment must satisfy certain conditions for reasons of national defense and security, social order and security, social ethics, or public health.
  2. The List of conditional business lines is provided in Appendix 4 hereof.
  3. Conditions for making investments in the business lines mentioned in Clause 2 of this Article are specified in the Laws, Ordinances, Decrees, and the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory. Ministries, ministerial agencies, the People’s Council, People’s Committees, and other entities must not issue regulations on conditions for making business investments.
  4. Conditions for making business investments must be appropriate for the objectives in Clause 1 of this Article, ensure transparency, objectivity, not wasting time or money of investors.
  5. The conditional business lines and the corresponding conditions shall be posted on the National Company Registration Portal.
  6. The Government shall elaborate the announcement and control of conditions for business investments.

Article 8. Amendments to the Lists of banned business lines and the List of conditional business lines
Depending on the socio-economic conditions and state management requirements in each period, the Government shall review the banned business lines, conditional business lines and propose amendments to Article 6 and Article 7 to the National Assembly.
Chapter II
INVESTMENT ASSURANCE
Article 9. Assurance of asset ownership

  1. Lawful assets of investors shall not be nationalized or confiscated by administrative measures.
  2. Where an asset is bought or commandeered by the State of reasons of national defense and security, national interests, state of emergency, prevention or recovery of natural disaster, the investor shall be reimbursed or compensated in accordance with regulations of law on property commandeering and relevant regulations of law.

Article 10. Assurance of business investment

  1. Investors are not required by the State to satisfy the following requirements:
  2. a) Give priority to buying, using domestic goods/services; or only buy, use goods/services provided by Vietnamese producers/service providers;
  3. b) Achieve a certain export target; restrict the quantity, value, types of goods/services that are exported or produced/provided in Vietnam;
  4. c) Import a quantity/value of goods that is equivalent to the quantity/value of goods exported; or balance foreign currencies earned from export to meet import demands;
  5. d) Reach a certain rate of import substitution;
  6. dd) Reach a certain level/value of domestic research and development;
  7. e) Provide goods/service at a particular location in Vietnam or overseas;
  8. g) Have the headquarter situated at a location requested by a competent authority.
  9. Depending on the orientation of socio-economic development, foreign exchange management policies, and the ability to balance foreign exchange in each period, the Prime Minister shall decide the assurance of fulfillment of demands for foreign currencies of investment projects the investment policies subject to issuance of decisions on investment policies by the National Assembly, the Prime Minister, and other important projects of investment in infrastructural development.

Article 11. Assurance of transfer of foreign investors’ assets to abroad
After all financial obligations to Vietnamese government are fulfilled, foreign investors are permitted to transfer the following assets to abroad:

  1. Capital and liquidations;
  2. Income from business investment;
  3. Money and other assets under the lawful ownership of the investors.

Article 12. The Government’s guarantee for some important projects

  1. The Prime Minister shall decide the provision of guarantees for contract execution by competent authorities or state-owned companies participating in investment projects subject to issuance of decisions on investment policies by the National Assembly, the Prime Minister, and other important projects of investment in infrastructural development.
  2. The Government shall elaborate this Article.

Article 13. Assurance of business investment upon changes of laws

  1. Where a new law that provides more favorable investment incentives that those currently enjoyed by investor is promulgated, investors shall enjoy the new incentives for the remaining period of the incentive enjoyment of the project.
  2. Where a new law that provides less favorable investment incentives that those currently enjoyed by investor is promulgated, investors shall keep enjoying the current incentives for the remaining period of the incentive enjoyment of the project.
  3. The regulations in Clause 2 of this Article do not apply if regulations of law are changed for reasons of national defense and security, social order and security, social ethics, public health, or environmental protection.
  4. Where an investor is no longer eligible for investment incentives prescribed in Clause 3 of this Article, one or some of the following solutions shall be adopted:
  5. a) Deduct the damage actually suffered by the investor from the investor’s taxable income;
  6. b) Adjust the objectives of the investment project;
  7. c) Assist the investor in recovery from damage.
  8. With regard to the investment assurance measure in Clause 4 of this Article, the investor shall make a written request within 03 years from the effective date of the new law.

Article 14. Settlement of disputes over business investment

  1. Disputes over business investments in Vietnam shall be settled through negotiation and conciliation. If the dispute settlement cannot be reached through negotiation and conciliation, the dispute shall be resolved by arbitration or by the court in accordance with Clauses 2, 3, and 4 of this Article.
  2. Every dispute between a Vietnamese investor and a foreign-invested business organization, or between a Vietnamese investor, a foreign-invested business organization and a regulatory body over business investments within Vietnam’s territory shall be settled by Vietnam’s arbitration or court, except for the cases in Clause 3 of this Article.
  3. Every dispute between investors, one of which is a foreign investor or a business organization defined in Clause 1 Article 23 of this Law, shall be settled by one of the following agencies/organizations:
  4. a) Vietnam’s court;
  5. b) Vietnam’s arbitration;
  6. c) Foreign arbitration;
  7. d) International arbitration;
  8. dd) An arbitral tribunal established by the parties in dispute.
  9. Every dispute between a foreign investor and a regulatory body over business investments within Vietnam’s territory shall be settled by Vietnam’s arbitral tribunal or Vietnam’s court, unless otherwise agreed or prescribed by an international agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

Chapter III
INCENTIVES AND SUPPORT FOR INVESTMENT
Section 1: INVESTMENT INCENTIVES
Article 15. Forms and beneficiaries of investment incentives

  1. Forms of incentives:
  2. a) Application of a lower rate of corporate income tax for a certain period of time or throughout the project execution; exemption, reduction of corporate income tax;
  3. b) Exemption or reduction of import tax on goods imported as fixed assets; raw materials, supplies, and parts used for the project;
  4. c) Exemption, reduction of land rents, land levy.
  5. Beneficiaries of investment incentives:
  6. a) Projects of investment in the business lines given investment incentives specified in Clause 1 Article 16 of this Article;
  7. b) Investment projects in the administrative divisions given investment incentives specified in Clause 2 Article 16 of this Article;
  8. c) Any project in which the capital investment is at least VND 6,000 billion, or at least VND 6,000 billion is disbursed within 03 years from the day on which the Certificate of investment registration or decision on investment policies is issued;
  9. d) Any investment project in a rural area that employ at least 500 workers;
  10. dd) High-tech companies, science and technology companies, and science and technology organizations.
  11. Investment incentives shall be given to new investment projects and expansion projects. The level of each type of incentives shall be specified by regulations of law on taxation and land.
  12. Regulations in Points b, c, and d Clause 2 of this Article do not apply to mineral extraction projects; projects to manufacture/sale of goods/services subject to special excise tax according to the Law on special excise tax, except for car manufacturing.

Article 16. Business lines and administrative divisions given investment incentives

  1. Business lines given investment incentives:
  2. a) High-tech activities, high-tech ancillary products; research and development;
  3. b) Production of new materials, new energy, clean energy, renewable energy; productions of products with at least 30% value added; energy-saving products;
  4. c) Production of key electronic, mechanical products, agricultural machinery, cars, car parts; shipbuilding;
  5. d) Production of ancillary products serving textile and garment industry, leather and footwear industry, and the products in Point c of this Clause;
  6. dd) Production of IT products, software products, digital contents;
  7. e) Cultivation, processing of agriculture products, forestry products, aquaculture products; afforestation and forest protection; salt production; fishing and ancillary fishing services; production of plant varieties, animal breads, and biotechnology products;
  8. g) Collection, treatment, recycling of waste;
  9. h) Investment in development, operation, management of infrastructural works; development of public passenger transportation in urban areas;
  10. i) Preschool education, compulsory education, vocational education;
  11. k) Medical examination and treatment; production of medicines, medicine ingredients, essential medicines, medicines for prevention and treatment of sexually transmitted diseases, vaccines, biologicals, herbal medicines, orient medicines; scientific research into preparation technology and/or biotechnology serving creation of new medicines;
  12. l) Investment in sport facilities for the disabled or professional athletes; protection and development of cultural heritage;
  13. m) Investment in geriatric centers, mental health centers, treatment for agent orange patients; care centers for the elderly, the disabled, orphans, street children;
  14. n) People’s credit funds, microfinance institutions
  15. Administrative divisions given investment incentives:
  16. a) Administrative divisions in disadvantaged area or extremely disadvantaged areas;
  17. b) Industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, economic zones.
  18. According to regulations of Clause 1 and Clause 2 of this Article, the Government shall compile and adjust the List of business lines given investment incentives and the List of administrative divisions given investment incentives.

Article 17. Procedures for investment incentives

  1. If the project has been granted a Certificate of investment registration, the registry office shall write the investment incentives, bases, and conditions for provision of investment incentives on the Certificate of investment registration.
  2. If a Certificate of investment registration is not required, the investor shall be given investment incentives if the conditions for investment incentives are satisfied without having to apply for a certificate of investment. In this case, the investor shall determine the investment incentives and follow procedures for investment incentives at the tax authority, finance authority, or customs authority according to the conditions for investment incentives in Article 15 and Article 16 of this Law.

Article 18. Expansion of investment incentives
The government shall request the National Assembly to decide provision of investment incentives other than those in this Law and other laws when the development of some especially important field or administrative – economic units is necessary.
Section 2: INVESTMENT SUPPORT
Article 19. Forms of investment support

  1. Forms of investment support:
  2. a) Support for development of technical infrastructure, social infrastructure, and beyond the perimeter of the project;
  3. b) Support for training and development of human resources;
  4. c) Credit support;
  5. d) Support for access to business premises; support for relocation of manufacturing facilities from urban areas;
  6. dd) Support for scientific & technological research, technology transfers;
  7. e) Support for market development, information provision;
  8. g) Support for research and development.
  9. The Government shall specify the form investment support in Clause 1 of this Article which is provided for medium and small companies, high-tech companies, science and technology companies, and science and technology organizations, companies investing in agriculture and rural areas, companies investing in education, dissemination of laws, and other beneficiaries in conformity with socio-economic development in each period.

Article 20. Support for development of infrastructure of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, economic zones

  1. Pursuant to the approved master plan for development of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, economic zones, ministers, ministerial agencies, the People’s Committees of provinces shall make development investment plans and organize the construction of technical infrastructure, social infrastructure beyond industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, and specialized sectors of economic zones.
  2. The State shall provide support for part of the capital investment in development from the state budget and concessional loan capital in order to synchronously develop the technical infrastructure, social infrastructure within and beyond the perimeter of industrial parks in disadvantaged areas or extremely disadvantaged areas.
  3. The State shall provide support for part of the capital investment in development from the state budget, concessional loan capital, and employ other capital mobilization methods to develop the technical infrastructure, social infrastructure in economic zone and hi-tech zones.

Article 21. Development of housing, public facilities and amenities for workers in industrial parks, hi-tech zones, and economic zones

  1. Pursuant to the master plan for development of industrial parks, hi-tech zones, and economic zones approved by competent authorities, the People’s Committees of provinces shall make planning and prepare land for development of housing, public facilities and amenities for workers in industrial parks, hi-tech zones, and economic zones.
  2. If there are difficulties in provision of land for development of housing, public facilities and amenities for workers in industrial parks, hi-tech zones, and economic zones, competent authorities shall adjust industrial park planning in order to use part of the land area for development of housing, public facilities and amenities.

Chapter IV
INVESTMENT IN VIETNAM
Section 1: FORMS OF INVESTMENT
Article 22. Investment in establishment of a business organization

  1. Investors may establish business organizations in accordance with law. Before establishing a business organization, the foreign investor must have an investment project and apply for a Certificate of investment registration following the procedures in Article 37 of this Law, and satisfy the following conditions:
  2. a) The investor’s charter capital satisfies the requirements in Clause 3 of this Article;
  3. b) The form of investment, operating scope, Vietnamese partners, and other aspects are conformable with the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
  4. Every foreign investor shall execute the investment project via a business organization established in accordance with Clause 1 of this Article, except for the case in which investment is made by contributing capital, buying shares, buying capital contributions, or making investments under contracts.
  5. Foreign investors may own an indefinite amount of charter capital invested in business organizations, except for the following cases:
  6. a) The holdings of the foreign investors at listed companies, public companies, securities-trading organizations, and securities investment funds are conformable with regulations of law on securities;
  7. b) The holdings of the foreign investors at state-owned companies that have been equitized or converted are conformable with regulations of law on equitization and conversion of state-owned companies;
  8. c) With regard to holdings of the foreign investors in other cases than those mentioned in Point a and Point b of this Clause, relevant regulations of law and the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory shall apply.

Article 23. Investments made by foreign-invested business organizations

  1. When establishing business organizations, contributing capital, buying shares or capital contributions of business organizations; making investments under business cooperation contracts in one of the following cases, the foreign investor must satisfy the conditions and follow investment procedures applied to foreign investors:
  2. a) 51% of charter capital or more is held by foreign investors, or the majority of the general partners are foreigners if the business organization is a partnership;
  3. b) 51% of charter capital or more is held by the business organizations mentioned in Point a of this Clause;
  4. c) 51% of charter capital or more is held foreign investors and the business organizations mentioned in Point a of this Clause.
  5. Foreign-invested business organizations in other cases than those mentioned in Points a, b, and c of this Clause shall satisfy conditions and follow investment procedures applied to Vietnamese investors when establishing business organization, when making investment by contributing capital, buying shares, buying capital contribution of business organizations, when making investments under business cooperation contracts.
  6. If a foreign-invested business organization that is established in Vietnam has a new investment project, procedures for such investment project shall be followed without having to establish a new business organization.
  7. The government shall specify the procedures for establishing business organizations to execute investment projects of foreign investors and foreign-invested business organizations.

Article 24. Making investment by contributing capital, buying shares, or buying capital contributions of business organizations  

  1. Investors are entitled to contribute capital, buy shares, or buy capital contributions of business organizations.
  2. Foreign investors making investment by contributing capital, buying shares, buying capital contribution of business organizations shall comply with regulations in Article 25 and Article 26 of this Law.

Article 25. Methods and conditions for making capital contributions to business organizations, buying shares or capital contributions of business organizations

  1. Foreign investors may contribute capital to business organizations in the following manners:
  2. a) Buy shares of joint-stock companies through IPOs or additional issuance;
  3. b) Contribute capitals to limited liability companies and partnerships;
  4. c) Contribute capital to other business organizations not mentioned in Point a and Point b of this Clause.
  5. Foreign investors shall buy shares or capital contributions of business organization in the following manners:
  6. a) Buy shares of joint-stock companies from the companies or their shareholders;
  7. b) Buy capital contributions to limited liability companies by their members and become members of limited liability companies;
  8. c) Buy capital contributions to partnerships by partners and become partners;
  9. d) Buy capital contributions to business organizations other than those mentioned in Points a, b, and c of this Clause from their members.
  10. The contribution of capital, purchase of shares or capital contributions of foreign investors in the manners in Clause 1 and Clause 2 of this Article must satisfy the conditions in Point a and Point b Clause 1 Article 22 of this Law.

Article 26. Procedures for making investment by contributing capital, buying shares, or buying capital contributions

  1. An investor shall follow the register the capital contribution, purchase of shares, or capital contributions in the following cases:
  2. a) The investor contributes capital, buy shares or capital contributions of business organizations engaged in business lines subject to conditions applied to foreign investors.
  3. b) 51% of charter capital of the business organization or more is held by foreign investors and/or business organizations mentioned in Clause 1 Article 23 of this Law after the capital is contributed, or shares/capital contributions are purchased.
  4. An application for registration of capital contribution or purchase of shares/capital contribution:
  5. a) A written for registration of capital contribution or purchase of shares/capital contributions, which specify information about the business organization to which investment is made; the holding of the foreign investor after making investment;
  6. b) A copy of the ID card or passport (if the investor is an individual); a copy of the Certificate of establishment or an equivalent paper that certifies the legal status of the investor (if the investor is an organization).
  7. Procedures for registration of capital contribution or purchase of shares/capital contributions:
  8. a) The investor shall submit the application prescribed in Clause 2 of this Article at the Service of Planning and Investment of the province where the headquarter of the business organization is situated;
  9. b) If the contribution of capital, purchase of shares/capital contributions satisfies the conditions in Point a and Point b Clause 1 Article 22 of this Law, the Service of Planning and Investment shall send a written notification to the investor within 15 days from the day on which the satisfactory application is received in order for the investor to follow procedures for changing shareholders/members as prescribed by law. If conditions are not satisfied, the Service of Planning and Investment shall notify the investor in writing and provide explanation.
  10. Investors other than those mentioned in Clause 1 of this Article shall follow procedures for changing shareholders/members as prescribed by law when contributing capital, buying shares/capital contributions of business organizations. If such investors wish to register the capital contribution or purchase of shares/capital contributions, regulations in Clause 3 of this Article shall be followed.

Article 27. Investment under PPP contracts

  1. Investors and project management companies shall sign PPP contracts with competent authorities to execute an investment project to build new infrastructural works, to improve, upgrade, expand, manage, and operate infrastructural works, or to provide public services.
  2. The Government shall specify the fields, conditions, and procedures for executing investment projects under PPP contracts.

Article 28. Investment under business cooperation contracts

  1. Business cooperation contracts signed between Vietnamese inventors are executed in accordance with civil laws.
  2. Procedures for issuance of Certificates of investment registration in Article 37 of this Law shall apply to business cooperation contracts signed between a Vietnamese investor with a foreign investor, or between foreign investors.
  3. Parties to a business cooperation contract shall establish a steering board to execute BBC. Functions, tasks, powers of the steering board shall be agreed by the parties.

Article 29. Contents of a business cooperation contract

  1. A business cooperation contract shall contain:
  2. a) Names, addresses, authorized representatives of parties to the contract; business address or project address;
  3. b) Objectives and scope of business;
  4. c) Contributions by parties to the contract and distribution of profits;
  5. d) Schedule and duration of the contract;
  6. d) Rights and obligations of parties to the contract;
  7. e) Adjustment, transfer, termination of contracts;
  8. g) Responsibilities for breaches of contract; method of dispute settlement.
  9. During the execution of a business cooperation contract, parties may reach an agreement on using assets derived from the business cooperation to establish a company in accordance with regulations of law on companies.
  10. Parties to a business cooperation contract may reach other agreements that do not contravene law.

Section 2: PROCEDURES FOR DECISION ON INVESTMENT POLICIES
Article 30. The National Assembly’s authority to issue decisions on investment policies
Except for the projects subject to issuance of decisions on investment policies by the National Assembly according to regulations of law on public investment, the National Assembly shall issue decisions on investment policies of the following projects:

  1. Projects that have significant effects on the environment or potentially have seriously affect the environment, including:
  2. a) Nuclear power plants;
  3. b) Projects that change purposes of land in national parks, wildlife sanctuaries, landscape sanctuaries, experimental forests of 50 hectares or larger; headwaters protective forests of 50 hectares or larger; protection forests meant for protection against wind, sand, waves, land reclamation, environmental protection of 500 hectares or larger, production forests of 1,000 hectares or above;
  4. Projects that change purposes of land meant for rice cultivation with two or more crops of 500 hectares or larger;
  5. Projects that require relocation of 20,000 people or more in highlands; 50,000 people or more in other areas;
  6. Projects that require special policies decided by the National Assembly.

Article 31. The Prime Minister’s authority to issue decisions on investment policies
Except for the projects subject to issuance of decisions on investment policies by the Prime Minister according to regulations of law on public investment and the projects mentioned in Article 30 of this Law, the Prime Minister shall issue decisions on investment policies of the following projects:

  1. The following projects regardless of capital sources:
  2. a) Projects that require relocation of 10,000 people or more in highlands; 20,000 people or more in other areas;
  3. b) Construction and operation of airports; air transport;
  4. c) Construction and operation of national seaports;
  5. d) Petroleum exploration, extraction, and refinery;
  6. dd) Betting and casino services;
  7. e) Cigarette production;
  8. g) Development of infrastructure of industrial parks, export-processing zones, and specialized sectors in economic zone;
  9. h) Construction and operation of golf courses;
  10. Projects not mentioned in Clause 1 of this Article in which investment is VND 5,000 billion or above;
  11. Projects of investment of foreign investors in sea transport, provision of telecommunications services with network infrastructure; afforestation, publishing, journalism, establishment of wholly foreign-invested science and technology organizations or science and technology companies;
  12. Other projects subject to issuance of decisions on investment policies by the Prime Minister as prescribed by law.

Article 32. Authority to issue decisions on investment policies of the People’s Committees of provinces

  1. Except for the projects subject to issuance of decisions on investment policies by the People’s Committee of the provinces according to regulations of law on public investment and the projects mentioned in Article 30 and Article 31 of this Law, the People’s Committees of provinces shall issue decisions on investment policies of the following projects:
  2. a) Projects that use land allocated or leased out by the State without auction or bidding or transfer; projects that require changes of land purposes;
  3. b) Projects that use technologies on the List of technologies restricted from transfer prescribed by regulations of law on technology transfers.
  4. The investment policies of investment projects in Point a Clause 1 of this Article executed at industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, and economic zones in conformity with planning approved by competent authorities are not subject to approval of the People’s Committees of provinces.

Article 33. Documents and procedures for decision on investment policies by the People’s Committees of provinces

  1. A project dossier consists of:
  2. a) A written request for permission for execution of the investment project;
  3. b) A copy of the ID card or passport (if the investor is an individual); a copy of the Certificate of establishment or an equivalent paper that certifies the legal status of the investor (if the investor is an organization).
  4. c) An investment proposal that specifies: investor(s) in the project, investment objectives, investment scale, investment capital, method of capital rising, location and duration of investment, labor demand, requests for investment incentives, assessment of socio-economic effects of the project;
  5. d) Copies of any of the following documents: financial statements of the last two years of the investor; commitment of the parent company to provide financial support; commitment of a financial institutions to provide financial support; guarantee for investor’s financial capacity; description of investor’s financial capacity;
  6. dd) Demand for land use; if the project does not use land allocated, leased out by the State, or is not permitted by the State to change land purposes, then a copy of the lease agreement or other documents certifying that the investor has the right to use the premises to execute the project shall be submitted;
  7. e) Explanation for application of technologies to the project mentioned in Point b Clause 1 Article 32 of this Law, which specifies: names of technologies, origins, technology process diagram, primary specifications, conditions of machinery, equipment and primary technological line;
  8. g) The business cooperation contract (if the project is executed under a business cooperation contract).
  9. 7. The investor shall submit the dossier specified in Clause 1 of this Article to the registry office.

Within 35 days from the day on which the project dossier is received, the registry office shall notify the investor of the result.

  1. Within 03 working days from the day on which the satisfactory dossier is received, the registry office shall send written requests for opinions from the regulatory agencies as prescribed in Clause 6 of this Article.
  2. Within 15 days from the receipt of the project dossier, the inquired agencies shall send written responses to the registry office.
  3. The land authority shall provide copies of maps, the planning authority shall provide information about planning as the basis for making appraisal as prescribed in this Article within 05 working days from the receipt of the registry office’s request.
  4. Within 25 days from the day on which the investment project dossier is received, the registry office shall make and submit an appraisal report to the People’s Committee of the province. The report shall contain:
  5. a) Information about the project: information about the investor, objectives, scale, location, and duration of the project;
  6. b) Assessment of the foreign investor’s fulfillment of investment conditions (if any);
  7. c) Assessment of conformity of the investment project with the master socio-economic development planning, industrial planning, and land planning; assessment of socio-economic effects of the project;
  8. d) Assessment of investment incentives and fulfillment of conditions for investment incentives (if any);
  9. dd) Assessment of legal basis of investor’s rights to use investment premises If a request for allocation of land, lease of land, or change of land purposes is made, the investor’s fulfillment of conditions for using land, land allocation, land lease, and change of land purposes shall be assessed in accordance with regulations of law on land;
  10. e) Assessment of technologies applied to the investment project (if the project is one of those mentioned in Point b Clause 1 Article 32 of this Law).
  11. Within 07 working days from the receipt of the project dossier and appraisal report, the People’s Committee of the province shall issue the decision on investment policies. In case of rejection, a written response providing explanation shall be made.
  12. The decision on investment policies made by the People’s Committee of the province shall specify:
  13. a) Name of the investor in the project;
  14. b) Name, objectives, scale, investment capital, and duration of the project;
  15. c) Location of the project;
  16. d) Schedule for project execution: schedule for capital contribution and capital raising; schedule for infrastructural development and inauguration (if any); schedule of each stage (if the project is divided into multiple stages);
  17. dd) Applied technologies;
  18. e) Investment incentives, support, and conditions (if any);
  19. g) Effective period of the decision on investment policies.
  20. The government shall specify the documents and procedures for appraising investment projects of which investment policies are decided by the People’s Committees of provinces.

Article 34. Documents and procedures for decision of investment policies by the Prime Minister

  1. The investor shall submit the project dossier to the local registry office. The dossier consists of:
  2. a) The documents mentioned in Clause 1 Article 33 of this Law;
  3. b) Land clearance and relocation plan (if any);
  4. c) Preliminary assessment of environmental impacts and environmental protection measures;
  5. d) Assessment of socio-economic effects of the project.
  6. Within 03 working days from the day on which the satisfactory dossier is received, the registry office shall send it to the Ministry of Planning and Investment and send written requests for opinions from the regulatory agencies as prescribed in Clause 6 of this Article.
  7. Within 15 days from the receipt of the request, the inquired agencies shall send written responses to the registry office and the Ministry of Planning and Investment.
  8. Within 25 days from the day on which the project dossier is received, the registry office request the People’s Committee of the province to appraise the project dossier and send it to the Ministry of Planning and Investment.
  9. Within 15 days from the receipt of the documents mentioned in Clause 4 of this Article, the Ministry of Planning and Investment shall appraise the project dossier and make an appraisal reports as prescribed in Clause 6 Article 33 of this Article, the request the Prime Minister to issue decisions on investment policies.
  10. The Prime Minister shall consider deciding investment policies as prescribed in Clause 8 Article 33 of this Law.
  11. The government shall specify the documents and procedures for appraising investment projects of which investment policies are decided by the Prime Minister.

Article 35. Documents and procedures for issuance of decision on investment policies by the National Assembly

  1. The investor shall submit the dossier to the local registry office. The dossier consists of:
  2. a) The documents mentioned in Clause 1 Article 33 of this Law;
  3. b) Land clearance and relocation plan (if any);
  4. c) Preliminary assessment of environmental impacts and environmental protection measures;
  5. d) Assessment of socio-economic effects of the project;
  6. dd) Proposed special policies (if any).
  7. Within 03 working days from the day on which the satisfactory dossier is received, the registry office shall send the project dossier to the Ministry of Planning and Investment, and then the Ministry of Planning and Investment shall send a report to the Prime Minister and request an establishment of an Appraisal Council.
  8. Within 90 days from its establishment, the Appraisal Council shall appraise the project dossier and make a report in accordance with Clause 5 Article 33 of this Law, then submit it to the Prime Minister.
  9. At least 60 days before the opening of the General Meeting of the National Assembly, the Government shall submit the decision on investment policies to the agency in charge of appraisal of the National Assembly.
  10. The decision on investment policies shall be enclosed with:
  11. a) The Government’s report
  12. b) The project dossier prescribed in Clause 1 of this Article;
  13. c) The appraisal report made by the Appraisal Council;
  14. d) Relevant documents.
  15. Appraisal contents:
  16. a) Fulfillment of the criteria for identification of a project subject to issuance of decisions on investment policies by the National Assembly;
  17. b) Necessity of the project;
  18. c) Conformity of the project with the master socio-economic development planning, industrial planning, and land and other resources planning;
  19. d) Objectives, scale, location, time, schedule for project execution; demand for land use, land clearance and relocation plan, selection of primary technologies, environmental protection solutions;
  20. dd) Capital investment and capital raising plan;
  21. e) Assessment of socio-economic effects;
  22. g) Special policies; Investment incentives, support, and conditions (if any).
  23. The Government and relevant entities are responsible for providing sufficient information and documents serving the appraisal; provide explanation for the project contents at the request of the agency in charge of appraisal of the National Assembly.
  24. The National Assembly shall consider passing a Resolution on investment policies, which consists of:
  25. a) Name of the investor in the project;
  26. b) Name, objectives, scale, investment capital, duration of the project, capital contribution and capital raising schedule;
  27. c) Location of the project;
  28. d) Schedule of the project: schedule of infrastructural development and inauguration (if any); schedule of achievements of primary targets and items; targets, duration, and operations of each stage (if the project is divided into multiple stages);
  29. dd) Applied technologies;
  30. e) Special policies; Investment incentives, support, and conditions (if any);
  31. g) Effective period of the Resolution on investment policies.
  32. The Government shall specify documents and procedures for appraisal of project dossiers by Appraisal Council.

Section 3: PROCEDURES FOR ISSUANCE, ADJUSTMENT, AND REVOCATION OF CERTIFICATE OF INVESTMENT REGISTRATION  
Article 36. Cases in which the Certificate of investment registration is required

  1. The Certificate of investment registration is required in the following cases:
  2. a) Investment projects of foreign investors;
  3. b) Investment projects of the business organizations mentioned in Clause 1 Article 23 of this Article.
  4. Cases in which the Certificate of investment registration is not required:
  5. a) Investment projects of Vietnamese investors;
  6. b) Investment projects of the business organizations mentioned in Clause 2 Article 23 of this Article;
  7. c) Investment is made by contributing capital, buying shares, or buying capital contributions of business organizations.
  8. Vietnamese investors and the business organizations mentioned in Clause 2 Article 23 of this Article shall execute the projects mentioned in Article 30, Article 31, and Article 32 of this Law after their investment policies are decided.
  9. Any investor that wishes to obtain a Certificate of investment registration for a project prescribed in Point a or Point b Clause 2 of this Article shall follow the procedures in Article 37 of this Article.

Article 37. Procedures for issuance of Certificate of investment registration

  1. If the project is subject to issuance of a decision on investment policies as prescribed in Article 30, Article 31, and Article 32 of this Law, the registry office shall issue the Certificate of investment registration to the investor within 05 working days from the receipt of the decision on investment policies.
  2. If the project it not subject to issuance of a decision on investment policies as prescribed in Article 30, Article 31, and Article 32 of this Law, the investor shall follow the procedures below:
  3. a) The investor shall submit the documents mentioned in Clause 1 Article 33 of this Law to the registry office;
  4. b) Within 15 days from the receipt of sufficient documents, the registry office shall issue the Certificate of investment registration. In case of rejection, the investor must be notified in writing and provided with explanation.

Article 38. Competence to issue, adjust, and revoke Certificates of investment registration

  1. Management boards of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, economic zones shall receive, issue, adjust, and revoke Certificates of investment registration of the investment projects located therein.
  2. The Services of Planning and Investment shall zones shall receive, issue, adjust, and revoke Certificates of investment registration of the investment projects outside industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, economic zones, except for the case in Clause 3 of this Article.
  3. The Service of Planning and Investment of the province where the investor intends to place the head office or operating office to execute the investment project shall receive, issue, adjust, and revoke Certificates of investment registration of:
  4. a) Any investment project that spreads over multiple provinces;
  5. b) Any investment project executed both inside and outside industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, and economic zones;

Article 39. Contents of Certificate of investment registration

  1. Code of the project.
  2. Name and address of the investor.
  3. Name of the project.
  4. Location and area of the project.
  5. Objectives and scale of the project.
  6. Capital investment in the project (including the investor’s capital and raised capital), capital contribution and capital raising schedule.
  7. Duration of the project.
  8. Project execution schedule: schedule of infrastructural development and inauguration (if any); schedule of achievements of primary targets and items; targets, duration, and operations of each stage (if the project is divided into multiple stages);
  9. Investment incentives, support, and conditions (if any).
  10. Conditions applied to the investor (if any).

Article 40. Adjusting the Certificate of investment registration

  1. When the Certificate of investment registration has to be adjusted, the investor shall follow the procedures for adjusting the Certificate of investment registration.
  2. An application for adjustment to the Certificate of investment registration consists of:
  3. a) A written request for adjustment to the Certificate of investment registration;
  4. b) A report on project execution up to the date of project adjustment;
  5. c) A decision on adjustments to the investment project;
  6. d) Documents mentioned in Points b, c, d, dd and e Clause 1 Article 33 of this Article relevant to the adjustments.
  7. Within 10 working days from the day on which the satisfactory application is received as prescribed in Clause 1 of this Article, the registry office shall adjust the Certificate of investment registration. In case of rejection, the investor must be notified in writing and provided with explanation.
  8. If the project is subject to issuance of a decision on investment policies, the registry office shall follow the procedures for issuance of a decision on investment policies before adjusting the Certificate of investment registration if the adjustments are pertaining to the objectives, targets, primary technologies of the project, increase or decrease of capital investment by more than 10%, project duration, changes of investors or conditions applied to investors (if any).
  9. If the adjustment to the Certificate of investment registration makes the project subject to issuance of a decision on investment policies, the registry office shall follow the procedures for issuance of a decision on investment policies before adjusting the Certificate of investment registration.

Article 41. Revoking the Certificate of investment registration

  1. The registry office shall revoke the Certificate of investment registration in case a project is terminated as prescribed in Clause 1 Article 48 of this Law.
  2. The Government shall specify the procedures for revoking the Certificate of investment registration.

Section 4: PROJECT EXECUTION
Article 42. Assurance of project execution

  1. The investor shall pay a deposit for assurance of project execution if his/her project uses land allocated or leased out by the State, or is permitted by the State to change land purposes.
  2. The deposit is equal to 1% – 3% of the capital investment, depending on the scale, characteristics, and execution schedule of the project.
  3. The deposit shall be returned to the investor according to the project schedule, except for the case in which it is not returned.
  4. The Government shall elaborate this Article.

Article 43. Durations of investment projects

  1. The duration of an investment project inside an economic zone shall not be longer than 70 years.
  2. The duration of an investment project in outside an economic zone shall not be longer than 50 years. The duration of a project in an disadvantaged area or extremely disadvantaged area or a project with slow rate of capital recovery may be longer but not extending 70 years.
  3. If a project uses land allocated or leased by the State, but the transfer of land is delayed, the delay shall not be included in the project duration.

Article 44. Assessment of machinery, equipment and technological line

  1. The investor is responsible for quality of machinery, equipment and technological line used for the project as prescribed by law.
  2. Where it is necessary for state management of science and technology or determination of tax basis, competent regulatory bodies shall request independent assessment of quality and value of machinery, equipment and technological line.

Article 45. Project transfer

  1. The investor is entitled to transfer part or all of the project to another investor when the following conditions are satisfied:
  2. a) The project is not terminated in the cases as prescribed in Clause 1 Article 48 of this Law;
  3. b) Investment conditions applied to foreign investors are satisfied in case the foreign investor receives a project of investment in conditional business lines;
  4. c) Regulations of law on law, real estate trading is complied with if the project transfer is associated with transfer of land;
  5. d) Conditions in the Certificate of investment registration or relevant regulations of law are complied with.
  6. Where transferring a project subject to issuance of the Certificate of investment registration, the investor shall submit the documents mentioned in Clause 1 Article 33 of this Law and the project transfer contract in order to change the investor.

Article 46. Extension of project schedule

  1. If the Certificate of investment registration or decision on investment policies has been issued, the investor shall submit written proposals to the registry office when extending the capital contribution schedule, construction schedule, and inauguration schedule (if any); schedule for target achievements.
  2. Contents of the proposal:
  3. a) The progress of the project and fulfillment of financial obligation to the State since the issuance of the Certificate of investment registration or decision on investment policies up to the extension date;
  4. b) Explanation and length of extension;
  5. c) Plan for carrying on the project, including capital contribution plan, infrastructural development schedule, and inauguration schedule;
  6. d) The investor’s commitment to carry on the project.
  7. The extension shall not exceed 24 months. In force majeure events, the time for recovery shall not be included in the extension.
  8. Within 15 days from the receipt of the proposal, the registry office shall offer its opinions in writing.

Article 47. Project suspension and termination

  1. When suspending the project, the investor must notify the registry office in writing. If the project has to be suspended in a force majeure event, the investor shall be exempt from paying land rents for the suspension period, which is necessary for recovery from the event.
  2. The investment authority shall decide to suspend part or all of the project in the following cases:
  3. a) For protection of historical remains, relics, antiques, national treasures according to the Law on Cultural heritage;
  4. b) For environmental recovery at the request of a environment authority;
  5. c) For implementation of occupational safety measures at the request of an labor authority;
  6. d) The project is suspended under the decision or judgment of the court or arbitral tribunal;
  7. dd) The investor fails to adhere to the Certificate of investment registration and recommits administrative violations after incurring penalties.
  8. The Prime Minister shall decide to suspend part or all of a project if the project execution threatens to affect national security at the request of the Ministry of Planning and Investment.

Article 48. Project termination

  1. A project shall be terminated in the following cases:
  2. a) The investor decides to terminate the project;
  3. b) The project has to be terminated according to the regulations of the contract or company’s charter;
  4. c) The project duration is over;
  5. d) The investor fails to overcome the difficulties that lead to project suspension in the cases mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 47 of this Law;
  6. dd) The land of the project is withdrawn by the State, or the investor is  not permitted to keep using the premises and fails to complete procedures for change of project location within 06 months from the day on which the decision on land/premises withdrawal is issued;
  7. e) The registry office cannot contact the investor or the investor’s legal representative after 12 months from the date of suspension of the project;
  8. g) The investor fails to execute or is not able to execute the project after 12 months according to the schedule registered with the registry office and is not permitted to extend the project execution schedule as prescribed in Article 46 of this Law;
  9. h) The project is terminated under a decision of the Court or arbitral tribunal.
  10. The registry office shall decide project termination in the cases mentioned in Points d, dd, e, g, and h Clause 1 of this Article.
  11. The investor shall liquidate the project in accordance with regulations of law on asset liquidation when terminating the project.
  12. In case the project land is withdrawn by the State but the investor fails to liquidate assets on land within 12 months from the withdrawal date, the agency that issues the decision on land withdrawal shall liquidate such assets.

Article 49. Establishment of foreign investor’s operating office under business cooperation contract

  1. Foreign investors under a business cooperation contract may establish an operating office in Vietnam to execute the contract. The location of the operating office shall be decided by the foreign investors.
  2. The operating office of a foreign investor in a business cooperation contract has its own seal; the foreign investor may open an account, hire employees, sign contracts, and do business under the business cooperation contract and Certificate of registration of operating office.
  3. The foreign investor shall submit the application for registration of operating office to the registry office where the operating office is intended to be located.
  4. An application consists of:
  5. a) An application form which specifies the name and address of the representative office in Vietnam (if any) of the foreign investor; name, address of the operating office; contents, duration, and operating scope of the operating office; full name, residence, ID number or passport number of the head of the operating office;
  6. b) The foreign investor’s decision to establish an operating office;
  7. c) A copy of the decision to appoint the head of the operating office;
  8. d) A copy of the business cooperation contract.
  9. Within 15 working days from the receipt of the application prescribed in Clause 4 of this Article, the registry office shall issue the Certificate of registration of operating office to the foreign investor.

Article 50. Shutdown of foreign investor’s operating office under business cooperation contracts

  1. Within 07 working days from the day on which the decision to shut down the operating office is issued, the foreign investor shall send a folder to the registry office where the operating office is located.
  2. The folder consists of:
  3. a) A decision to shut down the operating office ahead of schedule;
  4. b) A list of creditors and settled debts;
  5. c) A list or employers and employers’ benefits provided;
  6. d) A tax authority’s certification of fulfillment of tax liability;
  7. dd) A social insurance authority’s certification of fulfillment of social insurance obligations;
  8. e) A police authority’s certification of seal destruction;
  9. g) The certificate of operating office registration;
  10. h) A copy of the Certificate of investment registration;
  11. i) A copy of the business cooperation contract.
  12. Within 15 working days from the day on which sufficient documents, the registry office shall issue the decision to shut down the operating office.

