INVESTMENT 2015 – MP Law Firm https://mplaw.vn/en - Công ty luật hợp danh MP Wed, 05 Aug 2020 09:27:34 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.16 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư https://mplaw.vn/en/nghi-dinh-quy-dinh-chi-tiet-va-huong-dan-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-luat-dau-tu/ Thu, 15 Mar 2018 18:02:36 +0000 http://law.imm.fund/?p=1928 CHÍNH PHỦ _______   Số: 118/2015/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________________________________ Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015   NGHỊ ĐỊNH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư _________  Căn cứ Luật Tổ […]

The post Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư appeared first on MP Law Firm.

]]>
CHÍNH PHỦ
_______
 
Số: 118/2015/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________________________
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2015

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Đầu tư

_________

 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.        

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về việc áp dụng, kiểm soát, công bố điều kiện đầu tư kinh doanh; các biện pháp bảo đảm đầu tư; ưu đãi đầu tư; thủ tục đầu tư; triển khai hoạt động của dự án đầu tư và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.
  2. Nghị định này áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Bản sao hợp lệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc bản sao đã được đối chiếu với bản chính hoặc bản in từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp và đầu tư.
  2. Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO (sau đây gọi là “Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO”) là tài liệu số WT/ACC/48/Add.2 ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, gồm phần cam kết chung, phần cam kết cụ thể đối với các ngành, phân ngành dịch vụ và Danh mục ngoại lệ về tối huệ quốc.
  3. Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài là cổng thông tin điện tử được sử dụng để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; đăng tải và cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài; cập nhật và khai thác thông tin về hoạt động xúc tiến đầu tư, tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư nước ngoài là tập hợp dữ liệu thông tin về dự án đầu tư nước ngoài trên phạm vi toàn quốc được lưu trữ, quản lý trong Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
  5. Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng ưu đãi về thuế, ưu đãi về đất đai và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
  6. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
  7. a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  8. b) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
  9. c) Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  10. d) Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;

đ) Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  1. Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư.
  2. Điều ước quốc tế về đầu tư là điều ước mà Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ là thành viên của điều ước đó, gồm:
  3. a) Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký ngày 07 tháng 11 năm 2006;
  4. b) Các hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư;
  5. c) Các hiệp định thương mại tự do và các thỏa thuận hội nhập kinh tế khu vực khác;
  6. d) Các điều ước quốc tế khác quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư.
  7. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài là hệ thống thông tin được sử dụng để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài bao gồm: Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư nước ngoài, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xúc tiến đầu tư và Hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
  8. Hồ sơ đăng ký đầu tư là hồ sơ do nhà đầu tư lập để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư và các thủ tục khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này.
  9. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần, số lượng giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  10. Luật Đầu tư là Luật số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  11. Luật Đầu tư năm 2005 là Luật số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
  12. Ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết là ngành, phân ngành quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quyền quy định hoặc không quy định điều kiện đầu tư hoặc không mở cửa ngành, phân ngành dịch vụ đó cho nhà đầu tư nước ngoài.
  13. Vốn đầu tư của dự án là vốn góp của nhà đầu tư và vốn do nhà đầu tư huy động để thực hiện dự án đầu tư được ghi tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  14. Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường thuộc thị xã, thành phố và quận thuộc thành phố.

Điều 3. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

  1. Trong trường hợp văn bản pháp luật mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đang áp dụng đối với nhà đầu tư trước thời điểm văn bản đó có hiệu lực, nhà đầu tư được bảo đảm thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 13 Luật Đầu tư.
  2. Ưu đãi đầu tư được bảo đảm theo quy định tại Khoản 1 Điều này là ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại văn bản pháp luật có hiệu lực trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực, gồm:
  3. a) Ưu đãi đầu tư được quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  4. b) Ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này.
  5. Khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có một trong các loại giấy tờ đó). Văn bản đề nghị gồm các nội dung sau:
  6. a) Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;
  7. b) Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: Loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);
  8. c) Nội dung văn bản pháp luật mới có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư quy định tại Điểm b Khoản này;
  9. d) Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.
  10. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm ưu đãi đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Trường hợp vượt thẩm quyền, Cơ quan đăng ký đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 4. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký đầu tư

  1. Hồ sơ đăng ký đầu tư, các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được làm bằng tiếng Việt.
  2. Trường hợp hồ sơ đăng ký đầu tư có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì nhà đầu tư phải có bản dịch tiếng Việt hợp lệ kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
  3. Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký đầu tư được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đầu tư.
  4. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong trường hợp có sự khác nhau giữa nội dung bản dịch hoặc bản sao với bản chính và trong trường hợp có sự khác nhau giữa bản tiếng Việt với bản tiếng nước ngoài.

Điều 5. Mã số dự án đầu tư

  1. Mã số dự án đầu tư là một dãy số gồm 10 chữ số, được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài và được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Mỗi dự án đầu tư được cấp một mã số duy nhất, không thay đổi trong quá trình hoạt động của dự án và không được cấp cho dự án khác. Mã số dự án đầu tư hết hiệu lực khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động.
  3. Đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác, mã số dự án đầu tư là số Giấy chứng nhận đầu tư, số Giấy phép đầu tư hoặc số giấy tờ tương đương khác đã cấp cho dự án đầu tư. Trường hợp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác được điều chỉnh, dự án đầu tư được cấp mã số mới theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
  4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống nhất sử dụng mã số dự án đầu tư để quản lý và trao đổi thông tin về dự án đầu tư.

Điều 6. Nguyên tắc thực hiện thủ tục đầu tư

  1. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và giải quyết thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký đầu tư và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Cơ quan đăng ký đầu tư không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này.
  3. Khi yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo 01 lần bằng văn bản cho nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi một bộ hồ sơ. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung và lý do của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  4. Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời về nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình.
  5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối cấp, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các thủ tục hành chính về đầu tư khác theo quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này.
  6. Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước không giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và tranh chấp giữa nhà đầu tư với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình hoạt động đầu tư.

Điều 7. Xử lý hồ sơ không chính xác, giả mạo

  1. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký đầu tư không chính xác, Cơ quan đăng ký đầu tư yêu cầu nhà đầu tư làm lại hồ sơ để cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư.
  2. Khi có căn cứ xác định nhà đầu tư có hành vi giả mạo nội dung hồ sơ, tài liệu cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo về hành vi vi phạm của nhà đầu tư và hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp lần đầu hoặc hủy bỏ thay đổi trong nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được ghi trên cơ sở các thông tin giả mạo và khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
  3. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về những thiệt hại phát sinh từ hành vi kê khai thông tin không chính xác, giả mạo nội dung hồ sơ, tài liệu.

Chương II

NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH

Mục 1

THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ NGÀNH, NGHỀ CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Điều 8. Thực hiện quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

  1. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư.
  2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 của Luật Đầu tư trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện như sau:
  3. a) Các chất ma túy quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục chất ma túy, tiền chất và Công ước thống nhất về chống ma túy năm 1961, Công ước Liên hợp quốc năm 1988 về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần;
  4. b) Các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất, sử dụng theo quy định của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và các văn bản hướng dẫn Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận có thông báo trước đối với một số hóa chất nguy hại và thuốc bảo vệ thực vật trong buôn bán quốc tế;
  5. c) Mẫu các loài thực vật, động vật hoang dã quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES).

Điều 9. Thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh

  1. Cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.
  2. Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây:
  3. a) Giấy phép;
  4. b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
  5. c) Chứng chỉ hành nghề;
  6. d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

đ) Văn bản xác nhận;

  1. e) Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không được quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này;
  2. g) Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này.
  3. Mọi cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh đều có quyền được cấp các văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này. Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức và nêu rõ lý do từ chối.
  4. Trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính để được cấp giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều 10. Thực hiện quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

  1. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định này gồm:
  2. a) Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  3. b) Điều kiện về hình thức đầu tư;
  4. c) Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;
  5. d) Điều kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và  điều ước quốc tế về đầu tư.

  1. Nguyên tắc áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:
  2. a) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó;
  3. b) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó; trường hợp đã lựa chọn một điều ước quốc tế thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của điều ước quốc tế đó;
  4. c) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam;
  5. d) Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác;

đ) Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định;

  1. e) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Điểm đ Khoản này và các ngành, phân ngành dịch vụ này đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 13 Nghị định này, Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.

Điều 11. Áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài

  1. Đối với các hoạt động đầu tư thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài.
  2. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.

 

Mục 2

KIỂM SOÁT VÀ CÔNG BỐ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH

VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

Điều 12. Công bố điều kiện đầu tư kinh doanh

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, tập hợp điều kiện đầu tư kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều kiện đầu tư kinh doanh được công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này gồm những nội dung sau đây:
  3. a) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư;
  4. b) Căn cứ áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề quy định tại Điểm a Khoản này;
  5. c) Điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
  6. Trong trường hợp điều kiện đầu tư kinh doanh có sự thay đổi theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, những nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này được cập nhật theo thủ tục sau:
  7. a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày các luật, pháp lệnh, nghị định được ban hành, Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  8. b) Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật điều kiện đầu tư kinh doanh hoặc cập nhật nội dung thay đổi về điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 13. Công bố điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, tập hợp các ngành, nghề và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư và ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 10 Nghị định này để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
  2. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này gồm những nội dung sau đây:
  3. a) Ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  4. b) Căn cứ áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  5. c) Nội dung điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
  6. d) Các ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
  7. Những nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này được cập nhật trong các trường hợp sau:
  8. a) Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài có sự thay đổi theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư;
  9. b) Các ngành, phân ngành dịch vụ quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 10 Nghị định này được điều chỉnh theo kết quả rà soát quy định tại Khoản 1 Điều này.
  10. Những nội dung được cập nhật trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo thủ tục quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Điều 14. Đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh

  1. Ngoài những nội dung theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh gồm những nội dung sau đây:
  2. a) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh dự kiến sửa đổi, bổ sung;
  3. b) Phân tích sự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại các Khoản 1, 3 và 4 Điều 7 Luật Đầu tư;
  4. c) Căn cứ sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và đối tượng phải tuân thủ;
  5. d) Đánh giá tính hợp lý, khả thi của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và sự phù hợp với điều ước quốc tế về đầu tư;

đ) Đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động đầu tư kinh doanh của các đối tượng phải tuân thủ.

  1. Bộ, cơ quan ngang Bộ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất quy định tại Khoản 2 Điều này trong quá trình thẩm định, phê duyệt đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 15. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

  1. Hằng năm và theo yêu cầu quản lý của mình, Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình.
  2. Nội dung rà soát, đánh giá:
  3. a) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ có hiệu lực đến thời điểm rà soát, đánh giá;
  4. b) Đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh; vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện;
  5. c) Đánh giá thay đổi về điều kiện kinh tế – xã hội, kỹ thuật, công nghệ, yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và các điều kiện khác ảnh hưởng đến việc thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
  6. d) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có).
  7. Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi đề xuất theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương III

ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

 

Mục 1

ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

Điều 16. Đối tượng và nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư

  1. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Điều 16 Luật Đầu tư gồm:
  2. a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
  3. b) Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này;
  4. c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  5. d) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng);

đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học công nghệ.

  1. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư:
  2. a) Dự án đầu tư quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  3. b) Dự án đầu tư quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;
  4. c) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư như quy định đối với dự án đầu tư thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt                   khó khăn;
  5. d) Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi đầu tư khác nhau được áp dụng mức ưu đãi cao nhất;

đ) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất quy định tại Mục 55 Phụ lục II Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

  1. e) Ưu đãi tiền thuê đất theo địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất quy định tại Mục 55 Phụ lục II Nghị định này không áp dụng đối với dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh.

Điều 17. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư

  1. Ưu đãi đầu tư ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư gồm những nội dung sau đây:
  2. a) Đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 16 Nghị định này;
  3. b) Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai.
  4. Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư để hưởng ưu đãi đầu tư. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
  5. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư.
  6. Ưu đãi đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
  7. a) Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư đó cho thời gian ưu đãi còn lại;
  8. b) Nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;
  9. c) Trường hợp dự án đầu tư có thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
  10. Tổ chức kinh tế mới thành lập hoặc thực hiện dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế, chuyển đổi sở hữu, chia, tách,  sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng.

 

Mục 2

HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP,

KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU KINH TẾ

Điều 18. Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất

  1. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương để xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được phê duyệt trong từng giai đoạn.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.

Điều 19. Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu kinh tế, khu công nghệ cao

  1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí để hỗ trợ các hoạt động sau đây:
  2. a) Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu công nghệ cao; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình dịch vụ công cộng quan trọng trong khu kinh tế;
  3. b) Bồi thường, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật liệu nổ trong khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế;
  4. c) Bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu nhà ở cho người lao động và khu tái định cư, tái định canh cho người bị thu hồi đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao;
  5. d) Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường của khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế.
  6. Ngoài các hình thức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, khu công nghệ cao được hưởng các chính sách hỗ trợ khác về đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khu công nghệ cao.
  7. Thủ tướng Chính phủ quyết định chính sách phát triển nhà ở trong khu công nghệ cao.

Điều 20. Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất

  1. Hoạt động đầu tư kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giao cho đơn vị sự nghiệp có thu làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất.

 
Chương IV

THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

 

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 21. Trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin về dự án đầu tư

  1. Cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, tài nguyên và môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác có trách nhiệm công bố đầy đủ, công khai quy hoạch, danh mục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
  2. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cung cấp thông tin về quy hoạch, danh mục dự án đầu tư và các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư, các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin theo thẩm quyền cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư.
  3. Nhà đầu tư có quyền sử dụng thông tin theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này để lập hồ sơ đăng ký đầu tư.

Điều 22. Trình tự thực hiện dự án đầu tư

  1. Tùy thuộc tính chất, quy mô và điều kiện của từng dự án, dự án đầu tư được thực hiện theo một hoặc một số thủ tục sau đây:
  2. a) Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này;
  3. b) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại Điều 44 Nghị định này đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế;
  4. c) Thực hiện thủ tục giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);
  5. d) Thực hiện thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có).
  6. Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại văn bản quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư và quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan mà không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.

Điều 23. Thực hiện thủ tục đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài

  1. Trước khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
  2. Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
  3. Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
  4. Trong trường hợp Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài gặp sự cố không thể truy cập, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy trình dự phòng như sau:
  5. a) Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng bản giấy và đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp mã số cho dự án đầu tư. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp mã số dự án và thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  6. b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp theo quy trình dự phòng, Cơ quan đăng ký đầu tư cập nhật thông tin về dự án đầu tư vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoà

Điều 24. Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài

  1. Ngoài thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật về doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện các thủ tục này tại một đầu mối theo trình tự sau:
  2. a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký đầu tư;
  3. b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  4. c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo ý kiến cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  5. d) Trong trường hợp có yêu cầu điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo 01 lần về toàn bộ nội dung không hợp lệ cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

đ) Căn cứ hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đã tiếp nhận, Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp xử lý hồ sơ và trả kết quả cho nhà đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư.

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này và các thủ tục khác có yêu cầu phối hợp giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều 25. Thủ tục lấy ý kiến thẩm định dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

  1. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư để quyết định chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó. Văn bản lấy ý kiến phải xác định nội dung đề nghị có ý kiến theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này và thời hạn trả lời theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này.
  2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại các nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thẩm định, phê duyệt trước đó.
  3. Đối với dự án đầu tư dự kiến thực hiện tại địa điểm không có quy hoạch hoặc không thuộc quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
  4. Đối với dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai trong quá trình thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, trừ dự án đầu tư thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 26. Trách nhiệm thực hiện dự án đầu tư

  1. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, lao động và quy định của pháp luật có liên quan.
  2. Đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan.
  3. Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật liên quan; cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

  1. Nhà đầu tư phải ký quỹ trong trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, trừ các trường hợp sau:
  2. a) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  3. b) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
  4. c) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư;
  5. d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác;

đ) Nhà đầu tư là đơn vị sự nghiệp có thu, công ty phát triển khu công nghệ cao được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế.

  1. Việc ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư sau khi dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư nhưng phải trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời điểm ký quỹ là thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  2. Mức ký quỹ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
  3. a) Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%;
  4. b) Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2%;
  5. c) Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%.
  6. Vốn đầu tư của dự án theo quy định tại Khoản 3 Điều này không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình công cộng thuộc dự án đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong từng giai đoạn, mức ký quỹ được tính theo vốn đầu tư của dự án tương ứng với từng giai đoạn giao đất, cho thuê đất.
  7. Tiền ký quỹ được nộp vào tài khoản của Cơ quan đăng ký đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo lựa chọn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản ký quỹ và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản ký quỹ.
  8. Nhà đầu tư được giảm tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
  9. a) Giảm 25% số tiền ký quỹ đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, kể cả dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;
  10. b) Giảm 50% số tiền ký quỹ đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, kể cả dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  11. Nhà đầu tư đã tạm ứng tiền giải phóng mặt bằng, tái định cư được hoãn thực hiện nghĩa vụ ký quỹ tương ứng với số tiền giải phóng mặt bằng, tái định cư đã tạm ứng.
  12. Nhà đầu tư được hoàn trả tiền ký quỹ theo nguyên tắc sau:
  13. a) Hoàn trả 50% số tiền ký quỹ tại thời điểm nhà đầu tư hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và được cấp các giấy phép, chấp thuận khác theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động xây dựng (nếu có) không chậm hơn tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư;
  14. b) Hoàn trả số tiền ký quỹ còn lại và tiền lãi phát sinh từ khoản ký quỹ (nếu có) tại thời điểm nhà đầu tư hoàn thành việc nghiệm thu công trình xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị để dự án đầu tư hoạt động không chậm hơn tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư;
  15. c) Trường hợp giảm vốn đầu tư của dự án, nhà đầu tư được hoàn trả số tiền ký quỹ tương ứng với số vốn đầu tư giảm theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (điều chỉnh) hoặc văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;
  16. d) Trường hợp dự án đầu tư không thể tiếp tục thực hiện vì lý do bất khả kháng hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nhà đầu tư được xem xét hoàn trả khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với Cơ quan đăng ký đầu tư.
  17. 9. Tiền ký quỹ nộp vào ngân sách nhà nước trừ các trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều này.
  18. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi các điều kiện ký quỹ, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư thỏa thuận điều chỉnh việc ký quỹ theo quy định tại Điều này.

Mục 2

THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ,

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

Điều 28. Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
  2. a) Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  3. b) Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
  4. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
  5. a) Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
  6. b) Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  7. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
  8. a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  9. b) Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
  10. Cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương đã cấp cho nhà đầu tư trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.

Điều 29. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

  1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
  2. Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  3. 3. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đáp ứng các điều kiện sau:
  4. a) Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  5. b) Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này (nếu có).

Điều 30. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư.
  2. Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.
  3. Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó, gồm:
  4. a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất;
  5. b) Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
  6. c) Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (đối với dự án có mục tiêu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài);
  7. d) Ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (đối với dự án thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư);

đ) Công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư (đối với dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư).

  1. Trình tự, thủ tục, nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 33 Luật Đầu tư.
  2. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  4. Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại Khoản 3 Điều này để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ mà không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

Điều 31. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

  1. Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư.
  2. Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án đầu tư để lấy ý kiến về các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
  4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Khoản 3 Điều này có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  5. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung sau đây:
  6. a) Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
  7. b) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có) đối với dự án đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  8. c) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).
  9. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại Khoản 6 Điều 33 Luật Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
  10. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 33 Luật Đầu tư. Văn bản quyết định chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư.
  11. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  12. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Đầu tư phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau:
  13. a) Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 28 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư;
  14. b) Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Điều 32. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Việc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 30 và Điều 31 Nghị định này.
  2. Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này để quyết định chủ trương đầu tư.
  3. Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Đầu tư phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này để quyết định chủ trương đầu tư theo quy định sau:
  4. a) Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 28 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư. Văn bản quyết định chủ trương đầu tư được gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư;
  5. b) Đối với dự án đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Văn bản quyết định chủ trương đầu tư được gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà đầu tư.

 

Mục 3

THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ,

QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

 

Điều 33. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

  1. Trường hợp thay đổi tên dự án đầu tư, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc thay đổi tên nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc tên dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Trường hợp điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; thời hạn hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có) và các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có), nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư, gồm:
  3. a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  4. b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
  5. c) Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư (đối với các trường hợp điều chỉnh nội dung quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 39 Luật Đầu tư);
  6. d) Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư (nếu có).
  7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  8. Việc điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện theo thủ tục quy định tại các Điều 37, 38 và 39 Nghị định này.

Điều 34. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của                  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Trường hợp điều chỉnh mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính; tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư làm thay đổi mục tiêu, quy mô và công suất của dự án đầu tư; điều chỉnh thời hạn thực hiện của dự án đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau:
  2. a) Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định này cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  3. b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh;
  4. c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có ý kiến về nội dung điều chỉnh thuộc phạm vi quản lý của mình;
  5. d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cơ quan quy định tại Điểm c Khoản này, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư và gửi cho Cơ quan đăng ký đầu tư;

  1. e) Căn cứ văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Trường hợp điều chỉnh các nội dung không được quy định tại Khoản 1 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định tương ứng tại Điều 33 Nghị định này.

Điều 35. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của                 Thủ tướng Chính phủ

  1. Trường hợp điều chỉnh mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính; tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư làm thay đổi mục tiêu, quy mô và công suất của dự án đầu tư; điều chỉnh thời hạn thực hiện của dự án đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau:
  2. a) Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định này cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  3. b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để lấy ý kiến về các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này liên quan đến nội dung điều chỉnh;
  4. c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình;
  5. d) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những nội dung quy định tại Khoản 5 Điều 31 Nghị định này liên quan đến nội dung điều chỉnh;

đ) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điểm d Khoản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;

  1. e) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư;
  2. g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  3. Trường hợp điều chỉnh các nội dung không được quy định tại Khoản 1 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định tương ứng tại Điều 33 Nghị định này.

Điều 36. Thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Khi điều chỉnh dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau:
  2. a) Điều chỉnh mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính;
  3. b) Tăng hoặc giảm trên 10% tổng vốn đầu tư làm thay đổi mục tiêu, quy mô và công suất của dự án đầu tư;
  4. c) Điều chỉnh thời hạn thực hiện của dự án đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).
  5. Trình tự, thủ tục quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 34 và Điều 35 Nghị định này.
  6. Đối với dự án quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này liên quan đến nội dung điều chỉnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
  7. Đối với dự án quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định này, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này liên quan đến nội dung điều chỉnh để quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định sau:
  8. a) Đối với dự án đầu tư quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 32 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cơ quan đăng ký đầu tư. Văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư;
  9. b) Đối với dự án đầu tư quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 32 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhà đầu tư.