Chapter V
OUTWARD INVESTMENT
Section 1: GENERAL PROVISIONS
Article 51. Rules for making outward investments

  1. Investors are encouraged by the State to make outward investment in order to expand the market, improve the export of goods/services, and receipt of foreign currencies; improve access to modern technologies, raise the managerial capability and develop resources for socio-economic development.
  2. Investors making overseas investments shall comply with this Law, other regulations of law, laws of the countries or territories in which investments are made (hereinafter referred to as host countries), and the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, and take responsibility for overseas investments they make.

Article 52. Forms of outward investment

  1. Outward investments in the following forms:
  2. a) Establishing a business organization in accordance with the law of the host country;
  3. b) Execute a business cooperation contract overseas;
  4. c) Purchase part or all of charter capital of an overseas business organization to participate in the management and business investment overseas;
  5. d) Trading in securities, valuable papers, or making investments via securities investment funds and other intermediate financial institutions overseas;
  6. dd) Other forms of investments prescribed by law of the host country.
  7. The Government shall elaborate the forms of investments mentioned in Point d Clause 1 of this Article.

Article 53. Sources of capital for outward investment

  1. The investor shall invest and raise capital to make investments overseas. Conditions and procedures for taking foreign currency loans and transferring foreign currency capital must comply with regulations of law on banking, credit institutions, and foreign currency management.
  2. According to targets of monetary policies, foreign currency management polices in each period, the State bank of Vietnam shall promulgate regulations on credit institutions and branches of foreign banks in Vietnam that grant foreign currency loans as prescribed in Clause 1 of this Article to make outward investment.

Section 2: PROCEDURES FOR DECISION OF OUTWARD INVESTMENT POLICIES
Article 54. Competence to issue decisions on outward investment policies

  1. The National Assembly shall issue decisions on outward investment policies of:
  2. a) Projects with outward investment capital of VND 20,000 billion or above;
  3. b) Projects that require special policies decided by the National Assembly.
  4. Except for the cases in Clause 1 of this Article, the Prime Minister shall issue decisions on outward investment policies of:
  5. a) Banking, insurance, securities, journalism, broadcasting, and telecommunications projects with outward investment capital of VND 400 billion or above;
  6. b) Projects not mentioned in Clause a of this Article with outward investment capital of VND 800 billion or above.

Article 55. Documents and procedures for The Prime Minister to issue decisions on outward investment policies

  1. The investor shall submit the project dossier to the Ministry of Planning and Investment. The dossier consists of:
  2. a) An outward investment registration form;
  3. b) A copy of the ID card or passport (if the investor is an individual); a copy of the Certificate of establishment or an equivalent paper that certifies the legal status of the investor (if the investor is an organization).
  4. c) Project proposals: objectives, scale, form, and location of the project; initial capital, capital raising plan, capital structure, project execution schedule, investment stages (if any); and preliminary analysis of the project effectiveness;
  5. d) Copies of any of the documents proving the investor’s financial capacity: financial statements of the last two years of the investor; commitment of the parent company to provide financial support; commitment of a financial institution to provide financial support; guarantee for investor’s financial capacity; other documents proving the investor’s financial capacity;
  6. dd) A commitment to balance foreign currency sources, or a commitment of a permitted credit institution to provide foreign currencies for the investor;
  7. e) The decision on outward investment as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 57 of this Law;
  8. g) With regard to a project of outward investment in banking, securities, science and technology, the investor shall submit a written certification of the investor’s fulfillment of conditions for outward investment issued by a competent authority in accordance with the Law on credit institutions, the Law on Securities, the Law on science and technology, and the Law on Insurance Business.
  9. Within 03 working days from the day on which the project dossier is received, the Ministry of Planning and Investment shall send the dossier to relevant regulatory bodies for opinions.
  10. Within 15 days from the receipt of the project dossier, the inquired agencies shall offer their opinions.
  11. Within 30 days from the day on which the project dossier is received, the Ministry of Planning and Investment shall carry out an appraisal and submit a report to the Prime Minister. The report shall contain:
  12. a) Conditions for issuance of the Certificate of registration of outward investment prescribed in Article 58 of this Law;
  13. b) The investor’s legal status;
  14. c) Necessity of the outward investment;
  15. d) Conformity of the project with Clause 1 Article 51 of this Law;
  16. dd) Project contents: scale, form of investment, location, duration, execution schedule, capital, and capital sources;
  17. e) Reassessment of risks at the host country.
  18. The Prime Minister shall consider deciding outward investment policies, including:
  19. a) The investor;
  20. b) Objectives and location of the project;
  21. c) Capital and capital sources; capital contribution and capital raising schedule; overseas investment schedule;
  22. d) Investment incentives and support (if any).

Article 56. Documents and procedures for National Assembly to issue decisions on outward investment policies

  1. The investor shall submit the documents mentioned in Clause 1 Article 55 of this Law to the Ministry of Planning and Investment.
  2. Within 05 working days from the day on which the satisfactory dossier is received, the Ministry of Planning and Investment shall request the Prime Minister to establish an Appraisal Council.
  3. Within 90 days from its establishment, the Appraisal Council shall carry out an appraisal and make a report in accordance with Clause 4 Article 55 of this Law.
  4. At least 60 days before the opening of the General Meeting of the National Assembly, the Government shall submit the decision on outward investment policies to the agency in charge of appraisal of the National Assembly. The dossier consists of:
  5. a) The Government’s report;
  6. b) The project dossier prescribed in Clause 1 Article 55 of this Law;
  7. c) The appraisal report made by the Appraisal Council;
  8. d) Relevant documents.
  9. The National Assembly shall consider passing a Resolution on outward investment policies, the contents of which are specified in Clause 5 Article 55 of this Law.

Section 3: PROCEDURES FOR ISSUANCE, ADJUSTMENT, AND REVOCATION OF CERTIFICATE OF OUTWARD INVESTMENT REGISTRATION
Article 57. Competence to decide outward investment

  1. State-owned companies shall decide outward investments in accordance with regulations of law on management and investment of state capital in other businesses.
  2. Outward investment in cases other than those specified in Clause 1 of this Article shall be decided by investors in accordance with this Law, Company law, and relevant regulations of law.
  3. The investor and the agency that represents state capital at other businesses mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be responsible for the decision on outward investment.

Article 58. Requirements for issuance of Certificate of registration of outward investment

  1. The outward investment must comply with the rules in Article 51 of this Law.
  2. The outward investment is not made in the banned business lines as prescribed in Article 6 of this Law.
  3. The investor or a permitted credit institution has made a commitment to prepare foreign currencies or outward investment; if a capital in foreign currency of at least VND 20 billion is transferred overseas and does not belong to the project as prescribed in Article 54 of this Law, the Ministry of Planning and Investment shall request the State bank of Vietnam to provide opinions in writing.
  4. There is a decision on outward investment as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 57 of this Law.
  5. There is a certification of the investor’s fulfillment of tax obligation up to the date of submission of the project dossier.

Article 59. Procedures for issuance of Certificate of registration of outward investment

  1. If the project is subject to the issuance of a decision on outward investment policies, the Ministry of Planning and Investment shall issue the Certificate of outward investment registration to the investor within 05 working days from the day on which the decision on investment policies is received.
  2. If cases other than the case in Clause 1 of this Article, the investor shall submit an application for Certificate of investment registration to the Ministry of Planning and Investment. The application consists of:
  3. a) An outward investment registration form;
  4. b) A copy of the ID card or passport (if the investor is an individual); a copy of the Certificate of establishment or an equivalent paper that certifies the legal status of the investor (if the investor is an organization).
  5. c) The decision on outward investment as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 57 of this Law;
  6. d) A commitment to balance foreign currency sources, or a commitment of a permitted credit institution to provide foreign currencies for the investor as prescribed in Clause 3 Article 58 of this Law;
  7. dd) With regard to a project of outward investment in banking, securities, science and technology, the investor shall submit a written certification of the investor’s fulfillment of conditions outward investment issued by a competent authority in accordance with the Law on credit institutions, the Law on Securities, the Law on science and technology, and the Law on Insurance Business.
  8. Within 15 working days from the receipt of the application prescribed in Clause 2 of this Article, the Ministry of Planning and Investment shall issue the Certificate of outward investment registration. If the application is rejected, the investor must be notified in writing and provided with explanation.
  9. The government shall elaborate the procedures for appraisal of outward investment projects; issuance, adjustment, invalidation of the Certificate of outward investment registration.

Article 60. Contents of Certificate of registration of outward investment

  1. Code of the investment project.
  2. Name and address of the investor.
  3. Name of the investment project.
  4. Objectives and location of the project.
  5. Capital and capital sources; capital contribution and capital raising schedule; overseas investment schedule;
  6. Rights and obligations of the investor.
  7. Incentives and support (if any).

Article 61. Adjusting Certificate of registration of outward investment

  1. Where it is necessary to make changes to an outward investment project in terms of the investor, location, objectives, scale, capital, capital sources, investment schedule, investment incentives, use of profit for overseas project execution, the investor shall submit an application for adjustments to the Certificate of outward investment registration to the Ministry of Planning and Investment.
  2. An application for adjustments to Certificate of registration of outward investment consists of:
  3. a) A written request for adjustments to the Certificate of outward investment registration;
  4. b) A copy of the ID card or passport (if the investor is an individual); a copy of the Certificate of establishment or an equivalent paper that certifies the legal status of the investor (if the investor is an organization).
  5. c) A report on operation of the project up to the date of submission of the application for adjustments to Certificate of registration of outward investment;
  6. d) A decision on changes to the outward investment project as prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 57 of this Law;
  7. dd) A copy of the Certificate of outward investment registration;
  8. e) There is a certification of the investor’s fulfillment of tax obligation up to the date of submission of the project dossier.
  9. The Ministry of Planning and Investment shall adjust the Certificate of outward investment registration within 15 working days from the receipt of the satisfactory application prescribed in Clause 2 of this Article.
  10. If the project is subject to issuance of a decision on outward investment policies, the Ministry of Planning and Investment shall follow procedures for issuance of a decision on outward investment policies before adjusting the Certificate of outward investment registration as prescribed in Clause 1 of this Article.
  11. If the investor’s request for adjustments to the Certificate of outward investment registration makes the project subject to issuance of a decision on investment policies, the Ministry of Planning and Investment shall follow the procedures for issuance of a decision on investment policies before adjusting the Certificate of outward investment registration.

Article 62. Termination of an outward investment project

  1. A outward investment project shall be terminated in the following cases:
  2. a) The investor decides to terminate the project;
  3. b) The project duration is over;
  4. c) The project is terminated according to the regulations of the contract or company’s charter;
  5. d) The investor transfers all of overseas capital to a foreign investors;
  6. dd) The project is not approved by the host country after 12 months from the date of issue of the Certificate of outward investment registration, or the project is not commenced after 12 months from the day on which it is approved by a competent authority of the host country;
  7. e) The investor fails to execute the project or is not able to execute the project according to the registered schedule after 12 months from the date of issue of the Certificate of investment registration, and does not adjust the investment schedule;
  8. g) The investor fails to submit a written report on the operation of the project after 12 months from the day on which the annual tax declaration or an equivalent document is available as prescribed by the host country’s law;
  9. h) The overseas business organization is dissolved or goes bankrupt as prescribed by the host country’s law;
  10. i) The project is terminated under the decision or judgment of the court or arbitral tribunal.
  11. The Ministry of Planning and Investment shall invalidate the Certificate of outward investment registration in the cases in Clause 1 of this Article.

Section 4: COMMENCEMENT OF OVERSEAS INVESTMENT
Article 63. Opening an account of outward investment capital
Transfer of money from Vietnam to abroad and from abroad to Vietnam pertaining to outward investment must be made via a separate account opened at a permissible credit institution in Vietnam and registered at the State bank of Vietnam in accordance with regulations of law on foreign exchange management.
Article 64. Transfer of outward investment capital

  1. An investor may transfer outward investment when the following conditions are satisfied:
  2. a) The Certificate of outward investment registration is granted, except for the case in Clause 3 of this Article;
  3. b) The investment has been approved or licensed by a competent authority of the host country. If the host country’s law does not cover investment licensing or approval, the investor must provide documents proving his/her right to make investment in that country;
  4. c) There is a capital account as prescribed in Article 63 of this Law.
  5. The transfer of outward investment capital Outward must comply with regulations of law on foreign exchange, export, technology transfers, and relevant regulations of law.
  6. Investors may transfer foreign currencies, goods, machinery and equipment to abroad to serve market survey, research, and other investment preparation prescribed by the Government.

Article 65. Transferring profit to Vietnam

  1. Within 06 months from the day on which the annual tax declaration or an equivalent document is available as prescribed by the host country’s law, the investor transfer the entire profit and other incomes derived from overseas investment to Vietnam, unless profit is used for overseas investment as prescribed in Article 66 of this Law.
  2. If the profit and other incomes are not transferred to Vietnam within the time limit prescribed in Clause 1 of this Article, the investor shall submit a written report to the Ministry of Planning and Investment and the State bank of Vietnam. The deadline for transferring profit to Vietnam shall be extended not more than twice, each extension shall not exceed 06 months and must be approved in writing by the Ministry of Planning and Investment.

Article 66. Use of profit for overseas investment

  1. The investor that uses profit derived from overseas investment to increase capital, expand overseas investment shall follow procedures for adjusting the Certificate of outward investment registration and submit a report to the State bank of Vietnam.
  2. If profit derived from the overseas project is used for another overseas project, the investor shall follow procedures for the Certificate of outward investment registration of such project, register a capital account and monetary capital transfer schedule with the State bank of Vietnam.

Chapter VI
STATE MANAGEMENT OF INVESTMENT
Article 67. Contents of state management of investment

  1. Promulgate, disseminate, and organize implementation of legislative documents on investment.
  2. Develop and organize implementation of strategies, plannings, plans, and policies for investments in Vietnam and outward investments.
  3. Assess the developments and macroeconomic effects of investment activities.
  4.  Develop, manage, and operate National Investment Information System.
  5. Issue, adjust, revoke Certificates of investment registration, Certificates of outward investment registration, decisions on investment policies, and decisions on outward investment policies in accordance with this Law.
  6. Perform state management tasks pertaining to industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, and economic zones.
  7. Organize and implement investment promotion.
  8. Inspect and supervise investment activities; coordinate investment management tasks.
  9. Instruct, support investors and resolve their difficulties in making investment; resolve complaints, denunciations; decide commendation and disciplinary actions.
  10. Negotiate and conclude international agreements on investments.

Article 68. Responsibilities of regulatory bodies for investment management

  1. The government shall promulgate uniform regulations on management of investments in Vietnam and outward investments.
  2. The Ministry of Planning and Investment shall assist the Government in promulgating uniform regulations on management of investments in Vietnam and outward investments.
  3. The Ministry of Planning and Investment has the following responsibilities and rights:
  4. a) Request the Government and the Prime Minister to consider approving strategies, plannings, plans, and policies for investments in Vietnam and outward investments;
  5. b) Promulgate or request competent authorities to promulgate legislative documents on investments in Vietnam and outward investments;
  6. c) Provide forms of documents serving procedures for investments in Vietnam and outward investments;
  7. d) Provide instruction, organize, supervise, inspect, and assess the implementation of legislative documents on investments;
  8. dd) Assess and report the developments of investments in Vietnam and outward investments;
  9. e) Develop, manage, and operate National Investment Information System;
  10. g) Take charge and cooperate with relevant agencies in supervising, assessing, and inspecting investments in Vietnam and outward investments;
  11. h) Request competent authorities to decide the suspension of projects that are approved or adjusted ultra vires or against regulations of law on investment;
  12. i) Perform state management tasks pertaining to Industrial parks, export-processing zones, economic zones;
  13. k) Perform state management tasks pertaining to investment promotion in Vietnam and overseas;
  14. l) Negotiate and conclude international agreements on investments;
  15. m) Other responsibilities and rights pertaining to investment management given by the Government and the Prime Minister.
  16. Responsibilities, rights of other Ministries and ministerial agencies:
  17. a) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment, other Ministries and ministerial agencies in formulating laws and policies on investments;
  18. b) Take charge and cooperate with other Ministries and ministerial agencies in formulating laws, policies, standards, technical regulations, and instructions;
  19. c) Impose and request Government to promulgate conditions for making investment in the business lines mentioned in Article 7 of this Law;
  20. d) Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in formulating planning and compiling a list of projects attracting investments; carry out investment promotion;
  21. dd) Participating in appraisal of projects subject to issuance of decisions on investment policies as prescribed in this Law;
  22. e) Carry out supervision, assessment, and inspection of the fulfillment of investment conditions of the projects under their management;
  23. g) Take charge and cooperate with the People’s Committees of provinces, other Ministries and ministerial agencies in resolving difficulties of investment projects in state management; provide guidance on distribution of powers and authorize management boards of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, and economic zones to perform state management tasks therein;
  24. h) Carry out periodic assessments of socio-economic effects of projects under their management and send reports to the Ministry of Planning and Investment;
  25. i) Maintain and update management information systems under their management; integrate them into the National Investment Information System.
  26. Responsibilities and rights of the People’s Committees of provinces, the Services of Planning and Investment, management boards of industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, economic zones:
  27. a) Cooperate with Ministries, ministerial agencies in compiling and issuing Lists of local projects attracting investments;
  28. b) Follow procedures issuance, adjustment, and revocation of Certificates of investment registration;
  29. c) Exercise the rights of regulatory bodies to projects under their management;
  30. d) Resolve investors’ difficulties or request competent authorities to do so;
  31. dd) Carry out periodic assessments of effectiveness of local projects and send reports to the Ministry of Planning and Investment;
  32. e) Maintain, update National Investment Information System within their competence;
  33. g) Provide instructions on organization, supervisions, and assessment of reporting.
  34. Vietnam’s representative bodies overseas are responsible for monitoring, providing support, protecting the lawful rights and interests of Vietnamese investors in the host countries.

Article 69. Supervision and assessment of investment

  1. Supervision and assessment of investment include:
  2. a) Supervision and assessment of investment project;
  3. b) Supervision and assessment of investment on an overall scale.
  4. Responsibility for supervision and assessment of investment:
  5. a) The National Assembly and the People’s Councils shall exercise their rights to supervise investment as prescribed by law;
  6. b) Investment authorities and specialized authorities shall carry out supervision and assessment of investment on an overall scale and each project under their management;
  7. c) Register offices shall supervise and assess the investment projects to which they grant Certificates of investment registration;
  8. d) Vietnamese Fatherland Front shall supervise community investments within their competence.
  9. Supervision and assessment of investment projects:
  10. a) With regard to projects funded by state capital, investment authorities and specialized authorities shall carry out supervision and assessment according to the contents of the decisions on investment;
  11. b) With regard to projects funded by other sources, investment authorities and specialized authorities shall supervise and assess the conformity of the planning and investment policies approved by competent authorities, the investment schedule, fulfillment of environmental protection requirements, use of land and other resources as prescribed by law;
  12. c) Registry offices shall assess the adherence to Certificates of investment registration and decisions on investment policies.
  13. Contents of overall supervision and assessment of investment:
  14. a) Promulgation of legislative documents on guidelines for regulations of law on investment;
  15. b) Progress of project execution;
  16. c) Assessment of investment result nationwide, of Ministries, ministerial agencies, local authorities, and investment projects under their management;
  17. d) Propose solutions for difficulties and actions against violations to regulatory agencies at the same level and investment authorities.
  18. The organizations and agencies shall carry out assessment themselves or hire capable experts or advisory organizations to do so.
  19. The Government shall elaborate this Article.

Article 70. National Investment Information System

  1. National Investment Information System consists of:
  2. a) National Information System for Domestic Investment;
  3. b) National Information System for Inward and Outward Investments.
  4. The Ministry of Planning and Investment shall take charge and cooperate with relevant agencies in developing and operating National Investment Information System, assess the operation of such system by central and local investment authorities.
  5. Investment authorities and investors shall promptly and accurately update information on National Investment Information System.
  6. Information about investment projects in National Investment Information System is considered original and lawful information.

Article 71. Reports on investment in Vietnam

  1. Reporting entities:
  2. a) Ministries, ministerial agencies, the People’s Committees of provinces;
  3. b) Registry offices;
  4. c) Investors and business organizations executing projects as prescribed in this Law.
  5. Periodic reports:
  6. a) Investors and business organizations executing investment projects shall submit monthly, quarterly, and annual reports to registry offices and local statistical agencies on the project execution, which specify: capital, investment results, employees, payment to government budget, investment in R&D, environmental protection, and other professional indicators;
  7. b) Register offices shall submit monthly, quarterly, and annual reports to the Ministry of Planning and Investment and the People’s Committees of provinces on receipt of applications, issuance, adjustment, and revocation of Certificates of investment registration, and the operation of projects under their management;
  8. c) The People’s Committees of provinces shall submit quarterly and annual reports on local investments to the Ministry of Planning and Investment;
  9. d) Ministries and ministerial agencies shall submit quarterly and annual reports on issuance, adjustment, and revocation of Certificates of investment registration and equivalent papers under their management, and the operation of projects under their management to the Ministry of Planning and Investment. Then, the Ministry of Planning and Investment shall submit a summary report to the Prime Minister;
  10. dd) The Ministry of Planning and Investment shall submit quarterly and annual reports to the Prime Minister on investments nationwide and adherence to regulations on investment reporting of the entities mentioned in Clause 1 of this Article.
  11. Agencies, investors, and business organizations shall make reports in writing via National Investment Information System.
  12. Agencies, investors, and business organizations mentioned in Clause 1 of this Article shall make unscheduled reports at the request of competent authorities.
  13. If a project is exempt from Certificate of investment registration, the investor shall submit a report to the registry office before commencement of the project execution.

Article 72. Reports on overseas investment

  1. Reporting entities:
  2. a) Ministries, ministerial agencies, the People’s Committees of provinces;
  3. b) Registry offices where outward investments are registered;
  4. c) Investors executing projects as prescribed in this Law.
  5. Regulations on reporting applied to Ministries, ministerial agencies, the People’s Committees of provinces:
  6. a) Ministries, ministerial agencies, the People’s Committees of provinces shall submit biannual and annual reports on state management of outward investments within their competence to the Ministry of Planning and Investment and the Prime Minister;
  7. b)  The Ministry of Planning and Investment shall submit biannual and annual reports on investments nationwide and adherence to regulations on investment reporting of the entities mentioned in Clause 1 of this Article to the Prime Minister.
  8. Reporting regulations applied to investors:
  9. a) Within 60 days from the day on which the project is approved or licensed as prescribed by law of the host country, the investor shall send a written notification of overseas investment enclosed with a copy of the written approval for the project or a document proving the right to make direct investment in the host country to the Ministry of Planning and Investment, the State bank of Vietnam, and a diplomatic mission of Vietnam in the host country;
  10. b) The investor shall submit quarterly and annual reports on the operation of the project to the Ministry of Planning and Investment, the State bank of Vietnam, and a diplomatic mission of Vietnam in the host country;
  11. c) Within 06 months from the day on which the annual tax declaration or an equivalent document is available as prescribed by the host country’s law, the investor shall submit a report on the operation of the project enclosed with the financial statement, annual tax declaration, or an equivalent document prescribed by the host country’s law to the Ministry of Planning and Investment, the State bank of Vietnam, the Ministry of Finance, a diplomatic mission of Vietnam in the host country, and a competent authorities prescribed in this Law and relevant laws;
  12. d) If the outward investment project is funded by state capital, apart from complying with regulations in Points a, b, and c of this Clause, the investor shall make reports in accordance with regulations of law on management and investment of state capital in other businesses.
  13. The reports mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be made in writing via National Investment Information System.
  14. The agencies, organizations, and investors in Clause 1 of this Article shall make unscheduled reports at the request of competent authorities.

Chapter VII
IMPLEMENTATION
Article 73. Actions against violations

  1. Any entity that violates this Law shall face disciplinary actions, administrative penalties, or criminal prosecution depending on nature and severity of the violations, and pay compensation for any damage caused.
  2. Any person that misuse his/her power to obstruct investment activities, harass investors, or fails to perform their duties as prescribed by law shall face disciplinary actions or criminal prosecution depending on nature and severity of the violations.

Article 74. Transition

  1. Any investor granted the investment license or Certificate of investment before this Law takes effect may keep executing their investment project according to the investment license or Certificate of registration granted. The registry office shall replace it with the Certificate of investment registration if requested by the investor.
  2. Any investor that has been executing a project before this Law takes effect, which is subject to issuance of a Certificate of investment registration or decision on investment policies as prescribed by this Law is not required to follow procedures for the Certificate of investment registration or decision on investment policies. Any investor that wishes to obtain a Certificate of investment registration shall follow the procedures in this Law.
  3. Conditions for business investment in legislative documents promulgated before the effective date of this Law that contravene Clause 3 Article 7 of this Law are annulled form July 01, 2016.
  4. The Government shall elaborate Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 75. Amendments to Clause 1 Article 18 of the Law on High technology No. 21/2008/QH12
Clause 1 Article 18 of the Law on High technology No. 21/2008/QH12 is amended as follows:
“1. A high technology must satisfy the following criteria:

  1. a) Producing hi-tech products on the List of hi-tech products given priority prescribed in Article 6 of this Law;
  2. b) Applying eco-friendly, energy-saving solutions to manufacturing and quality control in accordance with Vietnam’s technical regulations and standards (or international standards if no Vietnam’s technical regulations and standards are available);
  3. c) Other criteria established by the Prime Minister.”.

Article 76. Effect

  1. This Law takes effect on July 01, 2015.
  2. The Law on Investment No. 59/2005/QH11 and the National Assembly’s Resolution No. 49/2010/QH12 on projects and works of national importance subject to decision of the National Assembly are annulled from the effective date of this Law.
  3. The Government and competent authorities shall elaborate the Articles and Clauses assigned.

This Law is passed by the 13th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam on November 26, 2014 during the 8th session.
 

PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Sinh Hung

 
APPENDIX 1
LIST OF NARCOTIC SUBSTANCES BANNED FROM INVESTMENT

No. Name of substance Scientific name CAS code
1 Acetorphine 3-O-acetyltetrahydro – 7 – α – (1 – hydroxyl -1 – methylbutyl) – 6, 14 – endoetheo – oripavine 25333-77-1
2 Acetyl-alpha– methylfenanyl N– [1 – (α – methylphenethyl) – 4 – piperidyl] acetanilide 101860-00-8
3 Alphacetylmethadol α – 3 – acetoxy – 6 – dimethylamino – 4,4 – diphenylheptane 17199-58-5
4 Alpha-methylfentanyl N– [ 1 – (α – methylphenethyl) – 4 – piperidyl] propionanilide 79704-88-4
5 Beta-hydroxyfentanyl N– [ 1 – (β – hydroxyphenethyl) – 4 – piperidyl] propionanilide 78995-10-5
6 Beta-hydroxymethyl-3 – fentanyl N– [1 – (β – hydroxyphenethyl) – 3 – methyl – 4 – piperidyl] propinonardlide 78995-14-9
7 Brolamphetamine (DOB) 2,5 – dimethoxy – 4 – bromoamphetamine 64638-07-9
8 Marijuana And Derivatives 8063-14-7
9 Cathinone (-) – α – aminopropiophenone 71031-15-7
10 Desomorphine Dihydrodeoxymorphine 427-00-9
11 DET N, N– diethyltryptamine 7558-72-7
12 Delta-9-tetrahydrocanabinol và các đồng phân (6aR, 10aR) – 6a, 7, 8, 10a– tetrahydro – 6,6,9 – trimethyl – 3 – pentyl – 6H– dibenzo [b,d] pyran -1 – ol 1972-08-3
13 DMA (±) – 2,5 – dimethoxy – α – methylphenylethylamine 2801-68-5
14 DMHP 3 – (1,2 – dimethylheptyl) -1 – hydroxy – 7, 8, 9, 10 – tetrahydro – 6,6,9 – trimethyl – 6H- dibenzo [b,d] pyran 32904-22-6
15 DMT N, N– dimethyltryptamine 61-50-7
16 DOET (±) – 4 – ethyl – 2,5 – dimethoxy -α- phenethylamine 22004-32-6
17 Eticyclidine N– ethyl -1 – phenylcylohexylamine 2201-15-2
18 Etorphine Tetrahydro -7α – (1 – hydroxy – 1 – methylbutyl) – 6,14 – endoetheno – oripavine 14521-96-1
19 Etryptamine 3 – (2 – aminobuty) indole 2235-90-7
20 Heroine Diacetylmorphine 561-27-3
21 Ketobemidone 4 – meta – hydroxyphenyl – 1 – methyl – 4 – propionylpiperidine 469-79-4
22 MDMA (±) – N – α – dimethyl – 3,4 – (methylenedioxy) phenethylamine 42542-10-9
23 Mescalin 3,4,5 – trimethoxyphenethylamine 54-04-6
24 Methcathinone 2 – (methylamino) -1 – phenylpropan – 1 – one 5650-44-2
25 4 – methylaminorex (±) – cis – 2 – amino – 4 – methyl – 5 – phenyl – 2 – oxazoline 3568-94-3
26 3 – methylfentanyl N– (3 – methyl – 1 – phenethyl – 4 – piperidyl) propionanilide 42045-86-3
27 3 – methylthiofentanyl N– [3 – methyl – 1 [2 – (2 – thienyl) ethyl] – 4 – piperidyl] propionanilide 86052-04-2
28 MMDA (±) – 5 – methoxy – 3,4 – methylenedioxy – α – methylphenylethylamine 13674-05-0
29 Morphine methobromide derivatives of other Morphine Nitrogen V (5α,6α)-17 -Methyl-7,8 -didehydro-4,5 – epoxymorphinan-3,6-diol – bromomethane (1:1) 125-23-5
30 MPPP 1 – methyl – 4 – phenyl – 4 – piperidinol propionate (ester) 13147-09-6
31 (+) – Lysergide (LSD) 9,10 – didehydro -N,N- diethyl – 6 – methylergoline – 8β carboxamide 50-37-3
32 N – hydroxy MDA (MDOH) (±) – N– hydroxy – [a – methyl – 3,4 – (methylenedyoxy) phenethyl] hydroxylamine 74698-47-8
33 N-ethyl MDA (±) N – ethyl – methyl – 3,4 – methylenedioxy) phenethylamine 82801-81-8
34 Para – fluorofentanyl 4’ – fluoro – N – (1 – phenethyl – 4 – piperidyl) propionanilide 90736-23-5
35 Parahexyl 3 – hexyl – 7, 8, 9, 10 – tetrahydro – 6, 6, 9 – trimethyl – 6H– dibenzo [b,d] pyran – 1 – ol 117-51-1
36 PEPAP 1 – phenethyl – 4 – phenyl – 4 – piperidinol acetate 64-52-8
37 PMA p – methoxy – a – methylphenethylamme 64-13-1
38 Psilocine, Psilotsin 3 – [2 – (dimetylamino) ethyl] indol – 4 – ol 520-53-6
39 Psilocybine 3 – [2 – dimetylaminoethyl] indol – 4 – yl dihydrogen phosphate 520-52-5
40 Rolicyclidine 1 – (1 – phenylcyclohexy) pyrrolidine 2201-39-0
41 STP, DOM 2,5 – dimethoxy – 4, α – dimethylphenethylamine 15588-95-1
42 Tenamfetamine (MDA) α – methyl – 3,4 – (methylendioxy) phenethylamine 4764-17-4
43 Tenocyclidine (TCP) 1 – [1 – (2 – thienyl) cyclohexyl] piperidine 21500-98-1
44 Thiofentanyl N – (1 [2- (2 – thienyl) ethyl] – 4 – piperidyl] – 4 – propionanilide 1165-22-6
45 TMA (+) – 3,4,5 – trimethoxy – α – methylphenylethylamine 1082-88-8

This List covers every salt that can exist of the substances therein.
 
APPENDIX 2
LIST OF CHEMICALS AND MINERALS

No. Chemical name CAS code HS code
A Toxic chemical
1 O-Alkyl compounds (≤C10, including cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr)-phosphonofluoridate 2931.00
Example: 107-44-8 2931.00
Sarin: O-Isopropylmethylphosphonofluoridate 96-64-0 2931.00
Soman: O-Pinacolyl methylphosphonofluoridate
2 O-Alkyl compounds (≤C10, including cycloalkyl) N,N- dialkyl(Me, Et, n-Pr or i-Pr) – phosphoramidocyanidate 2931.00
Example:
Tabun: O-Ethyl N,N-dimethyl phosphoramidocyanidate 77-81-6 2931.00
3 O-Alkyl compounds (H or ≤C10, including cycloalkyl) S- 2-dialkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr)-aminoethyl alkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonothiolate and alkylized salts or protonized salts thereof.
2930.90
Example:
VX: O-Ethyl S-2-diisopropylaminoethyl methyl phosphonothiolate 50782-69-9 2930.90
4 sulfur-containing mustard gases (Sulfur mustards):
ð 2-Chloroethylchloromethylsulfide
ð mustard gas: Bis(2-chloroethyl)sulfide
ð Bis(2-chloroethylthio) methane
ð Sesquimustard:
1,2-Bis(2-chloroethylthio)ethane
ð 1,3-Bis(2-chloroethylthio)-n-propane
ð 1,4-Bis(2-chloroethylthio)-n-butane
ð 1,5-Bis(2-chloroethylthio)-n-pentane
ð Bis(2-chloroethylthiomethyl)ether
ð mustard gas containing sulfur and oxygen: Bis(2- chloroethylthioethyl) ether
2625-76-5
505-60-2
63869-13-6
3563-36-8
 
63905-10-2
142868-93-7
142868-94-8
63918-90-1
63918-89-8
2930.90
2930.90
2930.90
2930.90
 
2930.90
2930.90
2930.90
2930.90
2930.90
5 Lewisite compounds (containing Arsen): Lewisite 1: 2- Chlorovinyldichloroarsine 541-25-3 2931.00
Lewisite 2: Bis(2-chlorovinyl)chloroarsine Lewisite 3: Tris(2-chlorovinyl)arsine 40334-69-8
40334-70-1
2931.00
2931.00
6 Nitrogen mustards: HN1: Bis(2- chloro ethyl)ethylamine 538-07-8 2921.19
HN2: Bis(2-chloroethyl)methylamme 51-75-2 2921.19
HN3: Tris(2-chloroethyl)amine 555-77-1 2921.19
7 Saxitoxin 35523-89-8 3002.90
8 Ricin 9009-86-3 3002.90
B Precursors
1 Alkyl compounds (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluoride
e.g. DF: Methylphosphonyldifluoride 676-99-3 2931.00
2 O-Alkyl compounds (H or ≤C10, including cycloalkyl) O- 2-dialkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr)-aminoethyl alkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonite and alkylized salts or protonized salts thereof
Example:
2931.00
QL: O-Ethyl O-2-diisopropylaminoethyl methylphosphonite 57856-11-8 2931.00
3 Chlorosarin: O-Isopropyl methylphosphonochloridate 1445-76-7 2931.00
4 Chlorosoman: O-Pinacolyl methylphosphonochloridate 7040-57-5 2931.00
C Minerals
1 Color asbestos of amphibole group

 
APPENDIX 3
LIST OF ENDANGERED AND RARE SPECIES
GROUP I: List of endangered and rare species banned from trading

  1. Plants
No. Vietnamese name Scientific name
NGÀNH THÔNG PINOPHYTA
LỚP THÔNG PEVOSIDA
Họ Hoàng đàn Cupressaceae
1 Bách Đài Loan Taiwania cryptomerioides
2 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis
3 Hoàng đàn Cupressus torulosa
4 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii
5 Thông nước Glyptostrobus pensilis
Họ Thông Pinaceae
6 Du sam đá vôi Keteleeria davidiana
7 Vân sam Fan si pang Abies delavayi var. nukiangensis
NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPHYTA
LỚP MỘC LAN MAGNOLIOPSIDA
Họ dầu Dipterocarpaceae
8 Chai lá cong Shorea falcata
9 Kiền kiền Phú Quốc Hopea pierrei
10 Sao hình tim Hopea cordata
11 Sao mạng Cà Ná Hopea reticulata
Họ Hoàng liên gai Berberidaceae
12 Hoàng liên gai Berberis julianae
Họ Mao lương Ranunculaceae
13 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta
14 Hoàng liên Trung Quốc Coptis chinensis
Họ Ngũ gia bì Araliaceae
15 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Panax bipinnatifidus
16 Sâm Ngọc Linh Panax vietnamensis
17 Tam thất hoang Panax stipuleamtus
LỚP HÀNH LILIOPSIDA
Họ lan Orchidaceae
18 Các loài Lan kim tuyến Anoectochilus spp.
19 Các loài Lan hài Paphiopedilum spp.
  1. Animals
No. Vietnamese name Scientific name
LỚP THÚ MAMMALIA
BỘ CÁNH DA DERMOPTERA
Họ Chồn dơi Cynocephaliadea
1 Chồn bay (Cầy bay) Cynocephalus variegatus
BỘ LINH TRƯỞNG PRIMATES
Họ Cu li Loricedea
2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis
3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus
Họ Khỉ Cercopithecidae
4 Voọc bạc Đông Dương Trachypithecus villosus
5 Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus
6 Voọc chà vá chân đen Pygathrix nigripes
7 Voọc chà vá chân đỏ (Voọc chà vá chân nâu) Pygathrix nemaeus
8 Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea
9 Voọc đen Hà Tĩnh (Voọc gáy trăng) Trachypithecus hatinhensis
10 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi
11 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri
Í2 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus
13 Voọc xám Trachypithecus barbei
Họ Vượn Hylobatidae
14 Vượn đen má hung Nomascus (Hylobates) gabriellae
15 Vượn đen má trắng Nomascus (Hylobates) leucogenys
16 Vượn đen tuyền Đông Bắc (Vượn Cao Vít) Nomascus (Hylobates) nasutus
17 Vượn đen tuyền Tây Bắc Nomascus (Hylobates) concolor
BỘ THÚ ĂN THỊT CARNIVORA
Họ Chó Camidae
18 Sói đỏ (Chó sói lửa) Cuon alpinus
Họ Gấu Ursidea
19 Gấu chó Ursus (Helarctos) malaycmus
20 Gấu ngựa Ursus (Selenarctos) thibetanus
Họ Chồn Mustelidea
21 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana
22 Rái cá lông mượt Lutrogale perspicillata
23 Rái cá thường Lutra lutra
24 Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus
Họ Cầy Viverridae
25 Cầy mực (Cầy đen) Arctictis binturong
Họ Mèo Felidea
26 Báo gấm Neofelis nebulosa
27 Báo hoa mai Panthera pardus
28 Beo lửa (Beo vàng) Catopuma temminckii
29 Hổ Panthera tigris
30 Mèo cá Prionailurus viverrinus
31 Mèo gấm Pardofelis marmorata
BỘ CÓ VÒI PROBOSCIDEA
32 Voi Elephas maximus
BỘ MÓNG GUỐC LẺ PERISSODACTYLA
33 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus
BỘ MÓNG GUỐC ARTIODACTYLA
NGÓN CHẴN
Họ Hươu nai Cervidea
34 Hươu vàng Axis porcinus
35 Hươu xạ Moschus berezovskii
36 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis
37 Mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis
38 Nai cà tong Rucervus eldi
Họ Trâu bò Bovidea
39 Bò rừng Bos javanicus
40 Bò tót Bos gaurus
41 Bò xám Bos sauveli
42 Sao la Pseudoryx nghetinhensis
43 Sơn dương Naemorhedus sumatraensis
44 Trâu rừng Bubalus arnee
BỘ TÊ TÊ PHOLIDOTA
Họ Tê tê Manidae
45 Tê tê java Manis javanica
46 Tê tê vàng Manis pentadactyla
BỘ THỎ RỪNG LAGOMORPHA
Họ Thỏ rừng Leporidae
47 Thỏ vằn Nesolagus timinsi
BỘ CÁ VOI CETACEA
Họ Cá heo Delphinidea
48 Cá Heo trắng Trung Hoa Sousa chinensis
BỘ HẢI NGƯU SIRNIA
49 Bò biển Dugong dugon
LỚP CHIM AVES
BỘ BỒ NÔNG PELECANIFORMES
Họ Bồ nông Pelecanidea
50 Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis
Họ Cổ rắn Anhingidea
51 Cổ rắn (Điêng điểng) Anhinga melanogaster
Họ Diệc Ardeidea
52 Cò trắng Trung Quốc Egretta eulophotes
53 Vạc hoa Gorsachius magnifcus
Họ Hạc Ciconiidea
54 Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus
55 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus
Họ Cò quắm Threskiomithidea
56 Cò thìa Platalea minor
57 Quắm cánh xanh (Cò quắm cánh xanh) Pseudibis davisoni
58 Quắm lớn (Cò quắm lớn) Thaumatibis gigantea
BỘ NGỖNG ANSERIFORMES
Họ Vịt Anatidea
59 Ngan cánh trắng Cairina scutulata
BỘ GÀ GALLIFORMES
Họ Trĩ Phasianidea
60 Gà so cổ hung Arborophila davidi
61 Gà lôi lam mào trắng Lophura echvardsi
62 Gà lôi tía Tragopan temminckii
63 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini
64 Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum
BỘ SẾU GRUIFORMES
Họ Sếu Gruidae
65 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) Grus antigone
Họ Ô tác Otidae
66 Ô tác Houbaropsis bengalensis
BỘ SẢ CORACIIFORMES
Họ Hông hoàng Bucerotidae
67 Niệc nâu Ptilolaemus tickelli
68 Niệc cổ hung Aceros nipalensis
69 Niệc mỏ vằn Aceros undulatus
70 Hồng hoàng Buceros bicornis
BỘ SẺ PASSERRIFORMES
Họ Khướu Timaliidae
71 Khướu Ngọc Linh Garrulax Ngoclinhensis
LỚP BÒ SÁT REPTILIA
BỘ CÓ VẢY SQUAMATA
Họ Kỳ đà Varanidae
72 Kỳ đà hoa Varanus salvator
73 Kỳ đà vân (Kỳ đà núi) Varanus bengalensis
Họ Rắn hổ Elapidae
74 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah
BỘ RÙA TESTUDINES
Họ Rùa da Dermochelyidae
75 Rùa da Dermochelys coriacea
Họ Vích Cheloniidae
76 Đồi mồi Eretmochelys imbricata
77 Đồi mồi dứa Lepidochelys olivacea
78 Quản đồng Caretta caretta
79 Vích Chelonia mydas
Họ Rùa đầm Cheloniidae
80 Rùa hộp ba vạch (Rùa vàng) Cuora trifasciata
81 Rùa hộp trán vàng miền Bắc Cuora galbinifrons
82 Rùa trung bộ Mauremys annamensis
83 Rùa đầu to Platysternon megacephalum
Họ Ba ba Trionychidae
84 Giải khổng lồ Pelochelys cantorii
85 Giải Sin-hoe (Giải Thượng Hải) Rafetus swinhoei
LỚP CÁ
BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES
Họ Cá Chép Cyprinidae
86 Cá lợ thân thấp Cyprinus multitaeniata
87 Cá chép gốc Procypris merus
88 Cá mè Huế Chanodichthys flavpinnis
BỘ CÁ CHÌNH ANGUILLIFORMES
Họ cá chình Aneuillidae
89 Cá chình nhật Anguilla japonica
BỘ CÁ ĐAO PRISTIFORMES
Họ cá đao Pristidae
90 Cá đao nước ngọt Pristis microdon

 
APPENDIX 4
LIST OF CONDITIONAL INVESTMENTS

No. Business line
1 Seal production
2 Combat gear trading (including repair)
3 Firecracker trading
4 Pawnshop services
5 Massage services
6 Trading of warning devices of emergency vehicles
7 Security services
8 Paint gun services
9 Lawyer’s practice
10 Notary’s practice
11 Judicial assessment in the fields of finance, banking, construction, antiques, relics, copyrights.
12 Auctioneering services
13 Arbitration services
14 Bailiff’s practice
15 Asset liquidator’s practice
16 Accounting services
17 Audit services
18 Tax agent services
19 Customs brokerage services
20 Duty-free goods trading
21 Bonded warehouse services
22 Domestic LCL consolidation services
23 Gathering services and customs inspection services inside and outside border checkpoint areas
24 Securities trading
25 Securities registration, depository, offsetting, and liquidation services by Vietnam Securities Depository/organizations trading in listed securities and other securities.
26 Insurance
27 Reinsurance
28 Insurance brokerage
29 Insurance agency
30 Insurance agency training services
31 Price verification services
32 Consulting services serving company values for equitization
33 Lottery business
34 Electronic games of chance for foreigners
35 Debt collection services
36 Debt trading services
37 Credit rating services
38 Casino business
39 Betting business
40 Voluntary pension fund management services
41 Oil and gas trading
42 Gas trading
43 Commercial assessment services
44 Industrial explosive trading (including destruction thereof)
45 Explosive precursor trading
46 Business operations using industrial explosives and explosive precursor
47 Blasting services
48 Trading in chemicals except banned chemicals according to Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction
49 Inorganic fertilizer trading
50 Alcohol trading
51 Trading in tobacco products, tobacco materials, machinery and equipment serving tobacco industry
52 Commodity exchange operation
53 Electricity generation, transmission, distribution, wholesaling, retailing, import, and consultancy
54 Trading in foods under the management of the Ministry of Industry and Trade
55 Rice export
56 Temporary import for re-export of goods subject to special excise tax
57 Temporary import for re-export of frozen food
58 Temporary import for re-export of goods on the List of used goods
59 Franchising
60 Coal trading
61 Logistics services
62 Mineral trading
63 Industrial precursor trading
64 Goods trading and activities directly related goods trading of foreign investors
65 Electronic commerce activities
66 Petroleum activities
67 Assessment of conformity of pneumatic tools, industrial lifting devices, chemicals, industrial explosives, equipment serving mineral and petroleum extraction; except for equipment and instruments serving extraction at sea
68 Vocational training
69 Association with foreign vocational training institutions and foreign-invested vocational training institutions in vocational training at intermediate and college levels
70 Fire safety and firefighting services
71 Occupational skill assessment services
72 Quality assessment of joint vocational programs with foreign vocational training institutions and foreign-invested vocational training institutions in Vietnam.
73 Occupational safety assessment services with regard to machinery and supplies with strict occupational safety requirements
74 Occupational safety and occupational hygiene training services
75 Employment agency services
76 Overseas employment services
77 Voluntary drug rehabilitation services
78 Conformity declaration and certification services
79 Outsourcing services
80 Road transport services
81 Car warranty and maintenance services
82 Motor vehicle inspection services
83 Driving school services
84 Traffic safety inspector training services
85 Driving test services
86 Traffic safety inspection services
87 Waterway transport services
88 Building, modifying, repairing inland watercraft
89 Provision of training for crewmembers and operators of inland watercraft
90 Ship transport, shipping agency services
91 Multi-level marketing business
92 Ship towing services
93 Importing, dismantling used sea-going ship
94 Sea-going ship building, modification, repair services
95 Sea port operation
96 Air transport business
97 Design, production, maintenance, testing of aircraft, aircraft engines, propellers, and equipment thereof in Vietnam
98 Airport operation
99 Aviation services at airports
100 Air navigation services
101 Flight crew training services
102 Rail transport business
103 Rail infrastructure business
104 Rail transport business
105 Multimodal transport business
106 Transport of dangerous goods using road or waterway vehicles
107 Pipeline transport servicse
108 Maritime navigation services
109 Real estate trading
110 Provision of training in real estate brokerage, real estate valuation, and operation of real estate exchanges
111 Provision of training in apartment building management and operation
112 Provision of training in construction project management
113 Project management consultancy services
114 Construction survey services
115 Construction design assessment services
116 Construction supervision services
117 Construction services
118 Investment project planning and assessment services
119 Foreign investors’ construction
120 Project management consultancy services
121 Construction work conformity assessment and certification services
122 Lighting and greenery system operation services
123 Shared infrastructure operation services
124 Construction planning development services
125 Urban planning development services provided by foreign entities
126 Trading in white asbestos of Serpentine group
127 Postal services
128 Telecommunications services
129 Import of radio transmitters and transceivers
130 Digital signature authentication services
131 Establishment and operation of publishers
132 Printing services
133 Publication release services
134 Social network services
135 Online games business
136 Pay radio/television services
137 News website development services
138 Processing, recycling, repair, refurbishment of used IT products on the list of used IT products banned from import for foreign partners
139 Pay-per-view television services
140 Provision of information and IT services on mobile network or the Internet
141 Trading in mobile phone jammers
142 Provision of information security products and services
143 Operation of higher education institutions
144 Operation of foreign-capitalized educational institutions, representative offices of foreign educational institutions in Vietnam, branches of foreign-capitalized educational institutions
145 Operation of continuing education institution
146 Operation of students’ education centers
147 Operation of compulsory education institutions
148 Vocational training
149 Operation of specialized schools
150 Operation of preschool education institutions
151 Educational cooperation with foreign partners
152 Extra classes
153 Fishing
154 Trading in fishing instruments
155 Fish trading
156 Trading in aquatic feed
157 Trading in biological preparations, microorganisms, chemicals, environmental remediation agents serving aquaculture
158 Aquatic breed testing services
159 Aquatic feed testing services
160 Breeding, raising, propagating  wild animals and plans according to CITES Appendix
161 Breeding, raising, propagating endangered or rare wild animals and palns according to CITES Appendix
162 Breeding, raising normal wild animals
163 Export, import, re-export, transit wild specimens according to CITES Appendix
164 Export, import, re-export bred, raised, propagated specimens according to CITES Appendix
165 Pesticide trading
166 Processing items required to undergo plant quarantine
167 Pesticide testing services
168 Plant protection services
169 Trading in veterinary medicines, biological preparations, vaccines, microorganisms, chemicals serving veterinary medicine
170 Veterinary services
171 Animal surgery, animal testing services
172 Vaccination, diagnosis, prescription, treatment, and healthcare services for animals
173 Trading in veterinary medicines, biological preparations, vaccines, microorganisms, chemicals serving veterinary medicine
174 Concentrated breeding, breed production services; slaughtering; quarantine of animals and products thereof; production of animal-derived materials for animal feed production; preparing, processing, preserving animals and products thereof; trading in animal products; preparing, processing, packaging, preserving animal products
175 Trading in foods under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development
176 Trading, testing organic fertilizers
177 Trading in plant varieties, animal breeds
178 Manufacture of animal feeds
179 Import of animal feeds
180 Exporting, importing rare, endangered terrestrial wild animals and plants according to CITES Appendix
181 Trading in forest plants, animals restricted from trading
182 Trading in ornamental plants, shade trees, ancient trees from Vietnam’s natural forests
183 Trading in firewood from timber or from Vietnam’s natural forests
184 Trading in sperms, embryos, eggs, and lavas
185 Trading in biological preparations, microorganisms, chemicals, environmental remediation agents serving aquaculture
186 Testing biological preparations, microorganisms, chemicals, environmental remediation agents serving aquaculture
187 Trading in genetically modified food
188 Provision of training in bidding
189 Bidding agency services
190 Project assessment consultancy services
191 Provision of training in project assessment
192 Medical examination and treatment services
193 HIV testing services
194 Tissue bank services
195 Childbirth assistance, sperm preservation, embryo preservation services
196 Medicine trading
197 Medicine testing services
198 Cosmetics production
199 Infectious microorganism testing services
200 Vaccination services
201 Trading in medical and household anti-insect and antibacterial chemicals
202 Opioid replacement therapy services
203 Trading in foods under the management of the Ministry of Health
204 Plastic surgery services
205 Surrogacy services
206 Bioavailability and bioequivalence assessment services
207 Clinical trial of medicines
208 Trading in medical equipment
209 Medical equipment classification
210 Medical equipment testing services
211 Industrial property verification services
212 Radiological work services
213 Atomic energy application ancillary services
214 Export, import, and transport of radioactive materials
215 Technological conformity assessment services
216 Inspection, calibration, testing of measuring instruments and measurement standards
217 Motorcycle helmet trading
218 Technology assessment, valuation, and examination services
219 Intellectual property representation services
220 Film production
221 Antique examination services
222 Monument protection or renovation project planning, execution, supervision services
223 Karaoke, dance club business
224 Travel services
225 Sports business
226 Art performance, fashion show, beauty contest, model contest services
227 Trading in audio and video recordings of art performances
228 Festival organization services
229 Trading in art or photography works
230 Accommodation services
231 Advertising services
232 Trading in relics, antiques, national treasures
233 Museum services
234 Electronic games business (except for electronic casino games for foreigners and online electronic casino games)
235 Export of relics, antiques other than those under the ownership of the state, political organizations, socio-political organizations; import of cultural commodities under the management of the Ministry of Culture, Sports and Tourism
236 Verification of copyright and relevant rights
237 Land survey and assessment services
238 Land planning services
239 IT infrastructure and software infrastructure development services
240 Land database development services
241 Land pricing services
242 Land use right auction services
243 Geodesy and cartography services
244 Underground water drilling services
245 Underground water survey services
246 Water supply, processing, and extraction services
247 Underground water drilling services
248 Mineral exploration services
249 Mineral extraction
250 Harmful waste management services
251 Scrap material import
252 Environmental monitoring services
253 Strategic environment assessment, environmental impact assessment, environmental protection scheme consultancy services
254 Trading in biological preparations
255 Collection, transport, processing of refuse
256 Business operation of commercial banks
257 Business operation of non-bank credit institutions
258 Business operation of cooperatives, people’s credit funds, microfinance institutions
259 Provision of payment services
260 Credit information service provision
261 Foreign exchange activities
262 Trading in gold bullion
263 Manufacture of gold bullion, export raw gold and import raw gold for manufacture of gold bullion
264 Manufacture of gold jewellery
265 Import of commodities under the management of the State bank (money vault door)
266 Money printing, molding
267 Trading in military clothing and equipment of the armed forces, military weapons, technologies, devices, vehicles for the military and police; parts, components, supplies, specialized equipment, and technologies for manufacture thereof

 
 
 
——————————————————————————————————
This translation is made by LawSoft and for reference purposes only. Its copyright is owned by LawSoft and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed

The post Law No. 67/2014/QH13 of November 26, 2014, on investment appeared first on MP Law Firm.

]]>
Law on Investment https://mplaw.vn/en/law-on-investment/ Wed, 26 Nov 2014 11:32:21 +0000 http://law.imm.fund/?p=1940   THE NATIONAL ASSEMBLY No. 67/2014/QH13 THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness  Law on Investment Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; The National Assembly promulgates the Law on Investment. Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Scope of regulation This Law prescribes business investment activities in Vietnam and […]

The post Law on Investment appeared first on MP Law Firm.

]]>
 

THE NATIONAL
ASSEMBLY

No. 67/2014/QH13

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness

 Law on Investment

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Investment.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation
This Law prescribes business investment activities in Vietnam and offshore business investment activities from Vietnam.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to investors and organizations and individuals engaged in business investment activities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:

  1. Investment registration agency means an agency competent to grant, modify and revoke investment registration certificates.
  2. Investment project means a set of proposals on using medium- or long-term capital to conduct business investment activities in a specific geographical area within a specified period of time.
  3. Expanded investment project means an investment project to develop an operating business investment project by expanding its scope, raising its capacity, renewing technologies, reducing pollution or improving the environment.
  4. New investment project means a project which is implemented for the first time or a project which is independent from an operating business investment project.
  5. Business investment means the use of investment capital by investors to carry out business activities through establishment of economic organizations; contribution of capital to, or purchase of shares or capital contributions at, economic organizations; or investment in the form of contract performance or investment project implementation.
  6. Investment registration certificate means a paper or an electronic document acknowledging information on an investment project registered by an investor.
  7. National investment information system means a professional information system used to monitor, assess and analyze the situation of investment nationwide to serve state management work and support investors in carrying out business investment activities.
  8. Public-private partnership investment contract (below referred to as PPP contract) means a contract signed between a competent state agency and an investor or a project enterprise to implement an investment project prescribed in Article 27 of this Law.
  9. Business cooperation contract (below referred to as BCC) means a contract signed between investors for business cooperation and profit or product distribution without establishing an economic organization.
  10. Export-processing zone means an industrial park specialized in producing exports and providing services for export production and export activities.
  11. Industrial park means an area which has a delimited geographical boundary and is specialized in producing industrial goods and providing services for industrial production.
  12. Economic zone means an area which has a delimited geographical boundary, consists of various functional sub-zones and is established for the purposes of investment attraction, socio-economic development and national defense and security safeguarding.
  13. Investor means an organization or individual carrying out business investment activities. Investors include domestic investors, foreign investors and foreign-invested economic organizations.
  14. Foreign investor means a foreign national or an organization established under foreign laws that carries out business investment activities in Vietnam.
  15. Domestic investor means a Vietnamese national or an economic organization without any members or shareholders being foreign investors.
  16. Economic organization means an organization established and operating under Vietnam’s law. Economic organizations include enterprises, cooperatives, unions of cooperatives and other organizations which carry out business investment activities.
  17. Foreign-invested economic organization means an economic organization having members or shareholders being foreign investors.
  18. Investment capital means money and other assets used to carry out business investment activities.

Article 4. Application of the Law on Investment, relevant laws and treaties

  1. Business investment activities in the Vietnamese territory must comply with this Law and other relevant laws.
  2. If there are any different provisions between this Law and other laws regarding sectors and trades banned from business investment, sectors and trades subject to conditional business investment, or the order and procedures for business investment, the provisions of this Law must prevail, except for the order and procedures for business investment prescribed in the Securities Law, the Law on Credit Institutions, the Law on Insurance Business and the Law on Petroleum.
  3. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, such treaty must prevail.
  4. For a contract to which at least one party is a foreign investor or an economic organization prescribed in Clause 1, Article 23 of this Law, parties may agree in the contract on the application of foreign laws or international investment practices, provided such agreement is not contrary to Vietnam’s law.

Article 5. Business investment policies

  1. Investors are entitled to carry out business investment activities in the sectors and trades that are not banned by this Law.
  2. Investors may decide by themselves on business investment activities in accordance with this Law and other relevant laws; and are entitled to access and use credit capital sources and support funds and use land and other natural resources in accordance with law.
  3. The State shall recognize and protect investors’ ownership of property, investment capital, incomes and other lawful rights and interests.
  4. The State shall treat investors equally; adopt policies to encourage and create favorable conditions for investors to carry out business investment activities for sustainable economic development.
  5. The State shall respect and implement treaties related to business investment to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

Article 6. Sectors and trades banned from business investment

  1. To prohibit the following business investment activities:

a/ Trade in narcotic substances prescribed in Appendix 1 to this Law;
b/ Trade in chemicals and minerals prescribed in Appendix 2 to this Law;
c/ Trade in specimens of wild fauna and flora species prescribed in Appendix I to the Convention on International Trade on Endangered Species of Wild Fauna and Flora; natural specimens of endangered, rare and precious wild fauna and flora species of Group I in Appendix 3 to this Circular;
d/ Prostitution;
dd/ Trafficking in humans or human tissues and organs;
e/ Business activities related to human cloning.

  1. The production and use of the products specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article in analysis, testing, scientific research, healthcare, pharmaceutical production, criminal investigation, and national defense and security safeguarding must comply with the Government’s regulations.

Article 7. Sectors and trades subject to conditional business investment

  1. Sectors and trades subject to conditional business investment are sectors and trades in which business investment activities must meet certain conditions for the reason of national defense and security, social order and safety, social ethics or community well-being.
  2. The list of sectors and trades subject to conditional business investment is provided in Appendix 4 to this Law.
  3. Conditions for business investment in the sectors and trades prescribed in Clause 2 of this Article shall be prescribed in laws, ordinances, decrees and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party. Ministries, ministerial-level agencies, People’s Councils and People’s Committees of all levels and other agencies, organizations and persons may not promulgate regulations on business investment conditions.
  4. Business investment conditions shall be prescribed in conformity with the objectives specified in Clause 1 of this Article and ensure publicity, transparency and objectiveness, and save time and compliance costs for investors.
  5. Sectors and trades subject to conditional business investment and business investment conditions applicable to such sectors and trades shall be published on the national enterprise registration information portal.
  6. The Government shall stipulate in detail the publicization and control of business investment conditions.

Article 8. Revision and supplementation of sectors and trades banned from business investment and the list of sectors and trades subject to conditional business investment
Based on socio-economic conditions and state management requirements in each period, the Government shall review the sectors and trades banned from business investment and the list of sectors and trades subject to conditional business investment and propose the National Assembly to amend and supplement Articles 6 and 7 of this Article according to fast-track procedures.
Chapter II
INVESTMENT GUARANTEES
Article 9. Guarantee of property ownership

  1. Lawful assets of investors shall be neither nationalized nor confiscated by administrative measures.
  2. In case the State compulsorily purchases or requisitions their assets for national defense or security reasons or in the national interest, in a state of emergency or in response to a national disaster, investors are entitled to payment or compensation in accordance with the law on compulsory purchase and requisition of property and other relevant laws.

Article 10. Guarantee of business investment activities

  1. The State may not compel investors to comply with the following requirements:

a/ To prioritize purchasing and using domestic goods and services or to purchase goods and services from domestic goods producers or service providers;
b/ To reach a certain rate of exported goods or services; to limit the quantity, value or types of goods and services exported or domestically produced or provided;
c/ To import goods in a quantity or value corresponding to the quantity or value of exported goods or to balance foreign currencies by using export earnings to meet import demand;
d/ To reach a certain localization rate for domestically produced goods;
dd/ To reach a certain level or value in domestic research and development activities;
e/ To supply goods or provide services at a specific place in the country or abroad;
g/ To locate their head offices at places requested by competent state agencies.

  1. Based on socio-economic development orientations, foreign exchange management policy and foreign currency balancing capacity in each period, the Prime Minister shall decide on the assurance of satisifaction of foreign currency demands of investment projects subject to investment policy decision by the National Assembly or the Prime Minister and other important infrastructure development investment projects.

Article 11. Guarantee of transfer of foreign investors’ assets abroad
After fulfilling their financial obligations toward the Vietnamese State in accordance with law, foreign investors may transfer abroad the following assets:

  1. Investment capital and investment liquidation proceeds;
  2. Incomes from business investment activities;
  3. Money and other assets under their lawful ownership.

Article 12. Government guarantee for a number of important projects

  1. The Prime Minister shall decide to provide guarantee for the performance of contracts by competent state agencies or state enterprises participating in the implementation of investment projects subject to investment policy decision by the National Assembly or the Prime Minister and other important infrastructure development investment projects.
  2. The Government shall detail this Article.

Article 13. Guarantee of business investment in case of change of law

  1. In case a new legal document introduces investment incentives higher than those currently applied to investors, investors may enjoy such incentives for the remaining incentive enjoyment period of their projects.
  2. In case a new legal document introduces investment incentives lower than those currently applied to investors, investors may continue enjoying the investment incentives according to previous regulations for the remaining incentive enjoyment period of their projects.
  3. The provision of Clause 2 of this Article does not apply to cases of change of law for the reason of national defense and security, social order and safety, social ethics, community well-being or environmental protection.
  4. Cases in which investors are not permitted to continue enjoying investment incentives according to Clause 3 of this Article shall be considered and settled by one or some of the following measures:

a/ Deducting the actual damage suffered by investors from their taxable incomes;
b/ Adjusting operational objectives of investment projects;
c/ Supporting investors to remedy their damage.

  1. For the investment guarantee measures prescribed in Clause 4 of this Article, investors shall file written requests within 3 years from the effective date of the new legal document.

Article 14. Settlement of disputes in business investment activities

  1. Disputes over business investment activities in Vietnam shall be settled through negotiation and conciliation. In case negotiation and conciliation fail, disputes shall be settled at an arbitration or a court according to Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
  2. Disputes over business investment activities in the Vietnamese territory between domestic investors and foreign-invested economic organizations or between domestic investors or foreign-invested economic organizations and competent state agencies shall be settled by a Vietnamese arbitration or court, except the cases prescribed in Clause 3 of this Article.
  3. Disputes between investors of whom at least one party is a foreign investor or an economic organization specified in Clause 1, Article 23 of this Law may be settled by one of the following agencies and organizations:

a/ Vietnamese court;
b/ Vietnamese arbitration;
c/ Foreign arbitration;
d/ International arbitration;
dd/ Arbitration set up by disputing parties.

  1. Disputes over business investment activities in the Vietnamese territory between foreign investors and competent state agencies shall be settled by a Vietnamese arbitration or court, unless otherwise agreed in contracts or provided by a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

Chapter III
INVESTMENT INCENTIVES AND SUPPORTS
Section 1
INVESTMENT INCENTIVES
Article 15. Forms of, and subjects eligible for, investment incentives

  1. Forms of investment incentives:

a/ Application of enterprise income tax rates lower than ordinary tax rates for a definite period of time or for the whole implementation duration of investment projects; exemption from or reduction of enterprise income tax;
b/ Exemption from import duty on goods imported to create fixed assets; and materials, supplies and components to implement investment projects;
c/ Exemption from or reduction of land rental, land use levy or land use tax.

  1. Subjects entitled to investment incentives:

a/ Investment projects in the sectors and trades eligible for investment incentives prescribed in Clause 1, Article 16 of this Law;
b/ Investment projects in the geographical areas eligible for investment incentives prescribed in Clause 2, Article 16 of this Law;
c/ Investment projects capitalized at VND 6,000 billion or more, disbursing at least VND 6,000 billion within 3 years after obtaining an investment registration certificate or investment policy decision;
d/ Rural investment projects employing at least 500 workers;
dd/ Hi-tech enterprises, science and technology enterprises, and science and technology organizations.

  1. Investment incentives shall be applied to new investment projects and expanded investment projects. The specific levels of each type of incentive must comply with the tax and land laws.
  2. Investment incentives for the subjects specified at Points b, c and d, Clause 2 of this Article must not apply to investment projects to exploit minerals or produce or trade in excise tax-liable products or services specified in the Law on Excise Tax, except automobile manufacturing.

Article 16.  Sectors and trades eligible for investment incentives, geographical areas eligible for investment incentives

  1. Sectors and trades eligible for investment incentives:

a/ Hi-tech activities, hi-tech supporting industry products; research and development activities;
b/ Production of new materials, new energies, clean energies and renewable energies; manufacture of products with an added value of at least 30% and energy-efficient products;
c/ Manufacture of electronic products, key mechanical products, agricultural machinery, automobiles and automobile parts; shipbuilding;
d/ Manufacture of supporting industry products for textile-garment and leather-footwear industries, and for the products prescribed at Point c of this Clause;
dd/ Manufacture of information technology products, software and digital content;
e/ Cultivation and processing of agricultural, forest and fishery products; forest planting and protection; salt production; marine fishing and fishing logistic services; production of plant varieties and animal breeds and biotech products;
g/ Waste collection, treatment, recycling or re-use;
h/ Investment in development, operation and management of infrastructure facilities; development of mass transit in urban centers;
i/ Pre-school education, general education and vocational education;
k/ Medical examination and treatment; production of drugs and drug materials, major drugs, essential drugs, preventive and curative drugs for social diseases, vaccines, medical bioproducts, herbal medicines and oriental medicines; scientific research into preparation technologies and biotechnologies for producing new drugs;
l/ Investment in physical training and sports facilities for people with disabilities or professional athletes; protection and promotion of the value of cultural heritages;
m/ Investment in geriatric centers, psychiatric centers, treatment centers for orange agent victims; nursing homes for the elderly, people with disabilities, orphans and street children;
n/ People’s credit funds and microfinance institutions.

  1. Geographical areas eligible for investment incentives:

a/ Geographical areas meeting with difficult or extremely difficult socio-economic conditions;
b/ Industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and economic zones.

  1. Based on the sectors, trades and geographical areas eligible for investment incentives prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the Government shall promulgate, revise and supplement the list of sectors and trades eligible for investment incentives and the list of geographical areas eligible for investment incentives.

Article 17. Procedures for application of investment incentives

  1. For projects that are granted investment registration certificates, investment registration agencies shall write the contents of investment incentives, bases and conditions for application of investment incentives in the investment registration certificates.
  2. For projects that are not required to have investment registration certificates, if fully meeting the investment incentive enjoyment conditions, investors are entitled to investment incentives without having to apply for investment registration certificates. In these cases, investors shall base themselves on the investment incentive enjoyment conditions prescribed in Articles 15 and 16 of this Law and other relevant laws to determine by themselves the investment incentives they are eligible for and carry out the procedures for enjoying such incentives at the tax agency, finance agency or customs agency, depending on each type of investment incentive.

Article 18. Expansion of investment incentives
The Government shall propose the National Assembly to decide on the application of investment incentives other than those prescribed in this Law and other laws in case of necessity to encourage the development of an especially important sector or a special administrative-economic unit.
Section 2
INVESTMENT SUPPORTS
Article 19. Forms of investment support

  1. Forms of investment support:

a/ Support for development of technical and social infrastructure systems inside or outside project fences;
b/ Support for human resources training and development;
c/ Credit support;
d/ Support for access to production and business grounds; support for relocation of production facilities out of inner cities and towns;
dd/ Support for science, technique and technology transfer;
e/ Support for market development and information provision;
g/ Support for research and development.

  1. The Government shall stipulate in detail the forms of investment support prescribed in Clause 1 of this Article for small- and medium-sized enterprises, hi-tech enterprises, science and technology enterprises, science and technology organizations, enterprises investing in agriculture and rural areas, enterprises investing in education and law dissemination and for other entities in conformity with socio-economic development orientations in each period.

Article 20. Support for development of infrastructure systems of industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and economic zones

  1. Based on the approved master plan on development of industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and economic zones, ministries, ministerial-level agencies and People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) shall formulate plans on development investment in, and organize the construction of, technical and social infrastructure systems outside the fences of industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and functional sub-zones of economic zones.
  2. The State shall support part of development investment capital from the state budget and preferential credit capital for the comprehensive development of technical and social infrastructure systems inside and outside the fences of industrial parks in areas meeting with difficult or extremely difficult socio-economic conditions.
  3. The State shall support part of development investment capital from the state budget and preferential credit capital and apply other methods to raise capital for the construction of technical and social infrastructure systems within economic zones and hi-tech parks.

Article 21. Development of housing and public service facilities for workers in industrial parks, hi-tech parks and economic zones

  1. Based on approved master plans on development of industrial parks, export-processing zones and economic zones, provincial-level People’s Committees shall plan and arrange land for building housing and public service facilities for workers in industrial parks, hi-tech parks and economic zones.
  2. For localities meeting with difficulties in arranging land for building housing and public service facilities for workers in industrial parks, competent state agencies shall decide to adjust the master plans of such industrial parks so as to reserve land areas for building housing and public service facilities.

Chapter IV
INVESTMENT ACTIVITIES IN VIETNAM
Section 1
FORMS OF INVESTMENT
Article 22. Investment in establishment of economic organizations

  1. Investors may establish economic organizations in accordance with law. Before establishing an economic organization, a foreign investor must have an investment project and shall carry out procedures to apply for an investment registration certificate according to Article 37 of this Law and meet the following conditions:

a/ Having a charter capital holding rate prescribed in Clause 3 of this Article;
b/ Complying with the form of investment, scope of operation, Vietnamese partners in investment activities and meeting other conditions prescribed in treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

  1. Foreign investors shall implement investment projects through economic organizations established under Clause 1 of this Article, except cases of investment in the form of capital contribution or share or capital contribution purchase or under contracts.
  2. Foreign investors may own an unlimited charter capital in economic organizations, except in the following cases:

a/ The holding rates of foreign investors in listed companies, public companies, securities trading organizations and securities investment funds must comply with the law on securities;
b/ The holding rates of foreign investors in state enterprises which are equitized or transformed in other forms must comply with the law on equitization and transformation of state enterprises;
c/ The holding rates of foreign investors in cases other than those prescribed at Points a and b of this Clause must comply with other relevant laws and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 23. Implementation of investment activities by foreign-invested economic organizations

  1. When making investment in establishment of economic organizations; contribution of capital to, or purchase of shares or capital contributions at, economic organizations; or investment in the form of BCC, economic organizations must meet the conditions and shall carry out investment procedures according to regulations applicable to foreign investors if falling into one of the following cases:

a/ Having 51% or more of their charter capital held by a foreign investor(s), or having a majority of their general partners being foreign individuals, for partnerships;
b/ Having 51% or more of their charter capital held by an economic organization(s) prescribed at Point a of this Clause;
b/ Having 51% or more of their charter capital held by a foreign investor(s) and an economic organization(s) prescribed at Point a of this Clause.

  1. When making investment in establishment of economic organizations; contribution of capital to, or purchase of shares or capital contributions at, economic organizations; or investment in the form of BCC, foreign-invested economic organizations other than those specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article must meet the conditions and shall carry out investment procedures according to regulations applicable to domestic investors.
  2. In case a foreign-invested economic organization already established in Vietnam has a new investment project, it may carry out procedures to implement such project without having to establish a new economic organization.
  3. The Government shall stipulate in detail the order and procedures for establishing economic organizations to implement investment projects of foreign investors and foreign-invested economic organizations.

Article 24. Investment in the form of contribution of capital to, or purchase of shares or capital contributions at, economic organizations

  1. Investors are entitled to contribute capital to, and purchase shares and capital contributions at, economic organizations.
  2. Foreign investors making investment in the form of capital contribution to, or purchase of shares or capital contributions at, economic organizations shall comply with Articles 25 and 26 of this Law.

Article 25. Forms of and conditions for contribution of capital to, and purchase of shares and capital contributions at, economic organizations

  1. Foreign investors may contribute capital to economic organizations in the following forms:

a/ Purchasing initially or additionally issued shares of joint stock companies;
b/ Contributing capital to limited liability companies and partnerships;
c/ Contributing capital to other economic organizations not prescribed at Points a and b of this Clause.

  1. Foreign investors may purchase shares or capital contributions at economic organizations in the following forms:

a/ Purchasing shares of joint stock companies from such companies or their shareholders;
b/ Purchasing capital contributions of members of limited liability companies to become members of such companies;
c/ Purchasing capital contributions of capital-contributing members in partnerships to become capital-contributing members of such partnerships;
d/ Purchasing capital contributions of members of other economic organizations not prescribed at Points a, b and c of this Clause.

  1. Capital contribution and share and capital contribution purchase by foreign investors in the forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article must meet the conditions prescribed at Points a and b, Clause 1, Article 22 of this Law.

Article 26. Procedures for investment in the form of capital contribution or share or capital contribution purchase

  1. Investors shall carry out procedures to register the contribution of capital to, or purchase of shares or capital contributions at, economic organizations in the following cases:

a/ Foreign investors contribute capital to, or purchase shares or capital contributions at, economic organizations operating in the sectors or trades in which business investment activities of foreign investors must meet certain conditions;
b/ The capital contribution or share or capital contribution purchase leads to a situation whereby foreign investors or the economic organizations prescribed in Clause 1, Article 23 of this Law hold 51% or more of charter capital of the concerned economic organizations.

  1. A dossier of registration of capital contribution or share or capital contribution purchase must comprise:

a/ A written registration of capital contribution or share or capital contribution purchase, covering information on the economic organization to which or at which the foreign investor intends to contribute capital or purchase shares or capital contributions; the foreign investor’s charter capital holding rate after contributing capital to, or purchasing shares or capital contributions at, the economic organization;
b/ A copy of the identity card or passport, for individual investors; a copy of the establishment decision or another equivalent document certifying the legal status, for institutional investors.

  1. Procedures for registering capital contribution or share or capital contribution purchase:

a/ An investor shall submit a dossier prescribed in Clause 2 of this Article to the provincial-level Planning and Investment Department of the locality where the head office of the concerned economic organization is located;
b/ If the foreign investor’s capital contribution or share or capital contribution purchase meets the conditions prescribed at Points a and b, Clause 1, Article 22 of this Law, within 15 days after receiving a complete dossier, the provincial-level Planning and Investment Department shall notify in writing the investor thereof for carrying out procedures for change of shareholders or members in accordance with law. In case the investor does not meet the conditions, the provincial-level Planning and Investment Department shall issue a written reply clearly stating the reason.

  1. Investors that do not fall into the cases prescribed in Clause 1 of this Article shall carry out procedures for change of shareholders or members in accordance with law when contributing capital to, or purchasing shares or capital contributions at, economic organizations. If wishing to register the capital contribution or share or capital contribution purchase, investors shall comply with Clause 3 of this Article.

Article 27. Investment in the form of PPP contract

  1. Investors or project enterprises shall sign PPP contracts with competent state agencies to implement investment projects to build or renovate, upgrade, extend, manage and operate infrastructure works or to provide public services.
  2. The Government shall stipulate in detail sectors, conditions and procedures for implementing investment projects in the form of PPP contract.

Article 28. Investment in the form of BCC

  1. BCCs signed between domestic investors must comply with the civil law.
  2. For BCCs signed between domestic investors and foreign investors or between foreign investors, the procedures for grant of investment registration certificates prescribed in Article 37 of this Law shall be carried out.
  3. Parties to a BCC shall form a coordinating board to perform the BCC. Functions, tasks and powers of the coordinating board shall be agreed by the parties.

Article 29. Contents of a BCC

  1. A BCC must have the following principal contents:

a/ Names, addresses and competent representatives of contractual parties; transaction address or address of the project implementation site;
b/ Objectives and scope of business investment activities;
c/ Contributions of contractual parties and distribution of business investment results between the parties;
d// Contract performance schedule and duration;
dd/ Rights and obligations of contractual parties;
e/ Modification, transfer and termination of the contract;
g/ Liabilities for breaches of contract, method of dispute settlement.

  1. In the course of performing a BCC, contractual parties may agree to use assets created from their business cooperation to establish enterprises in accordance with the law on enterprises.
  2. Parties to a BCC contract have the right to agree on other contents which must not be contrary to law.

Section 2
PROCEDURES FOR INVESTMENT POLICY DECISION
Article 30. Competence of the National Assembly to make investment policy decision
Except projects subject to investment policy decision by the National Assembly as prescribed by the law on public investment, the National Assembly shall decide on investment policy for the following investment projects:

  1. Projects with great environmental impacts or a latent possibility of causing serious environmental impacts, including:

a/ Nuclear power facilities;
b/ Change of use purposes of land under national parks, nature reserves, landscape protection areas and scientific research and experiment forests of 50 hectares or larger; headwater protection forests of 50 hectares or larger; wind-break, sand-break and tide-break protection forests, sea encroachment forests and environmental protection forests of 500 hectares or larger; production forests of 1,000 hectares or larger;

  1. Land-using projects requiring change of the use purpose of at least 500 hectares of paddy fields with 2 or more crops per year;
  2. Relocation and resettlement projects involving 20,000 or more people in mountainous regions or 50,000 or more people in other regions;
  3. Projects requiring application of special mechanisms and policies subject to decision by the National Assembly.