Điều 37. Thủ tục thay đổi nhà đầu tư trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư

  1. Nhà đầu tư được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng dự án phát sinh thu nhập, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật.
  2. Thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư:
  3. a) Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư, gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư; báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm chuyển nhượng dự án đầu tư; hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương; bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư (nếu có); bản sao Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; bản sao một trong các tài liệu sau của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  4. b) Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư để điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này.
  5. Thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
  6. a) Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  7. b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
  8. c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
  9. d) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo về việc đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cơ quan đăng ký đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;

  1. e) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
  2. Thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
  3. a) Nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  4. b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lấy ý kiến thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;
  5. c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có ý kiến về điều kiện chuyển nhượng thuộc phạm vi quản lý của mình;
  6. d) Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư (nếu có).

đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư;

  1. e) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư;
  2. g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
  3. Thủ tục thay đổi nhà đầu tư đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
  4. Đối với dự án thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi là Ban Quản lý), Ban Quản lý quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư khi đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư.
  5. Đối với dự án đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn và đưa dự án vào khai thác, vận hành thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp dự án thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
  6. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư đó thì thực hiện thủ tục cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Điều 38. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế

  1. Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức lại) được kế thừa và tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư đã thực hiện trước khi tổ chức lại.
  2. Nhà đầu tư quyết định việc tổ chức lại và xử lý tài sản, quyền, nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
  3. Sau khi hoàn thành thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư để điều chỉnh dự án đầu tư. Hồ sơ gồm:
  4. a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  5. b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương đương của nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư;
  6. c) Bản sao nghị quyết hoặc quyết định của nhà đầu tư về việc tổ chức lại, trong đó có nội dung về việc xử lý tài sản, quyền và nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư.
  7. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 3 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh, cấp             Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
  8. Đối với dự án đầu tư không thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh nhà đầu tư theo quy định tại các Khoản 3 và Khoản 4 Điều này. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có                liên quan.

Điều 39. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài

  1. Đối với dự án đầu tư phải điều chỉnh theo bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án, trọng tài thì nhà đầu tư căn cứ bản án, quyết định đó để điều chỉnh, tiếp nhận và tiếp tục triển khai thực hiện dự án đầu tư.
  2. Đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư. Hồ sơ gồm:
  3. a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  4. b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  5. c) Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài.
  6. Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 40. Thủ tục nộp, cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Trường hợp thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đúng với thông tin tại hồ sơ đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.
  3. Đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư, nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có nhu cầu).

Mục 4

THỦ TỤC CHẤM DỨT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 41. Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  1. Dự án đầu tư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.
  2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
  3. a) Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
  4. b) Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư, nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
  5. c) Trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại các Điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
  6. Đối với dự án đầu tư hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư mà không thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư. Trong trường hợp này, nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư tiếp tục có hiệu lực.
  7. Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đồng thời chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế thì dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này và nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
  8. Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như sau:
  9. a) Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
  10. b) Đối với dự án đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
  11. c) Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.

Điều 42. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp Cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư

  1. Trường hợp dự án đầu tư ngừng hoạt động và Cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục sau:
  2. a) Lập biên bản về việc dự án đầu tư ngừng hoạt động và không liên lạc được với nhà đầu tư;
  3. b) Gửi văn bản yêu cầu nhà đầu tư liên lạc với Cơ quan đăng ký đầu tư để giải quyết việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đến địa chỉ mà nhà đầu tư đăng ký với Cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi văn bản theo quy định tại Điểm này mà nhà đầu tư không liên lạc, Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quy định tại Điểm c Khoản này;
  4. c) Gửi văn bản đề nghị hỗ trợ liên lạc với nhà đầu tư đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhà đầu tư cư trú (đối với nhà đầu tư trong nước là cá nhân), cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch (đối với nhà đầu tư nước ngoài) đồng thời đăng tải thông báo yêu cầu nhà đầu tư liên lạc với Cơ quan đăng ký đầu tư để giải quyết việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong thời hạn 90 ngày trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
  5. Sau khi thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều này và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư ngừng hoạt động mà không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
  6. Việc quản lý tài sản của dự án đầu tư sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú.
  7. Trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ sau:
  8. a) Cơ quan đăng ký đầu tư chỉ định người giám sát việc quản lý tài sản của dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có quyền, lợi ích liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  9. b) Cơ quan thuế, hải quan có trách nhiệm thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật có liên quan để thu hồi nợ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của nhà đầu tư đối với nhà nước (nếu có);
  10. c) Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thực hiện thu hồi đất, xử lý tài sản gắn liền với đất trong trường hợp dự án đầu tư thuộc diện thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  11. d) Cơ quan quản lý nhà nước về lao động đề xuất, hướng dẫn hỗ trợ người lao động bị mất việc làm và giải quyết các chế độ liên quan theo quy định của pháp luật về lao động;

đ) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trong phạm vi chức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

  1. Mọi yêu cầu hoặc tranh chấp giữa nhà đầu tư với cá nhân, tổ chức về các quyền, nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư quy định tại Điều này được giải quyết tại Tòa án, Trọng tài theo thỏa thuận giữa các bên và quy định của pháp luật.

Điều 43. Chấm dứt hiệu lực của văn bản quyết định chủ trương đầu tư

Văn bản quyết định chủ trương đầu tư và văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư chấm dứt hiệu lực theo quy định tại văn bản đó hoặc trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư.
 

Mục 5

THÀNH LẬP TỔ CHỨC KINH TẾ, GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN,

PHẦN VỐN GÓP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 44. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

  1. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục như sau:
  2. a) Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này;
  3. b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
  4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế; không xem xét lại nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  5. Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế thành lập theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều 45. Thực hiện dự án đầu tư và hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

  1. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Trong trường hợp có dự án đầu tư mới ngoài dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục sau:
  3. a) Tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này;
  4. b) Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Khoản 5 Điều 71 Luật Đầu tư. Nội dung báo cáo gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, ưu đãi đầu tư (nếu có).
  5. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
  6. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Hồ sơ, trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
  7. Khi đầu tư, giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán và quỹ đại chúng chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán về thủ tục đầu tư, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy định tại Khoản này.

Điều 46. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

  1. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau:
  3. a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  4. b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.
  5. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thực hiện theo thủ tục sau:
  6. a) Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
  7. b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư;
  8. c) Sau khi nhận được thông báo theo quy định tại Điểm b Khoản này, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
  9. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

 
Mục 6
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP,
KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU KINH TẾ
 

Điều 47. Hoạt động của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

  1. Thuê hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho bãi đã xây dựng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  2. Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ, bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, chất thải và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khác (gọi chung là phí sử dụng hạ tầng).
  3. Chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác phục vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
  4. Được cho thuê, cho thuê lại nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các công trình khác đã xây dựng để phục vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
  5. Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 48. Hoạt động của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

  1. Xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi để bán hoặc cho thuê.
  2. Định giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; các loại phí sử dụng hạ tầng; giá cho thuê, giá bán nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các loại phí dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và đăng ký với Ban Quản lý về khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng. Việc đăng ký khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc trong trường hợp có sự điều chỉnh khác so với khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng đã đăng ký.
  3. Thu các loại phí sử dụng hạ tầng.
  4. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
  5. Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

 
Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

 

Mục 1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

 

Điều 49. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư

  1. Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
  2. a) Hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được xây dựng, tập hợp thành chương trình xúc tiến đầu tư, sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  3. b) Khuyến khích các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế trọng điểm theo định hướng thu hút đầu tư từng giai đoạn; các hoạt động xúc tiến đầu tư khác phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá cụ thể về nhu cầu đầu tư, phân tích số liệu, thông tin cập nhật và có giá trị thực tiễn;
  4. c) Chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện thông qua việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án hiệu quả;
  5. d) Khuyến khích kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư với hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và chương trình tuyên truyền đối ngoại, văn hóa;

đ) Khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.

  1. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết nguyên tắc, nội dung, cơ chế xây dựng, thực hiện và phối hợp giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

Điều 50. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động xúc tiến đầu tư.
  2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
  3. a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng định hướng, chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư; hướng dẫn xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp, xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
  4. b) Hướng dẫn thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động xúc tiến đầu tư;
  5. c) Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quy định tại Điểm a Khoản này;
  6. d) Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, quản lý và cử đại diện Việt Nam tại bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;

đ) Tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác xúc tiến đầu tư;

  1. e) Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và định hướng hoạt động xúc tiến đầu tư.
  2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:
  3. a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về định mức sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư;
  4. b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí xúc tiến đầu tư của Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, Chương trình xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  5. c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến đầu tư của bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
  6. d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc bố trí và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.
  7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao:
  8. a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư, kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư trong công tác đối ngoại;
  9. b) Hỗ trợ và tham gia hoạt động xúc tiến đầu tư tại nước ngoài đã được duyệt theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; trường hợp phát sinh hoạt động xúc tiến đầu tư mới, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thông báo và thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi thực hiện;
  10. c) Chủ trì vàhướng dẫnCơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quản lý hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
  11. d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập và biên chế của bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;

đ) Trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quyết định bổ               nhiệm chức vụ ngoại giao và cử cán bộ công tác tại bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;

  1. e) Bố trí cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, điều kiện làm việc, kinh phí hoạt động phù hợp cho bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.
  2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
  3. a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm và dài hạn; đề xuất hoạt động đưa vào Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
  4. b) Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư theo thẩm quyền;
  5. c) Phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

Điều 51. Kinh phí hoạt động xúc tiến đầu tư

  1. Kinh phí thực hiện các hoạt động thuộc chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm được bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm.
  2. Kinh phí xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  3. Kinh phí xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ nguồn ngân sách nhà nước chỉ bố trí cho các hoạt động xúc tiến thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư đã được phê duyệt.

 

Mục 2

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUỐC GIA VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

 

Điều 52. Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

  1. Cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những nội dung sau đây:
  2. a) Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm những nội dung: Đánh giá về tình hình tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tình hình hoạt động của dự án đầu tư;
  3. b) Báo cáo 6 tháng được thực hiện trước ngày 15 tháng 7 hàng năm, gồm những nội dung sau: Đánh giá tình hình đầu tư 6 tháng đầu năm và dự kiến kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư 6 tháng cuối năm;
  4. c) Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 15 tháng 02 của năm sau năm báo cáo, gồm những nội dung sau: Đánh giá tình hình đầu tư cả năm, dự kiến kế hoạch thu hút và giải ngân vốn đầu tư của năm sau, danh mục dự án đầu tư đang có nhà đầu tư quan tâm.
  5. Định kỳ hằng quý, 6 tháng và hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp báo cáo của Cơ quan đăng ký đầu tư thuộc phạm vi quản lý để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo các nội dung báo cáo quy định tại Khoản 1 Điều này sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn báo cáo của Cơ quan đăng ký đầu tư.
  6. Cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định sau:
  7. a) Bộ Tài chính: Định kỳ hằng quý cung cấp thông tin về tình hình cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác đối với doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán; định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo tài chính năm của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi cả nước để báo cáo các chỉ tiêu về tình hình xuất, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, các khoản nộp ngân sách nhà nước của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo quý trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, báo cáo năm trước ngày 31 tháng 5 của năm sau năm báo cáo;
  8. b) Bộ Công Thương: Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động và kết quả hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Thời điểm báo cáo trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo;
  9. c) Bộ Tư pháp: Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, chấm dứt và kết quả hoạt động đối với các chi nhánh và công ty luật. Thời điểm báo cáo trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo;
  10. d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Định kỳ hằng quý báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, chấm dứt hoạt động và kết quả hoạt động đối với các hiện diện thương mại của các công ty tài chính và tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Thời điểm báo cáo trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo;

đ) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình đăng ký, cấp phép cho lao động nước ngoài tại tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo;

  1. e) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình giao, cho thuê và sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo;
  2. g) Bộ Khoa học và Công nghệ: Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình chuyển giao công nghệ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thời điểm báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hằng quý, hằng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 71 Luật Đầu tư.

Điều 53. Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư

Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương các chỉ tiêu sau:

  1. Báo cáo tháng về tình hình thực hiện vốn đầu tư: Trong trường hợp dự án đầu tư có phát sinh vốn đầu tư thực hiện trong tháng, tổ chức kinh tế báo cáo trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày kết thúc tháng báo cáo.
  2. Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: Vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.
  3. Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

Điều 54. Quy định về gửi báo cáo

  1. Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư gửi các báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
  2. Cơ quan đăng ký đầu tư gửi báo cáo bằng văn bản và trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống biểu mẫu và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.

Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; hướng dẫn việc quản lý, vận hành và khai thác sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
  2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành và địa phương vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; tổ chức khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và quy định khác có liên quan.
  3. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư; thực hiện chế độ báo cáo đầu tư và hướng dẫn tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
  4. Cơ quan quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm trao đổi các thông tin về tình hình đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tình hình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 44 và Điều 46 Nghị định này, điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định.
  5. Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư được cấp tài khoản truy cập hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
  6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết việc quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

 

Mục 3

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ,

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Điều 56. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

  1. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 3 Điều 68 Luật Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn được phân công theo quy định của Nghị định này.
  2. Tổ chức giám sát, thanh tra và đánh giá hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Cơ quan đăng ký đầu tư; giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư.
  3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, tập hợp, đăng tải điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
  4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, đánh giá, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
  5. Hướng dẫn, hỗ trợ Cơ quan đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký kinh doanh giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư và đăng ký doanh nghiệp.

Điều 57. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

  1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực thuế, tài chính (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) thuộc thẩm quyền; thẩm tra và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến tài chính, bảo lãnh Chính phủ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về tài nguyên và bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư; thẩm tra và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến đất đai và bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội.
  3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ; trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao; thẩm tra và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến khoa học, công nghệ của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội.
  4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động xây dựng của dự án đầu tư; thẩm tra và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của                    Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội.
  5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về tín dụng và quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư; thẩm tra và có ý kiến về các vấn đề liên quan đến tín dụng và quản lý ngoại hối của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội.
  6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này và các Bộ quản lý ngành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Khoản 4 Điều 68 Luật Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch thu hút các nguồn vốn đầu tư; lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương­.
  2. Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư.
  3. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan đăng ký đầu tư trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư ở địa phương.
  4. Chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất; quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong khu kinh tế.
  5. Chỉ đạo Cơ quan đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng thực hiện liên thông thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư.
  6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

 
Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

 

Điều 59. Quy định đối với dự án đầu tư thực hiện trước ngày               Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành

  1. Nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.
  2. Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  3. Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cho phép thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.

Điều 60. Quy định đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

  1. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư được tiếp tục tổ chức và hoạt động theo quy định tại Giấy phép đầu tư và Điều lệ doanh nghiệp. Đối với những nội dung không được quy định tại Giấy phép đầu tư và Điều lệ doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan theo nguyên tắc sau:
  2. a) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc sở hữu của một nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quy định tương ứng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  3. b) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc sở hữu của hai nhà đầu tư nước ngoài trở lên và doanh nghiệp liên doanh thực hiện quy định tương ứng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  4. c) Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần thực hiện quy định tương ứng đối với công ty cổ phần.
  5. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) được tiếp tục tổ chức và hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và Điều lệ doanh nghiệp. Đối với những nội dung không được quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và Điều lệ doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.

Điều 61. Đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành được chuyển sang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo thủ tục sau:
  2. a) Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư gồm văn bản đề nghị đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
  3. b) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản này. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định lại nội dung dự án đầu tư tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. Nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương tiếp tục có hiệu lực.
  4. Doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành được chuyển sang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo thủ tục sau:
  5. a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính gồm văn bản đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp; bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  6. b) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản này. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định lại nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. Nội dung đăng ký kinh doanh quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hết hiệu lực kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nội dung dự án đầu tư tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương tiếp tục có hiệu lực.
  7. Trường hợp đồng thời có yêu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay cho Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, nhà đầu tư thực hiện thủ tục sau:
  8. a) Đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
  9. b) Đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này (hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều này và hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này).
  10. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có các quyền và nghĩa vụ đối với dự án đầu tư; nhà đầu tư quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với dự án đầu tư với tư cách là thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp.
  11. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành được chuyển sang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ, thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tương ứng tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
  12. Doanh nghiệp có trách nhiệm cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp và không bắt buộc thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh, thông báo mẫu dấu; thành lập, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Điều 62. Điều chỉnh dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành

  1. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 33 Nghị định này tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định nội dung dự án đầu tư được điều chỉnh và ghi lại toàn bộ nội dung dự án đầu tư không điều chỉnh, đang có hiệu lực theo quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  2. Trường hợp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương quy định tại Khoản 1 Điều này đồng thời quy định nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư để thay thế nội dung dự án đầu tư trong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương theo nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này. Nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương tiếp tục có hiệu lực.
  3. Dự án đầu tư không thuộc diện quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành nhưng thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này thì không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư, trừ các trường hợp sau:
  4. a) Mở rộng quy mô dự án đầu tư dẫn đến dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Đầu tư;
  5. b) Bổ sung mục tiêu dự án đầu tư mà mục tiêu được bổ sung thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Đầu tư;
  6. c) Điều chỉnh dự án đầu tư trong đó có bổ sung một trong các nội dung: Đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đầu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; đề nghị Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đề nghị sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
  7. Đối với trường hợp quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 3 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tương ứng tại Mục 3 Chương IV Nghị định này. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư xem xét các nội dung điều chỉnh để quyết định chủ trương đầu tư.
  8. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư thuộc diện quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành làm thay đổi nội dung văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị định này.

Điều 63. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

  1. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định sau:
  2. a) Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  3. b) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
  4. c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh và ghi lại các nội dung đăng ký doanh nghiệp khác không điều chỉnh, đang có hiệu lực theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
  5. d) Nội dung đăng ký kinh doanh quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hết hiệu lực kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nội dung dự án đầu tư tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) tiếp tục có hiệu lực;

đ) Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 46 Nghị định này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 46 Nghị định này trước khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

  1. e) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản này, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
  2. Trường hợp điều chỉnh đồng thời nội dung đăng ký kinh doanh và nội dung dự án đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp điều chỉnh nội dung dự án đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tương ứng tại Điều 62 Nghị định này.
  3. Trường hợp điều chỉnh nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 64. Quy định đối với nhà đầu tư cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam

  1. Đối với dự án đầu tư có cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản thuộc dự án cho Nhà nước Việt Nam hoặc cho Bên Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước thì nhà đầu tư không được điều chỉnh nội dung chuyển giao không bồi hoàn, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  2. Tài sản chuyển giao không bồi hoàn quy định tại Khoản 1 Điều này được chuyển giao nguyên trạng trong điều kiện hoạt động bình thường khi đến thời điểm chuyển giao cho Bên Việt Nam hoặc Nhà nước Việt Nam.

Điều 65. Chấm dứt hoạt động, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

  1. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động, tổ chức lại, giải thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.
  2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Mục 2

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 66. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2015 và thay thế Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của  Luật Đầu tư.
  2. Nghị định này bãi bỏ:
  3. a) Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  4. b) Danh mục lĩnh vực được ưu đãi thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  5. c) Khoản 4 Điều 19 và quy định “Danh mục địa bàn được hưởng ưu đãi tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với địa bàn có địa giới hành chính cụ thể” tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
  6. Trường hợp pháp luật quy định thành phần hồ sơ thực hiện thủ  tục hành chính phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng dự án đầu              tư không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì nhà đầu tư không phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều 67. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam; hướng dẫn thực hiện quy định chuyển tiếp đối với các trường hợp không được quy định tại Mục 1 Chương VI và các điều khoản khác được giao theo quy định tại Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:       
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (3b). XH
 
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
 
 
 
 
 
 
 
 
Nguyễn Tấn Dũng

 
Phụ lục I

DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ)
____________
 

  1. NGÀNH, NGHỀ ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
  2. CÔNG NGHỆ CAO, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
  3. Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  4. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  5. Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  6. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học.
  7. Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.
  8. Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải.
  9. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
  10. NÔNG NGHIỆP
  11. Trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển rừng.
  12. Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
  13. Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản.
  14. Sản xuất, khai thác và tinh chế muối.
  15. Đánh bắt hải sản xa bờ kết hợp ứng dụng các phương thức ngư cụ đánh bắt tiên tiến; dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng cơ sở đóng tàu cá và đóng tàu cá.
  16. Dịch vụ cứu hộ trên biển.

III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

  1. Thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải tập trung.
  2. Xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế.
  3. Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
  4. Phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị.
  5. Đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh chợ tại vùng nông thôn.
  6. VĂN HÓA, XÃ HỘI, THỂ THAO, Y TẾ
  7. Xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.
  8. Đầu tư kinh doanh cơ sở thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh.
  9. Nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới.
  10. Sản xuất nguyên liệu làm thuốc và thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; thuốc sắp hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan; ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế; sản xuất bao bì trực tiếp tiếp xúc với thuốc.
  11. Đầu tư cơ sở sản xuất Methadone.
  12. Đầu tư kinh doanh trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao và trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao cho người khuyết tật; xây dựng cơ sở thể thao có thiết bị, phương tiện luyện tập và thi đấu đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu quốc tế; cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao chuyên nghiệp.
  13. Đầu tư kinh doanh trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa.
  14. Đầu tư kinh doanh trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội; cơ sở cai nghiện ma túy, cai nghiện thuốc lá; cơ sở điều trị HIV/AIDS.
  15. Đầu tư kinh doanh bảo tàng cấp quốc gia, nhà văn hoá dân tộc; đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; rạp hát, trường quay, cơ sở sản xuất phim, in tráng phim; nhà triển lãm mỹ thuật – nhiếp ảnh; sản xuất, chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu, bảo tồn bảo tàng, nhà văn hoá dân tộc và các trường văn hóa nghệ thuật; cơ sở, làng nghề giới thiệu và phát triển các ngành nghề truyền thống.
  16. NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
  17. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, SẢN XUẤT VẬT LIỆU, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
  18. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  19. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).
  20. Sản xuất phôi thép từ quặng sắt, thép cao cấp, hợp kim.
  21. Sản xuất than cốc, than hoạt tính.
  22. Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
  23. Sản xuất hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản, linh kiện nhựa – cao su kỹ thuật.
  24. Sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên (theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
  25. Sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô, đóng tàu.
  26. Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử không thuộc Danh mục A Phụ lục này.
  27. Sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu không thuộc Danh mục A Phụ lục này.
  28. Sản xuất vật liệu thay thế vật liệu Amiăng.
  29. NÔNG NGHIỆP
  30. Nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu; bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu.
  31. Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
  32. Dịch vụ khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, thuỷ sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
  33. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ; bảo quản, chế biến gia cầm, gia súc tập trung công nghiệp.
  34. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.
  35. Khai thác hải sản.

III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

  1. Xây dựng, phát triển hạ tầng cụm công nghiệp.
  2. Xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; xây dựng ký túc xá sinh viên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội; đầu tư xây dựng các khu đô thị chức năng (bao gồm nhà trẻ, trường học, bệnh viện) phục vụ công nhân.
  3. Xử lý sự cố tràn dầu, khắc phục sự cố sạt lở núi, sạt lở đê, bờ sông, bờ biển, đập, hồ chứa và các sự cố môi trường khác; áp dụng công nghệ giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.
  4. Đầu tư kinh doanh trung tâm hội chợ triển lãm hàng hóa, trung tâm logistic, kho hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.
  5. GIÁO DỤC, VĂN HÓA, XÃ HỘI, THỂ THAO, Y TẾ
  6. Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo; đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập ở các bậc học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
  7. Sản xuất trang thiết bị y tế, xây dựng kho bảo quản dược phẩm, dự trữ thuốc chữa bệnh cho người để phòng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
  8. Sản xuất nguyên liệu làm thuốc và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh; phòng, chữa bệnh cho động vật, thủy sản.
  9. Đầu tư cơ sở thử nghiệm sinh học, đánh giá sinh khả dụng của thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng thuốc.
  10. Đầu tư nghiên cứu chứng minh cơ sở khoa học của bài thuốc Đông y, thuốc cổ truyền và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc Đông y, thuốc cổ truyền.
  11. Đầu tư kinh doanh trung tâm thể dục, thể thao, nhà tập luyện, câu lạc bộ thể dục thể thao, sân vận động, bể bơi; cơ sở sản xuất, chế tạo, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện tập luyện thể dục thể thao.
  12. Đầu tư kinh doanh thư viện công cộng, rạp chiếu phim.
  13. Đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở dịch vụ hỏa táng, điện táng.
  14. NGÀNH, NGHỀ KHÁC
  15. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.

 
Phụ lục II

DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ)
__________
 

STT Tỉnh Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn
1 Bắc Kạn Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Bắc Kạn
2 Cao Bằng Toàn bộ các huyện và thành phố Cao Bằng
3 Hà Giang Toàn bộ các huyện và thành phố Hà Giang
4 Lai Châu Toàn bộ các huyện và thành phố
Lai Châu
5 Sơn La Toàn bộ các huyện và thành phố Sơn La
6 Điện Biên Toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Điện Biên
7 Lào Cai Toàn bộ các huyện Thành phố Lào Cai
8 Tuyên Quang Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình Các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang
9 Bắc Giang Huyện Sơn Động Các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa
10 Hòa Bình Các huyện Đà Bắc, Mai Châu Các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy
11 Lạng Sơn Các huyện Bình Gia, Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bắc Sơn Các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng
12 Phú Thọ Các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập Các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê
13 Thái Nguyên Các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ Các huyện Phổ Yên, Phú Bình
14 Yên Bái Các huyện Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu Các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ
15 Quảng Ninh Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện đảo Cô Tô và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh. Các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà
16 Hải Phòng Các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Hải
17 Hà Nam Các huyện Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục
18 Nam Định Các huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng
19 Thái Bình Các huyện Thái Thụy, Tiền Hải
20 Ninh Bình Các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Tam Điệp, Yên Mô
21 Thanh Hóa Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân Các huyện Thạch Thành, Nông Cống
22 Nghệ An Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn Các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương và thị xã Thái Hòa
23 Hà Tĩnh Các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Lộc Hà, Kỳ Anh Các huyện Đức Thọ, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc
24 Quảng Bình Các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch Các huyện còn lại và thị xã            Ba Đồn
25 Quảng Trị Các huyện Hướng Hóa, Đa Krông, huyện đảo Cồn Cỏ và các đảo thuộc tỉnh Các huyện còn lại
26 Thừa Thiên Huế Các huyện A Lưới, Nam Đông Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang và thị xã Hương Trà
27 Đà Nẵng Huyện đảo Hoàng Sa
28 Quảng Nam Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành, Nông Sơn, Thăng Bình và đảo Cù Lao Chàm Các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Phú Ninh, Duy Xuyên
29 Quảng Ngãi Các huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà, Sơn Tịnh và huyện đảo Lý Sơn Huyện Nghĩa Hành
30 Bình Định Các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn, Hoài Ân, Phù Mỹ Huyện Tuy Phước
31 Phú Yên Các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa Thị xã Sông Cầu; các huyện Đông Hòa, Tuy An
32 Khánh Hòa Các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc tỉnh Các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh
33 Ninh Thuận Toàn bộ các huyện  Thành phố Phan Rang –            Tháp Chàm
34 Bình Thuận Huyện Phú Quý Các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân
35 Đắk Lắk Toàn bộ các huyện và thị xã Buôn Hồ Thành phố Buôn Ma Thuột
36 Gia Lai Toàn bộ các huyện và thị xã Thành phố Pleiku
37 Kon Tum Toàn bộ các huyện và thành phố
38 Đắk Nông Toàn bộ các huyện và thị xã
39 Lâm Đồng Toàn bộ các huyện Thành phố Bảo Lộc
40 Bà Rịa – Vũng Tàu Huyện Côn Đảo Huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc
41 Tây Ninh Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu Các huyện còn lại
42 Bình Phước Các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Phú Riềng Các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long, Phước Long
43 Long An Các huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng Thị xã Kiến Tường; các huyện Tân Thạnh, Đức Hòa, Thạnh Hóa
44 Tiền Giang Các huyện Tân Phước, Tân Phú Đông Các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây
45 Bến Tre Các huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại Các huyện còn lại
46 Trà Vinh Các huyện Châu Thành, Trà Cú Các huyện Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần, thành phố Trà Vinh
47 Đồng Tháp Các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười và thị xã Hồng Ngự Các huyện còn lại
48 Vĩnh Long Các huyện Trà Ôn, Bình Tân, Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình
49 Sóc Trăng Toàn bộ các huyện và thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm Thành phố Sóc Trăng
50 Hậu Giang Toàn bộ các huyện và thị xã Ngã Bảy Thành phố Vị Thanh
51 An Giang Các huyện An Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn, Tịnh Biên và thị xã Tân Châu Thành phố Châu Đốc và các huyện còn lại
52 Bạc Liêu Toàn bộ các huyện và thị xã Thành phố Bạc Liêu
53 Cà Mau Toàn bộ các huyện và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh Thành phố Cà Mau
54 Kiên Giang Toàn bộ các huyện, các đảo, hải đảo thuộc tỉnh và thị xã Hà Tiên Thành phố Rạch Giá
55 Khu kinh tế, khu công nghệ cao (kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quy định của Chính phủ). Khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập theo quy định của Chính phủ.

 
 

The post Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư appeared first on MP Law Firm.

]]>
BỘ LUẬT DÂN SỰ https://mplaw.vn/en/bo-luat-dan-su-2/ Thu, 15 Mar 2018 18:00:09 +0000 http://law.imm.fund/?p=1926  QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Luật số: 91/2015/QH13 Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015 BỘ LUẬT DÂN SỰ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự. Phần […]

The post BỘ LUẬT DÂN SỰ appeared first on MP Law Firm.

]]>
 QUỐC HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Luật số: 91/2015/QH13 Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015

BỘ LUẬT

DÂN SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự.

Phần thứ nhất

QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Điều 2. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự

  1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
  2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

  1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
  2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
  3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
  4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự

  1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

  1. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
  2. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Điều 5. Áp dụng tập quán

  1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
  2. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này

Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật

  1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
  2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự

  1. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
  2. Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

Chương II

XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ

Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

  1. Hợp đồng;
  2. Hành vi pháp lý đơn phương;
  3. Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật;
  4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
  5. Chiếm hữu tài sản;
  6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
  7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
  8. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
  9. Căn cứ khác do pháp luật quy định

Điều 9. Thực hiện quyền dân sự

  1. Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với quy định tại Điều 3 và Điều 10 của Bộ luật này.
  2. Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 10. Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự

  1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
  2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

Điều 11. Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

  1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;
  2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  4. Buộc thực hiện nghĩa vụ;
  5. Buộc bồi thường thiệt hại;
  6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;
  7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.

Điều 12. Tự bảo vệ quyền dân sự
Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Điều 13. Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điều 14. Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền

  1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.

Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.
Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.

  1. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.

Điều 15. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền
Khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Trường hợp quyết định cá biệt bị hủy thì quyền dân sự bị xâm phạm được khôi phục và có thể được bảo vệ bằng các phương thức quy định tại Điều 11 của Bộ luật này.

Chương III

CÁ NHÂN

Mục 1

NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ, NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

  1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
  2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
  3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Điều 17. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

  1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
  2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
  3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 20. Người thành niên

  1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
  2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

  1. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  2. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

  1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

  1. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

  1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

  1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

  1. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
  2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Mục 2

QUYỀN NHÂN THÂN

Điều 25. Quyền nhân thân

  1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.

Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Điều 26. Quyền có họ, tên

  1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
  2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

  1. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

  1. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
  2. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 27. Quyền thay đổi họ

  1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
  2. a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
  3. b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
  4. c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
  5. d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

  1. e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
  2. g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
  3. h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
  4. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
  5. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Điều 28. Quyền thay đổi tên

  1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
  2. a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
  3. b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
  4. c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
  5. d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

  1. e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
  2. g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
  3. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
  4. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc

  1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
  2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

  1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:
  2. a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
  3. b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
  4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.
  5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử

  1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
  2. Cá nhân chết phải được khai tử.
  3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
  4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.

Điều 31. Quyền đối với quốc tịch

  1. Cá nhân có quyền có quốc tịch.
  2. Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định.
  3. Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật.

Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

  1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

  1. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
  2. a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
  3. b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
  4. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

  1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
  2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
  3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  1. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
  3. b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
  4. c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

  1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

  1. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
  2. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
  3. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

  1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
  2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
  3. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.

Điều 36. Quyền xác định lại giới tính

  1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

  1. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  2. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

  1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
  2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

  1. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

  1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

  1. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Mục 3

NƠI CƯ TRÚ

Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân

  1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
  2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
  3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.

Điều 41. Nơi cư trú của người chưa thành niên

  1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
  2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Điều 42. Nơi cư trú của người được giám hộ

  1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
  2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Điều 43. Nơi cư trú của vợ, chồng

  1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
  2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.

Điều 44. Nơi cư trú của quân nhân

  1. Nơi cư trú của quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân.
  2. Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.

Điều 45. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.

Mục 4

GIÁM HỘ

Điều 46. Giám hộ

  1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
  2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
  3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
Điều 47. Người được giám hộ

  1. Người được giám hộ bao gồm:
  2. a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  3. b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  4. c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
  5. d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  6. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Điều 48. Người giám hộ

  1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
  2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
  3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
  3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
  4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Điều 50. Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;
  2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Điều 51. Giám sát việc giám hộ

  1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.

Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó.
Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.

  1. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
  2. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
  3. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
  4. a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
  5. b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;
  6. c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.

Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

  1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ;
  2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;
  3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

  1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ;
  2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;
  3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Điều 54. Cử, chỉ định người giám hộ

  1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

  1. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
  2. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
  3. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.

Điều 55. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi

  1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
  2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
  4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 56. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

  1. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Điều 57. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

  1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
  3. b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
  4. c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
  5. d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
  6. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 58. Quyền của người giám hộ

  1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
  2. a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
  3. b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
  4. c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
  5. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ

  1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

  1. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 60. Thay đổi người giám hộ

  1. Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:
  2. a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;
  3. b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
  4. c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
  5. d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
  6. Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật này.
  7. Thủ tục thay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Điều 61. Chuyển giao giám hộ

  1. Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.
  2. Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Cơ quan cử, chỉ định người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.
  3. Trường hợp thay đổi người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật này thì cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.

Điều 62. Chấm dứt việc giám hộ

  1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
  2. a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  3. b) Người được giám hộ chết;
  4. c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
  5. d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
  6. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Điều 63. Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

  1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
  2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
  3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
  4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

Mục 5

THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT TẠI NƠI CƯ TRÚ, TUYÊN BỐ MẤT TÍCH, TUYÊN BỐ CHẾT

Điều 64. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó

Khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này.
Điều 65. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

  1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:
  2. a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý;
  3. b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
  4. c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
  5. Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

  1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.
  2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.
  3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
  4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 67. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

  1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.
  2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.
  3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

Điều 68. Tuyên bố mất tích

  1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

  1. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
  2. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Điều 69. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích
Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.
Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Điều 70. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích

  1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
  2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
  3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
  4. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Điều 71. Tuyên bố chết

  1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
  2. a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  3. b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  4. c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  5. d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
  6. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
  7. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

  1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
  2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 73. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết

  1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
  2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
  3. a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
  4. b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
  5. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

  1. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.
  2. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Chương IV

PHÁP NHÂN

Điều 74. Pháp nhân

  1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  3. b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  4. c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  5. d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  6. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 75. Pháp nhân thương mại

  1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
  2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
  3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 76. Pháp nhân phi thương mại

  1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
  2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
  3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 77. Điều lệ của pháp nhân

  1. Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.

2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

  1. a) Tên gọi của pháp nhân;
  2. b) Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;
  3. c) Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
  4. d) Vốn điều lệ, nếu có;

đ) Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

  1. e) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
  2. g) Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;
  3. h) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
  4. i) Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  5. k) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;
  6. l) Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.

Điều 78. Tên gọi của pháp nhân

  1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt.
  2. Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
  3. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
  4. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Điều 79. Trụ sở của pháp nhân

  1. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân.

Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.

  1. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

Điều 80. Quốc tịch của pháp nhân
Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
Điều 81. Tài sản của pháp nhân
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Điều 82. Thành lập, đăng ký pháp nhân

  1. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.

Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

  1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
  2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
  4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
  6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Điều 85. Đại diện của pháp nhân
Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này.
Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

  1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

  1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
  2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

  1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

  1. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 88. Hợp nhất pháp nhân

  1. Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.
  2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

Điều 89. Sáp nhập pháp nhân

  1. Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).
  2. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Điều 90. Chia pháp nhân

  1. Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân.
  2. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.

Điều 91. Tách pháp nhân

  1. Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân.
  2. Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình phù hợp với mục đích hoạt động.

Điều 92. Chuyển đổi hình thức của pháp nhân

  1. Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
  2. Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.

Điều 93. Giải thể pháp nhân

  1. Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:
  2. a) Theo quy định của điều lệ;
  3. b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  4. c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  5. d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  6. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.

Điều 94. Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

  1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:
  2. a) Chi phí giải thể pháp nhân;
  3. b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  4. c) Nợ thuế và các khoản nợ khác.
  5. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.
  6. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.

Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.
Điều 95. Phá sản pháp nhân
Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Điều 96. Chấm dứt tồn tại pháp nhân

  1. Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong trường hợp sau đây:
  2. a) Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân theo quy định tại các điều 88, 89, 90, 92 và 93 của Bộ luật này;
  3. b) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
  4. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  5. Khi pháp nhân chấm dứt tồn tại, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương V

NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG, Ở ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUAN HỆ DÂN SỰ

Điều 97. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 99 và Điều 100 của Bộ luật này.
Điều 98. Đại diện tham gia quan hệ dân sự
Việc đại diện cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương tham gia quan hệ dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước. Việc đại diện thông qua cá nhân, pháp nhân khác chỉ được thực hiện trong các trường hợp và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Điều 99. Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự

  1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Pháp nhân do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương.
  3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định của pháp luật.
  4. Cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, ở địa phương, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Điều 100. Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự với một bên là nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài

  1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau đây:
  2. a) Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ;
  3. b) Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ;
  4. c) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ.
  5. Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của nhà nước, cơ quan nhà nước của nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương, pháp nhân, cá nhân Việt Nam được áp dụng tương tự khoản 1 Điều này.

Chương VI

HỘ GIA ĐÌNH, TỔ HỢP TÁC VÀ TỔ CHỨC KHÁC KHÔNG CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRONG QUAN HỆ DÂN SỰ

Điều 101. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

  1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.

  1. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.

Điều 102. Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

  1. Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.
  2. Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.
  3. Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 103. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.

2. Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này.

  1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.

Điều 104. Hậu quả pháp lý đối với giao dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện

1. Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định tại các điều 130, 142 và 143 của Bộ luật này.

  1. Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Chương VII

TÀI SẢN

Điều 105. Tài sản

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Điều 106. Đăng ký tài sản

  1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.
  2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
  3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

Điều 107. Bất động sản và động sản

  1. Bất động sản bao gồm:
  2. a) Đất đai;
  3. b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  4. c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  5. d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  6. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

  1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
  2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
  3. a) Tài sản chưa hình thành;
  4. b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Điều 109. Hoa lợi, lợi tức

  1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
  2. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

Điều 110. Vật chính và vật phụ

  1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
  2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
  3. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 111. Vật chia được và vật không chia được

  1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
  2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
Điều 112. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

  1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

  1. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Điều 113. Vật cùng loại và vật đặc định

  1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

  1. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.
Điều 114. Vật đồng bộ
Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 115. Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Chương VIII

GIAO DỊCH DÂN SỰ

Điều 116. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  3. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  4. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  5. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Điều 118. Mục đích của giao dịch dân sự
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện

  1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
  2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Điều 121. Giải thích giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
  2. a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
  3. b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
  4. c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
  5. Việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 của Bộ luật này; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật này.

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

  1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
  2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

  1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
  3. a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
  4. b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
  5. c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

  1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

  1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
  2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  1. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  2. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

  1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
  2. a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
  3. b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
  4. c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
  5. d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

  1. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
  2. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

  1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
  2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

  1. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Chương IX

ĐẠI DIỆN

Điều 134. Đại diện

  1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
  3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

  1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Điều 137. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

  1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
  2. a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
  3. b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
  4. c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
  5. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

  1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
  3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

  1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
  2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
  3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Điều 140. Thời hạn đại diện

  1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
  2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
  3. a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
  4. b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
  5. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
  6. a) Theo thỏa thuận;
  7. b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
  8. c) Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
  9. d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

  1. e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
  2. g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
  3. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
  4. a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
  5. b) Người được đại diện là cá nhân chết;
  6. c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  7. d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Điều 141. Phạm vi đại diện

  1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
  2. a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  3. b) Điều lệ của pháp nhân;
  4. c) Nội dung ủy quyền;
  5. d) Quy định khác của pháp luật.
  6. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  7. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  8. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

  1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
  3. b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
  4. c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
  5. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
  6. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
  7. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Điều 143. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

  1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Người được đại diện đồng ý;
  3. b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
  4. c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.
  5. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
  6. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
  7. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Chương X

THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU

Mục 1

THỜI HẠN

Điều 144. Thời hạn

  1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
  2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Điều 145. Áp dụng cách tính thời hạn

  1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  2. Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 146. Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn

  1. Trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:
  2. a) Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;
  3. b) Nửa năm là sáu tháng;
  4. c) Một tháng là ba mươi ngày;
  5. d) Nửa tháng là mười lăm ngày;

đ) Một tuần là bảy ngày;

  1. e) Một ngày là hai mươi tư giờ;
  2. g) Một giờ là sáu mươi phút;
  3. h) Một phút là sáu mươi giây.
  4. Trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:
  5. a) Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;
  6. b) Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;
  7. c) Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.
  8. Trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:
  9. a) Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một;
  10. b) Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;
  11. c) Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.

Điều 147. Thời điểm bắt đầu thời hạn

  1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
  2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.
  3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.

Điều 148. Kết thúc thời hạn

  1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
  2. Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
  3. Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
  4. Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
  5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
  6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Mục 2

THỜI HIỆU

Điều 149. Thời hiệu

  1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Điều 150. Các loại thời hiệu

  1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
  2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
  3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
  4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Điều 151. Cách tính thời hiệu
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Điều 152. Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.
Điều 153. Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

  1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
  2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
  3. a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
  4. b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
  5. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

Điều 154. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

  1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

  1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
  2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác;
  3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;
  4. Trường hợp khác do luật quy định.

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

  1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

  1. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  2. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
  3. a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
  4. b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Điều 157. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

  1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:
  2. a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  3. b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  4. c) Các bên đã tự hoà giải với nhau.
  5. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Phần thứ hai

QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Chương XI

QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1

NGUYÊN TẮC XÁC LẬP, THỰC HIỆN QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Điều 159. Quyền khác đối với tài sản

  1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
  2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
  3. a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
  4. b) Quyền hưởng dụng;
  5. c) Quyền bề mặt.

Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

  1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

  1. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

Điều 161. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

  1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.

  1. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản

  1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Mục 2

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Điều 163. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

  1. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
  2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

  1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
  2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

  1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
  2. a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
  3. b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
  4. c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
  5. d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

  1. e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
  2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

  1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
Điều 169. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.
Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

Mục 3

GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Điều 171. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết

  1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
  2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
  3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật này.

Điều 172. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Điều 173. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

  1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

  1. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản

  1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
  2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

  1. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại

  1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
  2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.

  1. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.

Điều 178. Trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề

  1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.

Chương XII

CHIẾM HỮU

Điều 179. Khái niệm chiếm hữu

  1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
  2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.
Điều 180. Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình
Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Điều 182. Chiếm hữu liên tục

  1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
  2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Điều 183. Chiếm hữu công khai

  1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
  2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.

Điều 184. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

  1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.
  2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.
  3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu
Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

Chương XIII

QUYỀN SỞ HỮU

Mục 1

NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU

Tiểu mục 1

QUYỀN CHIẾM HỮU

Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản

  1. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
  2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

  1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
  2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
  3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Tiểu mục 2

QUYỀN SỬ DỤNG

Điều 189. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 191. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Tiểu mục 3

QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT

Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Điều 193. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

Điều 194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Điều 196. Hạn chế quyền định đoạt

  1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
  2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

Mục 2

HÌNH THỨC SỞ HỮU

Tiểu mục 1

SỞ HỮU TOÀN DÂN

Điều 197. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Điều 198. Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân

  1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
  2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 199. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

Điều 200. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

  1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 201. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân

  1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
  2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

Điều 202. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

  1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
  2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

Điều 203. Quyền của cá nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Cá nhân, pháp nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thuỷ sản, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 204. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý

Đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý thì Chính phủ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vào khai thác.

Tiểu mục 2

SỞ HỮU RIÊNG

Điều 205. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng

  1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.

2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

Điều 206. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng

  1. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật.
  2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Tiểu mục 3

SỞ HỮU CHUNG

Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

  1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
  2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Điều 208. Xác lập quyền sở hữu chung
Quyền sở hữu chung được xác lập theo thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
Điều 209. Sở hữu chung theo phần

  1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
  2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất

  1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

  1. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng

  1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
  2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

  1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
  2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng

  1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
  2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  3. Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
  5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

Điều 214. Sở hữu chung trong nhà chung cư

  1. Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thoả thuận khác.
  2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.
  3. Trường hợp nhà chung cư bị tiêu huỷ thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật.

Điều 215. Sở hữu chung hỗn hợp

  1. Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
  2. Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
  3. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.

Điều 216. Quản lý tài sản chung
Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 217. Sử dụng tài sản chung

  1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 218. Định đoạt tài sản chung

  1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
  2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
  3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

  1. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
  2. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
  3. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

  1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Điều 220. Chấm dứt sở hữu chung
Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Tài sản chung đã được chia;
  2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;
  3. Tài sản chung không còn;
  4. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Mục 3

XÁC LẬP, CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Tiểu mục 1

XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU

Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

  1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
  2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
  3. Thu hoa lợi, lợi tức;
  4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
  5. Được thừa kế;
  6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
  7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  8. Trường hợp khác do luật quy định.