Article 31. Competence of the Prime Minister to make investment policy decision
Except projects subject to investment policy decision by the Prime Minister in accordance with the law on public investment and the projects prescribed in Article 30 of this Law, the Prime Minister shall decide on investment policy for the following projects:

  1. Projects falling into one of the following cases, regardless of their capital sources:

a/ Relocation and resettlement of 10,000 or more people in mountainous regions or 20,000 or more people in other regions;
b/ Building and commercial operation of airports; air transport;
c/ Building and commercial operation of national seaports;
d/ Petroleum prospection, exploitation and processing;
dd/ Betting and casino business;
e/ Cigarette production;
g/ Development of infrastructure of industrial parks, export-processing zones and functional sub-zones in economic zones;
h/ Building and commercial operation of golf courses;

  1. Projects other than those prescribed in Clause 1 of this Article which are capitalized at VND 5,000 billion or more;
  2. Projects of foreign investors in the sectors of sea transport, provision of telecommunications services with network infrastructure, forest plantation, publishing, press, establishment of wholly foreign-owned science and technology organizations and science and technology enterprises;
  3. Other projects subject to investment policy decision or investment decision by the Prime Minister in accordance with law.

Article 32. Competence of provincial-level People’s Committees to make investment policy decision

  1. Except projects subject to investment policy decision by provincial-level People’s Committees in accordance with the law on public investment and the projects prescribed in Articles 30 and 31 of this Law, provincial-level People’s Committees shall decide on investment policy for the following projects:

a/ Projects entitled to land allocation or land lease by the State not through auction, bidding or transfer; projects requiring change of land use purposes;
b/ Projects using technologies on the list of technologies restricted from transfer in accordance with the law on technology transfer.

  1. Investment projects prescribed at Point a, Clause 1 of this Article and implemented in industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks or economic zones in conformity with approved master plans are not required to be submitted to provincial-level People’s Committees for investment policy decision.

Article 33. Dossiers, order and procedures for investment policy decision by provincial-level People’s Committees

  1. An investment project dossier must comprise:

a/ A written proposal for implementation of the investment project;
b/ A copy of the identify card or passport, for individual investors; a copy of the establishment decision or an equivalent document certifying the legal status, for institutional investors;
c/ Proposals for the investment project, covering: the investor implementing the project, investment objectives and scope, investment capital and capital raising plan; the project’s location, duration, investment schedule and labor demand, investment incentives, and assessment of the project’s socio-economic impacts and benefits;
d/ A copy of one of the following documents: the investor’s financial statement of the last 2 years; financial support commitment of the parent company and of a financial institution; guarantee for the investor’s financial capacity; and document explaining the investor’s financial capacity;
dd/ Proposals on land use; in case the investor does not propose the State to allocate or lease land or to permit change of land use purposes, the investor shall submit a copy of the site lease agreement or another document certifying that the investor has the rights to use the site used for project implementation;
e/ Explanations about use of technologies, for the projects prescribed at Point b, Clause 1, Article 32 of this Law, covering: name and origin of technologies, diagrams of technological processes; primary technical specifications, conditions of main machinery, equipment and technological lines;
g/ The BCC, for investment projects in the form of BCC.

  1. The investor shall submit the dossier prescribed in Clause 1 of this Article to the investment registration agency.

Within 35 days after receiving the investment project dossier, the investment registration agency shall notify results to the investor.

  1. Within 3 working days after receiving a complete investment project dossier, the investment registration agency shall send the dossier to related state agencies for appraisal of the matters prescribed in Clause 6 of this Article.
  2. Within 15 days after receiving the investment project dossier, consulted state agencies shall send their appraisal opinions on the matters within the scope of their state management to the investment registration agency.
  3. Within 5 working days after receiving the request from the investment registration agency, the land administration agency shall provide map extracts and the planning management agency shall provide planning information as a basis for the appraisal under this Article.
  4. Within 25 days after receiving the investment project dossier, the investment registration agency shall make an appraisal report and submit it to the provincial-level People’s Committee. The appraisal report must contain the following contents:

a/ Information on the project, covering: information on the investor, objectives, scope, implementation site and schedule of the project;
b/ Assessment of the satisfaction of investment conditions applicable to foreign investors (if any);
c/ Assessment of the project’s conformity with the socio-economic development master plan, sectoral master plan and land use master plan; assessment of the project’s socio-economic impacts and benefits;
d/ Assessment of investment incentives and conditions for application thereof (if any);
dd/ Assessment of the legal bases of the investor’s rights to use the investment site. For projects involving proposals for land allocation or lease or permission for change of land use purposes, the appraisal report must also contain results of appraisal of land use demand, conditions for land allocation or lease or permission for change of land use purposes in accordance with the land law;
e/ Assessment of technologies to be used in the project, for the projects prescribed at Point b, Clause 1, Article 32 of this Law.

  1. Within 7 working days after receiving the dossier and appraisal report, the provincial-level People’s Committee shall make investment policy decision. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
  2. An investment policy decision issued by a provincial-level People’s Committee must have the following details:

a/ Name of the investor implementing the project;
b/ Title, objectives, scope and investment capital of the project, project implementation duration;
c/ Project implementation site;
d/ Implementation schedule of the investment project; schedule of capital contribution and raising; schedule of capital construction and work commission (if any); implementation schedule of each stage, for investment projects divided into different stages;
dd/ To-be-applied technologies;
e/ Investment incentives and supports (if any) and conditions for application thereof;
g/ Effective duration of the investment policy decision.

  1. The Government shall stipulate in detail dossiers and procedures for appraisal of investment projects subject to investment policy decision by provincial-level People’s Committees.

Article 34. Dossiers, order and procedures for investment policy decision by the Prime Minister

  1. Investors shall submit investment project dossiers to investment registration agencies of the localities where the investment projects are to be implemented. A dossier must comprise:

a/ The dossier prescribed in Clause 1, Article 33 of this Law;
b/ Plan on ground clearance, relocation and resettlement (if any);
c/ Preliminary assessment of environmental impacts and environmental protection solutions;
d/ Assessment of socio-economic impacts and benefits of the investment project.

  1. Within 3 working days after receiving a complete investment project dossier prescribed in Clause 1 of this Article, the investment registration agency shall send the dossier to the Ministry of Planning and Investment and send the dossier to related state agencies for opinion on the matters prescribed in Clause 6, Article 33 of this Law.
  2. Within 15 days after receiving the dossier, consulted agencies shall send their opinions on the matters falling within the scope of their state management to the investment registration agency and the Ministry of Planning and Investment.
  3. Within 25 days after receiving the investment project dossier, the investment registration agency shall propose the provincial-level People’s Committee to consider and give appraisal opinions on the dossier for sending to the Ministry of Planning and Investment.
  4. Within 15 days after receiving the document prescribed in Clause 4 of this Article, the Ministry of Planning and Investment shall appraise the investment project dossier and make an appraisal report covering the contents prescribed in Clause 6, Article 33 of this Law for submission to the Prime Minister for investment policy decision.
  5. The Prime Minister shall consider and issue an investment policy decision covering the contents prescribed in Clause 8, Article 33 of this Law.
  6. The Government shall stipulate in detail dossiers, order and procedures for appraisal of investment projects subject to investment policy decision by the Prime Minister.

Article 35. Dossiers, order and procedures for investment policy decision by the National Assembly

  1. Investors shall submit investment project dossiers to investment registration agencies of the localities where the investment projects are to be implemented. A dossier must comprise:

a/ The dossier prescribed in Clause 1, Article 33 of this Law;
b/ Plan on ground clearance, relocation and resettlement (if any);
c/ Preliminary assessment of environmental impacts and environmental protection solutions;
d/ Assessment of the project’s socio-economic impacts and benefits;
dd/ Proposals on special mechanisms and policies (if any).

  1. Within 3 working days after receiving a complete investment project dossier, the investment registration agency shall send the dossier to the Ministry of Planning and Investment for reporting to the Prime Minister for establishment of a State Appraisal Council.
  2. Within 90 days after establishment, the State Appraisal Council shall appraise the investment project dossier and make an appraisal report covering the contents prescribed in Clause 6, Article 33 of this Law for submission to the Government.
  3. At least 60 days before the opening date of a National Assembly session, the Government shall send the investment policy decision dossier to the National Assembly’s agency in charge of verification.
  4. An investment policy decision dossier must comprise:

a/ The submission report of the Government;
b/ The investment project dossier prescribed in Clause 1 of this Article;
c/ The appraisal report of the State Appraisal Council;
d/ Other relevant documents.

  1. To-be-verified contents:

a/ The satisfaction of the criteria for determining the project to be subject to investment policy decision by the National Assembly;
b/ The necessity for project implementation;
c/ The project’s conformity with the socio-economic development strategy and master plan, sectoral development master plan and master plan on use of land and other natural resources;
d/ Project implementation objectives, scope, site, duration and schedule, land use demand, plan on ground clearance, relocation and resettlement, plan on selection of major technologies and environmental protection solutions;
dd/ Investment capital and capital raising plan;
e/ Socio-economic impacts and benefits;
g/ Special mechanisms and policies; investment incentives and supports and conditions for application thereof.

  1. The Government and related agencies, organizations and persons shall provide sufficient information and documents to serve the verification; explain matters related to the project when so requested by the National Assembly’s agency in charge of verification.
  2. The National Assembly shall consider and adopt a resolution on investment policy, covering the following contents:

a/ The investor implementing the project;
b/ Name, objectives, scope and investment capital of the project; schedule of capital contribution and raising; project implementation duration;
c/ Project implementation site;
d/ The project implementation schedule: schedule of capital construction and work commission (if any); schedule of achievement of operational objectives and completion of main items of the project. If the project is divided into different stages, the resolution shall also specify the objectives, duration and contents of each stage;
dd/ To-be-applied technologies;
e/ Special mechanisms and policies; investment incentives and supports (if any), and conditions for application thereof;
g/ The effective duration of the resolution.

  1. The Government shall stipulate in detail dossiers, order and procedures for appraisal of investment project dossiers by the State Appraisal Council.

Section 3
PROCEDURES FOR GRANT, MODIFICATION AND REVOCATION OF INVESTMENT REGISTRATION CERTIFICATES
Article 36. Cases of carrying out procedures for grant of investment registration certificates

  1. Cases for which investment registration certificates are required:

a/ Investment projects of foreign investors;
b/ Investment projects of the economic organizations prescribed in Clause 1, Article 23 of this Article.

  1. Cases for which investment registration certificates are not required:

a/ Investment projects of domestic investors;
b/ Investment projects of the economic organizations prescribed in Clause 2, Article 23 of this Law;
c/ Investment in the form of contribution of capital to, or purchase of shares or capital contributions at, economic organizations.

  1. For the investment projects prescribed in Articles 30, 31 and 32 of this Law, domestic investors and economic organizations prescribed in Clause 2, Article 23 of this Law shall implement investment projects after obtaining investment policy decisions.
  2. If wishing to have investment registration certificates for investment projects prescribed at Points a and b, Clause 2 of this Article, investors shall carry out the procedures for grant of investment registration certificates prescribed in Article 37 of this Law.

Article 37. Procedures for grant of investment registration certificates

  1. For investment projects subject to investment policy decision prescribed in Articles 30, 31 and 32 of this Law, investment registration agencies shall grant investment registration certificates to investors within 5 working days after receiving investment policy decisions.
  2. For investment projects not subject to investment policy decision prescribed in Articles 30, 31 and 32 of this Law, investors shall carry out the following procedures for grant of investment registration certificates:

a/ Investors shall submit dossiers prescribed in Clause 1, Article 33 of this Law to the investment registration agency;
b/ Within 15 days after receiving a complete dossier, the investment registration agency shall grant an investment registration certificate. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason to the investor.
Article 38. Competence to grant, modify and revoke investment registration certificates

  1. Management boards of industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks or economic zones shall receive, grant, modify and revoke investment registration certificates with regard to investment projects located in their industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks or economic zones.
  2. Provincial-level Planning and Investment Departments shall receive, grant, modify and revoke investment registration certificates with regard to investment projects located outside industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and economic zones, except those prescribed in Clause 3 of this Article.
  3. Provincial-level Planning and Investment Departments of the localities where investors locate or intend to locate their head offices or executive offices to implement investment projects shall receive, grant, modify or revoke investment registration certificates for the following investment projects:

a/ Investment projects implemented in more than one province or centrally run city;
b/ Investment projects implemented both inside and outside industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks or economic zones.
Article 39. Contents of an investment registration certificate

  1. Code of the investment project.
  2. Name and address of the investor.
  3. Title of the investment project.
  4. Project implementation site; to-be-used land area.
  5. Objectives and scope of the project.
  6. Investment capital of the project (including capital contributed by the investor and mobilized capital) and schedule of capital contribution and raising.
  7. Operation duration of the project.
  8. Project implementation schedule: schedule of capital construction and work commission (if any); schedule of achievement of operational objectives and completion of main items of the project. If the project is divided into different stages, the certificate must also specify the objectives, duration and contents of each stage.
  9. Investment incentives and supports (if any) and bases and conditions for application thereof.
  10. Conditions on the investor implementing the project (if any).

Article 40. Modification of investment registration certificates

  1. When wishing to change the contents of an investment registration certificate, the investor shall carry out procedures for modification of investment registration certificate.
  2. A dossier of modification of an investment registration certificate must comprise:

a/ A written request for modification of investment registration certificate;
b/ A report on the investment project implementation up to the time of making the request;
c/ The investor’s decision on modification of the investment project;
d/ The documents prescribed at Points b, c, d, dd, e and g, Clause 1, Article 33 of this Law concerning the modified contents.

  1. Within 10 working days after receiving a complete dossier as prescribed in Clause 2 of this Article, the investment registration agency shall modify the investment registration certificate. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason to the investor.
  2. For projects subject to investment policy decision, when modifying the objectives, sites or main technologies of the projects, increasing or decreasing total investment capital by more than 10%, changing the project implementation period or changing investors or conditions on investors (if any), investment registration agencies shall carry out procedures for investment policy decision before modifying the investment registration certificates.
  3. In case investors’ proposals for modification of investment registration certificates will make their projects subject to investment policy decision, investment registration agencies shall carry out procedures for investment policy decision before modifying the investment registration certificates.

Article 41. Revocation of investment registration certificates

  1. Investment registration agencies shall decide to revoke investment registration certificates in the case of termination of investment projects prescribed in Clause 1, Article 48 of this Law.
  2. The Government shall stipulate in detail the order and procedures for revocation of investment registration certificates.

Section 4
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF INVESTMENT PROJECTS
Article 42. Security for implementation of investment projects

  1. Investors shall make deposits for securing the implementation of projects for which the State allocates, leases, or permits the change of use purposes of, land.
  2. A deposit for securing the implementation of a project must be equal to between 1% and 3% of the investment capital of such project, depending on its size, characteristics and implementation schedule.
  3. A deposit for securing the implementation of an investment project shall be reimbursed to the investor according to the implementation progress of such project, except cases ineligible for deposit reimbursement.
  4. The Government shall detail this Article.

Article 43. Operation duration of investment projects

  1. The operation duration of an investment project in an economic zone must not exceed 70 years.
  2. The operation duration of an investment project outside an economic zone must not exceed 50 years. For an investment project in a geographical area meeting with difficult socio-economic conditions or in a geographical area meeting with extremely difficult socio-economic conditions or a project with a large investment capital amount to be slowly recovered, its operation duration may be longer but must not exceed 70 years.
  3. For an investment project using land allocated or leased by the State to which the handover of land is delayed, the delay duration shall not be included in its operation duration.

Article 44. Inspection of machinery, equipment and technological lines

  1. Investors shall ensure the quality of machinery, equipment and technological lines for implementation of investment projects in accordance with law.
  2. When necessary, in order to perform the state management of science and technology or determine tax bases, competent state management agencies may solicit independent inspection of the quality and value of machinery, equipment and technological lines.

Article 45. Transfer of investment projects

  1. An investor may transfer the whole or part of an investment project to another when meeting the following conditions:

a/ Not falling in any of the cases subject to operation termination prescribed in Clause 1, Article 48 of this Law;
b/ Satisfying the investment conditions applicable to foreign investors in case the project is transferred to a foreign investor and is in a sector or trade subject to conditional investment applicable to foreign investors;
c/ Satisfying the conditions prescribed in the land and real estate business laws, in case the project is transferred together with land use rights;
d/ Satisfying the conditions specified in the investment registration certificate or prescribed in other relevant laws (if any).

  1. In case of transfer of a project which has an investment registration certificate, the investor shall submit a dossier as prescribed in Clause 2, Article 40 of this Law, enclosed with the investment project transfer contract, for change of the investor.

Article 46. Extension of investment period

  1. For a project which has an investment registration certificate or an investment policy decision, the investor shall send to the investment registration agency a written proposal for extending the period of investment capital allocation, construction and commissioning of main works (if any) or the period of achieving the operation objectives of the project.
  2. Contents of a proposal for extension:

a/ The investment project’s operation situation and the fulfillment of financial obligations toward the State from the time of grant of the investment registration certificate or issuance of the investment policy decision to the time of extension;
b/ Explanation of the reason for extension and the length of extension of the project implementation period;
c/ Plan for continued project implementation, covering the capital raising plan and schedule for capital construction and commissioning of the project;
d/ The investor’s commitment to continuing the project implementation.

  1. The total length of extension of the investment period must not exceed 24 months. If a force majeure event occurs, the time for remedying the consequences of such event shall not be included in the length of extension.
  2. Within 15 days after receiving a proposal, the investment registration agency shall give a written opinion on the extension of the investment period.

Article 47. Suspension or cessation of investment projects

  1. To suspend the operation of an investment project, the investor shall notify in writing such suspension to the investment registration agency. In case of suspending the operation of an investment project due to a force majeure event, the investor is entitled to exemption from land rental in the suspension period to remedy the consequences of such event.
  2. The state management agency in charge of investment shall decide on cessation of some or all operations of an investment project in the following cases:

a/ For protection of relics, vestiges, antiques or national treasures in accordance with the Law on Cultural Heritages;
b/ For remedy of environmental violations at the request of the state management agency in charge of environment;
c/ For implementation of labor safety assurance measures at the request of the state management agency in charge of labor;
d/ Under a court decision or judgment or an arbitral award;
dd/ The investor fails to properly comply with the investment registration certificate and repeats violations even after having been administratively handled.

  1. The Prime Minister shall decide on cessation of some or all operations of an investment project in case the implementation of such project threatens to affect national security at the proposal of the Ministry of Planning and Investment.

Article 48. Termination of investment projects

  1. An investment project shall be terminated in the following cases:

a/ The investor decides to terminate the operation of the project;
b/ Under the termination conditions specified in the contract or enterprise charter;
c/ The project’s operation duration expires;
d/ The project falls in one of the cases prescribed in Clauses 2 and 3, Article 47 of this Law while the investor is unable to address the reason for operation suspension;
dd/ The investor has the land for project implementation recovered by the State or is not allowed to continue using the investment location and fails to carry out procedures for change of the investment location within 6 months from the date of issuance of the decision on land recovery or disallowing the continued use of the investment location;
e/ The project has ceased operation and past 12 months from the date of cessation, the investment registration agency cannot contact the investor or his/her/its lawful representative;
g/ Twelve months have passed but the investor still fails or is unable to implement the project according to the schedule registered with the investment registration agency and is not eligible for extension of the investment project implementation period as prescribed in Article 46 of this Law;
h/ Under a court decision or judgment or an arbitral award.

  1. The investment registration agency shall decide to terminate investment projects in the cases prescribed at Points d, dd, e, g and h, Clause 1 of this Article.
  2. Investors shall themselves liquidate investment projects in accordance with the law on asset liquidation upon termination of investment projects.
  3. Except cases eligible for extension, for an investment project of which land is recovered by the State, if the investor fails to liquidate land-attached assets himself/herself/itself within 12 months from the date of land recovery, the agency that has issued the land recovery decision shall organize liquidation of such assets.

Article 49. Establishment of executive offices of foreign investors under BCCs

  1. Foreign investors under BCCs may establish their executive offices in Vietnam for contract performance, and shall decide on locations of these offices to meet contract performance requirements.
  2. Executive offices of foreign investors under BCCs must have their own seals; and may open accounts, recruit employees, sign contracts and conduct business activities within the ambit of their rights and obligations stated in the BCCs and their establishment registration certificates.
  3. Foreign investors under BCCs shall submit dossiers of registration for establishment of executive offices to investment registration agencies of localities where these offices are to be located.
  4. A dossier of registration for establishment of an executive office must comprise:

a/ The written registration for establishment of an executive office, stating the name and address of the Vietnam-based representative office (if any) of the foreign investor under the BCC; name and address of the executive office; contents, duration and scope of operation of the executive office; and full name, place of residence and identity card or passport of the head of the executive office;
b/ The decision of the foreign investor under the BCC on the establishment of the executive office;
c/ A copy of the decision appointing the head of the executive office;
d/ A copy of the BCC.

  1. Within 15 days after receiving a dossier prescribed in Clause 4 of this Article, the investment registration agency shall grant an executive office operation registration certificate to the foreign investor.

Article 50. Termination of operation of executive offices of foreign investors under BCCs

  1. Within 7 working days after obtaining the decision on termination of the operation of his/her/its executive office, a foreign investor shall send a written notice of such termination to the investment registration agency of the locality where such office is based.
  2. A written notice of termination of the operation of an executive office must comprise:

a/ The decision on termination of the operation of the executive office, in case of termination ahead of schedule;
b/ The list of creditors and paid debt amounts;
c/ The list of employees and their interests already settled;
d/ The tax agency’s certification of the investor’s fulfillment of tax obligations;
dd/ The social insurance agency’s certification of the investor’s fulfillment of social insurance-related obligations;
e/ The public security agency’s certification of the destruction of the executive office’s seal;
g/ The operation registration certificate of the executive office;
h/ A copy of the investment registration certificate;
i/ A copy of the BCC.

  1. Within 15 days after receiving a complete dossier, the investment registration agency shall decide on revocation of the operation registration certificate of the executive office.

Chapter V
OFFSHORE INVESTMENT ACTIVITIES
Section 1
GENERAL PROVISIONS
Article 51. Principles of offshore investment activities

  1. The State shall encourage investors to make offshore investment for exploiting, developing and expanding markets; increasing the export of goods and services and the earning of foreign currencies; accessing modern technologies, raising management capacity and having additional resources for national socio-economic development.
  2. Investors carrying out overseas investment activities shall comply with this Law, other relevant laws, laws of host countries and territories (below referred to as host countries), and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party; and take responsibility for the effectiveness of their overseas investment activities.

Article 52. Forms of offshore investment

  1. Investors shall make offshore investment in the following forms:

a/ Establishing economic organizations in accordance with the laws of host countries;
b/ Performing BCCs overseas;
c/ Purchasing part or the whole of the charter capital of overseas economic organizations to participate in managing and carrying out overseas business investment activities;
d/ Purchasing and selling securities and other valuable papers or making investment via overseas securities investment funds or other intermediary financial institutions;
dd/ Other forms in accordance with the laws of host countries.

  1. The Government shall stipulate in detail the form of investment prescribed at Point d, Clause 1 of this Article.

Article 53. Offshore investment capital sources

  1. Investors shall contribute capital and raise different sources of capital for carrying out overseas investment activities. The borrowing of foreign-currency loans and transfer of foreign-currency investment capital must comply with the conditions and procedures prescribed in the laws on banking, credit institutions and foreign exchange management.
  2. Based on the objectives of the monetary policy and foreign exchange management policy in each period, the State Bank of Vietnam shall stipulate the provision of foreign-currency loans by credit institutions and foreign bank branches in Vietnam to investors under Clause 1 of this Article for making offshore investment.

Section 2
PROCEDURES FOR DECISION ON OFFSHORE INVESTMENT POLICY
Article 54. Competence to decide on offshore investment policy

  1. The National Assembly shall decide on offshore investment policy for the following investment projects:

a/ Offshore investment projects capitalized at VND 20 trillion or more;
b/ Projects requiring special mechanisms or policies to be decided by the National Assembly.

  1. Except the cases prescribed in Clause 1 of this Article, the Prime Minister shall decide on offshore investment policy for the following investment projects:

a/ Offshore investment projects in the banking, insurance, securities, press, broadcasting, television and telecommunications sectors which are capitalized at VND 400 billion or more;
b/ Offshore investment projects not referred to at Point a of this Clause which are capitalized at VND 800 billion or more.
Article 55. Dossier, order and procedures for the Prime Minister to decide on offshore investment policy

  1. Investors shall submit an investment project dossier to the Ministry of Planning and Investment, which must comprise:

a/ A written registration of offshore investment;
b/ A copy of the identity card or passport, for individual investors; or a copy of the establishment certificate or another equivalent document certifying the legal status, for institutional investors;
c/ Investment project proposals, covering objectives, scale, form and location of investment; estimated investment capital, capital raising plan and structure of capital sources; project implementation schedule and investment stages (if any); and preliminary analysis of the project’s investment effectiveness;
d/ A copy of one of the documents proving the investor’s financial capacity: the investor’s financial statements of the last 2 years; the parent company’s commitment to providing financial support; a financial institution’s commitment to providing financial support; guarantee for the investor’s financial capacity; or other relevant documents;
dd/ The investor’s commitment to balancing foreign currency sources himself/herself/itself or a licensed credit institution’s written commitment to allocating foreign currency amounts to the investor;
e/ The offshore investment decision as prescribed in Clause 1 or 2, Article 57 of this Law;
g/ For offshore investment projects in the banking, securities, insurance or science and technology sectors, the investor shall submit a competent state agency’s written approval stating his/her/its satisfaction of the offshore investment conditions provided in the Law on Credit Institutions, Law on Securities, Law on Science and Technology, and Law on Insurance Business.

  1. Within 3 working days after receiving an investment project dossier, the Ministry of Planning and Investment shall send the dossier to related state agencies for appraisal.
  2. Within 15 days after receiving the investment project dossier, related agencies shall give appraisal opinions on the contents falling within their management competence.
  3. Within 30 days after receiving the investment project dossier, the Ministry of Planning and Investment shall appraise it and make an appraisal report for submission to the Prime Minister. An appraisal report must cover:

a/ The conditions for grant of an offshore investment registration certificate as prescribed in Article 58 of this Law;
b/ The investor’s legal status;
c/ The necessity to make offshore investment;
d/ The project’s compliance with Clause 1, Article 51 of this Law;
dd/ The project’s basic contents: scale, form and location of investment; project implementation duration and schedule; investment capital and capital sources;
e/ Assessment of risks in the host country.

  1. The Prime Minister shall consider and decide on offshore investment policy covering:

a/ The investor to implement the project;
b/ Objectives and location of investment;
a/ Investment capital and capital sources; schedule of capital contribution, capital raising and overseas investment activities;
d/ Investment incentives and supports (if any).
Article 56. Dossier, order and procedures for the National Assembly to decide on offshore investment policy

  1. Investors shall submit an investment project dossier specified in Clause 1, Article 55 of this Law to the Ministry of Planning and Investment.
  2. Within 5 working days after receiving a complete dossier, the Ministry of Planning and Investment shall report it to the Prime Minister for establishing a State Appraisal Council.
  3. Within 90 days after establishment, the State Appraisal Council shall appraise the dossier and make an appraisal report on the contents specified in Clause 4, Article 55 of this Law.
  4. At least 60 days before the opening date of a National Assembly session, the Government shall send a dossier for decision on offshore investment policy to the National Assembly’s agency in charge of verification. Such a dossier must comprise:

a/ The submission report of the Government;
b/ The investment project dossier as prescribed in Clause 1, Article 55 of this Law;
c/ The State Appraisal Council’s appraisal report;
d/ Other relevant documents.

  1. The National Assembly shall consider and adopt a resolution on offshore investment policy covering the contents specified in Clause 5, Article 55 of this Law.

Section 3
PROCEDURES FOR GRANT, MODIFICATION AND INVALIDATION OF OFFSHORE INVESTMENT REGISTRATION CERTIFICATES
Article 57. Competence to decide on offshore investment

  1. The competence to decide on offshore investment of state enterprises must comply with the law on management and use of state capital invested in production and business at enterprises.
  2. Investors themselves shall decide on offshore investment activities not referred to in Clause 1 of this Article in accordance with this Law, the Law on Enterprises and other relevant laws.
  3. Investors and agencies representing the owner at enterprises prescribed in Clause 1 or 2 of this Article shall take responsibility for their offshore investment decisions.

Article 58. Conditions for grant of offshore investment registration certificates

  1. Offshore investment activities comply with the principles prescribed in Article 51 of this Law.
  2. Offshore investment activities do not fall in the sectors or trades banned from business investment as prescribed in Article 6 of this Law.
  3. The investor commits to arranging foreign currency amounts by him/her/itself or has foreign currency amounts arranged by a licensed credit institution for carrying out offshore investment activities. For foreign currency amounts to be transferred abroad which are equivalent to VND 20 billion or more and are not used for projects prescribed in Article 54 of this Law, the Ministry of Planning and Investment shall solicit written opinions of the State Bank of Vietnam.
  4. There is an offshore investment decision as prescribed in Clause 1 or 2, Article 57 of this Law.
  5. There is a tax agency’s document certifying the investor’s fulfillment of the tax payment obligation by the time of submission of the investment project dossier.

Article 59. Procedures for grant of offshore investment registration certificates

  1. For projects subject to offshore investment policy decision, within 5 working days after receiving an investment policy decision, the Ministry of Planning and Investment shall grant an offshore investment registration certificate to the investor.
  2. For projects not referred to in Clause 1 of this Article, the investor shall submit a dossier of application for an investment registration certificate to the Ministry of Planning and Investment. Such a dossier must comprise:

a/ A written registration for offshore investment;
b/ A copy of the identity card or passport, for individual investors; or a copy of the establishment certificate or another equivalent document certifying the legal status, for institutional investors;
c/ The offshore investment decision as prescribed in Clause 1 or 2, Article 57 of this Law;
d/ The investor’s written commitment to balancing foreign currency sources or a licensed credit institution’s written commitment to arranging foreign currency amounts for the investor as prescribed in Clause 3, Article 58 of this Law;
dd/ For offshore investment projects in the banking, securities, insurance or science and technology sector, the investor shall submit a competent state agency’s written approval stating his/her/its satisfaction of the offshore investment conditions as prescribed in the Law on Credit Institutions, Law on Securities, Law on Science and Technology, and Law on Insurance Business.

  1. Within 15 days after receiving a dossier specified in Clause 2 of this Article, the Ministry of Planning and Investment shall grant an offshore investment registration certificate, or issue a written notice clearly stating the reason for refusal to grant a certificate to the investor.
  2. The Government shall stipulate in detail the procedures for appraisal of offshore investment projects; and the grant, modification and invalidation of offshore investment registration certificates.

Article 60. Contents of an offshore investment registration certificate

  1. Code of the investment project.
  2. Name and address of the investor.
  3. Title of the investment project.
  4. Objectives and location of investment.
  5. Investment capital and capital sources; schedule of capital contribution, capital raising and overseas investment activities.
  6. Rights and obligations of the investor.
  7. Investment incentives and supports (if any).

Article 61. Modification of offshore investment registration certificates

  1. When wishing to change the contents of an offshore investment project which are related to the investor; location, objectives or scale of investment; investment capital, capital sources, investment schedule, investment incentives, or use of profits for project implementation, the investor shall submit a dossier for modification of offshore investment registration certificate to the Ministry of Planning and Investment.
  2. A dossier for modification of offshore investment registration certificate must comprise:

a/ A written request for modification of offshore investment registration certificate;
b/ A copy of the identity card or passport, for individual investors; or a copy of the establishment certificate or another equivalent document certifying the legal status, for institutional investors;
c/ A report on the project’s operation situation by the time of dossier submission;
d/ The decision adjusting the offshore investment project, issued by the agency, organization or person defined in Clause 1 or 2, Article 57 of this Law;
dd/ A copy of the offshore investment registration certificate;
e/ The tax agency’s written certification of the investor’s fulfillment of the tax payment obligation by the time of dossier submission, in case of increase of offshore investment capital.

  1. The Ministry of Planning and Investment shall modify the offshore investment registration certificate within 15 days after receiving a complete dossier specified in Clause 2 of this Article.
  2. For projects subject to offshore investment policy decision, when adjusting the contents prescribed in Clause 1 of this Article, the Ministry of Planning and Investment shall carry out the procedures for offshore investment policy decision before modifying the offshore investment registration certificate.
  3. In case an investor’s request for modification of offshore investment registration certificate will make the project subject to offshore investment policy decision, the Ministry of Planning and Investment shall carry out the procedures for offshore investment policy decision before modifying the certificate.

Article 62. Termination of offshore investment projects

  1. An offshore investment project shall be terminated in the following cases:

a/ The investor decides to terminate the project;
b/ The project’s operation duration expires;
c/ Under the termination conditions stated in the contract or enterprise charter;
d/ The investor transfers the whole overseas investment capital to a foreign investor;
dd/ Past 12 months from the date of grant of the offshore investment registration certificate, the host country refuses to approve the project, or past 12 months from the date the project is approved by a competent agency of the host country, the project is not implemented;
e/ Past 12 months from the date of grant of the investment registration certificate, the investor fails or is unable to implement the project according to the schedule registered with a state management agency and fails to carry out procedures for extension of the investment period;
g/ Past 12 months from the date of issuance of the tax finalization statement or another document of equivalent legal validity as prescribed by the law of the host country, the investor fails to make a written report on the project’s operation situation;
h/ The overseas economic organization is dissolved or goes bankrupt in accordance with the law of the host country;
i/ Under a court judgment or decision or an arbitral award.

  1. The Ministry of Planning and Investment shall decide to invalidate offshore investment registration certificates in the cases specified in Clause 1 of this Article.

Section 4
IMPLEMENTATION OF OVERSEAS INVESTMENT ACTIVITIES
Article 63. Opening of offshore investment capital accounts
Offshore investment-related outbound and inbound transfers of money shall be conducted via a separate capital account opened at a licensed credit institution in Vietnam and shall be registered with the State Bank of Vietnam in accordance with the law on foreign exchange management.
Article 64. Outbound transfer of investment capital

  1. An investor may transfer abroad investment capital for carrying out investment activities when meeting the following conditions:

a/ Having obtained an offshore investment registration certificate, except the case specified in Clause 3 of this Article;
b/ The investment activities have been approved or licensed by a competent agency of the host country. In case the law of the host country does not require investment licensing or approval, the investor shall produce a paper proving his/her/its right to carry out investment activities in the host country;
c/ Having a capital account as prescribed in Article 63 of this Law.

  1. The outbound transfer of investment capital must comply with the laws on foreign exchange management, export and technology transfer and other relevant laws.
  2. Investors may transfer abroad foreign currency amounts or goods, machinery and equipment for serving market survey, research and probing activities and other investment preparation activities under the Government’s regulations.

Article 65. Inbound transfer of profits

  1. Except the case of using profits to make overseas investment under Article 66 of this Law, within 6 months from the date of issuance of a tax finalization statement or a paper of equivalent legal validity under the law of the host country, investors shall transfer all profits and other incomes earned from overseas investment activities to Vietnam.
  2. Within the time limit specified in Clause 1 of this Article, if failing to transfer profits and other incomes to Vietnam, investors shall report in writing such to the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam. The time limit for inbound transfer of profits may be extended two times at most with each extension not exceeding 6 months and subject to written approval of the Ministry of Planning and Investment.

Article 66. Use of profits for overseas investment

  1. To use profits earned from overseas investment activities for increasing capital or expanding overseas investment activities, investors shall carry out procedures for modification of offshore investment registration certificates and report such to the State Bank of Vietnam.
  2. To use profits earned from overseas investment projects for implementing other overseas investment projects, investors shall carry out procedures for grant of offshore investment registration certificates for such other projects and register the capital accounts and schedule of transfer of investment capital in cash with the State Bank of Vietnam.

Chapter VI
STATE MANAGEMENT OF INVESTMENT
Article 67. Contents of state management of investment

  1. To promulgate, disseminate, and organize the implementation of, legal documents on investment.
  2. To formulate, and organize the implementation of, strategies, master plans, plans and policies on investment in Vietnam and offshore investment from Vietnam.
  3. To review the situation of investment and evaluate macroeconomic impacts and effectiveness of investment activities.
  4. To build, manage and operate the national investment information systems.
  5. To grant or issue, modify and revoke investment registration certificates, offshore investment registration certificates, investment policy decisions and offshore investment policy decisions in accordance with this Law.
  6. To perform the state management of industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and economic zones.
  7. To organize and perform investment promotion activities.
  8. To examine, inspect and supervise investment activities; to manage, and coordinate in the management of, investment activities.
  9. To guide, support, and settle problems and requests of, investors in their investment activities; to settle complaints and denunciations about, commend, and handle violations in, investment activities.
  10. To negotiate and conclude treaties relating to investment activities.

Article 68. Responsibility for state management of investment

  1. The Government shall perform the unified state management of investment in Vietnam and offshore investment from Vietnam.
  2. The Ministry of Planning and Investment shall assist the Government in performing the unified state management of investment in Vietnam and offshore investment from Vietnam.
  3. Responsibilities and powers of the Ministry of Planning and Investment:

a/ To submit to the Government or the Prime Minister for approval strategies, master plans, plans and policies on investment in Vietnam and offshore investment from Vietnam;
b/ To promulgate or submit to competent agencies for promulgation legal documents on investment in Vietnam and offshore investment from Vietnam;
c/ To issue forms for carrying out procedures for investment in Vietnam and offshore investment from Vietnam;
d/ To guide, disseminate, and organize, supervise, examine and evaluate the implementation of, legal documents on investment;
dd/ To review, evaluate and report on the situation of investment in Vietnam and offshore investment from Vietnam;
e/ To build, manage and operate the national investment information systems;
g/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, supervising, evaluating and inspecting investment activities in Vietnam and offshore investment from Vietnam;
h/ To submit to competent authorities for decision the termination of investment projects which were licensed or adjusted ultra vires or in contravention of the investment law;
i/ To perform the state management of industrial parks, export-processing zones and economic zones;
k/ To perform the state management of investment promotion and coordinate investment promotion activities in Vietnam and overseas;
l/ To negotiate and conclude treaties related to investment activities;
m/ To perform other tasks and exercise other powers related to management of investment activities as assigned by the Government or the Prime Minister.

  1. Responsibilities and powers of ministries and ministerial-level agencies:

a/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and with one another in formulating laws and policies related to investment activities;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with one another in, formulating and promulgating laws, policies, standards and technical regulations, and guiding their implementation;
c/ To submit to the Government for promulgation according to its competence investment conditions for the sectors and trades prescribed in Article 7 of this Law;
d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, formulating master plans, plans, and lists of investment-calling projects of their sectors; to organize sector-specific investment mobilization and promotion;
dd/ To participate in appraising investment projects subject to investment policy decision in accordance with this Law;
e/ To supervise, assess, and conduct specialized inspection of, the satisfaction of the investment conditions, and perform the state management of investment projects falling within their competence;
g/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level People’s Committees and with one another in, settling difficulties and problems for investment projects under their state management; to guide the decentralization and authorization to management boards of industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks or economic zones to perform state management tasks in these parks or zones;
h/ To periodically evaluate the socio-economic effectiveness of investment projects falling within the scope of their state management and send evaluation reports to the Ministry of Planning and Investment;
i/ To maintain and update the investment management information systems in their assigned fields and integrate them into the national investment information systems.

  1. Responsibilities and powers of provincial-level People’s Committees, provincial-level Planning and Investment Departments and management boards of industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks or economic zones:

a/ To coordinate with ministries and ministerial-level agencies in making and publicizing lists of investment-calling projects in localities;
b/ To assume the prime responsibility for carrying out procedures for grant, modification and revocation of investment registration certificates;
c/ To perform the state management of investment projects falling within their competence;
d/ To settle within their competence, or submit to competent authorities for settlement, difficulties and problems for investors;
dd/ To periodically evaluate the effectiveness of investment activities in localities and send evaluation reports to the Ministry of Planning and Investment;
e/ To maintain and update the national investment information systems in their assigned fields;
g/ To direct the organization, supervision and assessment of the implementation of the investment reporting regime.

  1. Overseas Vietnamese representative missions shall supervise and support investment activities and protect lawful rights and interests of Vietnamese investors in host countries.