Điều 222. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
Người tiến hành hoạt động sáng tạo có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Điều 223. Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.
Điều 224. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức
Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.
Điều 225. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập

  1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:
  3. a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;
  4. b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới;
  5. c) Quyền khác theo quy định của luật.
  6. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:
  7. a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại;
  8. b) Quyền khác theo quy định của luật.
  9. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của mình vào một bất động sản của người khác thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu người sáp nhập dỡ bỏ tài sản sáp nhập trái phép và bồi thường thiệt hại hoặc giữ lại tài sản và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản sáp nhập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 226. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn

  1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.
  2. Khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khác vào tài sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn có một trong các quyền sau đây:
  3. a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó;
  4. b) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại nếu không nhận tài sản mới.

Điều 227. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến

  1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.
  2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
  3. Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

  1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

  1. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.
Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 229. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy

  1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
  2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
  3. a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
  4. b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

  1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

  1. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
  2. a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
  3. b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 231. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

  1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
  2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Điều 232. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

  1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.
  2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước
Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.
Điều 234. Xác lập quyền sở hữu do được thừa kế
Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này.
Điều 235. Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Tiểu mục 2

CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Điều 237. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
  2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;
  3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ;
  4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;
  5. Tài sản bị trưng mua;
  6. Tài sản bị tịch thu;
  7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này;
  8. Trường hợp khác do luật quy định.

Điều 238. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác
Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Điều 239. Từ bỏ quyền sở hữu

Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Điều 240. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác

Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật này thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.
Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này hoặc quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.

Điều 241. Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu

  1. Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.
  2. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.
  3. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.
  4. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 242. Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ

Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.

Điều 243. Tài sản bị trưng mua

Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

Điều 244. Tài sản bị tịch thu

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

Chương XIV

QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Mục 1

QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ

Điều 245. Quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

Điều 246. Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.

Điều 247. Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Điều 248. Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề

Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

  1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;
  2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;
  3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Điều 249. Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề

Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.
Điều 250. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
Điều 251. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.
Điều 252. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề
Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
Điều 253. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.
Điều 254. Quyền về lối đi qua

  1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  1. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  2. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Điều 255. Mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác
Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Điều 256. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người;
  2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền;
  3. Theo thỏa thuận của các bên;
  4. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Mục 2
QUYỀN HƯỞNG DỤNG
Điều 257. Quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Điều 258. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.
Điều 259. Hiệu lực của quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Điều 260. Thời hạn của quyền hưởng dụng

  1. Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.
  2. Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 261. Quyền của người hưởng dụng

  1. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
  2. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.
  3. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.

Điều 262. Nghĩa vụ của người hưởng dụng

  1. Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.
  2. Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.
  3. Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
  4. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.
  5. Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.

Điều 263. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản

  1. Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.
  2. Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
  3. Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.
  4. Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.

Điều 264. Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức

  1. Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.
  2. Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.

Điều 265. Chấm dứt quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết;
  2. Theo thỏa thuận của các bên;
  3. Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng;
  4. Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định;
  5. Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn;
  6. Theo quyết định của Tòa án;
  7. Căn cứ khác theo quy định của luật.

Điều 266. Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng
Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Mục 3
QUYỀN BỀ MẶT
Điều 267. Quyền bề mặt
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
Điều 268. Căn cứ xác lập quyền bề mặt
Quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Điều 269. Hiệu lực của quyền bề mặt
Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Điều 270. Thời hạn của quyền bề mặt

  1. Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
  2. Trường hợp thoả thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.

Điều 271. Nội dung của quyền bề mặt

  1. Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.

Điều 272. Chấm dứt quyền bề mặt
Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết;
  2. Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một;
  3. Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình;
  4. Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai;
  5. Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

Điều 273. Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt

  1. Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  2. Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.
Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.

Phần thứ ba

NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG

Chương XV

QUY ĐỊNH CHUNG

Mục 1

CĂN CỨ PHÁT SINH VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHĨA VỤ

Điều 274. Nghĩa vụ

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng;

2. Hành vi pháp lý đơn phương;

3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Điều 276. Đối tượng của nghĩa vụ

1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.

2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định.

Mục 2

THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Điều 277. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ

1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận.

2. Trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:

a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 278. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.

3. Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.

Điều 279. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận, nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 281. Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

1. Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.

2. Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.

Điều 282. Thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ

Nghĩa vụ được thực hiện theo định kỳ theo thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 283. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba

Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Điều 284. Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện

1. Trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

2. Trường hợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật này.

Điều 285. Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn

1. Nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tuỳ ý lựa chọn, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền.

2. Bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về việc tài sản hoặc công việc được lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có quyền đã xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ được lựa chọn thì bên có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng thời hạn.

3. Trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì bên có nghĩa vụ phải giao tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó.

Điều 286. Thực hiện nghĩa vụ thay thế được

Nghĩa vụ thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ đó.

Điều 287. Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ

Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.

Điều 288. Thực hiện nghĩa vụ liên đới

1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.

3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.

4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.

Điều 289. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới

1. Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.

3. Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.

Điều 290. Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần

1. Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện.

2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 291. Thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần

1. Nghĩa vụ không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ phải được thực hiện cùng một lúc.

2. Trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được theo phần thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.

Mục 3

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ

Tiểu mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản;

2. Thế chấp tài sản;

3. Đặt cọc;

4. Ký cược;

5. Ký quỹ;

6. Bảo lưu quyền sở hữu;

7. Bảo lãnh;

8. Tín chấp;

9. Cầm giữ tài sản.

Điều 293. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.

3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

1. Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Điều 301. Giao tài sản bảo đảm để xử lý

Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Điều 302. Quyền nhận lại tài sản bảo đảm

Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Điều 304. Bán tài sản cầm cố, thế chấp

1. Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

2. Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật này và quy định sau đây:

a) Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật này;

b) Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

1. Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.

2. Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.

3. Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.

4. Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Điều 306. Định giá tài sản bảo đảm

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.

2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.

3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.

Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Tiểu mục 2

CẦM CỐ TÀI SẢN

Điều 309. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản

1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố

1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận.

2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 312. Quyền của bên cầm cố

1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Điều 314. Quyền của bên nhận cầm cố

1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận.

4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Điều 315. Chấm dứt cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;

2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Tài sản cầm cố đã được xử lý;

4. Theo thoả thuận của các bên.

Điều 316. Trả lại tài sản cầm cố

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Tiểu mục 3

THẾ CHẤP TÀI SẢN

Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Điều 318. Tài sản thế chấp

1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Điều 319. Hiệu lực của thế chấp tài sản

1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp

1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

Điều 321. Quyền của bên thế chấp

1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận.

2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Điều 322. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp

1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

Điều 324. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

1. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:

a) Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;

b) Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;

b) Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;

c) Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 325. Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất

1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 326. Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất

1. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 327. Chấm dứt thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

2. Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Tài sản thế chấp đã được xử lý;

4. Theo thoả thuận của các bên.

Tiểu mục 4
ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
Điều 328. Đặt cọc

  1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
  2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 329. Ký cược

  1. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
  2. Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Điều 330. Ký quỹ

  1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
  2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
  3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tiểu mục 5
BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU
Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

  1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
  2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
  3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 332. Quyền đòi lại tài sản
Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

  1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
  2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 334. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong;
  2. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu;
  3. Theo thỏa thuận của các bên.

Tiểu mục 6
BẢO LÃNH
Điều 335. Bảo lãnh

  1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Điều 336. Phạm vi bảo lãnh

  1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
  2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.

Điều 337. Thù lao
Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thoả thuận.
Điều 338. Nhiều người cùng bảo lãnh
Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Điều 339. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

  1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
  2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
  3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Điều 340. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 341. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

  1. Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
  2. Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
  3. Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.

Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

  1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
  2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Điều 343. Chấm dứt bảo lãnh
Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt;
  2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
  3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
  4. Theo thỏa thuận của các bên.

Tiểu mục 7
TÍN CHẤP
Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội
Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Điều 345. Hình thức, nội dung tín chấp
Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
Tiểu mục 8
CẦM GIỮ TÀI SẢN
Điều 346. Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Điều 347. Xác lập cầm giữ tài sản

  1. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  2. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.

Điều 348. Quyền của bên cầm giữ

  1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
  2. Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
  3. Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý.

Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Điều 349. Nghĩa vụ của bên cầm giữ

  1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
  2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
  3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
  4. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
  5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.

Điều 350. Chấm dứt cầm giữ
Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế;
  2. Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ;
  3. Nghĩa vụ đã được thực hiện xong;
  4. Tài sản cầm giữ không còn;
  5. Theo thỏa thuận của các bên.

Mục 4
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

  1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

  1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  2. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Điều 352. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.
Điều 353. Chậm thực hiện nghĩa vụ

  1. Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.
  2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.

Điều 354. Hoãn thực hiện nghĩa vụ

  1. Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo.

  1. Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.

Điều 355. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

  1. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.
  2. Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.
  3. Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và phải thông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.

Điều 356. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

  1. Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.
  2. Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.
  3. Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

  1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
  2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

  1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.
  2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Điều 359. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

  1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
  2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Điều 362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình.
Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự
Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Mục 5
CHUYỂN GIAO QUYỀN YÊU CẦU VÀ CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ
Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu

  1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ trường hợp sau đây:
  2. a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
  3. b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.
  4. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
Điều 366. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ

  1. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.
  2. Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

Điều 367. Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu
Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 368. Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
Điều 369. Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ

  1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
  2. Trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ

  1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
  2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm
Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Mục 6
CHẤM DỨT NGHĨA VỤ
Điều 372. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ
Nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ được hoàn thành;
  2. Theo thoả thuận của các bên;
  3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;
  4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
  5. Nghĩa vụ được bù trừ;
  6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một;
  7. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết;
  8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  9. Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;
  10. Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác;
  11. Trường hợp khác do luật quy định.

Điều 373. Hoàn thành nghĩa vụ
Nghĩa vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện.
Điều 374. Hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ
Khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ hoàn thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 355 của Bộ luật này.
Điều 375. Chấm dứt nghĩa vụ theo thoả thuận
Các bên có thể thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng không được gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 376. Chấm dứt nghĩa vụ do được miễn thực hiện nghĩa vụ

  1. Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì biện pháp bảo đảm cũng chấm dứt.

Điều 377. Chấm dứt nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa vụ khác

  1. Trường hợp các bên thoả thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ khác thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt.
  2. Nghĩa vụ cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thoả thuận trước.
  3. Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác.

Điều 378. Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ

  1. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.
  3. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.

Điều 379. Những trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ
Nghĩa vụ không được bù trừ trong trường hợp sau đây:

  1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp;
  2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
  3. Nghĩa vụ cấp dưỡng;
  4. Nghĩa vụ khác do luật quy định.

Điều 380. Chấm dứt nghĩa vụ do hoà nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền
Khi bên có nghĩa vụ trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ chấm dứt.
Điều 381. Chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ
Khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt.
Điều 382. Chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại
Khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.
Điều 383. Chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn
Nghĩa vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định không còn.
Các bên có thể thoả thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.
Điều 384. Chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sản
Trường hợp phá sản thì nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Luật phá sản.
Mục 7
HỢP ĐỒNG
Tiểu mục 1
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng

  1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
  2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Điều 387. Thông tin trong giao kết hợp đồng

  1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
  2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
  3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

  1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
  2. a) Do bên đề nghị ấn định;
  3. b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  4. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
  5. a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
  6. b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
  7. c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Điều 389. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

  1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
  2. a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
  3. b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
  4. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

Điều 390. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể huỷ bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Điều 391. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
  2. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
  3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
  4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
  5. Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;
  6. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

Điều 392. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
Điều 393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

  1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
  2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

Điều 394. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

  1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

  1. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
  2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả lời.

Điều 395. Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị.
Điều 396. Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị.
Điều 397. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Điều 398. Nội dung của hợp đồng

  1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
  2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
  3. a) Đối tượng của hợp đồng;
  4. b) Số lượng, chất lượng;
  5. c) Giá, phương thức thanh toán;
  6. d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

  1. e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  2. g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Điều 399. Địa điểm giao kết hợp đồng
Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng

  1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
  2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
  3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
  4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

  1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
  2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:

  1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau;
  2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ;
  3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;
  4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;
  5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;
  6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Điều 403. Phụ lục hợp đồng

  1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
  2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Điều 404. Giải thích hợp đồng

  1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
  2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
  3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
  4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
  5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
  6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.

Điều 405. Hợp đồng theo mẫu

  1. Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.

Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng.
Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật.

  1. Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
  2. Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 406. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng

  1. Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
  2. Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.

Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của pháp luật.

  1. Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

  1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
  2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

  1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
  2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
  3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Tiểu mục 2
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Điều 409. Thực hiện hợp đồng đơn vụ
Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.
Điều 410. Thực hiện hợp đồng song vụ

  1. Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.
  2. Trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

Điều 411. Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ

  1. Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  2. Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Điều 412. Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này.
Điều 413. Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên
Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 414. Không thực hiện được nghĩa vụ nhưng không do lỗi của các bên
Trong hợp đồng song vụ, nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình.
Điều 415. Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.
Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Điều 416. Quyền từ chối của người thứ ba

  1. Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải thông báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  2. Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 417. Không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
Khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý.
Điều 418. Thoả thuận phạt vi phạm

  1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng

  1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
  2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

  1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
  3. b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
  4. c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
  5. d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

  1. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
  2. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
  3. a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
  4. b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

  1. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tiểu mục 3
SỬA ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Điều 421. Sửa đổi hợp đồng

  1. Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng.
  2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
  3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.

Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
  2. Theo thoả thuận của các bên;
  3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
  5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
  7. Trường hợp khác do luật quy định.

Điều 423. Huỷ bỏ hợp đồng

  1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
  2. a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận;
  3. b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
  4. c) Trường hợp khác do luật quy định.
  5. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
  6. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 424. Huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

  1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng.
  2. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 425. Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 426. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng
Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng.
Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này.
Điều 427. Hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng

  1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
  2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

  1. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
  2. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
  3. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

  1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
  5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Chương XVI

MỘT SỐ HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG

Mục 1
HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN
Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
Điều 431. Đối tượng của hợp đồng mua bán

  1. Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.
  2. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

Điều 432. Chất lượng của tài sản mua bán

  1. Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thoả thuận.
  2. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Khi các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 433. Giá và phương thức thanh toán

  1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
  2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

Điều 434. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán

  1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
  2. Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
  3. Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Điều 435. Địa điểm giao tài sản
Địa điểm giao tài sản do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật này.
Điều 436. Phương thức giao tài sản

  1. Tài sản được giao theo phương thức do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.
  2. Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 437. Trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng

  1. Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
  3. a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
  4. b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  5. c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

Điều 438. Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ

  1. Trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
  2. a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
  3. b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  4. Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.

Điều 439. Trách nhiệm giao tài sản không đúng chủng loại
Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

  1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận;
  2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại;
  3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 440. Nghĩa vụ trả tiền

  1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
  2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
  3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro

  1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 442. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu

  1. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
  3. Trường hợp không có căn cứ xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.
  4. Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu.

Điều 443. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 444. Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán

  1. Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp.
  2. Trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.
  3. Trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 445. Bảo đảm chất lượng vật mua bán

  1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
  3. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:
  4. a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
  5. b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
  6. c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.

Điều 446. Nghĩa vụ bảo hành
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
Điều 447. Quyền yêu cầu bảo hành
Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
Điều 448. Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành

  1. Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
  2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
  3. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Điều 449. Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành

  1. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
  2. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Điều 450. Mua bán quyền tài sản

  1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
  2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
  3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

Điều 451. Bán đấu giá tài sản
Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 452. Mua sau khi sử dụng thử

  1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng thử.

Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại.

  1. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.
  2. Trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.

Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

  1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 454. Chuộc lại tài sản đã bán

  1. Bên bán có thể thoả thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.

Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thoả thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

  1. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mục 2
HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI TÀI SẢN
Điều 455. Hợp đồng trao đổi tài sản

  1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
  2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
  3. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.

Điều 456. Thanh toán giá trị chênh lệch
Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Mục 3
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 458. Tặng cho động sản

  1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 459. Tặng cho bất động sản

  1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
  2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Điều 460. Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình
Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
Điều 461. Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

  1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
  3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Mục 4
HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản vay
Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay

  1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận.
  2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

  1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
  6. a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  7. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 467. Sử dụng tài sản vay
Các bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
Điều 468. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

  1. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

  1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

  1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
  2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

  1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
  2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
  4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Mục 5
HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN
Tiểu mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN
Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 473. Giá thuê

  1. Giá thuê do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

Điều 474. Thời hạn thuê

  1. Thời hạn thuê do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
  2. Trường hợp các bên không thoả thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

Điều 475. Cho thuê lại
Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.
Điều 476. Giao tài sản thuê

  1. Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.
  2. Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thoả thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 477. Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

  1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
  2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
  3. a) Sửa chữa tài sản;
  4. b) Giảm giá thuê;
  5. c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
  6. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.

Điều 478. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê

  1. Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
  2. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 479. Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê

  1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

  1. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Điều 480. Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích

  1. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận.
  2. Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 481. Trả tiền thuê

  1. Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
  2. Trường hợp các bên thoả thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 482. Trả lại tài sản thuê

  1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
  2. Trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  3. Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
  4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả thuận.
  5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

Tiểu mục 2
HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN TÀI SẢN
Điều 483. Hợp đồng thuê khoán tài sản
Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
Điều 484. Đối tượng của hợp đồng thuê khoán
Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 485. Thời hạn thuê khoán
Thời hạn thuê khoán do các bên thoả thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.
Điều 486. Giá thuê khoán
Giá thuê khoán do các bên thoả thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu.
Điều 487. Giao tài sản thuê khoán
Khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán.
Trường hợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trị và phải lập thành văn bản.
Điều 488. Trả tiền thuê khoán và phương thức trả

  1. Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.
  2. Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán.
  3. Khi giao kết hợp đồng thuê khoán, các bên có thể thoả thuận điều kiện về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  4. Trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  5. Trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó.
  6. Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậm nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó.

Điều 489. Khai thác tài sản thuê khoán
Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thoả thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 490. Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán

  1. Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán.
  2. Bên thuê khoán có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thoả thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán.

Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thoả thuận.

  1. Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.

Điều 491. Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán
Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 492. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán

  1. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.
  2. Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.

Điều 493. Trả lại tài sản thuê khoán
Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thoả thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.
Mục 6
HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN
Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Điều 495. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản
Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

  1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
  2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
  4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
  5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Điều 497. Quyền của bên mượn tài sản

  1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận.
  2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.
  3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Điều 498. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

  1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
  2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận.
  3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản

  1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Mục 7
HỢP ĐỒNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 500. Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
Điều 501. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất

  1. Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất

  1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 503. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất
Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.
Mục 8
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC
Điều 504. Hợp đồng hợp tác

  1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
  2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
  2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
  3. Tài sản đóng góp, nếu có;
  4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
  5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
  6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
  7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
  8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
  9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Điều 506. Tài sản chung của các thành viên hợp tác

  1. Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.

Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.

  1. Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.

Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
Điều 507. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác

  1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
  2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
  3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
  4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Điều 508. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

  1. Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  3. Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.

Điều 509. Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác
Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác

  1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
  2. a) Theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng hợp tác;
  3. b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
  4. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thoả thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

  1. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Điều 511. Gia nhập hợp đồng hợp tác
Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
Điều 512. Chấm dứt hợp đồng hợp tác

  1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:
  2. a) Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác;
  3. b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
  4. c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
  5. d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

  1. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này.

Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Mục 9
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ

  1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thoả thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
  2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thoả thuận.

Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ

  1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thoả thuận khác.
  2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

  1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thoả thuận khác.
  2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
  3. Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
  4. Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
  5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
  6. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.

Điều 518. Quyền của bên cung ứng dịch vụ

  1. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
  2. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
  3. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.

Điều 519. Trả tiền dịch vụ

  1. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thoả thuận.
  2. Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thoả thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
  3. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  4. Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 520. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

  1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
  2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 521. Tiếp tục hợp đồng dịch vụ
Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thoả thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.
Mục 10
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
Tiểu mục 1
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
Điều 522. Hợp đồng vận chuyển hành khách
Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Điều 523. Hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách

  1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  2. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.

Điều 524. Nghĩa vụ của bên vận chuyển

  1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.
  2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.
  3. Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thoả thuận.
  4. Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
  5. Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 525. Quyền của bên vận chuyển

  1. Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.
  2. Từ chối chuyên chở hành khách trong trường hợp sau đây:
  3. a) Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;
  4. b) Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình;
  5. c) Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Điều 526. Nghĩa vụ của hành khách

  1. Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.
  2. Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận.
  3. Tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.

Điều 527. Quyền của hành khách

  1. Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thoả thuận.
  2. Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  3. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận.
  4. Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận.
  5. Nhận hành lý tại địa điểm đã thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
  6. Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 528. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

Điều 529. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách

  1. Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này.
  2. Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 524 của Bộ luật này.

Tiểu mục 2
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN TÀI SẢN
Điều 530. Hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Điều 531. Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản

  1. Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  2. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

Điều 532. Giao tài sản cho bên vận chuyển

  1. Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thoả thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Trường hợp bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận thì phải thanh toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển.

Trường hợp bên vận chuyển chậm tiếp nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận.
Điều 533. Cước phí vận chuyển

  1. Mức cước phí vận chuyển do các bên thoả thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó.
  2. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 534. Nghĩa vụ của bên vận chuyển

  1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.
  2. Giao tài sản cho người có quyền nhận.
  3. Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
  5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 535. Quyền của bên vận chuyển

  1. Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.
  2. Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng.
  3. Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
  4. Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.

Điều 536. Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển

  1. Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận.
  2. Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.
  3. Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường.

Điều 537. Quyền của bên thuê vận chuyển

  1. Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận.
  2. Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển.

Điều 538. Giao tài sản cho bên nhận tài sản

  1. Bên nhận tài sản có thể là bên thuê vận chuyển tài sản hoặc là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản.
  2. Bên vận chuyển phải giao tài sản đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho bên nhận tài sản theo thoả thuận.
  3. Trường hợp tài sản đã được chuyển đến địa điểm giao tài sản đúng thời hạn nhưng không có bên nhận tài sản thì bên vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản. Bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản phải chịu chi phí hợp lý phát sinh từ việc gửi giữ tài sản.

Nghĩa vụ giao tài sản hoàn thành khi tài sản đã được gửi giữ và bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản đã được thông báo về việc gửi giữ.
Điều 539. Nghĩa vụ của bên nhận tài sản

  1. Xuất trình cho bên vận chuyển vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác và nhận tài sản đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận.
  2. Chịu chi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  3. Thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản.
  4. Trường hợp bên nhận tài sản là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định thì phải thông báo cho bên thuê vận chuyển về việc nhận tài sản và thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của bên thuê vận chuyển.

Điều 540. Quyền của bên nhận tài sản

  1. Kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến.
  2. Nhận tài sản được vận chuyển đến.
  3. Yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài sản nếu bên vận chuyển chậm giao.
  4. Yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, hư hỏng.

Điều 541. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật này.
  2. Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
  3. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Mục 11
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
Điều 542. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Điều 543. Đối tượng của hợp đồng gia công
Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 544. Nghĩa vụ của bên đặt gia công

  1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
  2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
  3. Trả tiền công theo đúng thoả thuận.

Điều 545. Quyền của bên đặt gia công

  1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.
  2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
  3. Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 546. Nghĩa vụ của bên nhận gia công

  1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
  2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
  3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.
  4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
  5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
  6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

Điều 547. Quyền của bên nhận gia công

  1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.
  2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
  3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.

Điều 548. Trách nhiệm chịu rủi ro
Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.
Điều 549. Giao, nhận sản phẩm gia công
Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận.
Điều 550. Chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công

  1. Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  2. Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.

Điều 551. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công

  1. Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
  2. Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.