Article 69. Investment monitoring and evaluation

  1. Investment monitoring and evaluation activities cover:

a/ Monitoring and evaluation of investment projects;
b/ Overall monitoring and evaluation of investment.

  1. Responsibility for investment monitoring and evaluation:

a/ The National Assembly and People’s Councils at all levels shall exercise the right to oversee investment in accordance with law;
b/ State management agencies in charge of investment and specialized state management agencies shall conduct overall monitoring and evaluation of investment and monitoring and evaluation of investment projects under their management;
c/ Investment registration agencies shall monitor and evaluate investment projects for which they have granted investment registration certificates;
d/ Vietnam Fatherland Front Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, organize the community-based monitoring of investment.

  1. Contents of monitoring and evaluation of investment projects:

a/ For investment projects using state capital for business investment, state management agencies in charge of investment and specialized state management agencies shall monitor and evaluate the projects based on the contents and criteria approved under investment decisions;
b/ For projects using other capital sources, state management agencies in charge of investment and specialized state management agencies shall monitor and evaluate the projects’ objectives and conformity with approved master plans and investment policy, investment schedule, and satisfaction of law-prescribed requirements on environmental protection and use of land and other natural resources;
c/ Investment registration agencies shall monitor and evaluate the contents stated in investment registration certificates or investment policy decisions.

  1. Contents of overall monitoring and evaluation of investment:

a/ Promulgation of legal documents detailing and guiding the implementation of the investment law;
b/ Situation of implementation of investment projects;
c/ Evaluating investment results nationwide and of ministries, ministerial-level agencies and localities, and evaluating investment projects as decentralized;
d/ Making recommendations on investment evaluation results and measures to handle problems and violations of the investment law to the same-level and superior state management agencies in charge of investment.

  1. Evaluating agencies and organizations may themselves conduct evaluation or hire fully qualified and capable experts or consultancy organizations to do so.
  2. The Government shall detail this Article.

Article 70. National investment information systems

  1. The national investment information systems include:

a/ The national information system on domestic investment;
b/ The national information system on foreign investment in Vietnam and offshore investment from Vietnam.

  1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, building and operating the national investment information systems on; and assessing the operation of these systems by central and local state management agencies in charge of investment.
  2. State management agencies in charge of investment and investors shall fully, promptly and accurately update relevant information on the national investment information systems.
  3. Information on investment projects stored in the national investment information systems is legally valid as original information on investment projects.

Article 71. Reporting regime on investment activities in Vietnam

  1. The reporting entities include:

a/ Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees;
b/ Investment registration agencies;
c/ Investors and economic organizations that implement investment projects in accordance with this Law.

  1. Periodical reporting regime:

a/ Monthly, quarterly and annually, investors and economic organizations that implement investment projects shall report to local investment registration agencies and statistics offices on the situation of implementation of investment projects, covering disbursed investment capital, business investment results, information on labor, payment to the state budget, investment in research and development, environmental treatment and protection, and specialized indicators by field of operation;
b/ Monthly, quarterly and annually, investment registration agencies shall report to the Ministry of Planning and Investment and provincial-level People’s Committees on the receipt of dossiers for application, and the grant, modification and revocation, of investment registration certificates, and on the operation of investment projects under their management;
c/ Quarterly and annually, provincial-level People’s Committees shall review and report on the local investment situation to the Ministry of Planning and Investment;
d/ Quarterly and annually, ministries and ministerial-level agencies shall report on the grant, modification and revocation of investment registration certificates or other papers of equivalent validity (if any) within the scope of their management; and report on investment activities within the scope of their management to the Ministry of Planning and Investment for summarization and reporting to the Prime Minister;
dd/ Quarterly and annually, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on the investment situation nationwide and on the assessment of the implementation of the reporting regime by the agencies defined in Clause 1 of this Article.

  1. Agencies, investors and economic organizations shall make reports in writing and via the national investment information systems.
  2. Agencies, investors and economic organizations prescribed in Clause 1 of this Article shall make irregular reports upon request of competent state agencies.
  3. For projects not required to have investment registration certificates, investors shall report them to investment registration agencies before commencing their implementation.

Article 72. Reporting regime on overseas investment activities

  1. The reporting entities include:

a/ Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees;
b/ Offshore investment registration agencies;
c/ Investors that implement investment projects in accordance with this Law.

  1. Reporting regime of ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees:

a/ Biannually and annually, ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees shall, within the ambit of their functions and tasks, report on the state management of offshore investment activities to the Ministry of Planning and Investment for summarization and reporting to the Prime Minister;
b/ Biannually and annually, the Ministry of Planning and Investment shall report to the Prime Minister on the investment situation nationwide and on assessment of the implementation of the reporting regime on management of offshore investment activities by the agencies, organizations and persons prescribed in Clause 1 of this Article.

  1. Reporting regime of investors:

a/ Within 60 days from the date an investment project is approved or licensed in accordance with the law of the host country, an investor shall send a written notice of the implementation of overseas investment activities, enclosed with a copy of the written approval of the investment project or another paper proving his/her/its right to carry out investment activities in the host country, to the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam and the Vietnamese representative mission in the host country;
b/ Quarterly and annually, an investor shall send a report on the operation of the investment project to the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam and the Vietnamese representative mission in the host country;
c/ Within 6 months from the date of issuance of a tax finalization statement or another paper of equivalent legal validity in accordance with the law of the host country, an investor shall send a report on the operation of the investment project, enclosed with the financial statement, tax finalization report or another paper of equivalent legal validity as prescribed by the law of the host country, to the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam, the Ministry of Finance, the Vietnamese representative mission in the host country and the concerned competent state management agency prescribed by this Law and other relevant laws;
d/ For offshore investment projects using state capital, investors shall concurrently implement the reporting regime prescribed at Point a, b or c of this Clause and the investment reporting regime prescribed in the law on management and use of state capital invested in production and business at enterprises.

  1. The reports prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article shall be made in writing and via the national investment information systems.
  2. Agencies, organizations and investors prescribed in Clause 1 of this Article shall make irregular reports at the request of competent state agencies to meet relevant state management requirements or settle arising problems related to investment projects.

Chapter VII
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 73. Handling of violations

  1. Organizations and individuals that violate this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability, and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
  2. Persons who abuse their positions or powers to obstruct business investment activities, harass or trouble investors or fail to perform their official duties in accordance with law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability.

Article 74. Transitional provisions

  1. Investors that have obtained investment licenses or investment certificates for their investment projects before the effective date of this Law may continue implementing these projects in accordance with such licenses or certificates. If so requested by investors, investment registration agencies may change these investment licenses or certificates into investment registration certificates for these investors.
  2. Investors that have implemented investment projects before the effective date of this Law which are required by this Law to have investment registration certificates or investment policy decisions are not required to carry out procedures to apply for investment registration certificates or investment policy decisions. If wishing to obtain investment registration certificates, investors shall carry out the procedures prescribed in this Law.
  3. Business investment conditions prescribed in legal documents promulgated before the effective date of this Law which are contrary to Clause 3, Article 7 of this Law cease to be effective on July 1, 2016.
  4. The Government shall detail Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 75. To amend and supplement Clause 1, Article 18 of Law No. 21/2008/QH12 on High Technologies
To amend and supplement Clause 1, Article 18 of the Law on High Technologies as follows:
“1. A hi-tech business must fully satisfy the following criteria:
a/ Making hi-tech products on the list of hi-tech products encouraged for development under Article 6 of this Law;
b/ Applying environment-friendly and energy-saving measures in production and quality management of products up to Vietnam’s standards and technical regulations; or applying standards of specialized international organizations in case there are no Vietnam’s standards and technical regulations;
c/ Other criteria as prescribed by the Prime Minister.”
Article 76. Effect

  1. This Law takes effect on July 1, 2015.
  2. The National Assembly’s Law No. 59/2005/QH11 on Investment and Resolution No. 49/2010/QH12 on national important projects and works to be submitted to the National Assembly for decision on their investment policy, cease to be effective on the effective date of this Law.
  3. The Government and competent agencies shall detail the articles and clauses in this Law as assigned.

This Law was passed on November 26, 2014, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.-
Chairman of the National Assembly
NGUYEN SINH HUNG
 
 
APPENDIX 1
SCHEDULE OF NARCOTIC SUBSTANCES BANNED FROM BUSINESS INVESTMENT
 

No. Name of substance Scientific name CAS code
1 Acetorphine 3-O-acetyl tetrahydro – 7 – α – (1 – hydroxyl -1 – methylbutyl) – 6, 14 – endoetheno – oripavine 25333-77-1
2 Acetyl-alpha– methylfentanyl N– [1 – (α – methylphenethyl) – 4 – piperidyl] acetanilide 101860-00-8
3 Alphacetylmethadol α – 3 – acetoxy – 6 – dimethylamino – 4,4 – diphenylheptane 17199-58-5
4 Alpha-methylfentanyl N– [1 – (α – methylphenethyl) – 4 – piperidyl] propionanilide 79704-88-4
5 Beta-hydroxyfentanyl N– [1 – (β – hydroxyphenethyl) – 4 – piperidyl] propionanilide 78995-10-5
6 Beta-hydroxymethyl-3 – fentanyl N– [1 – (β – hydroxyphenethyl) – 3 – methyl – 4 – piperidyl] propionanilide 78995-14-9
7 Brolamphetamine (DOB) 2,5 – dimethoxy – 4 – bromoamphetamine 64638-07-9
8 Cannabis and its preparations 8063-14-7
9 Cathinone (-) – α – aminopropiophenone 71031-15-7
10 Desomorphine Dihydrodeoxymorphine 427-00-9
11 DET N, N – diethyltryptamine 7558-72-7
12 Delta-9-tetrahydrocannabinol and isomers (6aR, 10aR) – 6a, 7, 8, 10a– tetrahydro – 6,6,9 – trimethyl – 3 – pentyl – 6H– dibenzo [b,d] pyran – 1 – ol 1972-08-3
13 DMA (±) – 2,5 – dimethoxy – α – methylphenylethylamine 2801-68-5
14 DMHP 3 – (1,2 – dimethylheptyl) -1 – hydroxy – 7, 8, 9, 10 – tetrahydro – 6,6,9 – trimethyl – 6H- dibenzo [b,d] pyran 32904-22-6
15 DMT N, N– dimethyltryptamine 61-50-7
16 DOET (±) – 4 – ethyl – 2,5 – dimethoxy – α – phenethylamine 22004-32-6
17 Eticyclidine N– ethyl – 1 – phenylcylohexylamine 2201-15-2
18 Etorphine Tetrahydro – 7α  – (1 – hydroxy – 1 – methylbutyl) – 6,14 – endoetheno – oripavine 14521-96-1
19 Etryptamine 3 – (2 – aminobuty) indole 2235-90-7
20 Heroin Diacetylmorphine 561-27-3
21 Ketobemidone 4 – meta – hydroxyphenyl – 1 – methyl – 4 – propionylpiperidine 469-79-4
22 MDMA (±) – N – α – dimethyl – 3,4 – (methylenedioxy) phenethylamine 42542-10-9
23 Mescaline 3,4,5 – trimethoxyphenethylamine 54-04-6
24 Methcathinone 2 – (methylamino) – 1 – phenylpropan – 1 – one 5650-44-2
25 4 – methylaminorex (±) – cis – 2 – amino – 4 – methyl – 5 – phenyl – 2 – oxazoline 3568-94-3
26 3 – methylfentanyl N– (3 – methyl – 1 – phenethyl – 4 – piperidyl) propionanilide 42045-86-3
27 3 – methylthiofentanyl N– [3 – methyl – 1 [2 – (2 – thienyl) ethyl] – 4 – piperidyl] propionanilide 86052-04-2
28 MMDA (±) – 5 – methoxy – 3,4 – methylenedioxy – α – methylphenylethylamine 13674-05-0
29 Methobromide morphine and other derivatives of morphine with nitrogen having 5 valence electrons (5α ,6α)-17- Methyl- 7,8-didehydro-4,5-epoxymorphinan-3,6- diol – bromomethane (1:1) 125-23-5
30 MPPP 1 – methyl – 4 – phenyl – 4 – piperidinol propionate (ester) 13147-09-6
31 (+) – Lysergide (LSD) 9,10 – didehydro – N,N – diethyl – 6 – methylergoline – 8β carboxamide 50-37-3
32 N – hydroxy MDA (MDOH) (±) – N – hydroxy – [α – methyl – 3,4 – (methylenedyoxy) phenethyl] hydroxylamine 74698-47-8
33 N-ethyl MDA (±) N – ethyl – methyl – 3,4 – methylenedioxy) phenethylamine 82801-81-8
34 Para-fluorofentanyl 4’ – fluoro – N – (1 – phenethyl – 4 – piperidyl) propionanilide 90736-23-5
35 Parahexyl 3 – hexyl – 7, 8, 9, 10 – tetrahydro – 6, 6, 9 – trimethyl – 6H– dibenzo [b,d] pyran – 1 – ol 117-51-1
36 PEPAP 1 – phenethyl – 4 – phenyl – 4 – piperidinol acetate 64-52-8
37 PMA p – methoxy – α – methylphenethylamine 64-13-1
38 Psilocin 3 – [2 – (dimethylamino) ethyl] indol – 4 – ol 520-53-6
39 Psilocybin 3 – [2 – dimethylaminoethyl] indol – 4 – yl dihydrogen phosphate 520-52-5
40 Rolicyclidine 1 – (1 – phenylcyclohexy) pyrrolidine 2201-39-0
41 STP, DOM 2,5 – dimethoxy – 4, α – dimethylphenethylamine 15588-95-1
42 Tenamfetamine (MDA) α – methyl – 3,4 – (methylenedioxy) phenethylamine 4764-17-4
43 Tenocyclidine (TCP) 1 – [1 – (2 – thienyl) cyclohexyl] piperidine 21500-98-1
44 Thiofentanyl N – (1 [2- (2 – thienyl) ethyl] – 4 – piperidyl] – 4 – propionanilide 1165-22-6
45 TMA (+) – 3,4,5 – trimethoxy – α – methylphenylethylamine 1082-88-8

 
This schedule consists of all salts whenever existent of the substances therein.


APPENDIX 2
SCHEDULE OF CHEMICALS AND MINERALS

No. Name of chemical CAS code HS code
A Toxic chemicals
1 O-alkyl compounds  (≤C10, including also cycloalkyl) alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) – phosphonofluoridate 2931.00
E.g.,
Sarin: O-Isopropylmethylphosphonofluoridate 107-44-8 2931.00
Soman: O-Pinacolyl methylphosphonofluoridate 96-64-0 2931.00
2 O-alkyl compounds (≤C10, including also cycloalkyl) N,N – dialkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) – phosphoramidocyanidate 2931.00
E.g.,
Tabun: O-Ethyl N,N-dimethyl phosphoramidocyanidate 77-81-6 2931.00
3 O-alkyl compounds (H or ≤C10, including also cycloalkyl) S – 2 – dialkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr) – aminoethyl alkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonothiolates and corresponding alkylated or protonated salts
2930.90
E.g.,
VX: O-Ethyl S-2-diisopropylaminoethyl methyl phosphonothiolate 50782-69-9 2930.90
4 Sufur mustards:
ð 2 – Chloroethylchloromethylsulfide
ð Mustards: Bis(2-chloroethyl)sulfide
ð Bis (2-chloroethylthio)methane
ð Sesquimustards:
1,2 – Bis(2-chloroethylthio)ethane
ð 1,3 – Bis(2-chloroethylthio)-n-propane
ð 1,4 – Bis(2-chloroethylthio)-n-butane
ð 1,5 – Bis(2-chloroethylthio)-n-pentane
ð Bis(2-chloroethylthiomethyl)ether
ð Sufur and oxygen mustards: Bis (2- chloroethylthioethyl)ether
2625-76-5
505-60-2
63869-13-6
3563-36-8
 
63905-10-2
142868-93-7
142868-94-8
63918-90-1
63918-89-8
2930.90
2930.90
2930.90
2930.90
 
2930.90
2930.90
2930.90
2930.90
2930.90
5 Lewisite compounds (containing arsenic): Lewisite 1: 2- Chlorovinyldichloroarsine 541-25-3 2931.00
Lewisite 2: Bis(2-chlorovinyl)chloroarsine
Lewisite 3: Tris(2-chlorovinyl)arsine
40334-69-8
40334-70-1
2931.00
2931.00
6 Nitrogen mustards: HN1: Bis(2-chloro ethyl)ethylamine 538-07-8 2921.19
HN2: Bis(2-chloroethyl)methylamme 51-75-2 2921.19
HN3: Tris(2-chloroethyl)amine 555-77-1 2921.19
7 Saxitoxin 35523-89-8 3002.90
8 Ricin 9009-86-3 3002.90
B Precursors
1 Alkyl compounds (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyl difluoride
E.g., DF: Methylphosphonyl difluoride 676-99-3 2931.00
2 O-Alkyl compounds (H or ≤C10, including also cycloalkyl) O-2-dialkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr)-aminoethyl alkyl
(Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonite and corresponding alkylated or protonated salts
E.g.,
2931.00
QL: O-Ethyl O-2-diisopropylaminoethyl methylphosphonite 57856-11-8 2931.00
3 Chlorosarin: O-Isopropyl methylphosphonochloridate 1445-76-7 2931.00
4 Chlorosoman: O-Pinacolyl methylphosphonochloridate 7040-57-5 2931.00
C Minerals
1 Nonferrous amphibole asbestos

 
APPENDIX 3
SCHEDULE OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE SPECIES OF WILD FLORA AND FAUNA
 
GROUP I: Endangered, precious and rare species of wild flora and fauna banned from exploitation or use for business investment purposes
I A. Flora

No. Scientific name
PINOPHYTA
PEVOSIDA
Cupressaceae
1 Taiwania cryptomerioides
2 Xanthocyparis vietnamensis
3 Cupressus torulosa
4 Cunninghamia konishii
5 Glyptostrobus pensilis
Pinaceae
6 Keteleeria davidiana
7 Abies delavayi var. nukiangensis (Abies fansipanensis)
MAGNOLIOPHYTA
MAGNOLIOPSIDA
Dipterocarpaceae
8 Shorea falcata
9 Hopea pierrei
10 Hopea cordata
11 Hopea reticulata
Berberidaceae
12 Berberis julianae
Ranunculaceae
13 Coptis quinquesecta
14 Coptis chinensis
Araliaceae
15 Panax bipinnatifidus
16 Panax vietnamensis
17 Panax stipuleamtus
LILIOPSIDA
Orchidaceae
18 Anoectochilus spp.
19 Paphiopedilum spp.

 
I B. Fauna

No. Scientific name
MAMMALIA
DERMOPTERA
Cynocephalidae
1 Cynocephalus variegatus
PRIMATES
Loricedae
2 Nycticebus bengalensis
3 Nycticebus pygmaeus
Cercopithecidae
4 Trachypithecus villosus
5 Trachypithecus poliocephalus
6 Pygathrix nigripes
7 Pygathrix nemaeus
8 Pygathrix cinerea
9 Trachypithecus hatinhensis
10 Trachypithecus francoisi
11 Trachypithecus delacouri
12 Rhinopithecus avunculus
13 Trachypithecus barbei (phayrei)
Hylobatidae
14 Nomascus (Hylobates) gabriellae
15 Nomascus (Hylobates) leucogenys
16 Nomascus (Hylobates) nasutus
17 Nomascus (Hylobates) concolor
CARNIVORA
Canidae
18 Cuon alpinus
Ursidae
19 Ursus (Helarctos) malaycmus
20 Ursus (Selenarctos) thibetanus
Mustelidae
21 Lutra sumatrana
22 Lutrogale perspicillata
23 Lutra lutra
24 Aonyx cinereus
Viverridae
25 Arctictis binturong
Felidae
26 Neofelis nebulosa
27 Panthera pardus
28 Catopuma temminckii
29 Panthera tigris
30 Prionailurus viverrinus
31 Pardofelis marmorata
PROBOSCIDEA
32 Elephas maximus
PERISSODACTYLA
33 Rhinoceros sondaicus
ARTIODACTYLA
Cervidae
34 Axis porcinus
35 Moschus berezovskii
36 Megamuntiacus vuquangensis
37 Muntiacus truongsonensis
38 Rucervus eldi (Cervus eldi)
Bovidae
39 Bos javanicus
40 Bos gaurus
41 Bos sauveli
42 Pseudoryx nghetinhensis
43 Naemorhedus sumatraensis
44 Bubalus arnee
PHOLIDOTA
Manidae
45 Manis javanica
46 Manis pentadactyla
LAGOMORPHA
Leporidae
47 Nesolagus timinsi
CETACEA
Delphinidae
48 Sousa chinensis
SIRENIA
49 Dugong dugong
AVES
PELECANIFORMES
Pelecanidae
50 Pelecanus philippensis
Anhingidae
51 Anhinga melanogaster
Ardeidae
52 Egretta eulophotes
53 Gorsachius magnifcus
Ciconiidae
54 Leptoptilos javanicus
55 Ciconia episcopus
Threskiomithidae
56 Platalea minor
57 Pseudibis davisoni
58 Thaumatibis gigantea
ANSERIFORMES
Anatidae
59 Cairina scutulata
GALLIFORMES
Phasianidae
60 Arborophila davidi
61 Lophura echvardsi
62 Tragopan temminckii
63 Polyplectron germaini
64 Polyplectron bicalcaratum
GRUIFORMES
Gruidae
65 Grus antigone
Otididae
66 Houbaropsis bengalensis
CORACIIFORMES
Bucerotidae
67 Ptilolaemus tickelli
68 Aceros nipalensis
69 Aceros undulatus
70 Buceros bicornis
PASSERIFORMES
Timaliidae
71 Garrulax ngoclinhensis
REPTILIA
SQUAMATA
Varanidae
72 Varanus salvator
73 Varanus bengalensis
Elapidae
74 Ophiophagus hannah
TESTUDINES
Dermochelyidae
75 Dermochelys coriacea
Cheloniidae
76 Eretmochelys imbricata
77 Lepidochelys olivacea
78 Caretta caretta
79 Chelonia mydas
Cheloniidae
80 Cuora trifasciata
81 Cuora galbinifrons
82 Mauremys annamensis
83 Platysternon megacephalum
Trionychidae
84 Pelochelys cantorii
85 Rafetus swinhoei
FISH CLASSES
CYPRINIFORMES
Cyprinidae
86 Cyprinus multitaeniata
87 Procypris merus
88 Chanodichthys flavpinnis
ANGUILLIFORMES
Aneuillidae
89 Anguilla japonica
PRISTIFORMES
Pristidae
90 Pristis microdon

 
 
Appendix 4
LIST OF SECTORS AND TRADES SUBJECT TO CONDITIONAL BUSINESS INVESTMENT
 

No. Sectors and trades
1 Making seals
2 Trading in supporting tools (including also repair services)
3 Trading in firecrackers
4 Pawn services
5 Massage services
6 Trading in signaling devices of priority vehicles
7 Security services
8 Trading in paintball guns
9 Practicing law
10 Practicing notary public profession
11 Practicing the profession of judicial examination in the fields of finance, banking, construction, antiques, relics and copyright
12 Practicing the profession of property auctioneer
13 Services provided by commercial arbitrations
14 Practicing the profession of bailiff
15 Practicing the profession of property administrator
16 Accounting services
17 Auditing services
18 Tax procedure completion services
19 Customs clearance services
20 Trading in duty-free goods
21 Bonded warehouse services
22 Inland cargo consolidation services
23 Storage and customs clearance services inside and outside border gates
24 Securities trading
25 Provision of securities registration, depository, clearing and payment services by the securities depository center/organization of exchanges for listed securities and securities of other types
26 Insurance business
27 Re-insurance business
28 Insurance brokerage
29 Insurance agency
30 Insurance agent training services
31 Price appraisal services
32 Consultancy services for enterprise valuation for equitization
33 Lottery business
34 Prize-winning electronic games for foreigners
35 Debt collection services
36 Debt trading services
37 Credit rating services
38 Casino business
39 Betting business
40 Voluntary pension fund management services
41 Petrol and oil trading
42 Gas trading
43 Commercial assessment services
44 Trading in industrial explosives (including also explosive destruction services)
45 Trading in explosive precursors
46 Dealing in sectors and trades involving the use of industrial explosives and explosive precursors
47 Blasting services
48 Trading in chemicals, except those banned under the International Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and their Destruction
49 Trading in inorganic fertilizers
50 Trading in liquors
51 Trading in tobacco products, tobacco materials or machinery and equipment of the tobacco industry
52 Operation of goods exchanges
53 Electricity generation, transmission, distribution, wholesale, retail, import and export and provision of consultancy services in the electricity industry
54 Trading in food subject to specialized management of the Ministry of Industry and Trade
55 Rice export
56 Temporary import for re-export of excise tax-liable goods
57 Temporary import for re-export of frozen goods
58 Temporary import for re-export of goods on the list of used goods
59 Commercial franchising
60 Trading in coal
61 Logistic services
62 Trading in minerals
63 Trading in precursors for industrial use
64 Goods sale and purchase activities and activities directly related to goods sale and purchase activities of foreign investors
65 E-commerce
66 Petroleum activities
67 Conformity assessment services for pressure equipment and lifting equipment for industrial use, chemicals, industrial explosives, mining and petroleum equipment, except those for offshore exploration and exploitation
68 Vocational training
69 Joint vocational training at intermediate and collegial levels with foreign or foreign-invested vocational training institutions
70 Fire prevention and fighting services
71 Vocational skill assessment services
72 Quality inspection services for joint vocational training programs with foreign vocational training institutions or foreign-invested vocational training institutions in Vietnam
73 Labor safety inspection services for machinery, equipment and supplies subject to strict requirements on labor safety
74 Labor safety and sanitation training services
75 Employment services
76 Provision of guest worker services
77 Voluntary drug detoxification services
78 Regulation-conformity certification and announcement services
79 Labor outsourcing services
80 Road transportation
81 Car warranty and maintenance services
82 Motor vehicle inspection services
83 Automobile driver training services
84 Traffic safety inspector training services
85 Vehicle driver testing services
86 Traffic safety inspection services
87 Waterway transportation
88 Inland waterway vessel building, conversion, repair and restoration services
89 Inland waterway vessel crewmember and operator training services
90 Sea transportation, shipping agency
91 Multi-level marketing
92 Seagoing ship towage services
93 Import and demolition of used seagoing ships
94 Seagoing ship building, conversion and repair services
95 Commercial operation of seaports
96 Air transportation services
97 Provision of the services of designing, manufacturing, maintaining or testing aircraft, aircraft engines, aircraft propellers and other aircraft equipment and devices in Vietnam
98 Commercial operation of airports and airfields
99 Aviation services at airports and airfields
100 Flight assurance services
101 Aviation staff training and retraining services
102 Railway transportation
103 Commercial operation of railway infrastructure
104 Dealing in urban railway
105 Multimodal transportation services
106 Road and waterway transportation of hazardous cargoes
107 Pipeline transportation
108 Maritime assurance services
109 Real estate business
110 Training and re-training in real estate brokerage knowledge, real estate valuation and real estate exchange management and administration
111 Training and re-training in professional knowledge about apartment building operation management
112 Training and re-training in professional knowledge about management of construction investment projects
113 Project management consultancy services
114 Construction surveying services
115 Construction designing and construction design appraisal services
116 Work construction supervision consultancy services
117 Work construction services
118 Construction investment project formulation and appraisal services
119 Construction activities of foreign investors
120 Construction investment cost management services
121 Construction work quality assessment and conformity certification services
122 Lighting and greenery system operation management services
123 Common-use infrastructure system operation management services
124 Construction planning services
125 Urban planning services provided by foreign organizations or individuals
126 Trading in white asbestos products of the serpentine group
127 Postal services
128 Telecommunications services
129 Import of radio transmitters and transceivers
130 Digital signature certification services
131 Establishment and operation of publishing houses
132 Printing services
133 Publication distribution services
134 Social network services
135 Online game services
136 Pay radio and television services
137 News website development services
138 Processing, recycling, repair or renewal of used information technology products on the list of used information technology products banned from import for foreign partners
139 On-demand television services
140 Provision of information contents and information technology services on mobile telecommunications networks and the Internet
141 Trading in mobile phone jamming devices
142 Trading in or providing information security products or services
143 Operation of higher education institutions
144 Operation of foreign-invested educational institutions, representative offices of foreign educational institutions in Vietnam, branches of foreign-invested educational institutions
145 Operation of continuing education institutions
146 Operation of national defense-security education centers for students
147 Operation of general education institutions
148 Professional secondary education
149 Operation of specialized schools
150 Operation of pre-school institutions
151 Joint training with foreign partners
152 Organization of extra-curricular teaching and learning activities
153 Aquatic resource exploitation
154 Trading in fishing gear and equipment for aquatic resource exploitation
155 Trading in aquatic products
156 Trading in aquatic animal feed
157 Trading in bio preparations, microorganisms, chemicals and substances for treatment and improvement of aquacultural environment
158 Aquatic breed assay services
159 Aquatic feed assay services
160 Breeding, rearing or artificial propagation of wild fauna or flora species prescribed in the appendices to the CITES
161 Breeding, rearing or artificial propagation of endangered, rare and precious species of wild fauna or flora not prescribed in the appendices to the CITES
162 Breeding and rearing ordinary wild animals
163 Import, export, re-export, transit, and introduction from the sea of natural specimens of species prescribed in the appendices to the CITES
164 Import, export and re-export of samples of bred or reared animals or artificially propagated plants of species prescribed in the appendices to the CITES
165 Trading in plant protection drugs
166 Treatment of objects subject to plant quarantine
167 Plant protection drug assay services
168 Plant protection services
169 Trading in veterinary drugs, bio-preparations, vaccines, microorganisms and chemicals for use in animal health
170 Technical services in animal health
171 Testing and surgery services for animals
172 Vaccination, diagnosis, prescription, medical treatment and heath care services for animals
173 Veterinary drug testing and assay services (veterinary drugs include veterinary drugs, veterinary drugs for aquatic animals, vaccines, bio-preparations, microorganisms and chemicals for use in animal health and aquatic animal health)
174 Concentrated husbandry, breed production; slaughtering services; animal and animal product isolation and quarantine services; production of animal feed materials from animal products; preliminarily processing, processing and preservation of animals and animal products; trading in animal products, preliminarily processing, processing, packaging and preservation of animal products
175 Trading in foods subject to specialized management by the Ministry of Agriculture and Rural Development
176 Trading in and assay of organic fertilizers
177 Trading in plant varieties and animal breeds
178 Production of animal feed
179 Import of animal feed
180 Export and import of endangered, rare and precious terrestrial animals subject to supervision as prescribed in the appendices to the CITES
181 Trading in forest plants and animals restricted from commercial exploitation and use
182 Trading in ornamental trees, shade trees and ancient trees exploited from domestic natural forests
183 Trading in charcoal or firewood originating from domestic natural forest timbers
184 Trading animal sperms, embryos, hatching eggs and larva
185 Services involving the use of bio-preparations, microorganisms, chemicals and environmental treatment and improvement substances in aquaculture
186 Services of testing and assay of bio-preparations, microorganisms, chemicals and environmental treatment and improvement substances for use in aquaculture
187 Trading in genetically modified products
188 Bidding profession training and re-training services
189 Services provided by bidding agents
190 Investment project evaluation consultancy services
191 Investment project evaluation training services
192 Medical examination and treatment services
193 HIV testing services
194 Tissue banking services
195 Assisted reproductive services, sperm and embryo storage services
196 Trading in drugs
197 Drug testing services
198 Manufacture of cosmetics
199 Infectious disease-causing microorganism testing services
200 Vaccination services
201 Trading in pesticides and antiseptics for medical use
202 Opioid substitution treatment services
203 Trading in foods subject to specialized management of the Ministry of Health
204 Cosmetic surgery services
205 Implementation of surrogacy techniques
206 Drug bioavailability and bioequivalence assessment services
207 Clinical trial of drugs
208 Trading in medical equipment and devices
209 Operation of medical equipment-classifying institutions
210 Medical equipment inspection services
211 Industrial property examination services
212 Performance of radiation jobs
213 Atomic energy application assistance services
214 Import, export and transportation of radioactive materials
215 Conformity assessment services in science and technology
216 Inspection, calibration and testing of measuring devices and measurement standards
217 Trading in safety helmets for motorcycle riders
218 Technology assessment, valuation and examination services
219 Intellectual property representation services
220 Film production
221 Antique assessment services
222 Formulation, implementation and supervision of the implementation of, projects to maintain, upgrade and restore relics
223 Karaoke or discotheque business
224 Travel services
225 Dealing in sports activities
226 Organization of art performance, fashion shows, beauty or model contests
227 Dealing in phonograms or video recordings of songs, dances and dramas
228 Festival organization services
230 Accommodation services
231 Advertising services
232 Trading in national relics, antiques and treasures
233 Museum services
234 Dealing in electronic games (except prize-winning electronic games for foreigners and online prize-winning electronic games)
235 Export of relics and antiques not under state ownership or ownership of political organizations or socio-political organizations; import of cultural goods subject to specialized management by the Ministry of Culture, Sports and Tourism
236 Copyright and related rights examination services
237 Land survey and valuation consultancy services
238 Land use plan and master plan formulation services
239 Development of information technology technical infrastructure and software for land information systems
240 Land database building services
241 Land valuation services
242 Land use rights auction services
243 Measuring and mapping services
244 Ground water drilling services
245 Ground water exploration services
246 Water exploitation, treatment and supply services
247 Water drainage services
248 Mineral exploration services
249 Mineral mining
250 Hazardous waste management services
251 Scrap import
252 Environmental observation services
253 Consultancy services in formulation of strategic environmental impact assessment reports, environmental impact assessment and detailed environmental protection plans
254 Trading in bio-preparations
255 Discarded product withdrawal, transportation and disposal services
256 Business activities of commercial banks
257 Business activities of non-bank credit institutions
258 Business activities of cooperative banks, people’s credit funds and microfinance institutions
259 Intermediary payment services
260 Credit information services
261 Foreign exchange operations
262 Trading in gold plate
263 Manufacture of gold plates, export of material gold and import of material gold for manufacturing gold plates
264 Manufacturing gold jewelry and fine art articles
265 Import of goods subject to specialized management by the State Bank of Vietnam (vault doors)
266 Money printing and casting
267 Trading in clothing and equipment for armed forces, military weapons, equipment, devices and vehicles exclusively used for national defense or security; components, parts, spare parts, supplies and equipment of special categories and their manufacturing technologies

 
THE END

The post Law on Investment appeared first on MP Law Firm.

]]>
Law No. 49/2014/QH13 of June 18, 2014, on public investment https://mplaw.vn/en/law-no-492014qh13-of-june-18-2014-on-public-investment/ Wed, 18 Jun 2014 16:33:22 +0000 http://law.imm.fund/?p=2371 THE NATIONAL ASSEMBLY ——– SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness ————— No. 49/2014/QH13 Hanoi, June 18, 2014 LAW ON PUBLIC INVESTMENT Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; The National Assembly hereby promulgates the Law on Public Investment. Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Governing scope This Law provides […]

The post Law No. 49/2014/QH13 of June 18, 2014, on public investment appeared first on MP Law Firm.

]]>
THE NATIONAL ASSEMBLY
——–
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
—————
No. 49/2014/QH13 Hanoi, June 18, 2014

LAW

ON PUBLIC INVESTMENT

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates the Law on Public Investment.
Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope
This Law provides for the management and use of the capital budget for public investment; the state management of public investment; the right, obligation and responsibility of agencies, organizations and individuals involved in public investment activities.
Article 2. Applicable entities
This Law is applied to agencies, organizations and individuals participating or getting involved in public investment activities as well as the management and use of the capital budget for public investment.
Article 3. Application of the Law on Public Investment, International Treaties and Agreements

  1. The management and use of the capital budget for public investment and public investment activities must abide by the provisions of this Law and other relevant laws.
  2. If the International Treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory set out regulations other than those specified in this Laws, the regulations of the International Treaties shall prevail.
  3. The overseas development of public investment programs and projects must comply with regulations set out in International Treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory as well as International Agreement between Vietnam and foreign partners.

Article 4. Interpretation of terms
In this Law, used terms shall be construed as follows:

  1. Report on investment intentions means an explanatory material for preliminary study contents about the significance, feasibility and efficiency of public investment programs, Group-B and Group-C projects, which serves as a basis for competent authorities to decide on the investment policies.
  2. Pre-feasibility study report means an explanatory material for preliminary study contents about the significance, feasibility and efficiency of national important projects and Group-A projects, which serves as a basis for competent authorities to decide on the investment policies.
  3. Feasibility study report means an explanatory material for study contents about the significance, feasibility and efficiency of public investment programs and projects, which serves as a basis for the investment decision made by competent authorities.
  4. Ministry, agency and local authority means regulatory bodies designated by the Prime Minister to develop and implement public investment plans, including:
  5. a) The Communist Party Committee of political institutions, the Supreme People’s Procuracy, the Supreme People’s Court, the State Audit, the President’s Office, the National Assembly’s Office, Ministries, ministerial-level authorities, Governmental agencies (hereinafter referred to as Ministry and central governing body);
  6. b) The People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committee);
  7. c) The Communist Party Committee of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations;
  8. d) Other agencies or organizations assigned to public investment plans.
  9. Program leader means an organization or institution assigned to lead the management of public investment programs.
  10. Investor means an organization or institution assigned to public investment projects.
  11. Public investment program means a combination of objectives, tasks and measures which aim for socio-economic development targets.
  12. Target program means the program for public investment activities in order to achieve one or several target(s) in each sector or several regions or territories over a specific period.
  13. National target program means the program for public investment activities in order to achieve socio-economic development targets throughout the country over a specific period.
  14. Governing body means Ministry, agency and local authority prescribed in Clause 4 of this Article and program or project management units who are affiliated to political institutions and the National Assembly.
  15. Professional agency in charge of public investment management means a competent agency for public investment management, affiliated to the Ministry of Planning and Investment; an agency assigned to manage public investment activities, affiliated to Ministries, the Communist Party Committee, Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations and others assigned to develop and implement public investment plans; the Department of Planning and Investment; competent divisions and subdivisions for public investment management, affiliated to the People’s Committee of a district or commune.
  16. State management of public investment activities includes the Government, the Ministry of Planning and Investment and People’s Committees at all administrative levels.
  17. Public investment project means an investment project entirely or partially funded by the capital budget for public investment.
  18. Emergency project means an investment project subject to the decision made by competent authorities, which is aimed at timely overcoming the aftermaths of natural disasters and other unexpected circumstances.
  19. Public investment means the Government’s program and project on socio-economic infrastructural construction and socio-economic development.
  20. Investment in the form of public-private partnerships means the investment contract between competent State agencies and investors or project management enterprises in order to execute, manage and operate infrastructural and public utility development projects.
  21. Public investment activity is composed of the formulation, evaluation and decision of investment policies or intentions; design, appraisal and decision of public investment programs and projects; formulation, evaluation, approval, assignment, development and execution of public investment plans; management and use of the budget capital for public investment; monitoring, supervision, evaluation, examination, inspection of public investment plans, programs and projects.
  22. Public investment plan means a combination of targets; orientation and listing of public investment programs and projects; balance of the budget capital for public investment; plans of budget allotment; and approaches to resource mobilization and project execution.
  23. Outstanding debts arising from infrastructural construction means the value of accepted workloads described in the public investment plan and approved by competent authorities but the budget has not been allotted to pay for the execution of these workloads yet.
  24. Decentralization of state management of public investment means the determination of rights and responsibilities of competent agencies, organizations, and individuals involved in public investment activities.
  25. Budget capital for public investment stipulated in this Law includes funds derived from the State budget, government bonds, local government bonds, official development assistance (briefly called ODA), overseas concessional loans, government credits for investment and development purposes, retained revenues of the state budget that have not been recorded in the state budget balance and other loans secured by the local budget for public investment purposes.