Điều 552. Trả tiền công

  1. Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Trường hợp không có thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.
  3. Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.

Điều 553. Thanh lý nguyên vật liệu
Khi hợp đồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Mục 12
HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN
Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Điều 555. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản

  1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  2. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận.

Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

  1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
  2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

  1. Bảo quản tài sản theo đúng thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
  2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
  3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
  4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 558. Quyền của bên giữ tài sản

  1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận.
  2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
  3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
  4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

Điều 559. Trả lại tài sản gửi giữ

  1. Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

  1. Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.

Điều 560. Chậm giao, chậm nhận tài sản gửi giữ
Trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
Trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.
Điều 561. Trả tiền công

  1. Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Trường hợp các bên không thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.
  3. Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  4. Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Mục 13
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Điều 562. Hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Điều 564. Ủy quyền lại

  1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
  2. a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
  3. b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
  4. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
  5. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Điều 565. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

  1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó.
  2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền.
  3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền.
  4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền.
  5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Điều 566. Quyền của bên được uỷ quyền

  1. Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền.
  2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

Điều 567. Nghĩa vụ của bên uỷ quyền

  1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc.
  2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.
  3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.

Điều 568. Quyền của bên uỷ quyền

  1. Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền.
  2. Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

  1. Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.

Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

  1. Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền, nếu có.

Chương XVII

HỨA THƯỞNG, THI CÓ GIẢI

Điều 570. Hứa thưởng

  1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.
  2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều 571. Rút lại tuyên bố hứa thưởng
Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố.
Điều 572. Trả thưởng

  1. Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.
  2. Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.
  3. Trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.
  4. Trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương ứng với phần đóng góp của mình.

Điều 573. Thi có giải

  1. Việc tổ chức các cuộc thi văn hoá, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi khác không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  2. Người tổ chức các cuộc thi phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng của mỗi giải.

Việc thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi.

  1. Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố.

Chương XVIII

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ UỶ QUYỀN

Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
Điều 575. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền

  1. Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
  2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
  3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.
  4. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
  5. Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

Điều 576. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện

  1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
  2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.

Điều 577. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

  1. Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
  2. Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường.

Điều 578. Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền
Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  1. Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện;
  2. Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc;
  3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 của Bộ luật này;
  4. Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.

Chương XIX

NGHĨA VỤ HOÀN TRẢ DO CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG TÀI SẢN, ĐƯỢC LỢI VỀ TÀI SẢN KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

  1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
  2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Điều 580. Tài sản hoàn trả

  1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
  2. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  3. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.

Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức

  1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Điều 582. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả
Trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.
Điều 583. Nghĩa vụ thanh toán
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.

Chương XX

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

  1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

  1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
  2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

  1. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Mục 2
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
  2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
  3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
  4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

  1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
  2. a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  3. b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  4. c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  5. d) Thiệt hại khác do luật quy định.
  6. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

  1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
  2. a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  3. b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  4. c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  5. d) Thiệt hại khác do luật quy định.
  6. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

  1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
  2. a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  3. b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  4. c) Thiệt hại khác do luật quy định.
  5. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

  1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
  3. a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
  4. b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
  5. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.

Mục 3
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Điều 595. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

  1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.
  2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

  1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
  2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý

  1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
  2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
  3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

  1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

  1. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
  3. a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
  4. b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  5. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Điều 602. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.
Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

  1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
  4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Điều 606. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể

  1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
  2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
  3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

  1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
  2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
  3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

Phần thứ tư

THỪA KẾ

Chương XXI

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

  1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
  2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

  1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Điều 616. Người quản lý di sản

  1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.
  2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
  3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Điều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

  1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  3. b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
  4. c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
  5. d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

  1. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
  3. b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
  4. c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  5. d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Điều 618. Quyền của người quản lý di sản

  1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
  2. a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
  3. b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;
  4. c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
  5. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
  6. a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
  7. b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế;
  8. c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
  9. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.
Điều 620. Từ chối nhận di sản

  1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

  1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
  2. a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  3. b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  4. c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  5. d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
  6. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Điều 623. Thời hiệu thừa kế

  1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
  2. a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  3. b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
  4. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  5. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Chương XXII

THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều 625. Người lập di chúc

  1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
  2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:

  1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
  2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
  4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Điều 627. Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:

  1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Điều 629. Di chúc miệng

  1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Điều 630. Di chúc hợp pháp

  1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  3. b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  4. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  5. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  6. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  7. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Điều 631. Nội dung của di chúc

  1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
  2. a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  3. b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  4. c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  5. d) Di sản để lại và nơi có di sản.
  6. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
  7. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.
Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

  1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.
Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.
Điều 635. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:

  1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc;
  2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Điều 637. Người không được công chứng, chứng thực di chúc
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
  3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Điều 638. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực

  1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
  2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
  3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
  4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
  5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
  6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

Điều 639. Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở

  1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
  2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này.

Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

  1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
  2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
  3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ.

Điều 641. Gửi giữ di chúc

  1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
  2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.
  3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:
  4. a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
  5. b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
  6. c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

Điều 642. Di chúc bị thất lạc, hư hại

  1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
  2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
  3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Điều 643. Hiệu lực của di chúc

  1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
  2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
  3. a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  4. b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

  1. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  2. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
  3. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

  1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
  2. a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  3. b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
  4. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

  1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

  1. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Điều 646. Di tặng

  1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
  2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

Điều 647. Công bố di chúc

  1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
  2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử người công bố di chúc.
  3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
  4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.
  5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.

Điều 648. Giải thích nội dung di chúc
Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

Chương XXIII

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

  1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
  2. a) Không có di chúc;
  3. b) Di chúc không hợp pháp;
  4. c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  5. d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  6. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
  7. a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  8. b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  9. c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.
Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác

  1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Chương XXIV

THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN

Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

  1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
  2. a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
  3. b) Cách thức phân chia di sản.
  4. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Điều 657. Người phân chia di sản

  1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.
  2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
  3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.

Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

  1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
  2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
  3. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
  4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
  5. Tiền công lao động;
  6. Tiền bồi thường thiệt hại;
  7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
  8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;
  9. Tiền phạt;
  10. Các chi phí khác.

Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc

  1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

  1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
  2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Điều 661. Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Điều 662. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

  1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Phần thứ năm

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Chương XXV

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 663. Phạm vi áp dụng

  1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.

  1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  3. b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  4. c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

  1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
  2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
  3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Điều 665. Áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

  1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
  2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.

Điều 666. Áp dụng tập quán quốc tế
Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
Điều 667. Áp dụng pháp luật nước ngoài
Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.
Điều 668. Phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến

  1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
  2. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
  3. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.
  4. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.

Điều 669. Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật
Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.
Điều 670. Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài

  1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:
  2. a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;
  3. b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.
  4. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

Điều 671. Thời hiệu
Thời hiệu đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự đó.

Chương XXVI

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN

Điều 672. Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch

  1. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.
  2. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.

Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.
Điều 673. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

  1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
  2. Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Điều 674. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

  1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
  3. Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

Điều 675. Xác định cá nhân mất tích hoặc chết

  1. Việc xác định một cá nhân mất tích hoặc chết tuân theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch vào thời điểm trước khi có tin tức cuối cùng về người đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Việc xác định tại Việt Nam một cá nhân mất tích hoặc chết theo pháp luật Việt Nam.

Điều 676. Pháp nhân

  1. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
  2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  3. Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Chương XXVII

PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ TÀI SẢN, QUAN HỆ NHÂN THÂN

Điều 677. Phân loại tài sản
Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.
Điều 678. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

  1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 679. Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.
Điều 680. Thừa kế

  1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
  2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Điều 681. Di chúc

  1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.
  2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
  3. a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  4. b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  5. c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

Điều 682. Giám hộ
Giám hộ được xác định theo pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú.
Điều 683. Hợp đồng

  1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
  2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
  3. a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
  4. b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
  5. c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;
  6. d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân.

đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.

  1. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.
  2. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
  3. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
  4. Các bên có thể thoả thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.
  5. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.

Điều 684. Hành vi pháp lý đơn phương
Pháp luật áp dụng đối với hành vi pháp lý đơn phương là pháp luật của nước nơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc nơi pháp nhân xác lập hành vi đó được thành lập.
Điều 685. Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc nơi phát sinh lợi ích được hưởng mà không có căn cứ pháp luật.
Điều 686. Thực hiện công việc không có ủy quyền
Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi thực hiện công việc không có ủy quyền.
Điều 687. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
  2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.

Phần thứ sáu

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 688. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
  2. a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.

Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;

  1. b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;
  2. c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;
  3. d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.
  4. Không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực.

Điều 689. Hiệu lực thi hành
Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
____________________________________________________________
Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015./.
 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Đã ký)
Nguyễn Sinh Hùng

 

The post BỘ LUẬT DÂN SỰ appeared first on MP Law Firm.

]]>
Thông tư hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải https://mplaw.vn/en/thong-tu-huong-dan-chi-tiet-ve-linh-vuc-dau-tu-va-noi-dung-bao-cao-nghien-cuu-kha-thi-du-an-dau-tu-theo-hinh-thuc-doi-tac-cong-tu-thuoc-linh-vuc-giao-thong-van-tai/ Thu, 15 Mar 2018 17:59:11 +0000 http://law.imm.fund/?p=1924 BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 86/2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN […]

The post Thông tư hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải appeared first on MP Law Firm.

]]>
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 86/2015/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng – Trưởng ban Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư lĩnh vực giao thông vận tải (sau đây viết tắt là GTVT).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là PPP) thuộc lĩnh vực GTVT.
Điều 3. Quy định chung đối với báo cáo nghiên cứu khả thi

  1. Báo cáo nghiên cứu khả thi (sau đây viết tắt là NCKT) dự án đầu tư theo hình thức PPP bao gồm các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP) và nội dung quy định tại Thông tư này.
  2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, báo cáo NCKT phải bao gồm thiết kế cơ sở với những nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
  3. Căn cứ vào mục tiêu, tính chất và điều kiện cụ thể từng dự án, các bên liên quan có thể thỏa thuận những nội dung khác với điều kiện không trái với quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
  4. Nội dung dự án khác và phương án tài chính của báo cáo NCKT dự án đầu tư theo hình thức PPP áp dụng hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao thực hiện theo quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương II
LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
Điều 4. Đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Các dự án xây dựng, cải tạo công trình kết cấu hạ tầng GTVT, bao gồm:

  1. Lĩnh vực đường bộ
  2. a) Công trình đường bộ: đường, cầu, hầm, bến phà;
  3. b) Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
  4. Lĩnh vực đường sắt
  5. a) Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt, ga đường sắt;
  6. b) Hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt.
  7. Lĩnh vực đường thủy nội địa: luồng; âu tàu; cảng, bến thủy nội địa.
  8. Lĩnh vực hàng hải: cầu cảng, kho, bãi, luồng cảng biển.
  9. Lĩnh vực hàng không
  10. a) Cảng hàng không, sân bay;
  11. b) Nhà ga; kho, bãi hàng hóa; nhà để xe, bãi đỗ xe.
  12. Các dự án xây dựng, cải tạo công trình kết cấu hạ tầng GTVT khác thuộc quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP thực hiện theo quyết định cụ thể của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Điều 5. Vận hành, khai thác kết cấu hạ tầng GTVT

  1. Dự án vận hành, kinh doanh và quản lý khai thác công trình kết cấu hạ tầng GTVT
  2. Dự án cung cấp trang thiết bị, dịch vụ công trong lĩnh vực GTVT.

Chương III
NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
Điều 6. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu khả thi

  1. Các văn bản pháp lý làm căn cứ lập báo cáo NCKT.
  2. Các quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương liên quan đến dự án; các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và các văn bản pháp lý có liên quan khác.
  3. Tài liệu tham chiếu trong quá trình nghiên cứu, lập báo cáo NCKT.

Điều 7. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

  1. Bối cảnh chung về tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, của địa phương nơi có công trình, dự án; đánh giá chung về sự phát triển của GTVT liên quan đến dự án; những ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án.
  2. Phân tích sự cần thiết đầu tư dự án, nhu cầu của xã hội và sự đáp ứng của công trình với nhu cầu đi lại, vận chuyển hành khách, hàng hóa, cụ thể:
  3. a) Mức độ đáp ứng nhu cầu của công trình ở thời điểm trước và sau khi đầu tư dự án; tiềm năng và lợi ích mang lại của dự án làm cơ sở xác định nhu cầu, thời điểm và quy mô đầu tư dự án;
  4. b) Trong dự báo nhu cầu sử dụng công trình, sản phẩm dịch vụ của dự án, phải phân tích, dự báo một cách khoa học, kết quả dự báo phải dựa trên cơ sở phân bổ nhu cầu cho tất cả các phương thức vận tải trên toàn bộ mạng lưới (nếu có); trình bày chi tiết số liệu đầu vào, căn cứ và kết quả tính toán với những kịch bản khác nhau (chi tiết hồ sơ tính toán dự báo nhu cầu phải được đóng kèm theo hồ sơ báo cáo NCKT);
  5. c) Chi tiết thực trạng công trình và những vấn đề sẽ được giải quyết trong dự án; các công trình, dự án có liên quan; phân tích ảnh hưởng của các dự án khác đến việc thực hiện dự án và ảnh hưởng của việc thực hiện dự án đối với các dự án, công trình khác trong khu vực chịu tác động của dự án.
  6. Mục tiêu đầu tư của dự án, bao gồm:
  7. a) Mục tiêu tổng thể: những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế – xã hội của quốc gia cũng như của địa phương; sự đóng góp của dự án vào mục tiêu tổng thể của ngành GTVT, mục tiêu chung của quốc gia;
  8. b) Mục tiêu cụ thể: nêu rõ các chỉ số cụ thể, định lượng được (số lượng, chất lượng và thời gian); thuyết minh thể hiện những vấn đề, thực trạng được giải quyết, số lượng đối tượng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mà dự án cung cấp và các mục tiêu cụ thể khác.

Điều 8. Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP

  1. Thuyết minh các lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP (bao gồm cả việc nghiên cứu chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công), trong đó phân tích rõ lợi thế về nguồn vốn, khả năng hoàn vốn, hiệu quả kinh tế và khả năng chuyển giao các rủi ro giữa các bên liên quan.
  2. Trình bày đầy đủ những hạn chế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các hình thức khác, bao gồm: năng lực quản lý thực hiện dự án của các bên liên quan; tính phức tạp trong việc xây dựng và thực hiện các điều khoản hợp đồng dự án.
  3. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất, báo cáo NCKT phải phân tích rõ lợi thế về nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của nhà đầu tư; về năng lực, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư; khả năng hoàn vốn, hiệu quả đầu tư và khả năng tiếp nhận các rủi ro.

Điều 9. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển

  1. Thuyết minh sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển GTVT các địa phương, vùng, quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; mức độ đáp ứng quy hoạch được duyệt trong trường hợp phân kỳ đầu tư hoặc hạn chế tiêu chuẩn kỹ thuật.
  2. Thuyết minh sự phù hợp của dự án với lĩnh vực đầu tư được quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này; trường hợp dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư quy định phải đính kèm quyết định chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Thuyết minh sự phù hợp của dự án với các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều 15 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  4. Trường hợp cần thiết phải hạn chế tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc phân kỳ đầu tư nhằm giảm mức độ phức tạp của dự án, tăng tính khả thi và độ hấp dẫn của dự án, cần thuyết minh chi tiết căn cứ vào quy mô dự án, kế hoạch tổng thể thực hiện dự án để phân tích các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Điều 10. Quy mô, địa điểm dự án và nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên

  1. Luận chứng khoa học cơ sở xác định quy mô đầu tư, cấp hạng kỹ thuật của công trình dự án phù hợp với nhu cầu sử dụng và quy chuẩn, tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền ban hành; phân kỳ đầu tư của dự án và các nội dung hạn chế tiêu chuẩn kỹ thuật (nếu có).
  2. Địa điểm thực hiện dự án: xác định vị trí dự án, phạm vi dự án (điểm đầu, điểm cuối, các điểm khống chế); các địa danh chủ yếu nơi dự án đi qua.
  3. Nhu cầu sử dụng đất: xác định phạm vi (ranh giới) sử dụng đất bố trí mặt bằng của dự án; tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án (chiếm dụng tạm thời, chiếm dụng vĩnh viễn), phân loại theo mục đích sử dụng đất hiện trạng làm cơ sở xác định kinh phí đền bù và định hướng công tác giải phóng mặt bằng.
  4. 4. Nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên: thu thập số liệu và đánh giá nguồn tài nguyên khu vực dự án; khả năng sử dụng làm vật liệu xây dựng (trữ lượng, chất lượng) và tính khả thi của việc khai thác.

Điều 11. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng và hiện trạng công trình

  1. Điều kiện tự nhiên: căn cứ số liệu khảo sát thu thập được, trình bày chi tiết về điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình, đánh giá điều kiện tự nhiên với việc xây dựng công trình, dự án.
  2. Đánh giá hiện trạng công trình theo các tiêu chí kỹ thuật khi đầu tư dự án; tình trạng cụ thể của công trình và mức độ đáp ứng yêu cầu khai thác; khả năng tận dụng (toàn bộ hoặc một phần) công trình hiện tại.
  3. Đánh giá hiện trạng công trình và định giá tài sản còn lại của công trình kết cấu hạ tầng GTVT theo các quy định hiện hành đối với dự án thực hiện theo hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây viết tắt là O&M).

Điều 12. Thuyết minh kỹ thuật, công nghệ và các giải pháp chủ yếu

  1. Thuyết minh rõ danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu áp dụng cho dự án và các thông số kỹ thuật chủ yếu.
  2. Trình bày về vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình phù hợp với quy mô đầu tư, tiêu chuẩn, cấp hạng kỹ thuật của công trình dự án; sự cần thiết phải hạn chế yếu tố kỹ thuật (nếu có); phân tích về mặt kỹ thuật phương án phân kỳ đầu tư (nếu có).
  3. Thuyết minh chi tiết nội dung đầu tư, các giải pháp kỹ thuật chủ yếu, phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn ứng với từng hạng mục công trình (lưu ý về khả năng tận dụng, kết nối công trình hiện hữu); giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước kết cấu chính của công trình xây dựng; đặc biệt đối với các hạng mục hoặc dự án có ứng dụng khoa học – công nghệ mới, dây chuyền công nghệ hiện đại. Khi áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới phải thuyết minh, làm rõ khả năng đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.
  4. Báo cáo NCKT phải bao gồm các bảng tính toán kết cấu đối với những kết cấu chịu lực chính hoặc áp dụng kết cấu mới; có tính toán, so sánh kinh tế – kỹ thuật trong lựa chọn phương án kỹ thuật, giải pháp thiết kế để đảm bảo lựa chọn được phương án tối ưu.
  5. Thuyết minh các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan; phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ; đảm bảo an toàn giao thông; vệ sinh môi trường và an toàn lao động.

Điều 13. Tiến độ dự án và thời gian thực hiện hợp đồng dự án

  1. Trình bày kế hoạch tổng thể thực hiện dự án (lập biểu tiến độ dự án), trong đó nêu rõ các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc đối với các công việc chính của dự án như: lập báo cáo NCKT, phê duyệt đầu tư dự án, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng dự án, giai đoạn xây dựng, giai đoạn vận hành, thời hạn chuyển giao, các mốc thời gian khác (nếu có). Kế hoạch được xây dựng phải phù hợp với thực tế để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
  2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng: lập tiến độ thi công tổng thể căn cứ vào khối lượng xây dựng và điều kiện địa hình, địa chất, đặc điểm thời tiết khu vực dự án làm cơ sở xác định thời gian giai đoạn thực hiện dự án và tính toán kinh phí, phân bổ vốn đầu tư.
  3. Thời gian kinh doanh, khai thác dự án: được xác định từ khi đưa công trình, dự án vào khai thác sử dụng hoặc từ khi nhận bàn giao từ cơ quan quản lý (đối với dự án thực hiện theo hợp đồng O&M) đến khi hết thời gian kinh doanh, khai thác dự án theo phương án tài chính; thời gian này phải được tính đến đơn vị là ngày.

Điều 14. Giải phóng mặt bằng, tái định cư

  1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này, tuân thủ quy định của Nhà nước về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và các quy định hiện hành khác, bao gồm:
  2. a) Phạm vi giải phóng mặt bằng trong các trường hợp khác nhau;
  3. b) Kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư (phân định rõ tái định cư phân tán và tái định cư tập trung); trường hợp tái định cư tập trung, cần xác định vị trí và quy mô xây dựng khu tái định cư; xác định kinh phí hỗ trợ chênh lệch tái định cư (nếu có);
  4. c) Kinh phí thực hiện; dự kiến kế hoạch chi trả phù hợp với kế hoạch thực hiện làm cơ sở bố trí kế hoạch vốn và xác định lãi vay;
  5. d) Đánh giá các tác động của giải phóng mặt bằng, tái định cư và đề ra các biện pháp giảm thiểu; cần thiết tổ chức điều tra, tham vấn cộng đồng để xây dựng phương án thực hiện hợp lý.
  6. Phương án tổng thể giải phóng mặt bằng, tái định cư phải được cấp có thẩm quyền của địa phương (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan được ủy quyền) nơi dự án đi qua thống nhất bằng văn bản.
  7. Nội dung phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các quy định khác có liên quan.

Điều 15. Tổng mức đầu tư, tổng vốn đầu tư và phương án tài chính

  1. Tổng mức đầu tư phải được xác định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí xây dựng và quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, trong đó cần tính toán, làm rõ các nội dung:
  2. a) Phân định mức vốn chủ sở hữu tối thiểu, vốn vay và vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
  3. b) Chi phí dự phòng và chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng phải được xác định trên cơ sở tiến độ giải ngân phù hợp với tiến độ thực hiện dự án (phải xây dựng được dòng tiền trong thực hiện dự án);
  4. Tổng vốn đầu tư phải được xác định đầy đủ, đảm bảo tính chính xác theo đúng quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và quy định khác có liên quan, trong đó cần tính toán làm rõ các nội dung:
  5. a) Phân định mức vốn chủ sở hữu tối thiểu và vốn vay;
  6. b) Cơ sở và sự cần thiết tính toán các chi phí liên quan đến vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án.
  7. Phương án tài chính phải trình bày tối thiểu các nội dung sau:
  8. a) Luận chứng đầy đủ cơ sở xác định các tham số của mô hình tài chính dự án; trên cơ sở đó tính toán, đánh giá tính khả thi về mặt tài chính và khả năng vay vốn của dự án, xác định thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận;
  9. b) Thuyết minh chi tiết về các khoản chi trong mô hình tài chính: tổng vốn đầu tư dự án kèm theo kế hoạch tài chính dự án (kế hoạch huy động vốn cho dự án), mức lãi suất dự kiến, điều kiện vay vốn và các khoản chi khác;
  10. c) Nguồn thu của dự án: chi tiết mức giá phí dự kiến áp dụng phù hợp với loại hợp đồng dự án, mặt bằng chung và các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời căn cứ kết quả phân tích và dự báo nhu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư này, thuyết minh và tính toán chi tiết các kịch bản khác nhau về nguồn thu của dự án (ở mức căn bản, mức tối thiểu và mức tối đa);
  11. d) Phân tích độ nhạy phù hợp đối với các yếu tố đầu vào của mô hình tài chính (bao gồm cả phân tích trong trường hợp có phương án tài chính tối ưu và phương án tài chính thấp nhất);

đ) Phân tích chi tiết về các tham số đầu ra của mô hình tài chính để đảm bảo khả năng vay vốn của dự án, tối thiểu gồm: tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu; tỷ suất khả năng trả nợ (DSCR); tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tối thiểu hay tỷ suất nội hoàn vốn chủ sở hữu; tỷ suất nội hoàn tài chính của dự án (PIRR); giá trị hiện tại ròng tài chính (FNPV) và thời gian hoàn vốn (Thv).

  1. Trường hợp dự án được xác định cần có vốn đầu tư của Nhà nước tham gia để tăng tính khả thi của dự án, cần căn cứ mô hình tài chính và kết quả phân tích mô hình tài chính của dự án, thuyết minh chi tiết các nội dung có liên quan đến vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án, gồm:
  2. a) Sự cần thiết phải có vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án;
  3. b) Xác định giá trị tối đa, khả năng cân đối vốn; cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân của nhà đầu tư;
  4. c) Các yêu cầu đối với vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án, như: các phương án khác nhau và phương án được lựa chọn, giá trị, các công cụ được đề xuất, cơ chế giải ngân, cơ chế thanh toán;
  5. d) Đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP áp dụng loại hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ, Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao: phân vốn đầu tư của Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ và khả năng cân đối vốn hàng năm.

Điều 16. Lựa chọn loại hợp đồng dự án

  1. Các căn cứ để xem xét sự phù hợp của loại hợp đồng dự án đã được xác định trong đề xuất dự án được duyệt hoặc để lựa chọn loại hợp đồng dự án khác.
  2. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của loại hợp đồng dự án được lựa chọn, nhìn nhận từ góc độ phân chia rủi ro và các yếu tố liên quan đến tính khả thi của việc thực hiện dự án.
  3. Làm rõ trách nhiệm liên quan đến thực hiện dự án (bao gồm: thiết kế, xây dựng, vận hành, thu xếp vốn) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án.

Điều 17. Vốn đầu tư, kế hoạch và tính khả thi của việc huy động vốn

  1. Chi tiết nguồn vốn đầu tư dự án, phân khai cụ thể kế hoạch vốn ứng với từng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn Nhà nước hỗ trợ) tương ứng với tiến độ triển khai dự án.
  2. Đánh giá tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn thực hiện dự án; nhu cầu, khả năng thanh toán của thị trường và sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án.

Điều 18. Quản lý thực hiện dự án, quản lý khai thác và bảo trì công trình

  1. Chi tiết về năng lực và cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng giai đoạn cụ thể thực hiện dự án từ khi lập, thẩm định báo cáo NCKT.
  2. Tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể từng dự án, xây dựng Bộ chỉ số đánh giá chất lượng của công trình kết cấu hạ tầng giao thông trong quá trình vận hành, khai thác (sau đây viết tắt là chỉ số KPI) làm cơ sở các bên thực hiện việc giám sát dự án. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của dự án, xác định các nội dung cần giám sát trong quá trình thực hiện dự án và yêu cầu về việc phải đáp ứng các nội dung đó để xác định các chỉ số KPI có liên quan đến dự án; đối với mỗi chỉ số, cần nêu rõ căn cứ để đo lường, đơn vị cung cấp thông tin để đánh giá chỉ số đó và trình tự giám sát.
  3. Chi tiết về công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình; Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 19. Phân tích rủi ro của dự án và đề xuất ưu đãi, đảm bảo đầu tư

  1. Xác định các rủi ro chính của dự án, đánh giá tác động đối với dự án trong trường hợp các rủi ro xảy ra để từ đó đề xuất phân chia rủi ro một cách tối ưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Các nội dung này phải được trình bày dưới dạng bảng tóm tắt các rủi ro của dự án, bao gồm:
  2. a) Xác định rõ các rủi ro chính của dự án một cách hệ thống như: rủi ro về pháp lý; rủi ro xã hội; rủi ro về môi trường; rủi ro về thiết kế, xây dựng, sản xuất; rủi ro về chi phí xây dựng và hoàn thiện công trình; rủi ro về tài chính; rủi ro về tình hình kinh tế vĩ mô; rủi ro về nhu cầu của thị trường; rủi ro vận hành; rủi ro về kết thúc hợp đồng và các rủi ro khác (nếu có);
  3. b) Mô tả các rủi ro chính của dự án đồng thời phân tích khả năng xảy ra các rủi ro đó cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đối với dự án (về chi phí, tiến độ, thay đổi thiết kế, bố trí vốn…); đánh giá tác động về mặt tài chính đối với dự án nếu rủi ro xảy ra, trong trường hợp cần thiết, cần thử nghiệm các phương án khác nhau trong mô hình tài chính để có thể đánh giá được các tác động đó.
  4. c) Căn cứ điều kiện cụ thể về mặt kỹ thuật, kinh tế và tài chính của dự án; kết quả phân tích tài chính nhằm đánh giá các tác động của các rủi ro đối với dự án cũng như chi phí và lợi ích của các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Báo cáo NCKT cần nêu chi tiết việc phân chia rủi ro dự kiến và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án; kiến nghị cụ thể mức độ hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ chế chia sẻ rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
  5. Căn cứ đánh giá các rủi ro của dự án và tình hình thị trường tài chính hiện tại trong nước và quốc tế, thuyết minh chi tiết về các đề xuất ưu đãi đầu tư, các loại hình bảo lãnh, bảo đảm đầu tư của Chính phủ quy định tại Chương 9 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và điều kiện kèm theo cũng như các nghĩa vụ dự phòng cần thiết trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.
  6. Thuyết minh chi tiết phương án xử lý trong trường hợp dự án có nguồn thu thực tế sai khác nhiều so với nguồn thu ước tính, dự báo để giảm trừ thời gian thu phí hoàn vốn.

Điều 20. Hiệu quả kinh tế – xã hội và các tác động của dự án

  1. Xác định tổng thể các yếu tố chi phí và các yếu tố lợi ích của dự án (bao gồm các yếu tố lợi ích định lượng được và không định lượng được). Trên cơ sở đó, phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, bao gồm: đánh giá định tính đối với những tác động chính của dự án mà không định lượng được hoặc định lượng được nhưng không thể hiện được dưới dạng tiền tệ và định lượng rõ đối với các tác động định lượng được dưới dạng tiền tệ; tính toán, lượng hóa và phân tích về lợi ích đối với người sử dụng giữa trường hợp có dự án (bao gồm cả việc trả phí) và không có dự án, đánh giá các chỉ số hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; kết quả tính toán phải đưa ra tối thiểu các thông số sau:
  2. a) Giá trị hiện tại thuần kinh tế (ENPV);
  3. b) Tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR);
  4. c) Tỷ suất chi phí – lợi ích (EBCR).
  5. Tác động môi trường của dự án: báo cáo NCKT bao gồm báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về môi trường.
  6. Tác động xã hội của dự án: báo cáo NCKT cần thuyết minh các yếu tố tác động đến xã hội như hỗ trợ tái định cư, bình đẳng giới, lao động… trong quá trình thực hiện dự án tuân thủ theo các quy định hiện hành.
  7. Các tác động khác: báo cáo NCKT cần thuyết minh các yếu tố tác động quốc phòng, an ninh và các tác động khác (nếu có) của dự án trong quá trình thực hiện.

Điều 21. Kết luận và Kiến nghị

  1. Trong phần kết luận, trình bày tóm tắt các nội dung chính của báo cáo NCKT dự án, tối thiểu gồm:
  2. a) Tên dự án; tên Cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất;
  3. b) Địa điểm thực hiện dự án và diện tích sử dụng đất (nếu có);
  4. c) Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu;
  5. d) Tổng vốn đầu tư, tổng mức đầu tư (phân khai rõ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nếu có);

đ) Loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng dự án (dự kiến tiến độ thực hiện dự án, thời gian kinh doanh, khai thác);

  1. e) Các chỉ tiêu tài chính của dự án (thông số đầu vào và đầu ra);
  2. g) Các nội dung khác.
  3. Trong phần kiến nghị, đưa ra các kiến nghị và đề xuất (nếu có).

Điều 22. Các nội dung khác
Ngoài các nội dung quy định trên, báo cáo NCKT phải bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.
Điều 24. Tổ chức thực hiện

  1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ GTVT, Tổng giám đốc các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ GTVT, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
  2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này và đề xuất các loại hình dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư phù hợp với tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị.
  3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ GTVT để kịp thời hướng dẫn./.

 

 
Nơi nhận:
– Như khoản 1 Điều 24;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
– Công báo;
– Cổng TTĐT Chính phủ;
– Cổng TTĐT Bộ GTVT;
– Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
– Lưu: VT, ĐTCT(NQA).

BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng

 

The post Thông tư hướng dẫn chi tiết về lĩnh vực đầu tư và nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải appeared first on MP Law Firm.

]]>
Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của bộ công thương https://mplaw.vn/en/thong-tu-quy-dinh-chi-tiet-mot-so-noi-dung-ve-dau-tu-theo-hinh-thuc-doi-tac-cong-tu-thuoc-pham-vi-quan-ly-cua-bo-cong-thuong/ Thu, 15 Mar 2018 17:31:37 +0000 http://law.imm.fund/?p=1904 BỘ CÔNG THƯƠNG ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 38/2015/TT-BCT Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015  THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ THUỘC PHẠM VI QUẢN […]

The post Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của bộ công thương appeared first on MP Law Firm.

]]>
BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 38/2015/TT-BCT Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015

 THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
Căn cứ Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết lĩnh vực đầu tư, quy trình thủ tục thực hiện và giám sát các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Các dự án nhà máy nhiệt điện được đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

  1. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực là đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước; hoặc đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương quy định tại Điều 3 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
  2. Đơn vị đề xuất dự án là một trong các đơn vị sau:
  3. a) Đối với các dự án do Bộ Công Thương đề xuất: Đơn vị đề xuất dự án là đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương.
  4. b) Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất: Đơn vị đề xuất dự án là nhà đầu tư.
  5. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi là một trong các đơn vị sau:
  6. a) Đối với các dự án do Bộ Công Thương đề xuất: Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi là các đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương;
  7. b) Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất: Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi là nhà đầu tư.
  8. Đơn vị thẩm định đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi (sau đây gọi tắt là đơn vị thẩm định) là đơn vị được Bộ trưởng Bộ Công Thương giao chủ trì thẩm định hoặc Hội đồng thẩm định.

Điều 3. Lĩnh vực đầu tư thuộc phạm vi Bộ Công Thương quản lý
Các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công trong các lĩnh vực:

  1. Nhà máy điện (bao gồm cả các dự án sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo); đường dây tải điện.
  2. Công trình kết cấu hạ tầng thương mại
  3. a) Chợ;
  4. b) Trung tâm thương mại, siêu thị;
  5. c) Trung tâm hội chợ triển lãm;
  6. d) Trung tâm logistic;

đ) Kho hàng hóa.

  1. Các dự án khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Điều 4. Trách nhiệm của đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP

  1. Xây dựng và tổ chức phổ biến chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
  2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc cung cấp dịch vụ theo hình thức đối tác công tư.
  3. Tổ chức xúc tiến đầu tư các dự án được công bố.
  4. Tổ chức thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi.
  5. Công bố các đề xuất dự án được phê duyệt.
  6. Lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
  7. Theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện dự án.
  8. Các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Điều 5. Lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án

  1. Đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định tại Điều 5 và Điều 13 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP gửi đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm toàn ngành.
  2. Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn được giao và kết quả phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C), đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương lập kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án gửi về đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP trước ngày 15 tháng 7 hàng năm để tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công cho năm tiếp theo.
  3. Căn cứ quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước 5 năm và hàng năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án.

Điều 6. Hội đồng thẩm định

  1. Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định để tiến hành thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án nhóm A, nhóm B.
  2. Tùy tính chất, quy mô dự án, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành phần Hội đồng thẩm định và đơn vị thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng thẩm định.

Chương II
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG BỐ DỰ ÁN
Mục 1. DỰ ÁN DO BỘ CÔNG THƯƠNG ĐỀ XUẤT
Điều 7. Điều kiện lựa chọn dự án
Dự án do Bộ Công Thương đề xuất thuộc lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 3 của Thông tư này được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, cụ thể:

  1. Phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công Thương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  2. Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
  3. Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng;
  4. Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng Kinh doanh – Quản lý.

Điều 8. Hồ sơ đề xuất dự án
Hồ sơ đề xuất dự án 02 bộ, bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị thẩm định đề xuất dự án;
  2. Đề xuất dự án. Nội dung đề xuất dự án phải phù hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Điều 9. Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án

  1. Đơn vị đề xuất dự án gửi hồ sơ đề xuất dự án tới đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP.
  2. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP kiểm tra hồ sơ và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
  3. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đơn vị thẩm định tổ chức thẩm định đề xuất dự án.

Trường hợp dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, căn cứ mức vốn và nguồn vốn dự kiến sử dụng, đơn vị đề xuất dự án có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đề xuất phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

  1. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận thẩm định, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt đề xuất dự án. Trường hợp, kết luận thẩm định không thông qua đề xuất dự án, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP thông báo bằng văn bản tới đơn vị đề xuất dự án và nêu rõ lý do.

Mục 2. DỰ ÁN DO NHÀ ĐẦU TƯ ĐỀ XUẤT
Điều 10. Điều kiện lựa chọn dự án
Dự án do nhà đầu tư đề xuất thuộc lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 3 của Thông tư này được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:

  1. Phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công Thương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  2. Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
  3. Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng;
  4. Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng Kinh doanh – Quản lý;
  5. Nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất dự án.

Điều 11. Hồ sơ đề xuất dự án
Hồ sơ đề xuất dự án 02 bộ, bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị thẩm định đề xuất dự án;
  2. Đề xuất dự án. Nội dung đề xuất dự án phải phù hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ;
  3. Tài liệu xác nhận tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
  4. Kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự (nếu có);
  5. Các tài liệu cần thiết khác để giải trình đề xuất dự án (nếu có).

Điều 12. Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án

  1. Trường hợp đề xuất dự án thuộc quy mô nhóm C
  2. a) Nhà đầu tư gửi đề xuất dự án tới đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP.
  3. b) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP kiểm tra hồ sơ và yêu cầu nhà đầu tư bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
  4. c) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP tổ chức thẩm định đề xuất dự án.
  5. d) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận thẩm định, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt. Trường hợp kết luận thẩm định không thông qua đề xuất dự án, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP thông báo bằng văn bản tới nhà đầu tư đề xuất dự án và nêu rõ lý do.
  6. Trường hợp đề xuất dự án thuộc quy mô nhóm A, B:
  7. a) Nhà đầu tư gửi đề xuất dự án tới đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP.
  8. b) Trong vòng 05 ngày làm việc, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP kiểm tra hồ sơ và yêu cầu nhà đầu tư bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
  9. c) Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đơn vị thẩm định tổ chức thẩm định đề xuất dự án.
  10. d) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận thẩm định, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt. Trường hợp, kết luận thẩm định không thông qua đề xuất dự án, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP thông báo bằng văn bản tới nhà đầu tư đề xuất dự án và nêu rõ lý do.

Điều 13. Công bố dự án

  1. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày đề xuất dự án được phê duyệt, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP tổng hợp và công bố các đề xuất dự án được phê duyệt trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương và thông báo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
  2. Nội dung dự án được công bố thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Chương III
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
Điều 14. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

  1. Đối với dự án do Bộ Công Thương đề xuất, căn cứ quyết định phê duyệt đề xuất dự án, đơn vị đề xuất dự án có trách nhiệm tổ chức lập hoặc lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

  1. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất, căn cứ quyết định phê duyệt đề xuất dự án, Bộ Công Thương giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Nội dung thỏa thuận giữa Bộ Công Thương và nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
Điều 15. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi

  1. Nội dung cơ bản của Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 25 của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  2. Căn cứ vào mục tiêu, tính chất dự án, các bên liên quan có thể thỏa thuận những nội dung khác với điều kiện không trái với quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và quy định của pháp luật.

Điều 16. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi 02 bộ, bao gồm:

  1. Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
  2. Báo cáo nghiên cứu khả thi;
  3. Bản sao báo cáo thẩm định phê duyệt đề xuất dự án;
  4. Bản sao quyết định phê duyệt đề xuất dự án;
  5. Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

Điều 17. Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A, nhóm B

  1. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi nộp hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tới đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP.
  2. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP kiểm tra hồ sơ và yêu cầu đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
  3. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
  4. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thẩm định được thành lập, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nhóm A.

Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thẩm định được thành lập, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nhóm B.
Đối với dự án có cấu phần xây dựng, thường trực Hội đồng thẩm định lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về xây dựng.

  1. Nội dung thẩm định thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
  2. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, đơn vị thường trực Hội đồng thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

Điều 18. Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi

  1. Báo cáo nghiên cứu khả thi được điều chỉnh khi xuất hiện một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP;
  2. Thủ tục thẩm định và phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

Chương IV
LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 19. Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển

  1. Đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tổ chức lập hoặc lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để lập hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
  2. Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 30/2015/NĐ-CP).
  3. Đơn vị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 82 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.
  4. Đơn vị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện thẩm định kết quả sơ tuyển theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 84 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.

Điều 20. Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

  1. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi có trách nhiệm tổ chức hoặc lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
  2. Hồ sơ trình phê duyệt

Hồ sơ trình phê duyệt 02 bộ, bao gồm:

  1. a) Văn bản trình phê duyệt trong đó nêu tóm tắt quá trình thực hiện. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.
  2. b) Các tài liệu kèm theo.

Điều 21. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

  1. Đơn vị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP;
  2. Đơn vị thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 84 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.

Điều 22. Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

  1. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi có trách nhiệm tổ chức hoặc lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm phù hợp để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  2. Đơn vị thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
  3. Phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
  4. a) Đơn vị thẩm định thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 83 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP;
  5. b) Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 84 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.

Điều 23. Thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư
Đơn vị thẩm định có trách nhiệm thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 83 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP, đồng thời lập báo cáo thẩm định theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 83 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.
Chương V
KÝ KẾT THỎA THUẬN ĐẦU TƯ VÀ HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
Điều 24. Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn

  1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 23 Thông tư này, đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP và các đơn vị có liên quan thương thảo, đàm phán, hoàn thiện hợp đồng dự án với nhà đầu tư được lựa chọn.
  2. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.

Điều 25. Nội dung hợp đồng
Nội dung cơ bản của hợp đồng dự án thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
Tùy tính chất đặc thù của mỗi dự án, các bên có thể thỏa thuận những nội dung khác với điều kiện không trái với quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP, Thông tư này và các văn bản khác có liên quan.
Các tài liệu kèm theo hợp đồng dự án gồm phụ lục hợp đồng, tài liệu và các giấy tờ nhằm xác nhận hoặc quy định chi tiết nội dung hợp đồng dự án là bộ phận không tách rời của hợp đồng dự án.
Điều 26. Ký kết thỏa thuận đầu tư
Sau khi kết thúc đàm phán các nội dung hợp đồng dự án, đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì đàm phán lập báo cáo kết quả đàm phán kèm dự thảo văn bản thỏa thuận đầu tư. Nội dung thỏa thuận đầu tư lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc ký kết thỏa thuận đầu tư. Bộ Công Thương tổ chức ký kết thỏa thuận đầu tư với chủ đầu tư.
Điều 27. Ký kết hợp đồng
Việc ký kết hợp đồng dự án nhóm B, nhóm C được thực hiện theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Chương VI
GIÁM SÁT THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 28. Giám sát thực hiện hợp đồng dự án

  1. Đối với các dự án nhóm B, nhóm C, Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho đơn vị trực thuộc để giám sát thực hiện hợp đồng dự án. Trong trường hợp cần thiết, đơn vị được ủy quyền được thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực để hỗ trợ giám sát thực hiện hợp đồng dự án. Chi phí thuê tư vấn được thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
  2. Đối với các dự án nhóm A, Bộ Công Thương có thể ủy quyền cho đơn vị trực thuộc giám sát thực hiện hợp đồng dự án hoặc thuê tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng nếu cần thiết. Chi phí thuê tư vấn được thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

Điều 29. Giám sát chất lượng công trình

  1. Việc giám sát chất lượng công trình các dự án đầu tư theo hình thức PPP thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 15/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp lý có liên quan.
  2. Đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP đề xuất và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt kế hoạch và thành phần Tổ giám sát chất lượng công trình hàng năm.
  3. Khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan nhà nước yêu cầu, Bộ Công Thương ủy quyền cho đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng.

Chương VIII
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 30. Chế độ báo cáo của nhà đầu tư

  1. Nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo các quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện báo cáo theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
  2. Báo cáo định kỳ
  3. a) Định kỳ 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 và cả năm trước ngày 10 tháng 02 hàng năm, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án lập báo cáo gửi về đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP và các đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực.
  4. b) Nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư lập và gửi Bộ Công Thương các loại báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo quy định pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư.
  5. c) Nội dung báo cáo phải thể hiện rõ về tiến độ công việc thực hiện tính đến thời điểm báo cáo (tiến độ giải ngân vốn, tiến độ thực hiện các hạng mục…); các vấn đề tồn tại, phát sinh và đề xuất phương án giải quyết; kế hoạch dự kiến triển khai.
  6. Báo cáo đột xuất
  7. a) Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, nhà đầu tư có trách nhiệm báo cáo kịp thời về Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  8. b) Nhà đầu tư có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 31. Chế độ báo cáo của đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực và đơn vị sự nghiệp công lập
Định kỳ 6 tháng, trước ngày 10 tháng 7 và ngày 10 tháng 02 hàng năm, Đơn vị quản lý ngành, lĩnh vực gửi báo cáo về đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP về tình hình thực hiện các dự án và các số liệu vốn đầu tư các dự án do các đơn vị trực tiếp là chủ đầu tư.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Tổ chức thực hiện

  1. Vụ Kế hoạch là đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP của Bộ Công Thương, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
  2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này và đề xuất các loại hình dự án hợp tác công tư phù hợp với tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Điều 33. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2015.
  2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động liên quan đến việc đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP gửi ý kiến về Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch) để kịp thời hướng dẫn./.

 

 
Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra VB QPPL (Bộ Tư pháp);
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Lãnh đạo Bộ Công Thương;
– SCT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
– Công báo;
– Website Bộ Công Thương;
– Lưu: VT, KH (2b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Cao Quốc Hưng

 

The post Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của bộ công thương appeared first on MP Law Firm.

]]>
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư https://mplaw.vn/en/nghi-dinh-quy-dinh-chi-tiet-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-luat-dau-thau-ve-lua-chon-nha-dau-tu/ Thu, 15 Mar 2018 17:30:21 +0000 http://law.imm.fund/?p=1902 CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 30/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2015  NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU THẦU VỀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ Căn cứ Luật Tổ […]

The post Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư appeared first on MP Law Firm.