Article 5. Investment in public sectors

  1. Investment in socio-economic infrastructure programs and projects.
  2. Investment in ancillary facilities for regulatory agencies, public service providers, political institutions and socio-political organizations.
  3. Investment and assistance in public product and service supply activities.
  4. Governmental investment in projects to be executed in the form of a public-private partnership.

Article 6. Classification of public investment projects

  1. Depending on the nature of public investment projects, they are classified into the followings:
  2. a) Construction projects such as new construction, renovation, upgradation and expansion of existing investment and construction projects, including the procurement of assets, devices and equipment;
  3. b) Non-construction projects such as asset procurement; receipt of the disposition of land use right; purchase, repair and upgradation of equipment and machinery; and other projects that are not subject to regulations specified at Point a of this Clause.
  4. Depending on the significance and size of public investment projects, they are classified into national important projects; Group-A, Group-B and Group-C projects which conform to the criteria regulated in Article 7, 8, 9 and 10 of this Law.

Article 7. Criteria for classifying national important projects
National important projects are independent investment projects or a cluster of closely combined projects which meet one of the following criteria:

  1. Using a sum of above VND 10,000 billion as the budget capital for public investment;
  2. Creating or facing the possibility of creating substantial impacts on the environment, including:
  3. a) Nuclear power plants;
  4. b) Use of a land parcel that requires the conversion of land use purpose such as a national park; a wildlife sanctuary; a protected landscape area; a forest covering an area of above 50 hectares that serves the purpose of scientific research and experiment; a protection forest covering an area of above 500 hectares which is aimed at barricading windflow, sand, wind wave and encroaching on the sea as well as protecting the environment; a production forest covering an area of above 1,000 hectares;
  5. Utilizing a land parcel, covering an area of 500 hectares, which requires the conversion of land use purpose from the land parcel used for wet rice agriculture with more than two crops;
  6. Migrating and resettling more than 20,000 residents at mountainous regions and more than 50,000 residents at other regions;
  7. Other projects that require the application of special regulations and policies, which are subject to the National Assembly’s decisions.

Article 8. Classification criteria for Group-A projects
Except for national important projects stipulated in Article 7 of this Law, projects that meet one of following criteria are classified as Group-A projects:

  1. Regardless of the total investment, such projects are classified according to following criteria:
  2. a) Projects located in the vicinity of special national sites;
  3. b) Projects located at extremely important areas in terms of national defence and security according to legal regulations on national defence and security;
  4. c) National defense and security projects that are characterized as the state secrets;
  5. d) Hazardous substance and explosive manufacturing projects;
  6. dd) Infrastructural construction projects for industrial, processing and exporting zones;
  7. Projects financed by the total investment amount of more than VND 2,300 billion and classified by the following sectors:
  8. a) Traffic infrastructure, including wharfs at the sea or river, airport, railroads and national highways;
  9. b) Power generation industry;
  10. c) Oil and gas extraction;
  11. d) Chemical, fertilizer and cement;
  12. dd) Mechanical engineering and metallurgy;
  13. e) Mineral extraction and processing;
  14. g) Residential construction;
  15. Projects financed by the total investment amount of more than VND 1,500 billion and classified by the following sectors:
  16. a) Traffic infrastructure, exclusive of those regulated at Point a Clause 2 of this Article;
  17. b) Irrigation;
  18. c) Water supply and drainage and technical infrastructure;
  19. d) Electrical engineering;
  20. dd) Communication and electronic device manufacturing;
  21. e) Pharmaceutical chemistry;
  22. g) Material production, exclusive of those regulated at Point d Clause 2 of this Article;
  23. h) Mechanical construction, exclusive of those regulated at Point d Clause 2 of this Article;
  24. i) Post and telecommunications;
  25. Projects financed by the total investment amount of more than VND 2,300 billion and classified by the following sectors:
  26. a) Agriculture, forestry and aquaculture;
  27. b) National park and wildlife sanctuary;
  28. c) Technical infrastructure for new urban zones;
  29. d) Industrial sector, exclusive of industrial projects regulated in Clause 1, 2 and 3 of this Article;
  30. Projects financed by the total investment amount of above VND 800 billion and classified by the following sectors:
  31. a) Health care, culture and education;
  32. b) Scientific research, information science, radio and television broadcasting;
  33. c) Treasure;
  34. d) Tourism and sport;
  35. dd) Civil construction, exclusive of residential development projects regulated at Point g Clause 2 of this Article.

Article 9. Classification criteria for Group-B projects

  1. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 2 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount ranging from VND 120 billion to below VND 2,300 billion.
  2. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 3 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount ranging from VND 80 billion to below VND 1,500 billion.
  3. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 4 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount ranging from VND 60 billion to below VND 1,000 billion.
  4. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 5 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount ranging from VND 5 billion to below VND 800 billion.

Article 10. Classification criteria for Group-C projects

  1. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 2 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount of below VND 120 billion.
  2. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 3 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount of below VND 80 billion.
  3. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 4 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount of below VND 60 billion.
  4. Projects classified by the sectors stipulated in Clause 5 Article 8 of this Law and financed by the total investment amount of below VND 45 billion.

Article 11. Adjustment to classification criteria for public investment projects

  1. The National Assembly decides on any adjustment to classification criteria for national important projects as prescribed in Article 7 of this Law.
  2. The Government must submit the Standing Committee of the National Assembly to decide on any adjustment to classification criteria for public investment projects as prescribed in Article 8, 9 and 10 of this Law and report the National Assembly in the next plenum.
  3. Adjusting classification criteria for public-sector projects stipulated in Clause 1 and 2 of this Article is required if there is a wide fluctuation in price indices or major changes in the decentralization of public investment management concerning classification criteria for public investment project or other key elements affecting classification criteria for public investment projects.

Article 12. Rules of public investment management

  1. Observe legal regulations on the management and use of the budget capital for public investment.
  2. Conform to socio-economic development strategy, five-year socio-economic development plan, socio-economic development planning and sectoral development planning.
  3. Exercise proper rights and responsibilities of State management agencies, organizations and individuals involved in the management and use of the budget capital for public investment.
  4. Manage the use of the budget capital for public investment according to appropriate regulations on each capital source; ensure sufficiency, consistency, cost efficiency, effectiveness and capability of balancing all relevant resources for public investment activities; avoid any possible loss and mismanagement.
  5. Ensure the public disclosure and transparency for public investment activities.
  6. Encourage organizations and individuals to carry out direct investment or investment activities in the form of public-private partnership for socio-economic infrastructural and public utility development projects.

Article 13. Contents of public investment management

  1. Issue and follow legislative documents about public investment.
  2. Design and implement the strategy, program, plan, planning, initiative and policy for public investment.
  3. Keep track of and provide information about the management and use of the budget capital for public investment.
  4. Evaluate the effectiveness of public investment activities; examine and inspect the compliance with legal regulations on public investment as well as plan or planning for public investment.
  5. Handle any violation, settle complaints or denunciations from organizations and individuals involved in public investment activities.
  6. Commend agencies, organizations, units and individuals that gain excellent achievements in public investment activities.
  7. Enter into international cooperation on the public investment.

Article 14. Public disclosure and transparency in public investment activities

  1. Contents that require the public disclosure and transparency in public investment activities are composed of:
  2. a) Policies, laws and the introduction of such policies and laws on the management and use of the budget capital for public investment;
  3. b) Principles, criteria and allotment of the budget capital for public investment activities;
  4. c) Principles, criteria and bases for the determination of project portfolio in mid-term and annual public investment plan;
  5. d) Planning, proposal and program for public investment activities at local areas where project sites are located; allotment of the budget capital for specific public investment programs, which depends much on each fiscal year, progress of execution and disbursement of project fund;
  6. dd) Project portfolio throughout local areas where project sites are located, including size, total investment amount, schedule and construction site; evaluation report on common effects of such projects on local areas where project sites are located;
  7. e) Mid-term or annual plan for the allotment of budget capital for public investment activities, depending on each capital source, including project portfolio and allocated amount of the budget capital for each project;
  8. g) Report on the mobilization of resources and other funds for the implementation of public investment projects;
  9. h) Analysis and report on achievements or outcomes of investment plans, programs and projects;
  10. i) Report on the progress of project execution and disbursement of different project funds;
  11. k) Analysis and report on the acceptance testing and evaluation of investment programs and projects.
  12. Heads of related agencies, organizations and units must publicize the contents regarding public investment activities in accordance with legal regulations.

Article 15. Expenses incurred from formulation, appraisal, supervision, monitoring, evaluation and inspection of public investment plans, programs and projects

  1. Expenses incurred from the formulation and appraisal of report on investment intentions for national target programs or public investment programs funded by allocated expenditures from the state budget granted to the agency and unit in charge of these tasks.
  2. Expenses incurred from the formulation and appraisal of pre-feasibility study report and report on investment intentions, financed by the fund for the preparation of investment projects.
  3. Expenses incurred from the formulation and appraisal of public investment plans funded by allocated expenditures or current expenditures from the state budget granted to the agency or unit in charge of these tasks.
  4. Expenses incurred from the supervision, monitoring and evaluation of public investment plans, programs and projects funded by allocated expenditures or current expenditures from the state budget granted to the agency or unit in charge of these tasks.
  5. Expenses incurred from the inspection of public investment plans, programs or projects funded by current expenditures allocated from the state budget to the agency or unit in charge of this task.
  6. In respect of public investment programs and projects financed by ODA funds and overseas concessional loans, foreign donors are encouraged to provide financial support to cover these expenses as prescribed in this Article.

Article 16. Prohibited public investment acts

  1. The decision on investment policies or intentions is not aligned with investment strategy, planning and proposal; is not made under the proper authority; fails to comply with processes or procedures regulated by laws; fails to get investment funds balanced.
  2. The decision to approve investment programs and projects has been made prior to the decision on investment policies made by competent authorities or without compliance with investment policies approved by competent authorities. The decision to adjust total fund for investment programs or projects in contrast to legal regulations on public investment.
  3. Any misuse or abuse of power or authority is aimed at committing appropriation, mercenary act and corruption in the management and use of the budget capital for public investment.
  4. Program leader and investor enter into collusion with advisory organizations to obtain the decision on investment policies or intentions as well as approve investment programs and projects, which leads to any possible loss and mismanagement of state budget, assets and national resources; any harmful effect and infringement against individual and community’s welfare or benefits.
  5. Any illegal act of offering, accepting bribes or acting as a bribe broker is detected
  6. Any illegal request for organization or individual’s investment in proposed investment programs and projects that have not been officialized by the decision on investment policies or approved or funded by allocated expenditures from the state budget has been made, which can cause outstanding debts incurred from infrastructural construction.
  7. The budget capital for public investment is misused, mismanaged and exceeds required investment fund as stipulated by laws.
  8. All information, documents and materials concerning the decision on investment policies, investment decision and implementation of investment programs or projects are falsified or misrepresented.
  9. Deliberate acts of reporting and providing inaccurate and biased information are aimed at affecting the formulation, appraisal and decision of investment plans, programs and projects.
  10. Deliberate acts of reporting and providing inaccurate and biased information are aimed at adversely affecting the supervision, monitoring, evaluation and inspection as well as handling of violations during the implementation of investment plans, programs and projects.
  11. Deliberate acts of destruction, fraud, concealment or failure to retain a full amount of materials, records and documents regarding the decision on investment policies, investment decision and implementation of investment programs and projects are performed.
  12. Obstruction of the detection of any violation against laws on public investment.

Chapter II
INVESTMENT POLICY OR INTENTION AND DECISION ON PUBLIC INVESTMENT PROGRAM AND PROJECT
Section 1: FORMULATING, APPRAISING AND DECIDING ON INVESTMENT POLICY OR INTENTION
Article 17. Authority to decide on investment policies on public investment programs and projects

  1. The National Assembly has the authority to decide on investment policies on public investment programs and projects below:
  2. a) National target program;
  3. b) National important project.
  4. The Government has the authority to decide on investment policies on target programs financed by funds derived from the State budget, government bonds, local authority bonds, ODA, overseas concessional loans, the government credit for investment and development purposes, state budget revenues retained but not recorded in the state budget balance.
  5. The Prime Minister has the authority to decide on investment policies on public investment programs and projects below:
  6. a) Group-A projects;
  7. b) Projects financed by funds derived from the state budget, managed by the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, socio-economic organizations and other competent agencies.
  8. c) Emergency projects financed by the state budget;
  9. d) Investment programs financed by funds derived from ODA and overseas concessional loans, exclusive of national target programs and target programs as stipulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article;
  10. dd) Projects financed by funds derived from ODA and overseas concessional loans as stipulated by the Government.
  11. Heads of ministries and central agencies have the authority to decide on investment policies on the following projects:
  12. a) Group-B and Group-C projects financed by investment funds derived from the State budget, government bonds, local authority bonds, ODA, overseas concessional loans, the government credit for investment and development purposes, state budget revenues which are retained but not recorded in the state budget balance under their authority, exclusive of those regulated at Point c Clause 3 of this Article;
  13. b) Projects financed by funds derived from ODA and overseas concessional loans under their administration, exclusive of those regulated at Point dd Clause 3 of this Article.
  14. The People’s Councils at all administrative levels have the authority to decide on investment policies on public investment programs and projects below:
  15. a) Investment program financed by local balanced fund allocated from the state budget and funds derived from local authority bond, state budget revenues under their control which are retained but not recorded in the state budget balance, which are all decided by the People’s Council at all administrative levels, as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose;
  16. b) Group-B projects and Group-C priority projects under their administration, exclusive of those regulated at Point dd Clause 3 of this Article. Group-C priority projects located in local areas shall be decided by provincial People’s Councils in alignment with objectives, developmental orientation, financial competence and particular characteristics of these areas.
  17. The People’s Committee at all administrative levels has the authority to decide on investment policies under their administration, exclusive of those regulated in Clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 18. Requirements for the decision on investment policies on public investment programs and projects

  1. Conform to socio-economic development strategy, planning and proposal, approved by competent authorities.
  2. Avoid overlapping public investment programs or projects that have been put into operation after the decision on investment policies or investment decision has been made.
  3. Conform to the capability of balancing the budget capital for public investment and the capability of mobilizing other funds for any program or project that requires different financial sources.
  4. Conform to the capability for applying for government loans and repaying government debts.
  5. Ensure the efficiency in socio-economic development, national defense and security as well as sustainable development projects.
  6. Prioritize any project that is carried out in the form of public-private partnership and has the high rate of return on investment.

Article 19. Process and procedure for the decision on investment policies on national target programs and national important projects

  1. The agency that has been assigned to prepare investment programs and projects must be responsible to:
  2. a) Assign their affiliates to compile reports on investment intentions on national target programs and pre-feasibility study reports for national important projects;
  3. b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise reports on investment intentions and pre-feasibility study reports;
  4. c) Submit complete reports on investment intentions and pre-feasibility study reports to the Prime Minister.
  5. The Prime Minister must establish the State Council for appraisal of public investment projects chaired by the Minister of Planning and Investment to appraise reports on investment intentions for national target programs as well as pre-feasibility study reports for national important projects.
  6. The Government must submit their intentions in investing in national target programs and national important projects to the National Assembly for their consideration and decision on this matter.
  7. The National Assembly’s regulatory bodies must investigate and verify all relevant documents about national target programs and national important projects, submitted by the Government.
  8. The National Assembly shall consider and approve the Resolution on investment intentions for national target programs and national important projects. Contents of the Resolution enforced by the National Assembly must clearly specify objective, size, total investment, main developmental technology, site location, execution schedule, progress, solution and policy of above-mentioned programs or projects.

Article 20. Dossier on the decision on investment intentions for national target programs and national important projects

  1. The Government’s statement.
  2. Report on investment intentions for national target programs and pre-feasibility study report for national important projects.
  3. Appraisal report prepared by the State Council for appraisal of public investment programs and projects.
  4. Other relevant documents.

Article 21. Regulated processes and contents of the inspection and verification of investment intentions for national target programs and national important projects

  1. Processes of investigation and verification tasks are regulated as follows:
  2. a) No later than 60 days ahead of the opening day of the National Assembly’s plenum, the Government shall send a dossier on the decision on investment intentions for national target programs and national important projects to the National Assembly’s agency in charge of investigation and verification tasks.
  3. b) The assigned agency mainly in charge of investigation and verification tasks shall request the Government and relevant entities to report issues regarding contents of national target programs and national important projects; arrange working sessions with responsible parties to deal with issues regarding contents of national target programs and national important projects;
  4. c) Entities subject to investigation and verification are requested to provide an adequate amount of supportive information and materials.
  5. Contents of investigation and verification tasks include:
  6. a) Conformity to the accepted criteria for classifying national target programs and national important projects;
  7. b) Importance or significance of investing in public investment programs and projects;
  8. c) Compliance with legal regulations;
  9. d) Suitability for socio-economic development strategy, proposal and planning as well as sectoral development planning;
  10. dd) Basic specifications of public investment programs and projects, including objective, size, investment method, coverage, site location, required land area, schedule, progress, main technology alternative, solution to environment protection, capital source, rate of return on investment, loan repayment capability or solvency.
  11. e) Ensure the efficiency in socio-economic growth, national defense and security as well as sustainable development;
  12. g) Assessment of conformity to the planning for the utilization of land parcels, natural recourses, approaches to population migration, residential and agricultural resettlement for national important projects to be executed in the country;
  13. h) Risk assessment of outward investment projects of national importance to be executed in foreign countries.

Article 22. Processes and procedures for the decision on investment intentions for public investment programs made by the Government

  1. Program leader is responsible to:
  2. a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
  3. b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment policies;
  4. c) Submit the complete report on investment intentions to the Prime Minister.
  5. The Prime Minister shall direct the establishment of an intersectoral Council or assign the Ministry of Planning and Investment to lead and cooperate with relevant agencies to appraise the report on investment intentions. If an intersectoral Council is founded, the Ministry of Planning and Investment shall direct and cooperate with the Ministry of Finance and relevant agencies to appraise investment portfolio and portfolio balancing capability.
  6. Program leader must submit the complete report on investment intentions according to the appraisal result mentioned in Clause 2 of this Article to the Government.
  7. The Government shall consider and decide on investment intentions for public investment programs, including objective, coverage, size, total investment, schedule, progress, solution and policy.

Article 23. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-A projects

  1. Heads of central bodies and committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations and other entities must be responsible to:
  2. a) Assign their affiliates to conduct the pre-feasibility study report;
  3. b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the pre-feasibility study report, investment portfolio and portfolio balancing capability;
  4. c) Direct entities regulated at Point a of this Clause to submit the complete pre-feasibility study report to the Prime Minister.
  5. The President of the provincial People’s Committee is responsible to:
  6. a) Assign their competent agencies or the People’s Committee of a district to prepare the pre-feasibility study report;
  7. b) Establish the Appraisal Council chaired by a Vice President of provincial People’s Committee, joined by the Department of Planning and Investment that works as the Standing Committee of the Council and relevant entities that work as members of the Council in order to appraise pre-feasibility study report, investment portfolio and portfolio balancing capability;
  8. c) Direct relevant agencies regulated at Point a of this Clause to submit a complete pre-feasibility study report with reference to the appraisal result as prescribed at Point b of this Clause to provincial People’s Committee;
  9. d) Before submitting the aforesaid report to the Prime Minister, call for advice from provincial People’s Committee.
  10. The Prime Minister decides to establish the intersectoral Council for the appraisal or assign the agency to lead the appraisal of pre-feasibility study report on the basis of the request of the Ministry of Planning and Investment.
  11. The Ministry of Planning and Investment shall direct and cooperate with the Ministry of Finance to appraise investment portfolio and portfolio balancing capability for projects financed by funds derived from:
  12. a) Central budget, government bond, ODA fund and overseas concessional loans;
  13. b) State budget revenues that are retained but have yet to be recorded in the state budget balance, managed by Ministries or central governing bodies;
  14. c) State budget revenues that are retained but have yet to be recorded in the state budget balance, managed by other entities according to legal regulations.

The appraisal result shall be sent to the intersectoral Council for the appraisal or the management agency of the appraisal by the Ministry of Planning and Investment as stipulated in Clause 3 of this Article.

  1. The intersectoral Council or management agency of the appraisal as prescribed in Clause 3 of this Article shall send the abovementioned result to relevant agencies and local authorities to make the complete pre-feasibility study report for submission to the Prime Minister.
  2. The Prime Minister shall issue the decision on investment intentions, comprising such information as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress of programs or projects.

Article 24. Processes and procedures for the decision on investment intentions for programs and projects financed by ODA fund and overseas concessional loans

  1. Given socio-economic development strategy and five-year socio-economic development plan, the Ministry of Planning and Investment shall direct and cooperate with the Ministry of Finance and relevant authorities as well as donors to outline cooperation directions and sectors prioritized to get access to ODA fund and overseas concessional loans.
  2. Given cooperation directions, sectors prioritized to have access to ODA fund and overseas concessional loans, demands for capital mobilization, donor’s funding requirements, the governing body must send the request for grants from donors and the proposal of public investment programs or projects to the Ministry of Planning and Investment.
  3. With reference to the direction for international cooperation with foreign donors and sectors prioritized to have access to ODA fund and overseas concessional loans, the Ministry of Planning and Investment must direct and cooperate with the Ministry of Finance, relevant authorities and such donors to choose proper proposal of public investment programs or projects as well as notify the governing body to prepare pre-feasibility study report or report on investment intentions.
  4. With regard to national target program and national important project, processes and procedures for deciding on investment intentions shall comply with regulations specified in Article 19, 20 and 21 of this Law.
  5. With regard to public investment programs under the decision-making authority of the Government, processes and procedures for deciding on investment intentions must conform to regulations specified in Article 22 of this Law.
  6. In respect of Group-A projects, processes and procedures for making the decision on investment intentions must conform to Article 23 of this Law.
  7. In respect of other public investment programs or projects under the decision-making authority of the Prime Minister as prescribed at Point d and Point dd Clause 3 Article 17 of this Law, processes and procedures for making the decision on investment intentions must be observed as follows:
  8. a) The governing body shall send pre-feasibility study report or report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment;
  9. b) The Ministry of Planning and Investment shall lead the appraisal of pre-feasibility study report or report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability for submission to the Prime Minister;
  10. c) The Prime Minister shall consider and decide on these investment intentions.
  11. In respect of public investment programs or projects that are not under the decision-making authority of responsible entities as prescribed in Clause 1, 2 and 3 Article 17 of this Law, processes and procedures for making the decision on investment intentions must be observed as follows:
  12. a) The governing body shall seek advice from the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and relevant agencies about investment intentions;
  13. b) The Ministry of Planning and Investment shall carry out the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability;
  14. c) With reference to advice from relevant agencies and the appraisal result of investment portfolio and portfolio balancing capability from the Ministry of Planning and Investment, the governing body must perform the appraisal and decide on investment intentions.

Article 25. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-B and Group-C projects managed by the central committee of Vietnamese Fatherland Front and socio-political institutions and other relevant agencies or organizations

  1. Head of the central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions and other relevant agencies or organizations must be responsible to:
  2. a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
  3. b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
  4. c) Direct relevant agencies regulated at Point a of this Clause to submit the complete report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment.
  5. The Ministry of Planning and Investment shall direct and cooperate with relevant agencies to perform the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability.
  6. The central committee of Vietnam Fatherland Front and socio-political institutions as well as other agencies or organizations must accomplish the report on investment intentions according to the appraisal result regulated in Clause 2 of this Article for submission to the Prime Minister.
  7. The Prime Minister shall consider and decide on investment intentions, including objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress of programs or projects.

Article 26. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-B and Group-C projects financed by central budget, government bond and fund derived from state budget revenues that are retained for public investment but not recorded in the state budget balance from Ministries or centrally-governed regulatory bodies

  1. Ministers and Heads of central governing bodies are responsible to:
  2. a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
  3. b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
  4. c) Direct relevant agencies regulated at Point a of this Clause to submit the complete report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment.
  5. The Ministry of Planning and Investment shall lead and cooperate with the Ministry of Finance to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability.
  6. Given the appraisal result regulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article, Ministers and Heads of central governing bodies shall issue the decision on investment intentions, enclosing proper information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress of programs or projects.

Article 27. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-B and Group-C projects financed by central budget and government bond managed by local authorities

  1. The President of People’s Committee at all administrative levels is responsible to:
  2. a) Assign their competent departments or subordinate People’s Committees to prepare the report on investment intentions;
  3. b) Establish a Council to appraise the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;
  4. c) Direct relevant agencies regulated at Point a of this Clause to accomplish the report on investment intentions.
  5. In terms of Group-B projects and Group-C priority projects:
  6. a) In terms of Group-B projects and Group-C priority projects managed by provincial People’s Committee, the Department of Planning and Investment shall be assigned to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability before submitting the report on investment intentions to provincial People’s Council to seek their consent.

After provincial People’s Council has granted their consent, provincial People’s Committee shall submit the report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment.

  1. b) In terms of Group-B projects and Group-C priority projects managed by the People’s Committee of a district and commune, the People’s Council at the same administrative level shall be advised to seek their consent to the report on investment intentions.

After the People’s Council at the same administrative level has granted their consent, district-level and communal People’s Committee shall submit the report on investment intentions to the provincial People’s Committee. The provincial People’s Committee shall assign their Department of Planning and Investment to carry out the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability before submitting the report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment;

  1. c) The Ministry of Planning and Investment shall lead and cooperate with the Ministry of Finance to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability;
  2. d) The provincial People’s Committee shall direct the accomplishment of the report on investment intentions in compliance with the appraisal result from the Ministry of Planning and Investment;
  3. dd) The People’s Committee shall submit the decision on investment intentions, granted to the investment project, to the People’s Council at the same administrative level, which comprises required information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress.
  4. 3) In terms of Group-C projects that are not governed by the regulations specified in Clause 2 of this Article:
  5. a) With regard to investment projects managed by the provincial People’s Committee, the Department of Planning and Investment shall be assigned to carry out the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability before submitting the report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment;
  6. b) With regard to investment projects managed by district-level or communal People’s Committee, the President of district-level or communal People’s Committee must send the report on investment intentions to the provincial People’s Committee. The provincial People’s Committee shall assign the Department of Planning and Investment to carry out the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability before submitting the report on investment intentions to the Ministry of Planning and Investment;
  7. c) The Ministry of Planning and Investment shall lead and cooperate with the Ministry of Finance to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability;
  8. d) The provincial People’s Committee shall direct the accomplishment of the report on investment intentions in compliance with the appraisal result from the Ministry of Planning and Investment;
  9. dd) The People’s Committee at all administrative levels shall make the decision on investment intentions which comprises required information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress.

Article 28. Processes and procedures for the decision on investment intentions for public investment programs totally financed by local balanced fund allocated from the state budget and funds derived from local government bond, state budget revenues that are retained but not recorded in the local budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose

  1. Program leader is responsible to:
  2. a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
  3. b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
  4. c) Submit the complete report on investment intentions to the People’s Committee at the same administrative level.
  5. The President of People’s Committee at all administrative levels is responsible to:
  6. a) With regard to provincially-managed investment programs, the President of the provincial People’s Committee shall establish a Council for the appraisal as prescribed at Point b Clause 2 Article 23 of this Law or assign the Department of Planning and Investment to lead and cooperate with relevant agencies to perform the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;
  7. b) With regard to investment programs managed by district-level or communal authorities, the President of district-level or communal People’s Committee must establish a Council for the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability.
  8. Program leader must accomplish the report on investment intentions for public investment program for submission to the People’s Committee at the same administrative level.
  9. The People’s Committee must submit the decision on investment intentions to the People’s Council at the same administrative level.
  10. Given the appraisal result regulated in Clause 2 of this Article, the People’s Council at all administrative levels shall make a decision on investment intentions, enclosing required information such as objective, size, total investment, site location, execution schedule and progress of public investment programs or projects.

Article 29. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-B projects and Group-C priority projects financed by local balanced fund allocated from the state budget and funds derived from local government bond, state budget revenues that are retained but not recorded in the local budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose

  1. The agency that has been assigned to prepare the report on investment intentions must be responsible to:
  2. a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
  3. b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
  4. c) Submit the complete report on investment intentions to the People’s Committee at the same administrative level.
  5. With regard to investment projects financed by local balanced fund allocated from the state budget to the province and funds derived from revenues that are retained but not recorded in the provincial budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose:
  6. a) The President of the provincial People’s Committee shall establish a Council for the appraisal as prescribed at Point b Clause 2 Article 23 of this Law or assign the Department of Planning and Investment to lead and cooperate with relevant agencies to perform the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;

With regard to investment projects managed by the local authorities at district and communal administrative levels, the People’s Council at the same administrative level shall be advised by district-level or communal People’s Committee to seek their consent to the report on investment intentions.

  1. b) Given the appraisal result stipulated at Point a of this Clause, the assigned agency in charge of the preparation of the report on investment intentions shall send the complete report to provincial People’s Committee which shall be then submitted to provincial People’s Council to seek their consent to the decision on investment intentions, which encloses required information such as objective, size, total investment, site location and execution schedule.
  2. With regard to investment projects financed by balanced budget at district and communal administrative levels and fund derived from revenues of state budget that have been retained but not recorded in the local budget at district and communal administrative levels, the district-level or communal People’s Committee must submit the report on investment intentions to the People’s Council at the same administrative level, which encloses required information such as objective, size, total investment, site location and execution schedule.

Article 30. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-C projects financed by local balanced fund allocated from the state budget at provincial administrative level and funds derived from local government bond, state budget revenues that are retained but not recorded in the local budget balance at the provincial administrative level as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose

  1. The assigned agency in charge of the preparation of the report on investment intentions must be responsible to:
  2. a) Assign their affiliates to compile the report on investment intentions;
  3. b) Assign a competent unit or establish a Council to appraise the report on investment intentions;
  4. c) Submit the complete report on investment intentions to the provincial People’s Committee.
  5. The Department of Planning and Investment shall lead and cooperate with relevant agencies to perform the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability.
  6. Given the appraisal result stipulated in Clause 2 of this Article, the assigned agency in charge of the preparation of the report on investment intentions must submit the complete report on investment intentions to provincial People’s Committee.
  7. The provincial People’s Committee shall make a decision on investment intentions which encloses required information such as objective, size, total investment, site location, execution schedule and progress.

Article 31. Processes and procedures for the decision on investment intentions for Group-C projects financed by local balanced fund allocated from the state budget at district or communal administrative levels and funds derived from revenues that are retained but not recorded in the local budget balance at district or communal administrative levels

  1. As regards investment projects financed by balanced fund allocated from local state budget at district administrative level and fund derived from revenues that have been retained but not recorded in local state budget at district administrative level:
  2. a) The President of district-level People’s Committee must assign a competent agency or communal People’s Committee to prepare the report on investment intentions and establish a Council for the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;
  3. b) The assigned agency in charge of the report on investment intentions must submit the complete report to district-level People’s Committee;
  4. c) The People’s Committee of a district must make a decision on investment intentions which encloses required information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress.
  5. In terms of investment projects financed by balanced fund allocated from local state budget at communal administrative level and fund derived from revenues that have been retained but not recorded in local state budget at communal administrative level:
  6. a) The President of communal People’s Committee must prepare the report on investment intentions and establish a Council for the appraisal of the report on investment intentions, investment portfolio and portfolio balancing capability;
  7. b) The communal People’s Committee must make a decision on investment intentions which encloses required information such as objective, size, total investment, capital structure, site location, execution schedule and progress.

Article 32. Rules, processes and procedures for the decision on investment intentions for investment projects financed by government loan capital intended for investment and development

  1. The decision on investment intentions for projects financed by government loan capital intended for investment and development must be aimed at proper entities or sectors stipulated by legal regulations.
  2. Processes and procedures for the decision on investment intentions:
  3. a) With regard to national important project, processes and procedures for deciding on investment intentions must conform to regulations specified in Article 19, 20 and 21 of this Law;
  4. b) With regard to Group-A projects, processes and procedures for making the decision on investment intentions must conform to Article 23 of this Law;
  5. c) With regard to Group-B and Group-C projects managed by Ministries and central regulatory bodies, processes and procedures for making the decision on investment intentions must conform with Article 26 of this Law;
  6. d) With regard to Group-B and Group-C managed by the central committee of Vietnamese Fatherland Front and socio-political institutions as well as other relevant agencies or organizations, processes and procedures for deciding on investment intentions must conform to Article 25 of this Law;
  7. dd) With regard to Group-B and Group-C managed by provincial People’s Committee, processes and procedures for deciding on investment intentions must conform to Article 29 and 30 of this Law.

Article 33. Rules, processes and procedures for the decision on investment intentions for emergency projects and projects to be developed in the form of public-private partnership

  1. The decision on investment intentions for emergency projects is aimed at timely overcoming the aftermaths of natural disasters and other unexpected circumstances as well as ensuring the effective use of the budget capital for public investment, avoiding any possible loss and mismanagement.
  2. The decision on investment intentions for projects to be developed in the form of public-private partnership must conform to the following rules:
  3. a) Comply with regulated requirements set out in Article 18 of this Law;
  4. b) Ensure the sound management of the budget capital for public investment;
  5. c) Facilitate investors and project management enterprises to play their active role in managing and using their contributed capital during the project development and execution, which conforms with investment objectives and commitments to the Government.
  6. Procedural steps and contents of the decision on investment intentions for emergency projects and investment projects to be developed or executed in the form of public-private partnerships:
  7. a) With regard to national important project, procedural steps and contents of the decision on investment intentions must conform to regulations specified in Article 19, 20 and 21 of this Law;
  8. b) With regard to investment projects that are not subject to the regulations specified at Point a of this Clause, procedural steps and contents of the decision on investment intentions must conform to legal regulations.

Article 34. Contents of the decision on investment intentions on public investment programs
Major contents of the decision on investment intentions on public investment programs include:

  1. Significance of investment programs in fulfilling objectives of socio-economic development strategy, planning and proposal;
  2. Objective, coverage and size of an investment program;
  3. Estimation of total investment and resource structuring for the program execution which enclose the list of projects or investment entities, the capability of balancing the budget capital for public investment and mobilizing other capital sources and resources;
  4. Proposed progress of program execution which must conform to practical conditions and the capability of mobilizing different resources according to the proper priority with the aim of ensuring the sufficient and effective investment;
  5. Determination of expenses incurred from the execution of an investment program and operation costs upon completion of an investment program;
  6. Initial analysis and evaluation of impacts on the environment and social issues as well as measurement of the socio-economic effectiveness;
  7. Classification of subprojects according to legal regulations;
  8. Approaches to the execution of investment programs or projects.

Article 35. Contents of pre-feasibility study report for national important projects and Group-A projects

  1. Contents of pre-feasibility study report for national important projects and Group-A construction projects must conform to legal regulations on construction activities.
  2. Major contents of pre-feasibility study report for national important projects and Group-A non-construction projects are not the integral part must include:
  3. a) Significance, requirement and evaluation of suitability of investment programs or projects for the investment planning and proposal;
  4. b) Forecast of demands and supplies; proposed objectives, size and form of the public investment;
  5. c) Site location, estimation of demands for land area and other resources;
  6. d) Initial analysis and selection of technological application as well as capability of supplying raw materials, tools, machinery, equipment, energy, services and infrastructural facilities;
  7. dd) Initial analysis and selection of investment plans and size of investment projects;
  8. e) General plan for site clearance compensation, residential resettlement, environmental protection measures;
  9. g) Initial analysis and evaluation of impacts on the environment and society;
  10. h) Preliminary estimate of total investment, initiatives for capital mobilization and structuring;
  11. i) Preliminary estimate of costs incurred from operation, maintenance activities and major repairs;
  12. k) Proposed progress of project execution and staging of investment projects;
  13. l) Preliminary estimate of effectiveness in socio-economic development;
  14. m) Determination of parts of projects or subprojects (if any);
  15. n) Approaches to the execution of investment programs or projects.

Article 36. Contents of the report on investment intentions for Group-B and Group-C investment projects
Major contents of the report on investment intentions for Group-B and Group-C investment projects include:

  1. The significance and requirements as well as evaluation of the suitability of investment projects for investment planning and proposal;
  2. Objectives, size, site location and coverage of investment projects;
  3. Estimate of total investment, capital structure, the balancing capability of public investment portfolio, mobilization of different funds and resources for the project execution;
  4. Proposed schedule of investment project execution in conformity with practical conditions and capability of resource mobilization in a proper order of priority, which ensures sufficient and effective investment;
  5. Preliminary estimate of relevant costs incurred from the project execution and operating costs incurred upon completion of an investment project;
  6. Analysis and preliminary evaluation of environmental and social impacts; preliminary assessment on the effectiveness of an investment project in terms of the socio-economic aspect;
  7. Subordinate projects or subprojects (if any);
  8. Approaches to the execution of investment programs or projects.

Article 37. Application documents, contents and schedule of project appraisal and decision on investment intentions for public investment programs and projects
Article 37. Application documents, contents and schedule of project appraisal, decision on investment intentions, investment portfolio evaluation and portfolio balancing capability for public investment programs and projects must conform to legal regulations.
Article 38. Decentralization of investment portfolio appraisal and portfolio balancing capability for public investment programs and projects

  1. The Ministry of Planning and Investment shall take the leading role in performing the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability for:
  2. a) National target program;
  3. b) Target program subject to the Government’s decision on investment intentions;
  4. c) National important project;
  5. d) Investment projects financed by central budget and government bond;
  6. dd) Projects financed by ODA fund and overseas concessional loans;
  7. e) Investment projects managed by central bodies and central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions, other agencies and organizations, financed by government loans on investment and development activities and retained revenues of the state budget that have not been recorded in the state budget balance;
  8. g) Investment projects financed by other funds according to legal regulations.
  9. Before sending all relevant documents to the Ministry of Planning and Investment as prescribed in Clause 1 of this Article, Heads of central bodies and central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions, other agencies and organizations must assign an investment management agency to perform preliminary assessment on investment portfolio and portfolio balancing capability for public investment programs and projects.
  10. The President of the provincial People’s Committee shall assign the Department of Planning and Investment to direct and cooperate with related agencies to perform the appraisal of investment portfolio and portfolio balancing capability for the following programs or projects under their jurisdiction:
  11. a) Investment program or project financed by the central budget, government bond, ODA fund and overseas concessional loans before provincial People’s Committee sends all relevant documents to the Ministry of Planning and Investment;
  12. b) Investment program or project financed by provincial balanced fund allocated from the state budget and funds derived from retained revenues of the state budget that have not been recorded in the provincial budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose;
  13. c) Investment project financed by government loans on investment and development activities.
  14. The President of district-level or communal People’s Committee shall be assigned to appraise investment portfolio and portfolio balancing capability for following investment programs or projects under their jurisdiction:
  15. a) Investment program or project financed by local balanced fund allocated from the state budget to a district or commune and funds derived from retained revenues of the state budget that have not been recorded in the local budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose;
  16. b) Before sending all relevant documents regarding public investment activities, an assessment on the central budget, government bond, ODA fund and overseas concessional loans as well as provincial balanced funds allocated from the state budget, local government bond must be carried out;
  17. c) Investment project financed by government loans on investment and development activities.