]]>
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 30/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2015

 NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU THẦU VỀ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu, bao gồm:

  1. a) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP;
  2. b) Dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, cần lựa chọn nhà đầu tư thuộc danh mục dự án được phê duyệt theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định này để xây dựng công trình thuộc đô thị, khu đô thị mới; nhà ở thương mại; công trình thương mại và dịch vụ; tổ hợp đa năng mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này.
  3. Đối tượng áp dụng
  4. a) Tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này;
  5. b) Tổ chức, cá nhân có hoạt động lựa chọn nhà đầu tư không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này chọn áp dụng quy định của Nghị định này. Trường hợp chọn áp dụng thì tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật Đấu thầu và Nghị định này, bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Điều 2. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

  1. Nhà đầu tư tham dự thầu được đánh giá là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (riêng đối với dự án PPP nhóm C độc lập với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định đề xuất dự án); nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư; cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
  3. b) Nhà đầu tư tham dự thầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau;
  4. c) Nhà đầu tư tham dự thầu với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (riêng đối với dự án PPP nhóm C độc lập với nhà thầu tư vấn lập, thẩm định đề xuất dự án); nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, thẩm định, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư không có cổ phần hoặc vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên từ 20% trở lên.
  5. Nhà đầu tư được phép tham dự thầu đối với dự án do mình lập báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP nhóm C do mình lập đề xuất dự án) và phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ đối với nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (lập đề xuất dự án đối với dự án PPP nhóm C).

Điều 3. Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
Trường hợp nhà đầu tư có báo cáo nghiên cứu khả thi, đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C) được phê duyệt, nhà đầu tư đó được hưởng ưu đãi trong quá trình đánh giá về tài chính – thương mại, cụ thể như sau:

  1. Trường hợp áp dụng phương pháp giá dịch vụ, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dịch vụ vào giá dịch vụ của nhà đầu tư đó để so sánh, xếp hạng.
  2. Trường hợp áp dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần đề xuất vốn góp của Nhà nước vào phần vốn góp của Nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
  3. Trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần nộp ngân sách nhà nước vào phần nộp ngân sách nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
  4. Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.

Điều 4. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu

  1. Trách nhiệm cung cấp thông tin:
  2. a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và người có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;
  3. b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm của mình cung cấp thông tin quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  4. c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị đầu mối quản lý hoạt động đầu tư PPP có trách nhiệm cung cấp thông tin dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất và thông tin khác có liên quan quy định tại Điểm i và Điểm l Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  5. d) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu;

  1. e) Nhà đầu tư có trách nhiệm tự cung cấp và cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà đầu tư trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 và Điểm k Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;
  2. g) Cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu, chuyên gia có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến đào tạo, giảng dạy, hoạt động hành nghề về đấu thầu của mình cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.
  3. Trách nhiệm đăng tải thông tin:
  4. a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trong việc đăng tải thông tin về đấu thầu;
  5. b) Thông tin hợp lệ theo quy định được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trên Báo đấu thầu. Khi phát hiện những thông tin không hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu để các đơn vị cung cấp thông tin biết, chỉnh sửa, hoàn thiện để được đăng tải.
  6. Ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này, bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông báo mời sơ tuyển quốc tế lên trang thông tin điện tử hoặc tờ báo quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi tại Việt Nam.

Điều 5. Thời hạn, quy trình cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu

  1. Trường hợp tự đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:
  2. a) Các đối tượng có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này thực hiện đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và tự đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  3. b) Đối với thông tin quy định tại các Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, bên mời thầu phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu theo thời gian quy định trong thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  4. c) Đối với thông tin quy định tại các Điểm a, d, đ, g, h và i Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, các tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải thông tin phải bảo đảm thời điểm đăng tải thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành.
  5. Trường hợp cung cấp thông tin cho Báo đấu thầu:
  6. a) Đối với các thông tin được quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin tối thiểu là 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu;
  7. b) Đối với thông tin quy định tại các Điểm d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.
  8. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ ngày các tổ chức tự đăng tải thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu có trách nhiệm đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.
  9. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ ngày Báo đấu thầu nhận được thông tin quy định tại các Điểm b, c, d, đ và g Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, Báo đấu thầu có trách nhiệm đăng tải lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Báo đấu thầu. Đối với thông tin quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu, bên mời thầu phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu theo thời gian quy định trong thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu.
  10. Trong vòng 02 ngày làm việc, kể từ ngày đăng tải thông tin theo quy định tại Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều này, bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông báo mời sơ tuyển quốc tế theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Điều 6. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư

  1. Thời hạn công bố thông tin dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày đề xuất dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được phê duyệt.
  2. Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định.
  3. Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu.
  4. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 30 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu.
  5. Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 30 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu.
  6. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 60 ngày đối với đấu thầu trong nước và 90 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu.
  7. Thời gian đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt kết quả sơ tuyển.
  8. Đối với đấu thầu trong nước, thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 45 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 90 ngày; đối với đấu thầu quốc tế, thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 60 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 120 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở bảo đảm tiến độ triển khai dự án.
  9. Thời gian thẩm định tối đa là 30 ngày đối với từng nội dung: Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt.
  10. Thời gian phê duyệt đối với từng nội dung: Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà đầu tư tối đa là 20 ngày, kể từ ngày người có thẩm quyền nhận được báo cáo thẩm định.
  11. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 320 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở bảo đảm tiến độ triển khai dự án.
  12. Thời gian gửi văn bản (đồng thời theo đường bưu điện và fax, thư điện tử hoặc gửi trực tiếp) sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển đến các nhà đầu tư đã nhận hồ sơ mời sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà đầu tư đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 25 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với sửa đổi hồ sơ yêu cầu tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định tại điểm này, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định về thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
  13. Thời hạn bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu theo đường bưu điện, fax không muộn hơn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt.
  14. Thời gian đàm phán, hoàn thiện hợp đồng tối đa là 120 ngày kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

Điều 7. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư

  1. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, bên mời thầu quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế). Đối với đấu thầu trong nước, mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng. Đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng.
  2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả sơ tuyển:
  3. a) Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
  4. b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
  5. c) Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
  6. d) Chi phí thẩm định kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng.
  7. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư:
  8. a) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
  9. b) Chi phí thẩm định đối với từng nội dung về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
  10. c) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,03% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10.000.000 (mười triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng.
  11. Đối với các dự án có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cùng một bên mời thầu tổ chức thực hiện, các dự án phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa 50% mức đã chi cho các nội dung chi phí quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì phải tính toán để bổ sung chi phí này vào chi phí chuẩn bị đầu tư.
  12. Chi phí quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, định mức lương theo quy định và các yếu tố khác.

Trường hợp không có quy định về định mức lương chuyên gia thì việc xác định chi phí lương chuyên gia căn cứ thống kê kinh nghiệm đối với các chi phí đã chi trả cho chuyên gia tại các dự án tương tự đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định hoặc trong tổng mức đầu tư.

  1. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư là 0,02% tổng mức đầu tư của nhà đầu tư có kiến nghị nhưng tối thiểu là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng.
  2. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Điều 8. Thời gian và chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP nhóm C

  1. Thời gian trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP nhóm C:
  2. a) Hồ sơ mời sơ tuyển (nếu có), hồ sơ mời thầu được phát hành sau 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu, gửi thư mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu.
  3. b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu.
  4. c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối thiểu là 15 ngày, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu.
  5. d) Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà đầu tư trước ngày có thời điểm đóng thầu là 03 ngày làm việc.

đ) Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

  1. e) Thời gian thẩm định tối đa là 10 ngày đối với từng nội dung: Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển và kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt.
  2. g) Các khoảng thời gian khác thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
  3. Chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP nhóm C:
  4. a) Giá trị bảo đảm dự thầu từ 0,5% đến 1% tổng mức đầu tư của dự án; giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng từ 1% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án.
  5. b) Căn cứ tính chất của dự án, bên mời thầu quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển (bao gồm cả thuế). Mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng.
  6. c) Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, thẩm định kết quả sơ tuyển:

– Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
– Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 25.000.000 (hai mươi lăm triệu) đồng;
– Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng.

  1. d) Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư:

– Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
– Chi phí thẩm định đối với từng nội dung về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và về kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;
– Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,03% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 5.000.000 (năm triệu) đồng và tối đa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
đ) Đối với các dự án có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cùng một bên mời thầu tổ chức thực hiện, các dự án phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa 50% mức đã chi cho các nội dung chi phí quy định tại các Điểm c và d Khoản này. Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì phải tính toán để bổ sung chi phí này vào chi phí chuẩn bị đầu tư.

  1. e) Chi phí quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này được áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu trực tiếp thực hiện. Chi phí thuê tư vấn đấu thầu; chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị; chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thực hiện theo quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này.

Điều 9. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư

  1. Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
  2. Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;
  4. b) Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế;
  5. c) Dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án.
  6. d) Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng.
  7. Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
  8. a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển;
  9. b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu;
  10. c) Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất bao gồm dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu. Dự án khả thi và hiệu quả cao nhất được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Có báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP) hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt;
– Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ hoặc vốn góp của Nhà nước hoặc lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước hợp lý;
– Đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo.
Điều 10. Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất

  1. Lập và phê duyệt danh mục dự án
  2. a) Căn cứ lập danh mục dự án:

– Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, danh mục dự án cần thu hồi đất đã được phê duyệt;
– Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có).

  1. b) Lập và phê duyệt danh mục dự án

Sở chuyên ngành, cơ quan chuyên môn tương đương cấp sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất dự án sử dụng khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao cần lựa chọn nhà đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất.

  1. Công bố danh mục dự án
  2. a) Sau khi có quyết định phê duyệt, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được công bố trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này. Khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư quan tâm.
  3. b) Nội dung công bố phải bao gồm các thông tin về: Địa điểm thực hiện dự án, diện tích khu đất, chức năng sử dụng đất, các chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt, hiện trạng khu đất, các thông tin cần thiết khác.

Điều 11. Lập phương án sơ bộ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
Căn cứ danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được phê duyệt theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, Sở chuyên ngành, cơ quan chuyên môn tương đương cấp sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án sơ bộ về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để làm cơ sở lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư. Việc xác định tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ vào giá đất cụ thể được xác định trên cơ sở bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất công bố theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm gần nhất.
Điều 12. Lưu trữ thông tin trong đấu thầu

  1. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được lưu giữ tối thiểu 03 năm sau khi kết thúc hợp đồng dự án, trừ hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
  2. Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của các nhà đầu tư không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà đầu tư cùng thời gian với việc hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư không được lựa chọn. Trường hợp nhà đầu tư không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại nhưng phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư không bị tiết lộ.
  3. Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu giữ trong khoảng thời gian 12 tháng, kể từ khi ban hành quyết định hủy thầu.
  4. Hồ sơ quyết toán hợp đồng dự án và các tài liệu liên quan đến nhà đầu tư trúng thầu được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 13. Đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
Việc đăng ký, thẩm định, công nhận và xóa tên cơ sở đào tạo về đấu thầu, giảng viên về đấu thầu; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu; điều kiện đối với giảng viên về đấu thầu; điều kiện cấp chứng chỉ đào tạo và chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu; trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc quản lý hoạt động đào tạo về đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu.
Điều 14. Tổ chuyên gia

  1. Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, trừ cá nhân quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
  2. Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của dự án, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý, đất đai và các lĩnh vực có liên quan.
  3. Cá nhân không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu, khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  4. a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;
  5. b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến dự án;
  6. c) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của dự án;
  7. d) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của dự án;

đ) Có tối thiểu 05 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến dự án.

  1. Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.

Chương II
SƠ TUYỂN VÀ KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Mục 1. SƠ TUYỂN
Điều 15. Quy trình chi tiết

  1. Chuẩn bị sơ tuyển, bao gồm:
  2. a) Lập hồ sơ mời sơ tuyển;
  3. b) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển.
  4. Tổ chức sơ tuyển, bao gồm:
  5. a) Thông báo mời sơ tuyển;
  6. b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển;
  7. c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển;
  8. d) Mở thầu.
  9. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển.
  10. Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn.

Điều 16. Áp dụng sơ tuyển

  1. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP, danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được phê duyệt, việc sơ tuyển nhà đầu tư được thực hiện trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư để xác định các nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của dự án và mời tham gia đấu thầu rộng rãi theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này hoặc chỉ định thầu theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
  2. Sơ tuyển quốc tế áp dụng đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều này.
  3. Sơ tuyển trong nước áp dụng đối với dự án quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
  4. Đối với dự án PPP nhóm C, căn cứ tính chất của dự án, sau khi phê duyệt đề xuất dự án, người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng sơ tuyển trong nước hoặc không áp dụng sơ tuyển.
  5. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất có tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng, căn cứ tính chất của dự án, người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng sơ tuyển trong nước hoặc không áp dụng sơ tuyển.

Điều 17. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển

  1. Lập hồ sơ mời sơ tuyển

Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm:

  1. a) Thông tin chỉ dẫn nhà đầu tư: Nội dung cơ bản của dự án và các nội dung chỉ dẫn nhà đầu tư tham dự sơ tuyển;
  2. b) Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu; đối với dự án đầu tư có sử dụng đất còn phải bao gồm yêu cầu quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai;
  3. c) Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để triển khai dự án: Yêu cầu về năng lực tài chính – thương mại, khả năng thu xếp vốn và năng lực triển khai thực hiện dự án; yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự; yêu cầu về phương pháp triển khai thực hiện dự án sơ bộ và cam kết thực hiện dự án; yêu cầu kê khai về tranh chấp, khiếu kiện đối với các hợp đồng đã và đang thực hiện. Năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được xác định bằng năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh và các đối tác cùng tham gia thực hiện dự án bao gồm bên cho vay, nhà thầu, nhà sản xuất, nhà bảo hiểm và các đối tác khác có liên quan;
  4. d) Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được thực hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển. Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 60% tổng số điểm và điểm đánh giá của từng nội dung yêu cầu cơ bản không thấp hơn 50% điểm tối đa của nội dung đó.

  1. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển:
  2. a) Bên mời thầu trình người có thẩm quyền dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển và các tài liệu liên quan đồng thời gửi đơn vị thẩm định;
  3. b) Việc thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định này;
  4. c) Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản, căn cứ tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển.

Điều 18. Thông báo, phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển

  1. Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
  2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển:
  3. a) Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời sơ tuyển, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời sơ tuyển;
  4. b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển đến các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển;
  5. c) Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:

– Gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư đã mua hoặc nhận hồ sơ mời sơ tuyển;
– Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời sơ tuyển mà các nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển gửi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển;
– Nội dung làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển không được trái với nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thì việc sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản này;

  1. d) Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển là một phần của hồ sơ mời sơ tuyển.

Điều 19. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển và mở thầu

  1. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự sơ tuyển:
  2. a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển;
  3. b) Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà đầu tư gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà đầu tư gửi đến để làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
  4. c) Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu;
  5. d) Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự sơ tuyển của tất cả các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu, kể cả trường hợp nhà đầu tư tham dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận hồ sơ mời sơ tuyển trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời sơ tuyển thì nhà đầu tư phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời sơ tuyển trước khi hồ sơ dự sơ tuyển được tiếp nhận.
  6. Mở thầu

Hồ sơ dự sơ tuyển nộp theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở công khai và bắt đầu trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bản và biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại.
Điều 20. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

  1. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất; trường hợp có nhiều hơn 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn tối thiểu 03 và tối đa 05 nhà đầu tư xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn.
  2. Làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển:
  3. a) Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự sơ tuyển của nhà đầu tư thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm;
  4. b) Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự sơ tuyển thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà đầu tư được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự sơ tuyển;
  5. c) Việc làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự sơ tuyển cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự sơ tuyển. Việc làm rõ phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư tham dự thầu.

Điều 21. Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển và công khai danh sách ngắn

  1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
  2. Kết quả sơ tuyển phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 83 Nghị định này trước khi phê duyệt.
  3. Kết quả sơ tuyển phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển. Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải bao gồm tên các nhà đầu tư trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.
  4. Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định này và gửi thông báo đến các nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển.

Mục 2. KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 22. Lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

  1. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:
  2. a) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án (dự án PPP nhóm C), báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án PPP; quyết định phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;
  3. b) Văn bản về việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP (nếu có);
  4. c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án PPP sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi (nếu có);
  5. d) Kết quả sơ tuyển (nếu có);

đ) Các văn bản có liên quan.

  1. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, bên mời thầu lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trình người có thẩm quyền, đồng thời gửi đơn vị thẩm định.
  2. Hồ sơ trình duyệt bao gồm văn bản trình duyệt và các tài liệu kèm theo. Văn bản trình duyệt bao gồm tóm tắt về quá trình thực hiện và các nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 23 Nghị định này. Tài liệu kèm theo bao gồm các bản chụp làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 23. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

  1. Tên dự án.
  2. Tổng mức đầu tư, tổng vốn của dự án (tổng vốn đầu tư) đối với dự án PPP; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất.
  3. Sơ bộ vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình dự án PPP, cơ chế tài chính, hình thức bảo đảm đầu tư của Nhà nước để hỗ trợ việc thực hiện dự án (nếu có).
  4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư
  5. a) Xác định rõ hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu, trong nước hoặc quốc tế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. Đối với dự án PPP nhóm C, dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 (một trăm hai mươi tỷ) đồng, trường hợp không áp dụng sơ tuyển, hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi trong nước, trừ trường hợp theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
  6. b) Xác định rõ phương thức lựa chọn nhà đầu tư là một giai đoạn một túi hồ sơ hoặc một giai đoạn hai túi hồ sơ theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật Đấu thầu.
  7. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm.

  1. Loại hợp đồng

Xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu.

  1. Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng là số năm hoặc tháng tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực đến thời điểm các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.
Điều 24. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

  1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư
  2. a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư là việc tiến hành thẩm tra, đánh giá các nội dung quy định tại Điều 23 Nghị định này;
  3. b) Đơn vị được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt.
  4. Căn cứ báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư bằng văn bản để làm cơ sở tiến hành lựa chọn nhà đầu tư.

Chương III
ĐẤU THẦU RỘNG RÃI LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP
Mục 1. QUY TRÌNH CHI TIẾT
Điều 25. Quy trình chi tiết

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
  2. a) Lập hồ sơ mời thầu;
  3. b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
  4. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
  5. a) Mời thầu;
  6. b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
  7. c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
  8. d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  9. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
  10. a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  11. b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  12. c) Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
  13. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, bao gồm:
  14. a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  15. b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  16. c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư;
  17. d) Đàm phán sơ bộ hợp đồng.
  18. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
  19. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng, bao gồm:
  20. a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;
  21. b) Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp đồng.

Mục 2. CHUẨN BỊ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 26. Lập hồ sơ mời thầu

  1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
  2. a) Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ dự án và các tài liệu liên quan;
  3. b) Kết quả sơ tuyển;
  4. c) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
  5. d) Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước có liên quan.
  6. Nội dung hồ sơ mời thầu:
  7. a) Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng;
  8. b) Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

– Thông tin chung về dự án bao gồm nội dung và phạm vi dự án, mô tả cụ thể đầu ra của dự án, các dịch vụ được cung cấp khi dự án hoàn thành;
– Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu;
– Yêu cầu về dự án theo báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, bao gồm:
+ Yêu cầu về kỹ thuật: Các tiêu chuẩn thực hiện dự án, yêu cầu về chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; mô tả chi tiết các yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá hồ sơ dự thầu, các yêu cầu về môi trường và an toàn;
+ Yêu cầu về tài chính – thương mại: Phương án tổ chức đầu tư, kinh doanh; phương án tài chính (tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận); yêu cầu cụ thể về phân bổ rủi ro;
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính – thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này, không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
– Các biểu mẫu dự thầu bao gồm đơn dự thầu, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính – thương mại, bảo đảm dự thầu, cam kết của tổ chức tài chính (nếu có) và các biểu mẫu khác;
– Loại hợp đồng dự án, điều kiện của hợp đồng và dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu thực hiện dự án, tiêu chuẩn chất lượng công trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, cơ chế về giá, các quy định áp dụng, thưởng phạt hợp đồng, trường hợp bất khả kháng, việc xem xét lại hợp đồng trong quá trình vận hành dự án và các nội dung khác theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP.
Điều 27. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm:

  1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật
  2. a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hình dự án cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, bao gồm:

– Tiêu chuẩn về khối lượng, chất lượng;
– Tiêu chuẩn vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng;
– Tiêu chuẩn về môi trường và an toàn.
Khi lập hồ sơ mời thầu phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm này, phù hợp với từng dự án cụ thể và đảm bảo nhà đầu tư được lựa chọn đáp ứng yêu cầu về kết quả đầu ra của việc thực hiện dự án. Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết về kỹ thuật có thể bổ sung các tiêu chuẩn về kỹ thuật khác phù hợp với từng dự án cụ thể.

  1. b) Phương pháp đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật và điểm của từng nội dung yêu cầu về chất lượng, khối lượng; vận hành, quản lý, kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng; môi trường và an toàn không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.

  1. c) Cơ cấu về tỷ trọng điểm tương ứng với các nội dung quy định tại Điểm a Khoản này phải phù hợp với từng loại hợp đồng dự án cụ thể nhưng bảo đảm tổng tỷ trọng điểm bằng 100%.
  2. Phương pháp đánh giá về tài chính – thương mại

Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu bao gồm các phương pháp sau đây:

  1. a) Phương pháp giá dịch vụ:

– Phương pháp giá dịch vụ được áp dụng đối với dự án mà giá dịch vụ là tiêu chí để đánh giá về tài chính – thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án; thời gian hoàn vốn và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu;
– Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dịch vụ để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ thấp nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.

  1. b) Phương pháp vốn góp của Nhà nước:

– Phương pháp vốn góp của Nhà nước được áp dụng đối với dự án mà vốn góp của Nhà nước là tiêu chí để đánh giá về tài chính – thương mại, các nội dung khác như tiêu chuẩn đối với tài sản, dịch vụ thuộc dự án, thời gian hoàn vốn, giá dịch vụ và các yếu tố có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu;
– Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất phần vốn góp của Nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.

  1. c) Phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước:

– Phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước là phương pháp để đánh giá nhà đầu tư chào phương án thực hiện dự án có hiệu quả đầu tư lớn nhất, các nội dung khác có liên quan đã được xác định rõ trong hồ sơ mời thầu. Hiệu quả đầu tư được đánh giá thông qua tiêu chí đề xuất nộp ngân sách nhà nước;
– Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào đề xuất nộp ngân sách nhà nước để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.

  1. d) Phương pháp kết hợp:

Phương pháp kết hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
Điều 28. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

  1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định này trước khi phê duyệt.
  2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Mục 3. TỔ CHỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 29. Mời thầu
Thư mời thầu được gửi đến các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian đóng thầu, mở thầu.
Điều 30. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu

  1. Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà đầu tư có tên trong danh sách ngắn. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu.
  2. Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà đầu tư đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu.
  3. Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà đầu tư phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 15 ngày (đối với đấu thầu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
  4. a) Gửi văn bản làm rõ cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời thầu;
  5. b) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong hồ sơ mời thầu mà nhà đầu tư chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời thầu.

Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

  1. Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu.