Section 2: DESIGN, APPRAISAL AND INVESTMENT DECISION FOR PUBLIC INVESTMENT PROGRAM OR PROJECT
Article 39. Authority to make the decision on investment program or project

  1. The Prime Minister shall have the authority to decide on following projects or programs:
  2. a) National target program and national important projects approved by the National Assembly;
  3. b) Target program subject to the Government’s decision on investment intentions;
  4. c) Investment programs and projects financed by ODA fund and overseas concessional loans on security, national defence, religion and other programs or projects regulated by the Government.
  5. Heads of central bodies and central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions and other agencies or organizations are granted the authority to decide on:
  6. a) Group-A, Group-B and Group-C investment projects financed by the state budget, government bond and fund derived from government loans on investment and development activities as well as state budget revenues that are retained for public investment but not recorded in the state budget balance;
  7. b) Group-A, Group-B and Group-C investment projects financed by ODA funds and funds derived from overseas concessional funds under their jurisdiction, exclusive of those regulated at Point Circular Clause 1 of this Article;
  8. c) After decentralization or authorization, these entities have the authority to decide on Group-B and Group-C investment projects proposed by their subordinate agencies as stipulated at Point a and Point b of this Clause.
  9. The President of the provincial People’s Committee has the authority to decide on:
  10. a) Investment program entirely financed by provincial balanced fund allocated from the state budget and funds derived from government loans on investment and development activities, local government bonds or retained revenues of the state budget that have not been recorded in the provincial budget balance as well as other loans secured by the local budget to serve the public investment purpose;
  11. b) Group-A, Group-B and Group-C projects investment projects under provincial administration, exclusive of those regulated at Point c Clause 1 of this Article;
  12. c) After decentralization or authorization, (s)he has the authority to decide on Group-B and Group-C investment projects proposed by subordinate agencies as stipulated at Point b of this Clause.
  13. The President of the People’s Committee of a district or commune has the authority to decide on:
  14. a) Investment program totally financed by balanced budget at district and communal administrative levels and fund derived from revenues of the state budget that have been retained but not recorded in the local budget at district and communal administrative levels, which is under the decision-making authority of the People’s Council of a district or commune;
  15. b) Group-B and Group-C investment projects financed by local balanced fund allocated from the state budget at district or communal administrative levels and funds derived from revenues of the state budget that are retained but not recorded in the local budget balance at district or communal administrative levels;
  16. c) The President of People’s Committee of a district shall have the authority to assign and designate subordinate agencies to decide on investment projects as prescribed at Point b of this Clause.

Article 40. Bases for formulation, appraisal and decision for public investment program or project

  1. Socio-economic development strategy and plan.
  2. Socio-economic and sectoral development planning.
  3. Significance of public investment program and project.
  4. Objective of public investment program or project.
  5. Investment intention decided by competent authorities.
  6. Capability of mobilizing and balancing investment portfolio and other funds for investment program or project.

Article 41. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for national target program

  1. Based on the investment intention decided by the National Assembly, Program leader must submit feasibility study report to the Prime Minister.
  2. The Prime Minister shall found the State Council for the appraisal of public investment program chaired by the Minister of Planning and Investment.
  3. The State Council must perform the appraisal of contents as regulated in Clause 1 Article 47 and Clause 2 Article 48 of this Law.
  4. Given the appraisal result of the State Council, Program leader must send feasibility study report and draft decision on investment program to the State Council for submission to the Prime Minister.
  5. The Prime Minister shall consider and make the final decision.

Article 42. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for public investment program under the Prime Minister’s authority to decide on investment intentions

  1. Based on the investment intention decided by the Prime Minister, Program leader must formulate and appraise the investment program for submission to the Prime Minister as prescribed by laws.
  2. The Ministry of Planning and Investment must appraise all relevant contents regulated in Clause 1 Article 47 and Clause 2 Article 48 of this Law.
  3. Program leader must send feasibility study report and draft decision on investment program to the State Council for submission to the Prime Minister.
  4. The Prime Minister shall consider and make the final decision.

Article 43. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for public investment program under the People Council’s authority to decide on investment intentions

  1. Based on the investment intention decided by the People’s Council, Program leader must formulate and appraise the investment program for submission to the People’s Committee at the same administrative level as prescribed by laws.
  2. The People’s Committee shall perform the appraisal of contents regulated in Clause 1 Article 47 and Clause 2 Article 48 of this Law.
  3. Program leader must accomplish a perfect program and draft investment decision for submission to the President of the People’s Committee for consideration and decision.

Article 44. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for public investment project

  1. In terms of national important project:
  2. a) Based on the investment intention decided by the National Assembly, Program leader must send the feasibility study report for the investment project to the governing body for consideration and submission to the Prime Minister;
  3. b) The Ministry of Planning and Investment shall report the Prime Minister to establish the State Council for the appraisal of investment projects;
  4. c) The State Council must perform the appraisal of contents as regulated in Clause 2 and 3 of Article 47 and Clause 2 of Article 48 of this Law;
  5. d) Given the appraisal result, investors must report a complete investment project to their governing agencies for their approval before sending it to the State Council for the appraisal;
  6. dd) The State Council of the appraisal must submit all relevant documents regarding the investment project to the Prime Minister for consideration and decision on the investment project.
  7. In terms of non-construction projects :
  8. a) Given the investment intention decided by competent authorities, Program leader must make a complete feasibility study report for submission to competent authorities for their investment decision;
  9. b) Heads of central bodies and central committee of Vietnam Fatherland Front, socio-political institutions and other agencies or organizations as well as the President of the People’s Committee at all administrative levels must establish the Council for the appraisal or assign investment management agency to perform the appraisal of investment project;
  10. c) The appraisal council or investment management agency shall assess contents regulated in Clause 2 Article 47 and Clause 2 Article 48 of this Law;
  11. d) Competent authorities shall decide on the investment after investors complete their feasibility study reports with reference to the appraisal result regulated at Point C of this Clause.
  12. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for construction investment projects must abide by legal regulations on construction and other relevant laws, exclusive of national important projects.
  13. Procedural steps and contents of formulation, appraisal and decision for investment projects to be developed and executed in the form of public-private partnership must abide by legal regulations, exclusive of national important projects.

Article 45. Procedural steps of formulation, appraisal and decision for investment program or project financed by ODA funds and overseas concessional loans

  1. After obtaining the decision on investment intentions, the governing body shall issue the decision on investment intentions and assign investors to cooperate with donors to submit complete feasibility study reports for investment programs or projects to competent authorities for their decision on investment program or project.
  2. In respect of investment program or project under the Prime Minister’s jurisdiction as prescribed at Point c Clause 1 Article 39 of this Law:
  3. a) Procedural steps of formulation, appraisal and decision for national target program and national important project shall comply with regulations specified in Article 41 and Clause 1 Article 44 of this Law;
  4. b) The Ministry of Planning and Investment shall appraise feasibility study report for other investment projects for submission to the Prime Minister for the consideration and decision.
  5. Head of the governing body must be responsible to perform the appraisal and make investment decision for investment program or project under their decision-making authority.
  6. In terms of investment project or program financed by ODA fund and overseas concessional loans subject to domestic financial mechanism in the form of on-lending, the formulation and appraisal of investment program or project shall comply with this Law; financial plans for investment program or project, investor’s financial competence as prescribed in the law on public debt management and other relevant laws must be appraised as well.
  7. The agency who is assigned to lead the appraisal must call for contributing opinions from relevant agencies, consider procedural steps and progress of program or project execution as well as seek advice from donors.

Article 46. Adjustment to investment program or project

  1. Competent authorities who have the authority to decide on investment program as stipulated in Article 39 of this Law must carry out the adjustment to investment programs in case of:
  2. a) Objectives and conditions of investment program execution have been changed in the socio-economic development strategy, planning and proposal;
  3. b) Investment intentions of competent authorities have been changed or suspended;
  4. c) Due to unexpected circumstances, investment objectives and contents and costs and schedule of program execution have been changed.
  5. Competent authorities who make the decision on investment projects according to regulations specified in Article 39 of this Law must adjust the investment project in case of:
  6. a) Due to unexpected circumstances, investment objectives and contents and costs and schedule of program execution have been changed.
  7. b) Due to aftermaths of natural disasters and other unexpected circumstances that occur after the expiry date of investment project insurance;
  8. c) Elements that help to bring about higher efficiency in terms of financial and socio-economic issues appear, which is generated from the adjustment to investment project and appraised by competent agencies;
  9. d) Adjustment to investment planning can impact the investment project;
  10. dd) Price index during the project execution is higher than that used to calculate the rate of price slippage in proportion to total investment decided by competent authorities.
  11. Competent authorities are only entitled to adjust investment program and project after examination and assessment according to regulations set out in this Law.
  12. Procedural steps and contents of formulation and appraisal of adjusted investment program or project shall adhere to legal regulations.

Article 47. Contents of feasibility study reports on programs and projects

  1. A feasibility study report on the public investment program must include:
  2. a) The necessary for investment;
  3. b) Assessment of current conditions of sector and field conformable to the targets and within the scope of the program; emergency issues needing handled;
  4. c) General and specific objectives, result and important targets in each stage;
  5. d) Scale and scope of the program;
  6. dd) The subprojects constituting the program that must be run in order to achieve the objectives of the program, order of priority and time for carrying out such projects;
  7. e) The estimated total capital to run the program, capital allocation according to the objectives, subprojects and time for implementation; capital sources and plan for capital mobilization;
  8. g) Proposed schedule and progress of program execution;
  9. h) Methods of running the program; policies on the program; the probability of integration with other programs;
  10. i) Request for international cooperation (if any);
  11. k) The implementation of the program;
  12. l) Evaluation of socio-economic effectiveness of the program.
  13. A feasibility study report on non-construction projects must include:
  14. a) The necessary for investment;
  15. b) Assessment of conformity with the socio-economic development planning, sectoral development planning;
  16. c) Analysis and determination of objectives, mandates and output result of the project; analysis and selection of suitable scale; determination of investment stages; selection of investment methods;
  17. d) Analysis of natural conditions, technical-economic conditions and selection of investment location;
  18. dd) Analysis and selection of technical methods, technology, equipment;
  19. e) Plan for management and use of the project;
  20. g) Environmental impact assessment and environmental protection measures;
  21. h) Plan for compensation, site clearance and relocation;
  22. i) Proposed progress and timeline of project execution;
  23. k) Total investment, capital sources and plan for capital mobilization;
  24. l) The cost of operation, maintenance and repair in the stage of project execution;
  25. m) Project management including determination of investor, selection of methods of management, relationship and responsibilities of the entities related to the execution of the project and management of the project execution;
  26. n) Analysis of investment efficiency including effectiveness and impacts on society, economy, security and defence; recovery of capital (if any).
  27. The feasibility study reports on construction projects must comply with the regulations of the law on construction and other relevant laws.

Article 48. Applications, contents and time for assessment of programs and projects

  1. An application for assessment of programs and projects includes:
  2. a) A written request for assessment of programs and projects;
  3. b) A feasibility study report on programs and projects;
  4. c) Relevant documents.
  5. Contents and time for assessment of programs and projects must comply with the regulations of the Government.

Chapter III
FORMULATION, ASSESSMENT, APPROVAL AND ASSIGNMENT OF PLANS FOR PUBLIC INVESTMENT
Section 1: GENERAL PROVISIONS
Article 49. Classification of plans for public investment

  1. The plans for public investment that are classified according to time limit include:
  2. a) Medium-term plans for public investment that are formulated for 05 years and conformable with the 5-year-plans for socio-economic development ;
  3. a) Annual plans that are used for implementing the medium-term plans, balancing annual capital budget for public investment and conformable with the targets of the annual plans for socio-economic development.
  4. The plans for public investment that are classified according to decentralization include:
  5. c) National plans for public investment;
  6. b) Plans for public investment of Ministries and central authorities;
  7. b) Plans for public investment of local authorities.
  8. The plans for public investment that are classified according capital sources include:
  9. a) Investment plans funded by central budget, including investment in sectors and fields of Ministries, central authorities, central authorities of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations, and other organizations and the projects on public investment funded by central budget for Ministries, regulatory authorities and local authorities;
  10. b) Investment plans financed by local revenues from the State budget;
  11. c) Investment plans financed by revenues which are retained but not recorded in the State budget balance;
  12. d) Investment plans financed by funds derived from Government bonds;
  13. dd) Investment plan financed by loan capital from the State;
  14. e) Investment plans financed by funds derived from municipal bonds and other loan capital from the local budget;
  15. g) Investment plans financed by funds derived from ODA and overseas concessional loans.

Article 50. Bases for formulation of annual and medium-term plans for public investment

  1. Bases for formulation of a medium-term plan for public investment are:
  2. a) The implementation of the 5-year-plan for socio-economic development and the medium-term plan for public investment in the previous stage and the result of such implementation;
  3. b) The socio-economic development strategy, the 5-year-plans for socio-economic development of Vietnam, sector, field and province; national debt strategy; priorities in the 5-year-investment plan of Vietnam, sector, field and province
  4. c) The approved sectoral development planning and other relevant plans;
  5. d) Requirements and prediction about the mobilization of the investment sources for construction of socio-economic infrastructure; ability to balance the capital from the State budget, capital from Government bonds, capital generated from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance;
  6. dd) Prediction about the effects of the national and international issues on the development and mobilization of the investment capital sources;
  7. e) Policies to attract the investment capital from the economic sectors to construct the socio-economic infrastructure.
  8. Bases for formulation of an annual plan for public investment are:
  9. a) The implementation of the plan for socio-economic development of Vietnam, sector, field and province and the result of such development; result of the implementation of the plan for public investment in the previous year;
  10. b) Annual plan for socio-economic development;
  11. c) Medium-term plan for public investment; emergency tasks that are not specified in the medium-term plan for public investment;
  12. d) Requirements and ability to balance the capital sources to construct the socio-economic infrastructure in the plan year.

Article 51. Principles to formulate annual and medium-term plans for public investment

  1. Such plans must conform to the targets of the socio-economic development strategy, annual or 5-year-plans for socio-economic development of Vietnam, sectors, fields, provinces and approved planning.
  2. Such plans must conform to the ability to balance the capital budget for public investment and attract the capital from other economic sectors; secure the government debt.
  3. The allocation of capital budget for public investment must comply with the principles, criteria, limit in each stage, which is approved by the competent authorities.
  4. The capital shall be preferably allocated to the sectors, fields and provinces according to the targets and orientation to the development in each stage.
  5. The transparency, impartiality and equality must be ensured.
  6. There must be consistent management of targets and policies; division in management of investment under the regulations of the law to give more autonomy to the Ministries, regulatory authorities and local authorities and enhance the investment effectiveness.
  7. Each annual plan for public investment must conform to the approved medium-term plan for public investment.

Article 52. Contents of a report on medium plan for public investment submitted to competent authorities for approval

  1. The implementation and result of the implementation of the investment plan in the previous stage.
  2. Targets for socio-economic development; targets and orientation toward medium-term investment.
  3. Ability to mobilize and balance capital, the budget estimate to achieve the targets and perform the tasks in the socio-economic development, sectors and fields in the medium term, including the capital used for preparing investment, running the project, reimbursing the advance and repaying the loan capital from the local budget.
  4. Principles and criteria of allocation of capital of medium-term plan for public investment.
  5. The order of priority, list of projects and the capital allocated to each project in the medium term which is conformable to the ability to balance the capital budget for public investment and the ability to mobilize the capital from other sources to achieve the targets, perform the tasks and follow the orientation towards 05-year-plan for socio-economic development.
  6. Methods of implementation and estimated result.

Article 53. Contents of a report on annual plan for public investment submitted to competent authorities for approval

  1. The implementation of the plan for public investment in the previous year.
  2. Orientation towards public investment in the plan year.
  3. Ability to mobilize and balance the capital sources in the plan year.
  4. List of projects and the specific amount of capital allocated to each project that is conformable to the list of projects of the medium-term plan for public investment and the ability to balance the annual capital sources.
  5. The methods of management, implementation and estimated result.

Article 54. Principles to allocate capital of annual and medium-term plans for public investment to programs and projects

  1. The programs and projects that do not belong to public investment shall not be allocated capital in order to achieve the targets, orientation towards strategy and plan for socio-economic development and approved planning.
  2. The capital allocation must comply with the principles, criteria and limit that are regulated by the competent authorities.
  3. The capital budget for public investment shall be preferably allocated to finish and accelerate the process of the national programs and projects, major programs and projects that significantly affect the socio-economic development of Vietnam and authorities.
  4. The capital shall be allocated according to the order of priority as follows:
  5. a) The projects that are finished and used having insufficient capital; projects that shall be completed on schedule; reciprocal capital for the projects using ODA and overseas concessional loans; capital from the Stage engaged in the projects following the method of Public-Private Partnerships;
  6. b) The projects that are transferred to be carried out according to the approved rate of progress;
  7. c) New projects satisfying the requirements prescribed in Clause 5 this Article.
  8. The capital shall be allocated to the new programs and projects must satisfy these requirements:
  9. a) The programs and projects are necessary and eligible to be allocated capital in accordance with the regulations in Article 55 and Article 56 of this Law;
  10. b) The capital has been allocated to repay the outstanding debts arising from infrastructural construction in accordance with the regulations in Clause 2 Article 106 of this Law;
  11. c) Sufficient amount of capital shall be allocated to finish the programs and projects on schedule.
  12. The Government shall decide the rate of the reserve capital in the medium-term plans for public investment to deal with the problems occurring during the implementation of the medium-term plans for public investment.

Article 55. Requirements for programs and projects eligible for allocation of capital in medium-term plans for public investment

  1. The competent authorities have decided the investment policies.
  2. The capital sources and ability to balance the capital to run the programs and projects must be specified.
  3. The programs and projects must comply with the regulations of the law on principles and criteria of allocation of capital budget for public investment.

Article 56. Requirements for programs and projects eligible for allocation of capital in annual term plans for public investment

  1. The programs and projects must be in the list of medium-term plans for public investment, except for the emergency projects prescribed in Clause 1 and Clause 3 Article 33 of this Law.
  2. The programs and projects are approved by the competent authorities.
  3. The International Agreement on ODA and concessional loans is concluded regarding the programs and projects using the ODA and overseas concessional loans.
  4. The new projects shall be allocated capital after the procedures for investment are completed under the regulations of the Government.

Article 57. Capital for investment preparation and implementation of projects in annual and medium-term plans for public investment

  1. The capital for investment preparation shall be used for:
  2. a) establishing, assessing and deciding the investment policies on the projects;
  3. a) establishing, assessing and deciding the investment in the projects.
  4. The capital for implementation of projects shall be used for clearing site, producing technical design, producing construction design, making project estimate or the items of the projects and running the finished projects having insufficient capital, projects scheduled to be completed, projects in process and new projects.
  5. The capital for investment preparation and implementation of projects shall be balanced under the regulations of the Government.

Article 58. Procedures for formulation and assessment of medium-term plans for public investment

  1. The Prime Minister shall promulgate the regulations on the formulation of the medium-term plan for public investment for the next stage including targets, orientation and assignment of the formulation of the medium-term plan for public investment according to the targets, orientation and the 05-year-plan for socio-economic development before the March 31 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
  2. The Ministry of Planning and Investment shall provide instructions on targets, requirements, contents, deadline and process of the medium-term plan in the next stage for the Ministries, regulatory authorities and local authorities prior to May 15 in the fourth year in the previous stage.
  3. According to the regulations promulgated by the Prime Minister and instructions provided by the Ministry of Planning and Investment, the Ministries, central authorities, central authorities of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations and other organizations shall:
  4. a) designate the regulatory authorities in charge of investment to provide instructions on the formulation of the medium-term plan for public investment;
  5. b) designate the affiliated units to use capital budget for public investment to formulate the medium-term plan for public investment in the next stage within their competence and send a report to the superior authorities for consideration before September 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage and send the plan to the regulatory authorities in charge of investment before October 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
  6. c) designate the regulatory authorities in charge of investment to assess the medium-term plan for public investment in the next stage before November 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
  7. d) designate the regulatory authorities in charge of investment to formulate the medium-term plan for public investment, send it to the competent authorities for consideration and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before December 31 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
  8. According to the regulations promulgated by the Prime Minister and instructions provided by the Ministry of Planning and Investment and the People’s Committees of provinces:
  9. a) instruct the local authorities and units to formulate the medium-term plan for public investment in the next stage before June 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
  10. b) designate the units using the capital budget for public investment to formulate and assess the medium-term plan for public investment in the previous stage within their competence, send a report to the superior authorities for consideration before September 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage and send the plan to the provincial Departments of Planning and Investment before October 15 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
  11. c) conduct assessment or designate the provincial Departments of Planning and Investment to conduct assessment of the medium-term plans for public investment of provincial departments, divisions and units before November 15 in the fourth year of the medium-term plans for public investment in the previous stage;
  12. d) designate the provincial Departments of Planning and Investment to formulate the provincial medium-term plans for public investment and send them to the People’s Committees of provinces before November 30 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
  13. dd) request the People’s Councils of provinces to give opinions about the medium-term plans for public investment in the next stage including the specific list of projects using capital budget for public investment and allocated rate of each project;
  14. e) complete the medium-term plan for public investment and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before December 31 in the fourth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
  15. The People’s Committees of districts shall conduct assessment or designate the regulatory authorities in charge of investment to assess their medium-term plans for public investment , request the People’s Councils of districts to give opinions and send them to the People’s Committees of provinces in accordance to the regulations in Clause 4 this Article.
  16. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in making the Stage budget estimate in the next stage; determining the ability to mobilize the capital from Government bonds before January 31 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
  17. From February 01 to April 30 in the fifth year of the medium-term plans for public investment in the previous stage, the Ministry of Planning and Investment shall take charge of assessing such plans and the plan for capital allocation including:
  18. a) Medium-term plans for public investment financed by funds derived from the State budget, Government bonds, loan capital from the State, ODA and overseas concessional loans, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance of the Ministries, central authorities, central authorities of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations and other organizations;
  19. b) Medium-term plans for investment financed by funds derived from central budget, Government bonds, ODA and overseas concessional loans of the People’s Committees of provinces.
  20. After receiving the result of assessment conducted by the Ministry of Planning and Investment, the People’s Committee of province shall:
  21. a) designate the People’s Committee of district to complete the its medium-term plan for public investment, request the People’s Council of district to give opinions and send it to the People’s Committee of province before May 31 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
  22. b) designate the provincial Department of Planning and Investment to complete its medium-term plan for public investment, request the People’s Committee of province to send it to People’s Council of province before June 15 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage;
  23. e) complete the medium-term plan for public investment in the next stage and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before June 30 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
  24. After receiving the assessment result of the Ministry of Planning and Investment, every Ministry, central authority, authority of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organization and other organization shall complete the medium-term plan for public investment in the next stage and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before June 30 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.
  25. The Ministry of Planning and Investment shall report the medium-term plans for public investment before July 31 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.

Article 59. Procedures for formulation and assessment of annual plans for public investment

  1. The Prime Minister shall provide regulations on the formulation of the plan for socio-economic development and state budget estimates in the next year including targets, orientation and assignment to formulate the plan for public investment in the next year before May 15 each year.
  2. The Ministry of Planning and Investment shall provide instructions on the plan for socio-economic development, targets, requirements, contents, deadline and process of formulation of plan for public investment in the next year before June 15 each year.
  3. Every Ministry, regulatory authority and local authority shall instruct their inferior units to formulate the plan for public investment in the next year before June 30 each year.
  4. Every regulatory authority in charge of investment, the provincial Departments of Planning and Investment shall formulate, assess and summarize the plans for public investment for the next year within their competence and send a report to the People’s Committees at the same level before July 20 each year.
  5. The People’s Committee shall request the People’s Council at the same level to approve the draft of the plan for public investment for the next year including the list of projects and allocated rate for each project according to each capital source and send the approved draft of the plan to the inferior authority before July 25 each year.
  6. Every Ministry, regulatory authority and local authority shall complete the plan for public investment for the next year and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before July 31 each year.
  7. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in estimating the receipts and expenditures using the State budget and investment from the State budget, and issuing Government bonds for the plan in the next year before August 15 each year.
  8. The Ministry of Planning and Investment shall take charge of assessing the plan for public investment for the next year and plan to allocate capital including:
  9. a) Capital from the State budget, capital from Government bonds, loan capital from the State, ODA and overseas concessional loans of the Ministries, regulatory authorities and local authorities;
  10. b) Capital generated from revenues which are retained but not recorded in the state budget balance of the Ministries, central authorities, central authorities of Vietnamese Fatherland Front, socio-political organizations and other organizations.
  11. After receiving the assessment result of the Ministry of Planning and Investment, every Ministry, regulatory authority and local authority shall complete the plan for public investment for the next year and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance before September 10 each year.
  12. The Ministry of Planning and Investment shall summarize the national plan for public investment for the next year and report that to the Government before September 20 each year.
  13. The procedures for formulation and assessment of annual plans for public investment shall be administered by the authorities of districts under the regulations of the Government.

Section 2: FORMULATION, ASSESSMENT, APPROVAL AND ASSIGNMENT OF INVESTMENT PLANS FINANCED BY FUNDS DERIVED FROM STATE BUDGET, GOVERNMENT BONDS, MUNICIPAL BONDS, REVENUES WHICH ARE RETAINED BUT NOT RECORDED IN STATE BUDGET BALANCE AND LOAN CAPITAL FROM LOCAL BUDGET
Article 60. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term plan funded by State budget

  1. Comply with the regulations in Articles 54, 55, 56 and 57 of this Law.
  2. Conform to the ability to balance the capital from the State budget in the annual and medium-term plan for public investment and the estimated ability to mobilize other capital sources regarding the projects using different capital sources.
  3. Belong to the approved programs and tasks using development investment expenditures funded by the State budget.
  4. Capital and ability to balance capital shall be assessed by competent authorities regarding the projects funded by the State budget that are not their jurisdiction.
  5. Conform to the principles, criteria and allocation rate of development investment capital from the State budget in each period under the regulations of the Government.
  6. Do not exceed the total capital of the approved programs and projects.

Article 61. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term investment plan using local revenues from the State budget

  1. Comply with the regulations in Articles 54, 55, 56, 57 and Clause 5, Clause 6 in Article 60 of this Law.
  2. Conform to the revenues and expenditures from the local budget, annual and medium-term plan for public investment, the mobilization of other capital sources in case of projects using different capital sources.
  3. Belong to the approved programs and tasks using development investment expenditures funded by the local revenues from the State budget.
  4. Capital and ability to balance capital shall be assessed by competent authorities regarding the projects funded by local budget that are not their jurisdiction.

Article 62. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term investment plan using capital generated from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance.

  1. The compilation of the list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term investment plan using capital generated from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance must comply with the regulations in Article 60 of this Law.
  2. The allocation and use of capital generated from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance must conform to the targets prescribed in the Resolution of the National Assembly and regulations of the Government.

Article 63. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term investment plan financed by funds derived from municipal bonds and other loan capital from the local budget

  1. Comply with the regulations in Article 51 and Article 54 of this Law.
  2. Conform to the mobilization of loan capital and other capital resources.
  3. Ensure the balance of local budget to repay the capital from municipal bonds and other loan capital from the local budget according to the date of repayment.
  4. Do not use the target transfers from the central budget and capital from Government bonds to repay the capital from municipal bonds and other loans from the local budget.
  5. Do not use the local revenues from the State budget to pay the interest and fees for the capital from municipal bonds and other loan capital from the local budget, except for the interest and fees included in the approved total investment in each project.
  6. The projects financed by funds derived from municipal bonds and other loan capital from the local budget must be included in the list of projects in the approved medium investment plan funded by the State budget. The capital allocated to the projects must not exceed the capital for the approved medium investment plan funded by the State budget.
  7. The projects using other loan capital from the local budget must be included in the in the list of projects in the approved medium investment plan funded by the State budget. The capital allocated to the projects must not exceed the capital for the approved medium investment plan funded by the State budget.

Article 64. Principles to make list of projects and plan for budget allocated to each project in annual and medium-term plan financed by funds derived from Government bonds

  1. Comply with the regulations in Articles 54, 55, 56 and 57 of this Law.
  2. Conform to the mobilization of capital from Government bonds in the annual and medium-term plan for public investment.
  3. Use the capital from Government bonds.
  4. The capital sources and ability to balance the capital has been assessed by the competent authorities.
  5. Conform to the principles, criteria and allocation rate of capital from Government bonds in each period under the regulations of the Government.
  6. Do not exceed the total capital of the approved programs and projects.

Article 65. Submitting, approving and assigning medium-term investment plan financed by funds derived from State budget and Government bonds

  1. The Government shall submit the medium-term plan for public investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds for the next stage before October 20 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for the previous stage.
  2. Before November 10 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for the previous stage, the National Assembly shall decide the medium-term plan for public investment for the next stage, including:
  3. a) Targets and orientation towards the medium-term investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds;
  4. b) Total investment funded by the State budget;
  5. c) Total capital from Government bonds;
  6. d) List of national target programs and projects of national importance;
  7. dd) Solutions and policies to implement the medium-term plan for public investment.
  8. The Prime Minister shall assign the medium-term plan for public investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds to the Ministries, regulatory authorities and local authorities before December 10 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for the previous stage.
  9. The Ministry of Planning and Investment shall assign the medium-term plan for public investment financed by funds derived from central budget and Government bonds to the Ministries, regulatory authorities and local authorities before December 31 in the fifth year of the medium-plan for public investment for the previous stage.

Article 66. Submitting, approving and assigning annual investment plan financed by funds derived from State budget and Government bonds

  1. The Government shall submit the investment plan funded by the State budget for the next year before October 20 each year.
  2. The National Assembly shall decide the investment plan funded by the State budget for the next year before November 20 each year.
  3. The Government shall decide the total investment in the plan for public investment financed by funds derived from Government bonds for the next year according to the total capital from Government bonds that is decided by the National Assembly in the medium-term plan for public investment before November 20 each year.
  4. The Prime Minister shall assign the plan for public investment funded by the State budget for the next year according to the total capital decided by the provided for the National Assembly to the Ministries, regulatory authorities and local authorities before November 30 each year.
  5. The Prime Minister shall assign the list and total capital of the plan for public investment funded by the central budget and Government bonds for the next year to the Ministries, regulatory authorities and local authorities before December 15 each year.
  6. The Ministry of Planning and Investment shall assign the list and investment for the next year funded by the central budget and Government bonds of each project to the Ministries, Regulatory authorities and local authorities before December 20 each year.
  7. The Ministries, regulatory authorities and local authorities shall assign the investment plan financed by funds derived from central budget and Government bonds for the next year to the units before December 31 each year.

Article 67. Submitting, approving and assigning medium-term plan for public investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget

  1. The People’s Committee shall submit the medium-term plan for public investment to the People’s Council at the same level before November 10 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for the previous term. Such submitted plan must include the list of programs and projects and the capital allocated to each project according to each capital source provided for the medium-term plan for public investment.
  2. The People’s Councils of provinces shall decide the medium-term plan for public investment including total capital for the medium-term plan for public investment and the amount of capital allocated to each project according to each capital source before December 20 in the fifth year of the medium-term plan for public investment for in the previous stage.
  3. The People’s Councils of districts shall decide the medium-term plan for public investment including total capital for the medium-term plan for public investment, the list and the amount of local revenues from the State budget and revenues which are retained but not recorded in the state budget balance allocated to each project before December 25 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous term.
  4. The People’s Committees shall assign the medium-term plan for public investment to the units before December 31 in the fifth year of the medium-term plan for public investment in the previous stage.

Article 68. Submitting, approving and assigning annual plan for public investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in state budget balance and other loan capital from local budget

  1. The People’s Committee shall submit the investment plan for the next year including the list and the amount of capital allocated to each project according to each capital source to the People’s Council at the same level before November 20 each year.
  2. The People’s Councils of provinces shall decide the investment plan for the next year including the list and amount of capital allocated to each project according to each project before December 10 each year.
  3. The People’s Councils of districts shall decide the investment plan for the next year including the list and the amount of local revenues from the State budget and capital generated from revenues which are retained but not recorded in the state budget balance allocated to each project before December 20 each year.
  4. The People’s Committees shall assign the investment plan to the units before December 31 each year.

Section 3: FORMULATION, ASSESSMENT, APPROVAL AND ASSIGNMENT OF INVESTMENT PLANS USING LOAN CAPITAL FROM THE STATE, ODA AND OVERSEAS CONCESSIONAL LOANS
Article 69. Formulation, assessment, approval and assignment of investment plans using loan capital from the State

  1. Requirements for formulation of an investment plan using loan capital from the State are:
  2. a) The project in the sector or field allowed to use the loan capital from the State must ensure the recovery of capital, effectiveness and solvency;
  3. b) The investor must use the loan capital for the right purposes; repay sufficient loan and interest on time according to the credit agreement; fulfill the commitments in the contract and comply with the regulations of the law.

The Government shall specify the sectors, fields and provide the capital rate for the projects using the loan capital from the State; specify the assessment of the financial plan, plan to repay the loan capital of each project.

  1. The establishment and assessment of the annual and medium-term plans for investment using the loan capital from the State must comply with the regulations in Articles 50, 51, 52, 53, 55, 56, 58 and 59 of this Law.
  2. A medium-term plan for investment using loan capital from the State shall be assigned as follows:
  3. a) The Prime Minister shall assign the medium-term plan for investment using loan capital from the State of the next stage before December 10 in the fifth year of the medium-term plan for investment of the previous stage;
  4. a) The Ministry of Planning and Investment shall assign the medium-term plan for investment using loan capital from the State of the next stage according to the sector, field and program before December 31 in the fifth year of the medium-term plan for investment of the previous stage;
  5. An annual plan for investment using loan capital from the State shall be assigned as follows:
  6. a) The Prime Minister shall assign the investment plan for the next year before December 15 each year;
  7. b) The Ministry of Planning and Investment shall assign the investment plan for the next year according to sectors, fields and program before December 20 each year.

Article 70. Principles to make annual and medium-term plans for public investment using ODA and overseas concessional loans

  1. Each annual and medium-term plan for public investment using ODA and overseas concessional loans must be made based on the plan to run the annual programs and projects that are approved by competent authorities and the rate of progress agreed with the foreign donors.
  2. Each annual and medium-term plan using ODA and overseas concessional loans must satisfy these following requirements:
  3. a) The contents must be specified according to each component; each primary activity of programs and projects; each sponsored capital and counterpart fund resource and other capital resource; fundamental description and bases for determining each item;
  4. b) The regulatory authority shall made and submit the plan for ODA, overseas concessional loans and counterpart fund according to the expenditures of programs and projects (if the programs and projects are funded by the investment funds and State budget;
  5. c) If the programs and projects are governed by several units, each unit shall make a plan for the proportion of the project for which it is responsible. The managing authority shall summarize the master plan for the programs and projects;
  6. d) The counterpart fund in the annual and medium-term plan for public investment shall be balanced in compliance with the agreement signed with the foreign donors and the actual annual disbursement of the programs and projects. Fund derives from ODA and overseas concessional loans shall be used as reciprocal capital of that is approved by the Prime Minister and foreign donors.

Article 71. Formulating, assessing and approving investment plans funded ODA and overseas concessional loans

  1. The investment plans funded ODA and overseas concessional loans shall be formulated, assessed and approved in accordance with the regulations in Articles 50, 51, 52, 53, 55, 56, 58, 59 and 70 of this Law.
  2. The overall plan and annual detailed plan for programs and projects shall be made as follows:
  3. a) The overall investment plan shall be made for the whole duration of the implementation of programs and projects and include all of the components, items, resources and rate of progress;
  4. b) The program leaders and investors shall cooperate with the donors in making, updating or inspecting the overall investment plan and submitting it to the governing body for consideration and approval according to the documents on the approved programs and projects an the International Agreement on ODA and overseas concessional loans within 45 days from the conclusion of the International Agreement on ODA and overseas concessional loans.
  5. c) With regard to the programs and projects composed of several components, the investment plan for programs and projects shall include the overall plan and detailed plan for each component. The Head of the governing body in charge of programs and projects shall approve the general plan for programs and projects; the Head of governing body in charge of plans for components shall approve such plans;
  6. d) The governing body shall send the Decision on approval enclosed with the investment plan for programs and projects to the Ministry of Planning and Investment, relevant authorities and donors to facilitate the supervision, assessment and implementation of programs and projects within 10 days from the approval for the investment plan for programs and projects.
  7. Each plan funded ODA and overseas concessional loans shall be submitted, approved and assigned as follows:
  8. a) The plan funded by ODA and overseas concessional loans included in the State budget shall be submitted, approve and assigned in accordance with the regulations in Article 65 and 66 of this Law;
  9. a) The plan funded by ODA and overseas concessional loans that are applied the domestic financial mechanism shall be submitted, approved and assigned following the method of on-lend in accordance with the regulations in Article 69 of this Law.

Chapter IV
IMPLEMENTATION, SUPERVISION, INSPECTION AND ASSESSMENT OF PLANS FOR PUBLIC INVESTMENT
Section 1: IMPLEMENTATION OF PLANS FOR PUBLIC INVESTMENT
Article 72. Operation of plans for public investment

  1. Pursuant to the Resolution of the National Assembly on the annual and medium-term plans for public investment, the Government shall provide instructions on the implementation.
  2. Pursuant to the Resolution of the National Assembly, Decision to assign the plans of the competent authorities, Resolution of the People’s Councils on the annual and medium-term plans for public investment, the Ministries, regulatory authorities, local authorities, the People’s Committees of districts and the units using the capital budget for public investment shall give instructions on the operation of the plans for public investment using the capital under their management.
  3. The Prime Minister shall administer and integrate the capital sources to implement the programs financed by funds derived from the State budget, the Government bonds of the Ministries, regulatory authorities, local authorities and units using the capital budget for public investment provided that the targets of the programs and projects shall not be changed.
  4. The Presidents of the People’s Committees of provinces shall administer and integrate the capital sources to run the programs and projects financed by the funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, capital generated from provincial revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget provided that the targets for the programs and projects shall not be changed.

Article 73. Compliance with plans for public investment

  1. The Ministries, regulatory authorities, local authorities and the People’s Committees of districts shall:
  2. a) Announce or assign the plans for public investment to the units using the capital budget for public investment;
  3. b) Report the assignment to the plans for public investment to the competent authorities.
  4. The units using the capital budget for public investment shall report the implementation of the plans to the competent authorities under the regulations of the Government.
  5. The Ministry of Planning and Investment and professional agency in charge of public investment management shall conduct inspection to ensure the assignment and compliance with the plans for public investment according to the Decision of the competent authorities.

Article 74. Implementation of plans for public investment

  1. The Ministries, regulatory authorities, local authorities, the People’s Committees of districts and units using the capital budget for public investment shall:
  2. a) Implement the plans for public investment according to the targets approved by the competent authorities;
  3. b) Carry out the projects on schedule according to the capital plans approved by the competent authorities;
  4. c) Make the plans for auction and appointment of contractors regarding the contracts of the projects that are allocated capital according to the plans for public investment that are approved by the competent authorities;
  5. d) Inspect and make payment according to the contracts that are finished and transferred;
  6. dd) Balance the capital sources to pay off the outstanding debts derived from infrastructural development in accordance with the regulations in Clause 2 Article 106 of this Law;
  7. e) Ensure the scope and scale of each project according to the targets, fields and programs that are approved and according to the capital plans that are implemented;
  8. g) Supervise, inspect and assess the implementation of the plans for public investment.
  9. The Ministry of Planning and Investment shall instruct, supervise and inspect the implementation of the annual and medium-term plans for public investment of the Ministries, central authorities and the People’s Committees of provinces.
  10. The Ministry of Finance shall provide the capital according to the plans for public investment that are approved by the competent authorities.
  11. The Government shall provide instructions on the implementation of the plans for public investment.

Article 75. Adjustment to plans for public investment

  1. The National Assembly shall make overall adjustment to the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds when:
  2. a) There is adjustment to the targets for the strategy and national plan for socio-economic development;
  3. b) There are dramatic changes in the balance of the State budget or the mobilization of capital sources.
  4. The National Assembly Standing committee shall make adjustment to the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from the State budget and Government bonds among the Ministries, regulatory authorities and local authorities if the total capital of the annual and medium-term plans for investment that are approved by the National Assembly is not be changed.
  5. According to the conditions in each period, the Prime Minister shall adjust:
  6. a) the medium-term plans for investment financed by funds derived from the central budget and the Government bonds of the appointed Ministries, regulatory authorities and local authorities in accordance with the regulations in Clause 3 Article 65 of this Law in the total capital of each Ministry, regulatory authority and local authority that is approved by the National Assembly;
  7. b) the annual plans for investment financed by funds derived from the central budget and Government bonds among the sectors, fields and programs of the entities prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 66 of this Law;
  8. c) Annual and medium-term plans for investment using loan capital from the State;
  9. d) Annual and medium-term plans for investment in programs and projects using ODA and overseas concessional loans used in such governing bodies.
  10. The Ministry of Planning and Investment shall:
  11. a) Take charge of assessing the plan to adjust the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from central budget, Government bonds and bonds among the sectors, fields and programs of the Ministries, regulatory authorities and local authorities and send reports to the Prime Minister for consideration;
  12. a) Take charge of assessing the plan to adjust the medium-term plans for investment financed by funds derived from central budget, Government bonds used for the sectors, fields and programs of the Ministries, regulatory authorities and local authorities and send reports to the Prime Minister for consideration;
  13. c) Adjust the annual plans for investment financed by funds derived from central budget and Government bonds in the sectors, fields and programs of the Ministries, regulatory authorities and local authorities provided that such capital must not exceed the total capital of the medium-term investment plan of each project that is approved by the competent authorities.

The Ministry of Planning and Investment shall report the adjustment to the previous investment plan prescribed in this point to the Prime Minister before March 31 each year.

  1. The People’s Councils of provinces shall adjust the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, the municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget when:
  2. a) There is adjustment to the targets local plan for socio-economic development;
  3. b) There are dramatic changes in the balance of local budget revenues or the mobilization of capital sources;
  4. c) There are changes in the use or and the amount of capital of the annual plans among the local authorities and units.
  5. The People’s Committees shall adjust the annual and medium-term plans for investment financed by funds derived from the local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget used for investing among the sectors, fields and programs and in the sectors, fields and programs of the units using such capital and send report to the People’s Council at the same level in the next meetings.

Article 76. Time for disbursement of capital of annual and medium-term plans for public investment

  1. With regard to the projects financed by funds derived from the State budget, Government bonds, municipal bonds and the revenues which are retained but not recorded in the state budget balance:
  2. a) The capital of a medium-term plan for public investment must be disbursed before December 31 in the initial year of the plan for public investment in the later stage;
  3. b) The capital of a plan for public investment shall be disbursed until the following year. The time for disbursement can be extended in special cases or cases approved by competent authorities. Such extension must not exceed the medium-term plan for public investment.
  4. With regard to the programs and projects using ODA and overseas concessional loans:
  5. a) The capital of an annual or medium-term plan for public investment in compliance with the International Agreement on ODA and concessional loans signed with the foreign donors;
  6. b) The amount of the foreign capital of an annual plan for public investment shall be disbursed in proportion to the progress of the capital provision by the foreign donors.
  7. With regard to any project using the loan capital from the State, other loan capital from the local budget, such capital shall be disbursed in proportion to the date of repayment.

Section 2: SUPERVISION, INSPECTION, ASSESSMENT OF PLANS, PROGRAMS AND PROJECTS ON PUBLIC INVESTMENT
Article 77. Supervising and inspecting plans for public investment

  1. The professional agency in charge of public investment management shall supervise and inspect the plans for public investment of the units under their management.
  2. The regulatory authorities in charge of public investment shall supervise and inspect:
  3. a) The compliance with the regulation of the law on public investment;
  4. b) The establishment, assessment, approval and assignment of the plans for public investment;
  5. b) The establishment, assessment, approval and implementation of the programs and projects mentioned in the plans for public investment;
  6. d) The implementation of the plans for public investment;
  7. dd) The outstanding debts arising from infrastructural construction and loss on public investment.

Article 78. Assessment of plans for public investment

  1. Article 78. Assessment of plans for public investment
  2. The annual plan for public investment shall be assessed quarterly and annually.
  3. The contents of the plans for public investment that are assessed are:
  4. a) The performance of the plans that are approved by the competent authorities.
  5. b) Effects of the plans for public investment on attracting the investors from other capital sources and the consequence of socio-economic development;
  6. c) The feasibility of the plans for public investment;
  7. d) The management of public investment;
  8. dd) The remaining issues; the reasons and solutions to such remaining issues.

Article 79. Supervising and inspecting programs and projects

  1. The governing bodies, program leaders, investors and the competent persons to decide the investment in the programs and projects and the competent authorities in charge of public investment shall supervise and inspect the investment in the programs and projects according to the contents and targets that are approved to ensure the targets and investment effectiveness.
  2. The programs and projects shall be inspected as follows:
  3. a) The program leaders and investors shall inspect the programs and projects that they are assigned;
  4. b) The governing bodies, competent persons to decide the investment shall conduct at least one inspection of programs and projects to be completed after 12 months;
  5. b) The governing bodies, competent persons to decide the investment shall conduct inspection when there is adjustment to the programs and projects leading to the change of the location, targets, scope, the increase in the total investment and other necessary cases;
  6. d) The competent authorities in charge of public investment shall conduct scheduled or surprise inspection of the programs and projects.

Article 80. Assessment of programs and projects

  1. Assessment of programs and projects includes initial, midterm, final or stage assessment, impact assessment and surprise assessment.
  2. It is required to conduct midterm or stage assessment, final assessment and impact assessment of the plans for public assessment.
  3. It is required to conduct initial, midterm, final assessment and impact assessment of the projects of national importance and group-A-projects.
  4. It is required to conduct final assessment and impact assessment of the projects of national importance and group-A-projects.
  5. In addition to the regulations in Clauses 2, 3 and 4 this Article, the governing bodies and competent persons to decide the investment and the competent authorities in charge of public investment shall conduct other forms assessment prescribed in Clause 1 this Article if necessary.

Article 81. Assessed contents of programs and projects

  1. It is required to conduct initial assessment of:
  2. a) The preparation, organization and mobilization of the resources to implement the programs and projects provided in order to ensure the approved targets and progress.
  3. b) Problems occurring after the programs and projects are approved;
  4. c) Solutions to the problems that are conformable with the actual conditions.
  5. It is required to conduct midterm and stage assessment of:
  6. a) The conformity of the result of the implementation of the programs and projects to the investment targets;
  7. b) The performance of the workload at the time of assessment in proportion to the approve plan;
  8. c) The necessary solutions including the adjustment to the programs and projects.
  9. It is required to conduct final assessment of:
  10. a) The process of the implementation of the programs and projects including: the result of the implementation of the targets of the programs and projects; the mobilized resources; the advantages that the beneficiaries receive from the programs and projects, the impacts and the stability of the programs and projects;
  11. b) The experience from the implementation of the programs and projects and the necessary recommendations; responsibilities of the advisory organizations, governing bodies, program leaders, investors, competent persons to decide the investment policies, investment and the relevant entities.
  12. It is required to conduct impact assessment of:
  13. a) The economic-technological operation;
  14. b) The socio-economic impacts;
  15. b) Impacts on environment and ecosystem;
  16. d) The stability of the projects;
  17. dd) The experience from the investment policies, Decision on investment, implementation and operation of the programs and projects; responsibilities of the advisory organizations, governing bodies, program leaders, Investors, competent persons to decide investment policies, investment and relevant entities.
  18. It is required to conduct surprise assessment of:
  19. a) The conformity of the result of the implementation of the programs and projects to the investment targets at the time of assessment;
  20. b) The performance of the workload at the time of assessment in proportion to the approve plan;
  21. c) Unexpected problems (if any), reason for such problems and responsibilities of the relevant entities;
  22. d) The effects and the seriousness of the effects of the unexpected problems on the implementation of the programs and projects, the capability to achieve the targets of the programs and projects;
  23. dd) Necessary solutions.

Article 82. Public investment supervision

  1. The programs and projects shall be supervised by the community. The Vietnamese Fatherland Front shall take charge of the investment project by the community.
  2. The governing body shall collect the opinions of the residential community at the places where the projects are carried out about the Decision on investment in the projects of national importance, group-A-projects, projects requiring the major relocation, projects that are likely to exert dramatic effects on the environment, projects directly affecting the socio-economic conditions of the residential community at the places where the projects are carried out and the opinions about the investment policies, construction, location, sewage treatment, environment protection, compensation, site clearance and plans for relocation under the regulations of the law.
  3. The community shall supervise:
  4. a) the compliance with the regulations of the law on investment, construction land, waste treatment and environment protection;
  5. b) compensation, site clearance and plan for relocation provided that the benefits of locals are secured;
  6. c) programs and projects funded by an amount of the locals’ contribution;
  7. d) the implementation and rate of progress of programs and projects;
  8. dd) the compliance with the regulations in Article 14 of this Law;
  9. e) negative effects on the community’s benefits; negative effects on community’s living environment during the investment and implementation of projects; activities leading to loss of fund and property of projects.

Article 83. Procedures for public supervision

  1. The Vietnamese Fatherland Front shall take charge and cooperate with the socio-political organizations and relevant authorities in:
  2. a) formulating the plan for the public supervision on the annual local programs and projects according to the regulations in the Clause 3 Article 82 of this Law;
  3. b) establishing the public supervision team for each program and project;
  4. c) notifying the program leaders, investors and the managing Board of the programs and projects of the supervision plan and the members of the local investment supervision team within 45 days prior to the implementation.
  5. The program leaders, investors and managing Board of the programs and projects shall:
  6. a) Provide sufficient and accurate documents related to the execution of the programs and projects prescribed in Clause 2 Article 82 of this law for the public investment supervision team;
  7. b) Facilitate the public investment supervision team under the regulations of the law.
  8. c) Enhance the measures to carry out the projects.

Article 84. Supervising, inspecting and evaluating plans, programs and projects

  1. The program leaders and investors shall conduct initial, mid-term and final supervision, inspection and assessment of the programs and projects.
  2. The governing body, investment decision-makers and the regulatory authorities in charge of public investment shall conduct supervision, impact assessment and surprise assessment of the programs and projects under their management.
  3. The assessing body shall conduct assessment or employ eligible experts or advisory organizations to conduct assessment.
  4. The Government shall give instructions on the supervision, inspection and assessment of the plans, programs and projects and public investment supervision.

Article 85. Inspection of public investment

  1. The inspection of the management and use of the capital budget for public investment must comply with the regulations of this Law and other relevant laws.
  2. The inspection of the public investment must be associated with the functions and duties of the entities and must follow the procedures for inspection under the regulations of the law on inspection.
  3. The result of the inspection of public investment activities must be published under the regulations of the law. In case of any violation against the law on public investment, the inspecting authority shall impose penalties within their competence or transfer the dossiers on the violation to the competent authorities for consideration.

Chapter V
OBLIGATIONS, ENTITLEMENTS AND RESPONSIBILITIES OF AUTHORITIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN PUBLIC INVESTMENT ACTIVITIES
Article 86. Obligations and entitlements of National Assembly

  1. Promulgate laws and Resolutions on public investment.
  2. Decide the investment policies on the national target programs and projects using the public investment capital.
  3. Decide and adjust the annual and medium-term plans for public investment.
  4. Adjust the criteria used for classifying the projects of national importance.
  5. Supervise the implementation of the plans for public investment, national target programs and projects of national importance; supervise the compliance with the law on public investment.

Article 87. Obligations and entitlements of Government

  1. Ensure consistent management of public investment.
  2. Request the National Assembly to promulgate the laws and resolutions; request the National Assembly Standing Committee to promulgate the ordinances and resolutions on public investment.
  3. Promulgate the legal documents on management of public investment.
  4. Request the National Assembly to decide the investment policies on the national target programs and projects of national importance.
  5. Decide the investment policies on the target programs in accordance with the regulations in Clause 2 Article 17 of this Law.
  6. Formulate the annual and medium-term plans for public investment and request the National Assembly to decide and adjust them.
  7. Implement the annual and medium-term plans for public investment.
  8. Report the implementation of the annual and medium-term plans for public investment, national target programs and projects of national importance to the National Assembly.
  9. Inspect the implementation of the annual and medium-term plans for public investment; inspect the execution of the programs and projects financed by funds derived from central budget and government bonds; inspect the targets and investment policies on public investment of the local authorities.

Article 88. Obligations and entitlements of Ministry of Planning and Investment

  1. Be responsible to the Government for the consistent management of public investment.
  2. Promulgate or request the competent authorities to promulgate the legal documents related to public investment, principles, criteria, allocated rate and use of the capital budget for investment.
  3. Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in determining the total funds from the State budget, government bonds and loan capital from the State used for the annual and medium-term plans for public investment.
  4. Present the national annual and medium-term plans for public investment to the Government.
  5. Adjust or request the competent authorities to adjust the annual and medium-term plans for public investment.
  6. Be responsible to the Government for the consistent management of ODA and overseas concessional loans; take charge of management and use of the ODA and overseas concessional loans.
  7. Take charge and cooperate with the relevant authorities in assessing the capital and ability to balance the capital of the projects financed by funds derived from the central budget, the government bonds and other capital under the regulations of the law.
  8. Be responsible to the Government for the consistent management of the national target programs.
  9. Implement, supervise, inspect and evaluate the plans, programs and projects and other management obligations of public investment.

Article 89. Obligations and entitlements of Ministry of Finance

  1. Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in formulating the annual and medium-term plans for public investment.
  2. Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in determining the total funds from the State budget, government bonds and loan capital from the State used for the annual and medium-term plans for public investment.
  3. Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in assessing the capital and ability to balance the capital of the projects financed by funds derived from the central budget, the government bonds and other capital under the regulations of the law.
  4. Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in instructing the local financial authorities to balance the regular budget to pay the expenditure used for formulating, assessing and deciding the investment policies, approving the Decisions on investment in the programs, maintaining and operating the projects in use.
  5. Report the disbursement and finalization of the plans, programs and projects to the Government.

Article 90. Obligations and entitlements of Ministries and central authorities

  1. Manage public investment under the regulations of the law.
  2. Promulgate, direct, inspect and supervise the conformity with the standards and eco-technical norms.
  3. Decide the investment policies on the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 4 Article 17 of this Law and decide the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 2 Article 39 of this Law.
  4. Formulate the plans for public investment.
  5. Supervise, evaluate, inspect and supervise the implementation of the plans, programs and projects within their management.
  6. Report the implementation of the plans, programs and projects and the result of such implementation.
  7. Cooperate with the Ministries, regulatory authorities and local authorities in implementing the plans, programs and projects according to the assigned obligations.

Article 91. Obligations and entitlements of the People’s Councils

  1. The People’s Councils shall:
  2. a) decide the investment policies and investment programs financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the state budget balance and other loan capital from the local budget;
  3. b) consider and comment on the investment policies on the local group-B- projects and group-C- major projects financed by funds derived from the central budget and the Government bonds;
  4. c) decide the investment policies on the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 5 Article 17 of this Law;
  5. d) consider and comment on the local annual and medium-term plans for public investment including the catalogues and the allocated rate of each project financed by funds derived from the central budget and Government bonds;
  6. dd) decide the local annual and medium-term plans for public investment including the list and the capital allocated to each project financed by funds derived from local revenues from the State budget, loan capital from the State, municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
  7. e) Supervise the projects financed by capital budget for public investment allocated to the local authorities including the funds derived from the central budget, Government bonds, local revenues from the state budget, loan capital from the State, municipal bonds, ODA and overseas concessional loans, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
  8. In addition to the obligations and entitlements prescribed in Clause 1 this Article, the People’s Councils of provinces shall:
  9. b) consider and comment on the investment policies on the local group-A- projects;
  10. b) decide the criteria of the local major projects which are conformable with the targets, development orientation, financial capacity and the specific characteristics of such provinces.

Article 92. Obligations and entitlements of the People’s Committees of provinces

  1. Manage the public investment within their competence under the regulations of the law.
  2. Request the People’s Councils of provinces to consider:
  3. a) deciding the investment policies and investment programs financed by funds derived from the municipal bonds, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
  4. b) commenting on the investment policies on the projects within the competence of the Prime Minister in accordance of the regulations in Clause 3 Article 17 of this Law;
  5. c) deciding on the investment policies on the group-B- projects and group-C- major projects under their management in accordance with the regulations in Point b, Clause 5 Article 17 of this Law;
  6. d) commenting on the annual and medium-term plans for public investment financed by funds derived from the central budget, the Government bonds, ODA and the overseas concessional loans in accordance with the lists and allocated rate of each project;
  7. dd) deciding the local annual and medium-term plans for public investment financed by funds derived from local revenues from the State budget, municipal bonds, loan capital from the State, revenues which are retained but not recorded in the State budget balance and other loan capital from the local budget.
  8. Decide the investment policies on the projects in accordance with the regulations in Clause 6 Article 17 of this Law and decide the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 3 Article 39 of this Law.
  9. Implement, supervise and evaluate the plans for public investment using the capital budget within their competence.
  10. Cooperate with the Ministries and central authorities in executing, supervising, inspecting and evaluating the programs and projects in such provinces.

Article 93. Obligations and entitlements of the People’s Committees of districts

  1. Formulate the annual and medium-term plans for public investment under their management.
  2. Assess the programs and projects under their management.

Request the People’s Councils of districts to:

  1. a) decide the investment policies and investment programs financed funds derived from the local budget in accordance with the allocated rate of the capital and revenues which are retained but not recorded in the State budget balance of districts.
  2. b) give opinions about the investment policies on the projects under the management of the Prime Minister in accordance of the regulations in Clause 3 Article 17 of this Law and of the superior People’s Councils;
  3. c) deciding on the investment policies on the group-B- projects and group-C- major projects under their management in accordance with the regulations in Point b, Clause 5 Article 17 of this Law;
  4. dd) deciding the local annual and medium-term plans for public investment financed by funds derived from revenues which are retained but not recorded in the State budget balance of districts.
  5. Decide the investment policies on the projects in accordance with the regulations in Clause 6 Article 17 of this Law and decide the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 4 Article 39 of this Law.
  6. Implement, supervise, evaluate and inspect the plans, programs and projects and other management authorities related to the public investment according to the division of management.
  7. Cooperate with the relevant authorities and organizations in executing, supervising, inspecting and evaluating the programs and projects in such districts.

Article 94. Obligations and entitlements of the State audit

  1. Decide the annual audit plan for the plans, programs and projects and notify the National Assembly and the Government prior to the implementation.
  2. Conduct annual audit, specialized audits and audits of the plans, programs and projects at the request of the National Assembly, National Assembly Standing Committee, Government and Prime Minister.
  3. Report the result of the annual audit, specialized audit and auditors’ requests related to the plans, programs and projects to the National Assembly and National Assembly Standing Committee.
  4. Announce the audits of the plans, programs and projects under the regulations of the law.

Article 95. Obligations and entitlements of Vietnamese Fatherland Front

  1. Take charge of supervision on the investment in the programs and projects in accordance with the regulations in Clause 1 and Clause 3 Article 82 of this Law and other relevant laws.
  2. Collect the opinions of the community about the investment policies on the local programs and projects in accordance with the regulations of Clause 2 Article 82 of this Law and regulations of the law on democratic practice at communes, wards and towns.

Article 96. Rights and responsibilities of entities engaged in proposing investment policies

  1. Propose programs and projects conformable with the strategy, planning and plan for socio-economic development in each stage.
  2. Mobilize the resources to execute the programs and projects on schedule.
  3. Request the competent authorities to consider and decide the investment policies when any program is different from other programs and the regular duties according to the assigned obligations.
  4. Be responsible for the information and figures related to the proposed programs and projects.

Article 97. Rights and responsibilities of entities related to Decisions on investment policies

  1. Entities decide the investment polices on programs and projects in accordance with the regulations in Article 18 of this Law.
  2. Any entity prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 6 Article 17 of thus Law that decide the inappropriate and ineffective investment or cannot balance the capital leading to the loss and wastage shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
  3. Any entity related to the establishment and assessment that commits the violations, which leads to the inappropriate and ineffective investment shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.

Article 98. Rights and responsibilities of program leaders and investors related to establishment of programs and projects

  1. Take legal responsibility for the documents sent to the competent authorities for approval.
  2. Provide necessary documents for the authorities in charge of assessing the programs and projects.
  3. Propose measures to attract the capital to execute the programs and projects on schedule.
  4. Take responsibility for the establishment of programs and projects. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of violations; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.

Article 99. Rights and responsibilities of investors in programs and projects

  1. Invest in the programs and projects according to the investment policies that are approved by the competent authorities, which is conformable with the ability to balance the capital under the their management and meets the standards in investment and assessment result. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of inappropriate investment leading to ineffective investment, time-consuming or loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
  2. Assess the programs and projects before they are approved, including assessing the capital and ability to balance the capital.
  3. Balance the capital to pay the cost to establish and assess the programs and projects under their management.
  4. Direct the program leaders and investors to execute the programs and projects on time and ensure the quality within the scope of the approved investment plan.
  5. Decide to adjust, suspend or cancel the programs and projects.
  6. Supervise, inspect and assess the programs and projects and the activities of the program leaders and investors during the execution of the programs and projects.
  7. Take legal responsibility for the violations against the regulations on competence during the selection of the program leaders and investors.

Article 100. Rights and responsibilities of entities related to design consultancy on programs and projects

  1. Request the program leaders and investors to provide information and documents related to the design for programs and projects.
  2. Design the programs and projects to the standards, norms and quality assurance measures; do not exceed the regulated standards and norms.
  3. Take responsibility for the result of the design of programs and projects. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of incorrect design leading to ineffective investment or loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.

Article 101. Rights and responsibilities of entities related to assessment of plans, programs and projects

  1. Conduct the assessment of the plans, programs and projects under the regulations of the law and be responsible for the assessment result and their requests.
  2. Conduct independent, transparent and objective assessment in accordance with the regulations of this Law and other laws.
  3. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of inaccurate assessment; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.

Article 102. Rights and responsibilities of program leaders and investors to manage and carry out programs and projects

  1. Manage and carry out the programs and projects, ensure the target, process and quality.
  2. Report the implementation of the programs and projects under the regulations of this Law and other relevant laws.
  3. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of any loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.

Article 103. Rights and responsibilities of managing Board in charge of programs and projects

  1. Propose the remedies; manage and carry out the programs and projects; ensure the target, process and quality as authorized by the program leaders and investors.
  2. Report the implementation of the programs and projects to the program leaders and investors.
  3. Be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations in case of any loss; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.

Article 104. Rights and responsibilities of entities supervising, assessing and inspecting programs and projects

  1. The Heads of the Ministries, regulatory authorities and local authorities, Presidents of the People’s Committees of districts, program leaders and investors shall be responsible for the consequences if they do not supervise, assess or inspect the plans, programs and projects or send reports under the regulations.
  2. The entities that are assigned to supervise, inspect and evaluate the plans, programs and projects must be responsible for their reports.
  3. The program leaders and investors shall be responsible for their reports and take the legal responsibility for incorrect information about the investment within their competence under the regulations of the law.
  4. Any entity assigned to supervise, inspect and valuate the plans, programs and projects that hide the violations or other violations shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations ; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.

Article 105. Imposition of penalties
Any entity breaches the regulations in this Law shall be disciplined or liable to administrative penalties or criminal prosecution depending on the nature and severity of the violations ; or compensate for the damage (if any) under the regulations of the law.
Chapter VI
IMPLEMENTATION
Article 106. Transitional clauses

  1. The programs and projects that are approved by the competent authorities before the effective date of this Law but are not allocated capital shall be handled as follows:
  2. a) The national target programs and projects shall be carried out according to the Resolution of the National Assembly and the Decision on investment of the Government;
  3. b) The programs and projects in the investment plan that are approved by the competent authorities shall be carried out according to such plan;
  4. c) In case of programs and projects that are approved by the competent authorities but are not in the investment plan, the investment policies on the programs and projects must be formulated, assessed and approved according to the regulations of this Law.
  5. The capital budget shall only be allocated to repay outstanding debts arising from infrastructural construction before the effective date of this Law.

Article 107. Effect
This Law shall come into effect from January 01, 2015.
Article 108. Specific regulations
The Government shall regulate the binding articles and clauses in this Law.
This Law has been adopted in June 18, 2014 by the 8th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the 7th meeting.
 

THE PRESIDENT OF NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Sinh Hung

 
 
 
——————————————————————————————————
This translation is made by LawSoft and for reference purposes only. Its copyright is owned by LawSoft and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed

The post Law No. 49/2014/QH13 of June 18, 2014, on public investment appeared first on MP Law Firm.

]]>
Decree No. 01/2014/ND-CP of January 03, 2014 https://mplaw.vn/en/decree-no-012014nd-cp-of-january-03-2014/ Fri, 03 Jan 2014 04:41:00 +0000 http://law.imm.fund/?p=1285 THE GOVERNMENT ——— SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness ————— No: 01/2014/ND-CP Hanoi , January 03, 2014   DECREE ON FOREIGN INVESTORS’ PURCHASE OF SHARES OF VIETNAMESE CREDIT INSTITUTIONS Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government; Pursuant to the June 16, 2010 Law on the State bank […]

The post Decree No. 01/2014/ND-CP of January 03, 2014 appeared first on MP Law Firm.

]]>
THE GOVERNMENT
———
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
—————
No: 01/2014/ND-CP Hanoi , January 03, 2014
 

DECREE

ON FOREIGN INVESTORS’ PURCHASE OF SHARES OF VIETNAMESE CREDIT INSTITUTIONS

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 16, 2010 Law on the State bank of Vietnam;
Pursuant to the June 16, 2010 Law on credit institutions;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on enterprises;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on securities and the November 24, 2010 Law amending and supplementing a number of articles of the securities Law;
At the proposal of the Governor of the State bank of Vietnam;
The Government promulgates Decree on foreign investors’ purchase of shares of Vietnamese credit institutions,
Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation
This Decree provides for conditions of and procedures for share purchase, total of maximum shareholding level for foreign investors, the maximum shareholding percentage for a foreign investor in a Vietnamese credit institution; conditions for a Vietnamese credit institution to sell shares to foreign investors.
Article 2. Subjects of application
1. Joint-stock credit institutions and credit institutions transforming the legal form into joint-stock credit institutions (abbreviated to as Vietnamese credit institutions).
2. Foreign investors.
3. Other organizations and individuals involving foreign investors’ purchase of shares of Vietnamese credit institutions.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Joint-stock credit institutions mean credit institutions which are established and organized under form of joint-stock companies, including: Joint-stock commercial banks, Joint-stock financial companies, Joint-stock finance-leasing companies.
2. Credit institutions transforming the legal form into joint-stock credit institutions mean credit institutions which are performing transformation of legal form from credit institutions operating in form of limited liability companies into credit institutions operating in form of joint-stock companies.
3. Foreign investors include foreign organizations and individuals.
4. Foreign organizations include:
a) Organizations which are set up and operate under foreign law and branches of these organizations in foreign countries or/and in Vietnam.
b) Organizations, closed funds, member funds, companies of securities investment which are set up and operate in Vietnam with rate of contributed capital amount of foreign parties more than 49%.
5. Foreign individuals are persons who do not bear Vietnamese nationality.
6. Foreign strategic investor means a foreign organization which has financial capacity and has a written commitment of competent person to bind its long-term benefit with Vietnamese credit institutions and support Vietnamese credit institutions in transferring modern technologies; developing banking products and services, raising the administration and financial capacity.
7. Shareholding includes direct and indirect shareholding.
Article 4. Currency used in share purchase and sale transactions
Currency used in foreign investors’ share purchase and sale transactions in Vietnamese banks is Vietnam dong.
Article 5. Participation in administration at Vietnamese credit institutions
1. The participation and appointment of representative for contributed capital amount to participate in a Vietnamese credit institution shall comply with provisions of Law on credit institutions and relevant laws.
2. Foreign investors are only allowed to participate or appoint representative for the contributed capital amount to participate in Managing Board at a Vietnamese credit institution, except for the following cases:
a) Foreign investors participate or appoint representative for the contributed capital amount to participate in Managing Board of other credit institution being subsidiary company of Vietnamese credit institution of which foreign investors participated or appointed representative for the contributed capital amounts to participate in Managing Board.
b) Foreign investors participate or appoint representative for the contributed capital amount to participate in Managing Board at a weak joint-stock credit institution in order to restructure it under the plan already been accepted by the State bank of Vietnam.
Chapter 2.

SPECIFIC PROVISIONS

SECTION 1. FORM, PERCENTAGE OF AND PROCEDURES FOR SHARE PURCHASE

Article 6. Form of share purchase for foreign investors
1. Foreign investors purchase shares of shareholders of joint-stock credit institutions.
2. Foreign investors purchase shares in case where joint-stock credit institutions sell shares to increase charter capital or sell treasury shares.
3. Foreign investors purchase shares in case where credit institutions transform the legal form into joint-stock credit institutions.
Article 7. Shareholding percentage for foreign investors
1. Shareholding percentage of a foreign individual shall not exceed 5% of charter capital of a Vietnamese credit institution.
2. Shareholding percentage of a foreign organization shall not exceed 15% of charter capital of a Vietnamese credit institution except for case specified at Clause 3 this Article.
3. Shareholding percentage of a foreign strategic investor shall not exceed 20% of charter capital of a Vietnamese credit institution except for case specified at Clause 3 this Article.
4. Shareholding percentage of a foreign investor and the concerned persons of such foreign investor shall not exceed 20% of charter capital of a Vietnamese credit institution.
5. Total shareholding level of foreign investors shall not exceed 30% of charter capital of a Vietnamese commercial bank. Total shareholding level of foreign investors at a Vietnamese non-banking credit institution shall comply with legislation applicable to public companies and listing companies.
6. In special case, to perform restructure of credit institution which is weak and faces to difficulties, to ensure credit safety of credit institution system, the Prime Minister shall decide the shareholding percentage of a foreign organization, a foreign strategic investor, total shareholding level of foreign investors at a weak and restructured joint-stock credit institution, in excess of limit specified at Clauses 2, 3, 5 this Article for each specific case.
7. The shareholding percentage specified at Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 this Clause include the capital amount which foreign investor entrusted for other organizations and individuals to purchase shares.
8. Foreign investors changing convertible bonds of Vietnamese credit institutions into stocks must ensure the shareholding percentage, conditions for shareholding as prescribed in this Decree.
Article 8. Competence, orders, procedures and dossier in case of foreign investors’ purchase of shares of Vietnamese credit institutions
1. Case of share purchase that leads the shareholding level to be 10% or more of charter capital; share purchase and becoming foreign strategic investor of a Vietnamese credit institution:
a) The Vietnamese credit institution (for credit institution which has not yet listed its shares) or foreign organization (for credit institution which has listed its shares) shall make a dossier and send directly or via post, electronic network to the State bank of Vietnam for acceptance before performing transactions.
b) Within 40 days after receiving full and valid dossier, based on conditions specified in Articles 9 and 10 of this Decree, the State bank of Vietnam shall consider and decide on acceptance or refusal in writing for foreign organizations’ share purchase. In case of refusal, the State bank of Vietnam shall state clearly reason thereof.
2. In case of share purchase that leads the shareholding level to be 5% or more of charter capital and additional share purchase when a foreign organization has owned 5% or more of charter capital of a Vietnamese credit institution except for case specified at Clause 1 this Article, foreign investors shall comply with the process and procedures specified at Clause 2 Article 29 of Law on credit institutions.
3. Other cases of share purchase, except for cases specified in Clauses 1 and 2 this Article:
a) Foreign investors purchase shares of Vietnamese credit institutions which have not yet listed shares shall make dossier and send it, directly or via post, to the Vietnamese credit institutions for decision in order to ensure compliance with Article 7 of this Decree
The Vietnamese credit institutions shall specify dossier of foreign investors’ purchase of shares in conformity with legislations.
Within 20 working days, after receiving a full and valid dossier, the Vietnamese credit institutions must reply in writing to foreign investors. In case of refusal, the Vietnamese credit institutions must state clearly reason thereof.
b) Foreign investors may purchase shares of joint-stock credit institutions which have listed shares in accordance with legislations on securities and securities market and must comply with provision in Article 7 of this Decree.
4. The State bank of Vietnam shall certify the process of, procedures for and dossier of foreign investors’ purchase of shares of Vietnamese credit institutions specified at Clauses 1, 2 this Article.

SECTION 2. CONDITIONS FOR SHAREHOLDING

Article 9. Conditions for a foreign organization to purchase shares that lead the shareholding level to be 10% or more of charter capital of a Vietnamese credit institution
1. Being ranked by international prestige credit-rating organizations from the stable level or equivalent or higher level.
2. Having full financial source to purchase share which is defined under financial statement audited independently of year preceding year of submission of dossier and a lawful capital source for share purchase as prescribed by law.
3. The share purchase does not cause influence to the safety, stability of the Vietnamese credit institution system; does not create the exclusivity or limit the competition in the Vietnamese credit institution system.
4. Not violating seriously law on monetary, banking, securities and securities market of country where foreign investor is headquartered and law of Vietnam within 12 months until submission of dossier of share purchase.
5. Having total assets at least equivalent to 10 billion U.S. dollar for foreign investors being banks, financial companies, or finance-leasing companies or having the minimum charter capital equivalent to 1 billion U.S. dollar for foreign investors being other organizations in year preceding the year of submission of dossier of share purchase.
Article 10. Conditions for foreign organizations to purchase shares and become foreign strategic investors
1. Conditions specified at Clauses 1, 2, 3, 4 Article 9 of this Decree.
2. Being foreign banks, foreign financial companies, foreign finance-leasing companies which are allowed to perform the banking activities as prescribed by law of countries where they are headquartered. Foreign financial companies are only allowed to be the strategic investors at Vietnamese financial companies. Foreign financial companies are only allowed to be the strategic investors at Vietnamese finance-leasing companies.
3. Having experiences in international operation of banking and finance from 5 years or longer.
4. Having minimum total assets of 20 billion U.S Dollar in the year preceding the year of submission of dossier of share purchase.
5. Having written commitment and clear plan on binding long-term benefit with Vietnamese credit institutions and support Vietnamese credit institutions in applying modern technologies; developing banking products and services, raising the administration and financial capacity.
6. Not owning 10% or more of charter capital at any other credit institution in Vietnam;
7. Committing or having owned 10% or more of charter capital of Vietnamese credit institutions where foreign organizations request for purchasing shares and becoming the foreign strategic investor.

SECTION 3. VIETNAMESE CREDIT INSTITUTIONS THAT SELL SHARES

Article 11. Conditions for Vietnamese credit institutions to sell shares to foreign investors
1. Credit institutions transforming legal form into the joint-stock credit institutions must have plan on equitization, plan on transformation which are approved by competent authorities as prescribed by law, in which includes plan on share sale for foreign investors.
2. The joint-stock credit institutions must have plan on increasing charter capital, plan on selling treasury stocks already approved by General Council of Shareholders, in which includes plan on share sale for foreign investors.
For joint-stock credit institutions with the state ownership rate of over 50% of charter capital, plan on increasing charter capital, plan on selling treasury stocks shall comply with legislations on financial management of state enterprises before submitting to General Council of Shareholders for approval.
Article 12. Share selling price for foreign investors
1. The selling prices of shares of an unlisted Vietnamese credit institution to foreign investors shall be determined through auction or agreement form.
2. The selling prices of shares of a listed joint-stock credit institution to foreign investors shall comply with legislations on securities and securities market.
3. Foreign investors and Vietnamese credit institutions shall agree on making a deposit for performing transaction of share purchase in accordance with law.
SECTION 4. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREIGN INVESTORS
Article 13. Rights of foreign investors
1. To have full rights of shareholder as prescribed by Vietnamese law, charter of joint-stock credit institutions where the foreign investors have purchased shares and agreements in conformity with Vietnamese law in contract of share purchase and sale between foreign investors and Vietnamese credit institutions.
2. To transfer incomes from investment, share purchase, revenues from transfer of shares into other countries after having fulfilled financial obligations as prescribed by Vietnamese law.
3. To participate in or appoint representative to participate in the Managing Board, Control Board, executive persons of joint-stock credit institutions as prescribed in Charter of joint-stock credit institutions where foreign investors have purchased shares and Vietnamese law.
4. To have other lawful rights and interests protected by the State of the Socialist Republic of Vietnam in accordance with Vietnamese law and International treaties to which Vietnam is a contracting party.
Article 14. Obligations of foreign investors
1. To fulfill obligations of shareholders in accordance with Vietnamese law and the charters of the Vietnamese credit institutions where they purchase shares and agreements in conformity with Vietnamese law in contracts of share purchase and sale between foreign investors and Vietnamese credit institutions.
2. To ensure and take responsibility for the lawfulness of capital sources used for share purchase and the validity of dossiers of application for share purchase and the accuracy of the supplied information and documents in accordance with Vietnamese law.
3. To report full information and take responsibilities for the accuracy of information about their concerned persons who hold shares, information about shareholding through their concerned persons and though investment entrustment at Vietnamese credit institutions where the foreign investors participate in share purchase.
4. To fully transfer the amount of capital already registered for the purchase of shares of Vietnamese credit institutions under agreements in contract of share purchase and sale between foreign investors and Vietnamese credit institutions and in conformity with law.
5. A foreign strategic investor is not permitted to transfer shares owned by it at Vietnamese credit institutions for other organizations or individuals within at least 5 years after becoming strategic investor of Vietnamese credit institution as stated in written acceptance of the State bank of Vietnam.
6. A foreign strategic investor being organization owning 10% or more of charter capital of a Vietnamese credit institution is not permitted to transfer shares owned by it for other organizations or individuals within at least 3 years from owning 10% or more of charter capital of such credit institution.
7. Foreign investors purchasing shares of the weak and restructured joint-stock credit institutions as prescribed at Clause 6 Article 7 of this Decree must formulate plan on share purchase and restructure of the weak credit institutions and send them to the State bank of Vietnam for consideration, appraisal and submission to the Prime Minister for decision.
8. To abide by current regulations on foreign exchange management of Vietnam.
Chapter 3.

ORGANIZATION OF IMPLMENTATION

Article 15. Responsibilities of the State management agencies
1. The State bank of Vietnam shall:
a) Guide implementation and inspect, examine, supervise implementation of this Decree;
b) Supply information related to the share purchase and sale of foreign investors within its management to the Ministry of Finance for coordinative management as prescribed in this Decree.
2. The Ministry of Finance shall:
a) Manage and guide the foreign investors’ purchase of shares of joint-stock credit institutions which have listed shares ensuring compliance with the shareholding percentage as prescribed in this Decree and legislations on securities and securities market;
b) Supply information related to the share purchase and sale of foreign investors within its management to the State bank of Vietnam for coordinative management as prescribed in this Decree.
Article 16. Responsibilities of Vietnamese credit institutions
1. Organize the share sale in accordance with this Decree and relevant law.
2. Announce information as prescribed by law.
3. Report fully and timely to competent agencies about information involving the foreign investors’ share purchase.
Article 17. Handling of violation
All violations of provisions in this Decree shall be handled as prescribed in Decree on sanctioning commit violations in monetary and banking operation.
Article 18. Effect
This Decree takes effect on February 20, 2014 and replaces Government’s Decree No.69/2007/ND-CP dated April 20, 2004, on foreign investors’ purchase of shares of Vietnamese commercial banks.
Article 19. Implementation provisions
The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, chairmen of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities; presidents of Managing Boards, presidents of Members’ Councils and General Directors (Directors) of Vietnamese credit institutions; foreign investors and relevant organizations and individuals shall implement this Decree.
 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER

Nguyen Tan Dung

The post Decree No. 01/2014/ND-CP of January 03, 2014 appeared first on MP Law Firm.

]]>