Điều 31. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu

  1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
  2. Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư này cho nhà đầu tư khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu. Hồ sơ dự thầu được gửi đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại. Bất kỳ tài liệu nào được nhà đầu tư gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ, trừ tài liệu nhà đầu tư gửi đến để làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ của nhà đầu tư.
  3. Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.
  4. Trường hợp nhà đầu tư cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với tên trong danh sách ngắn thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu tối thiểu 07 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định sự thay đổi tư cách của nhà đầu tư, cụ thể như sau:
  5. a) Cho phép liên danh hoặc bổ sung thành viên của liên danh với nhà đầu tư ngoài danh sách ngắn;
  6. b) Không chấp nhận nhà đầu tư có thành viên rút khỏi liên danh mà không bổ sung thành viên mới có năng lực, kinh nghiệm tương đương hoặc cao hơn.

Điều 32. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

  1. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư.
  2. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư và theo trình tự sau đây:

– Kiểm tra niêm phong;
– Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan.

  1. Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.
  2. Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  3. Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của tất cả các nhà đầu tư phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà đầu tư tham dự lễ mở thầu ký niêm phong.

Điều 33. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu

  1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư để bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính – thương mại để thực hiện dự án.
  2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.
  3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó bị loại.

Điều 34. Làm rõ hồ sơ dự thầu

  1. Sau khi mở thầu, nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính – thương mại nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp.
  2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm thì nhà đầu tư (trường hợp được chấp nhận thay đổi tư cách) được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà đầu tư để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
  3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà đầu tư có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

Điều 35. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch

  1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học, lỗi nhầm đơn vị; khác biệt giữa những nội dung thuộc đề xuất về kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất về tài chính – thương mại và các lỗi khác.
  2. Hiệu chỉnh sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
  3. Sau khi phát hiện lỗi, sai lệch, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết về lỗi, sai lệch và việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch nội dung đó. Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà đầu tư phải có ý kiến bằng văn bản gửi bên mời thầu về các nội dung sau đây:
  4. a) Chấp thuận hay không chấp thuận kết quả sửa lỗi. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó sẽ bị loại;
  5. b) Nêu ý kiến của mình về kết quả hiệu chỉnh sai lệch. Trường hợp nhà đầu tư không chấp thuận kết quả hiệu chỉnh sai lệch thì phải nêu rõ lý do để bên mời thầu xem xét, quyết định.

Mục 4. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT
Điều 36. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

  1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
  2. a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  3. b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  4. c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  5. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

  1. a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  2. b) Có đơn dự thầu thuộc đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
  3. c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
  4. d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất về kỹ thuật với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;

  1. e) Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
  2. g) Nhà đầu tư không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
  3. h) Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.
  4. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực, kinh nghiệm được cập nhật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu được xem xét, đánh giá chi tiết về kỹ thuật.
  5. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:
  6. a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu;
  7. b) Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.

Điều 37. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
Danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà đầu tư tham dự thầu, trong đó mời các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.
Mục 5. MỞ VÀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI
Điều 38. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại

  1. Kiểm tra niêm phong túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.
  2. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại:
  3. a) Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà đầu tư tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà đầu tư;
  4. b) Yêu cầu đại diện từng nhà đầu tư tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại xác nhận việc có hoặc không có thư đề xuất giảm giá dịch vụ hoặc giảm phần vốn góp của Nhà nước hoặc tăng phần nộp ngân sách nhà nước kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của mình;
  5. c) Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại được thực hiện đối với từng hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại theo thứ tự chữ cái tên của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây:

– Kiểm tra niêm phong;
– Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại; đơn dự thầu thuộc đề xuất về tài chính – thương mại; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại; tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án, giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình dự án (nếu có), phần nộp ngân sách nhà nước ghi trong đơn dự thầu (nếu có); giá trị giảm giá dịch vụ hoặc giảm phần vốn góp của Nhà nước hoặc tăng phần nộp ngân sách nhà nước (nếu có); điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; các thông tin khác liên quan.

  1. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính:
  2. a) Các thông tin nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà đầu tư tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại. Biên bản này phải được gửi cho các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  3. b) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.

Điều 39. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại

  1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, bao gồm:
  2. a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  3. b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  4. c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại.
  5. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại:

Hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

  1. a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  2. b) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án, giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước, phần nộp ngân sách nhà nước ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với phương án tài chính của nhà đầu tư, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
  3. c) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính – thương mại.

  1. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư:
  2. a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
  3. b) Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà đầu tư, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:

– Danh sách nhà đầu tư được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng;
– Danh sách nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà đầu tư;
– Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
– Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.
Điều 40. Đàm phán sơ bộ hợp đồng

  1. Nhà đầu tư xếp hạng thứ nhất được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán sơ bộ hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
  2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
  3. a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
  4. b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;
  5. c) Hồ sơ mời thầu.
  6. Nguyên tắc đàm phán sơ bộ hợp đồng:
  7. a) Không tiến hành đàm phán sơ bộ đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
  8. b) Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
  9. Nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng:
  10. a) Đàm phán sơ bộ về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  11. b) Đàm phán sơ bộ về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;
  12. c) Đàm phán về các nội dung cần thiết khác.
  13. Trong quá trình đàm phán sơ bộ hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo thỏa thuận đầu tư, dự thảo hợp đồng.
  14. Trường hợp đàm phán sơ bộ hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; trường hợp đàm phán sơ bộ với các nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

Điều 41. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
  2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
  3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  4. Có giá dịch vụ thấp nhất, không vượt mức giá dịch vụ xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí đối với phương pháp giá dịch vụ; có đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất và không vượt giá trị vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt đối với phương pháp vốn góp của Nhà nước; có đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước.

Mục 6. TRÌNH, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG KHAI KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 42. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư

  1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.
  2. Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 4 Điều 83 Nghị định này trước khi phê duyệt.
  3. Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
  4. Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải bao gồm các nội dung sau đây:
  5. a) Tên dự án, địa điểm và quy mô của dự án;
  6. b) Tên nhà đầu tư trúng thầu;
  7. c) Loại hợp đồng;
  8. d) Thời hạn khởi công, hoàn thành xây dựng, kinh doanh, chuyển giao công trình dự án;

đ) Các điều kiện sử dụng đất để thực hiện dự án (địa điểm, diện tích, mục đích, thời gian sử dụng đất);

  1. e) Tổng mức đầu tư và tổng vốn của dự án;
  2. g) Giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước hoặc phần nộp ngân sách nhà nước;
  3. h) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
  4. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
  5. Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến các nhà đầu tư tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Khoản 13 Điều 6 Nghị định này. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
  6. a) Thông tin quy định tại Khoản 4 Điều này;
  7. b) Danh sách nhà đầu tư không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà đầu tư;
  8. c) Kế hoạch đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.

Mục 7. ĐÀM PHÁN, HOÀN THIỆN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Điều 43. Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng

  1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán sơ bộ hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
  2. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
  3. a) Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi căn bản các nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Nghị định này và kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các nội dung sau đây:

– Chi tiết các nội dung trong đàm phán sơ bộ hợp đồng;
– Căn cứ để ký kết hợp đồng dự án;
– Các thay đổi đối với các điều khoản đặc biệt của hợp đồng (nếu có).

  1. b) Ngoài những nội dung quy định tại Điểm a Khoản này, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng khác phù hợp với loại hợp đồng của dự án.
  2. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng và thực hiện các bước theo quy định tại các Điều 40, 41 và 42 Nghị định này và Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 44. Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp đồng

  1. Việc ký kết thỏa thuận đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP.
  2. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Đấu thầu và theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP.

Chương IV
ĐẤU THẦU RỘNG RÃI LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP NHÓM C
Điều 45. Quy trình chi tiết

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
  2. a) Lập hồ sơ mời thầu;
  3. b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
  4. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
  5. a) Mời thầu;
  6. b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
  7. c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
  8. d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  9. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
  10. a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  11. b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  12. c) Phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
  13. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, bao gồm:
  14. a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  15. b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  16. c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư.
  17. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
  18. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng, bao gồm:
  19. a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;
  20. b) Ký kết hợp đồng.

Điều 46. Lập hồ sơ mời thầu

  1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
  2. a) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án; hồ sơ dự án và các tài liệu liên quan;
  3. b) Kết quả sơ tuyển (nếu có);
  4. c) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
  5. d) Các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước có liên quan.
  6. Nội dung hồ sơ mời thầu:
  7. a) Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng;
  8. b) Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

– Thông tin chung về dự án bao gồm nội dung và phạm vi dự án, mô tả cụ thể đầu ra của dự án, các dịch vụ được cung cấp khi dự án hoàn thành;
– Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu;
– Yêu cầu về dự án theo đề xuất dự án được phê duyệt, bao gồm:
+ Yêu cầu về kỹ thuật: Các tiêu chuẩn thực hiện dự án, yêu cầu về chất lượng, công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; mô tả chi tiết các yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá hồ sơ dự thầu, các yêu cầu về môi trường và an toàn;
+ Yêu cầu về tài chính – thương mại: Phương án tổ chức đầu tư, kinh doanh; phương án tài chính (tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn và phương án huy động vốn; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận); yêu cầu cụ thể về phân bổ rủi ro;
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm đối với trường hợp không áp dụng sơ tuyển (trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình); kỹ thuật; tài chính – thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này;
– Các biểu mẫu dự thầu;
– Loại hợp đồng dự án, điều kiện của hợp đồng và dự thảo hợp đồng.
Điều 47. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm:

  1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định này trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển.
  2. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định này.
  3. Phương pháp đánh giá về tài chính – thương mại theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.

Điều 48. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

  1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định này trước khi phê duyệt.
  2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 49. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Nghị định này. Trường hợp không áp dụng sơ tuyển, việc mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Mời thầu

Thông báo mời thầu được đăng tải theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

  1. Phát hành hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà đầu tư tham gia đấu thầu rộng rãi. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời thầu.

  1. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được mở theo quy định tại Điều 32 Nghị định này, bao gồm cả trường hợp chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu.
Điều 50. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

  1. Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Nghị định này.
  2. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình.

  1. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
  2. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Nghị định này.

Điều 51. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
Việc thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định này.
Điều 52. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại
Việc mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại thực hiện theo quy định tại các Điều 38 và 39 Nghị định này.
Điều 53. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
  2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
  3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  4. Có giá dịch vụ thấp nhất, không vượt mức giá dịch vụ xác định tại đề xuất dự án được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí đối với phương pháp giá dịch vụ; có đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất và không vượt giá trị vốn góp của Nhà nước xác định tại đề xuất dự án được phê duyệt đối với phương pháp vốn góp của Nhà nước; có đề xuất nộp ngân sách nhà nước lớn nhất đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước.

Điều 54. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 42 Nghị định này.
Điều 55. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

  1. Cơ sở đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:
  2. a) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  3. b) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
  4. c) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;
  5. d) Hồ sơ mời thầu.
  6. Nguyên tắc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:
  7. a) Không tiến hành đàm phán đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
  8. b) Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
  9. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng:
  10. a) Đàm phán về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  11. b) Đàm phán về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;
  12. c) Đàm phán về các nội dung cần thiết khác.
  13. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư và mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán, hoàn thiện hợp đồng.
  14. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định tại các Điều 69, 70, 71, Khoản 1, 3, 4 Điều 72 của Luật Đấu thầu, Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định này và theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP.

Chương V
ĐẤU THẦU RỘNG RÃI LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT
Mục 1. QUY TRÌNH CHI TIẾT
Điều 56. Quy trình chi tiết

  1. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
  2. a) Lập hồ sơ mời thầu;
  3. b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
  4. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:
  5. a) Mời thầu;
  6. b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
  7. c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;
  8. d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
  9. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
  10. a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  11. b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
  12. c) Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
  13. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, bao gồm:
  14. a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  15. b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại;
  16. c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại và xếp hạng nhà đầu tư;
  17. d) Đàm phán sơ bộ hợp đồng.
  18. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
  19. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng, bao gồm:
  20. a) Đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;
  21. b) Ký kết hợp đồng.

Mục 2. CHUẨN BỊ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 57. Lập hồ sơ mời thầu

  1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
  2. a) Danh mục dự án được công bố theo quy định;
  3. b) Kết quả sơ tuyển (nếu có);
  4. c) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
  5. d) Quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
  6. Nội dung hồ sơ mời thầu:
  7. a) Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng;
  8. b) Hồ sơ mời thầu được lập phải có đầy đủ các thông tin để nhà đầu tư lập hồ sơ dự thầu, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

– Thông tin chung về dự án bao gồm tên dự án; mục tiêu, công năng; địa điểm thực hiện; quy mô; sơ bộ tiến độ thực hiện; hiện trạng khu đất, quỹ đất; các chỉ tiêu quy hoạch;
– Chỉ dẫn đối với nhà đầu tư bao gồm thủ tục đấu thầu và bảng dữ liệu đấu thầu;
– Yêu cầu về thực hiện dự án; yêu cầu về kiến trúc; môi trường, an toàn; các nội dung khác của dự án (nếu có);
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm đối với trường hợp không áp dụng sơ tuyển (trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư); tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính – thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này;
– Các biểu mẫu dự thầu bao gồm đơn dự thầu, đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính – thương mại, bảo đảm dự thầu, cam kết của tổ chức tài chính (nếu có) và các biểu mẫu khác;
– Thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; mục đích sử dụng đất; cơ cấu sử dụng đất;
– Cơ sở xác định số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp cho ngân sách nhà nước trong thời hạn được giao đất hoặc được cho thuê đất;
– Phương án sơ bộ về bồi thường, giải phóng mặt bằng;
– Giá sàn = m1 + m2
Trong đó:
+ m1 là sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do bên mời thầu xác định đối với từng dự án cụ thể bảo đảm phát huy khả năng, hiệu quả sử dụng tối đa khu đất, quỹ đất, diện tích đất, hệ số sử dụng đất và quy hoạch không gian sử dụng đất căn cứ vào quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có) được phê duyệt;
+ m2 là toàn bộ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng do bên mời thầu xây dựng căn cứ phương án quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Hồ sơ mời thầu phải quy định trường hợp giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế thấp hơn mức giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất thì phần chênh lệch sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp cao hơn mức giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất thì nhà đầu tư phải bù phần thiếu hụt. Nhà đầu tư sẽ được khấu trừ giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế vào tiền thuê đất nhưng không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu thực hiện dự án, thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất; diện tích khu đất, quỹ đất; tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; phương thức khấu trừ giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng thực tế vào tiền thuê đất, phương thức nộp tiền sử dụng đất; trách nhiệm phối hợp của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; các quy định áp dụng; thưởng phạt hợp đồng; trường hợp bất khả kháng; việc xem xét lại hợp đồng trong quá trình vận hành dự án và các nội dung khác.
Điều 58. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, bao gồm:

  1. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định này trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển.
  2. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về kỹ thuật:
  3. a) Căn cứ quy mô, tính chất và loại hình dự án cụ thể, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, bao gồm:

– Sự phù hợp của mục tiêu dự án do nhà đầu tư đề xuất với quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có) đã được phê duyệt;
– Yêu cầu về quy mô dự án, giải pháp kiến trúc, công năng cơ bản của công trình dự án;
– Yêu cầu về môi trường và an toàn;
– Các tiêu chuẩn khác phù hợp với từng dự án cụ thể.

  1. b) Phương pháp đánh giá về kỹ thuật:

Sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng yêu cầu nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật và điểm của từng nội dung yêu cầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó.

  1. c) Cơ cấu về tỷ trọng điểm tương ứng với các nội dung quy định tại Điểm a Khoản này phải phù hợp với từng dự án cụ thể nhưng phải đảm bảo tổng tỷ trọng điểm bằng 100%.
  2. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá về tài chính – thương mại:
  3. a) Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính – thương mại bao gồm:

– Tiêu chuẩn về giá đề xuất của nhà đầu tư (A) = M1 + M2
– Tiêu chuẩn về hiệu quả đầu tư (B) = M2 + M3
Trong đó:
+ M1 là tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
+ M2 là giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu để sau khi được lựa chọn phải chuyển toàn bộ giá trị này cho đơn vị, tổ chức có chức năng theo quy định để tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất, quỹ đất thuộc dự án.
+ M3 là giá trị nộp ngân sách nhà nước do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu.

  1. b) Phương pháp đánh giá về tài chính – thương mại

– Sử dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước để đánh giá về tài chính – thương mại.
– Đối với các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì căn cứ vào hiệu quả đầu tư (B) để so sánh, xếp hạng. Nhà đầu tư có giá đề xuất (A) không thấp hơn giá sàn, giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) không thấp hơn m2, hiệu quả đầu tư (B) lớn nhất được xếp thứ nhất và mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng.
Điều 59. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
Việc thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Mục 3. TỔ CHỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 60. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Luật Đấu thầu;
  2. Có quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có).

Điều 61. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư
Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Nghị định này. Trường hợp không áp dụng sơ tuyển, việc mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Mời thầu

Thông báo mời thầu được đăng tải theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 4 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

  1. Phát hành hồ sơ mời thầu

Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà đầu tư tham gia đấu thầu rộng rãi. Đối với nhà đầu tư liên danh, chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hồ sơ mời thầu, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hồ sơ mời thầu.

  1. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được mở theo quy định tại Điều 32 Nghị định này, bao gồm cả trường hợp chỉ có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu.
Mục 4. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ KỸ THUẬT
Điều 62. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

  1. Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Nghị định này.
  2. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm nêu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp áp dụng sơ tuyển không cần đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình.

  1. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
  2. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Nghị định này.

Điều 63. Thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
Việc thẩm định và phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định này.
Mục 5. MỞ VÀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐỀ XUẤT VỀ TÀI CHÍNH – THƯƠNG MẠI
Điều 64. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại
Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định này. Riêng thông tin phải đọc rõ tại buổi mở hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại bao gồm: Tên nhà đầu tư; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại; đơn dự thầu thuộc đề xuất về tài chính – thương mại; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại; tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do nhà đầu tư đề xuất (M1), giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất (M2), giá trị nộp ngân sách nhà nước (M3), nếu có; giá trị đề xuất tăng phần nộp ngân sách nhà nước (nếu có); điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; các thông tin khác liên quan.
Điều 65. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại
Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định này. Riêng việc đánh giá tính hợp lệ của đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại căn cứ vào các nội dung sau: Đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) do nhà đầu tư đề xuất (M1), giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng do nhà đầu tư đề xuất (M2), giá trị nộp ngân sách nhà nước (M3), nếu có, ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh.
Điều 66. Đàm phán sơ bộ hợp đồng

  1. Nhà đầu tư xếp hạng thứ nhất được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư được mời đến đàm phán sơ bộ hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối đàm phán sơ bộ hợp đồng thì nhà đầu tư sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.
  2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
  3. a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;
  4. b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà đầu tư;
  5. c) Hồ sơ mời thầu.
  6. Nguyên tắc đàm phán sơ bộ hợp đồng:
  7. a) Không tiến hành đàm phán sơ bộ đối với các nội dung mà nhà đầu tư đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
  8. b) Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng không được làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu.
  9. Nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng:
  10. a) Đàm phán sơ bộ về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
  11. b) Đàm phán sơ bộ về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của dự án;
  12. c) Đàm phán về các nội dung cần thiết khác.
  13. Trong quá trình đàm phán sơ bộ hợp đồng, các bên tham gia tiến hành hoàn thiện dự thảo hợp đồng.
  14. Trường hợp đàm phán sơ bộ hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; trường hợp đàm phán sơ bộ với các nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

Điều 67. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
  2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
  3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  4. Có giá đề xuất của nhà đầu tư (A) không thấp hơn giá sàn được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, có giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) không thấp hơn m2 và có hiệu quả đầu tư (B) lớn nhất.

Mục 6. TRÌNH, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG KHAI KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ; ĐÀM PHÁN, HOÀN THIỆN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
Điều 68. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư

  1. Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 42 Nghị định này.
  2. Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các nội dung sau đây:
  3. a) Tên dự án; mục tiêu, công năng; địa điểm thực hiện; quy mô;
  4. b) Tên nhà đầu tư trúng thầu;
  5. c) Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án;
  6. d) Các điều kiện sử dụng đất để thực hiện dự án (địa điểm, diện tích, mục đích, thời gian sử dụng đất), tiến độ hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500;

đ) Tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng); đơn giá tiền sử dụng đất, thuê đất; giá trị nộp ngân sách nhà nước;

  1. e) Các nội dung khác (nếu có).

Điều 69. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

  1. Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả đàm phán sơ bộ hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán, hoàn thiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
  2. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng
  3. a) Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không được làm thay đổi căn bản các nội dung đàm phán sơ bộ hợp đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 66 Nghị định này và kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng bao gồm các nội dung sau đây:

– Chi tiết các nội dung trong đàm phán sơ bộ hợp đồng;
– Căn cứ để ký kết hợp đồng dự án.

  1. b) Ngoài những nội dung quy định tại Điểm a Khoản này, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quyết định các nội dung đàm phán, hoàn thiện hợp đồng khác.
  2. Trường hợp đàm phán, hoàn thiện hợp đồng không thành công, bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà đầu tư đồng thời mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng và thực hiện các bước theo quy định tại các Điều 66, 67 và 68 Nghị định này và Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
  3. Việc ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Đấu thầu. Nhà đầu tư trúng thầu triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại hợp đồng, pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

Chương VI
CHỈ ĐỊNH THẦU TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Mục 1. CHỈ ĐỊNH NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP
Điều 70. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư

  1. Lập hồ sơ yêu cầu
  2. a) Căn cứ lập hồ sơ yêu cầu:

Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 hoặc Khoản 1 Điều 46 (đối với dự án PPP nhóm C) Nghị định này.

  1. b) Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm:

– Thông tin chung về dự án; chỉ dẫn đối với nhà đầu tư;
– Yêu cầu về dự án căn cứ đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt;
– Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ đề xuất bao gồm các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, tài chính – thương mại và phương pháp đánh giá các nội dung này, không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư song cần yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
– Biểu mẫu dự thầu; điều kiện của hợp đồng và dự thảo hợp đồng.
– Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất theo quy định tại Điều 27 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 (đối với dự án nhóm C) Nghị định này song không cần so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính – thương mại.

  1. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
  2. a) Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định này trước khi phê duyệt;
  3. b) Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

Điều 71. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư

  1. Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà đầu tư đã được xác định.
  2. Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Điều 72. Đánh giá hồ sơ đề xuất và đàm phán sơ bộ hợp đồng

  1. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ yêu cầu quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà đầu tư đến làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất.
  2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Nghị định này, trừ trường hợp đối với dự án nhóm C.

Điều 73. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có hồ sơ đề xuất hợp lệ;
  2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
  3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  4. Có giá dịch vụ không vượt mức giá dịch vụ xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (trường hợp dự án nhóm C) được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và lệ phí đối với phương pháp giá dịch vụ; có đề xuất phần vốn góp của nhà nước không vượt giá trị vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (trường hợp dự án nhóm C) được phê duyệt đối với phương pháp vốn góp của Nhà nước; có đề xuất nộp ngân sách nhà nước hợp lý và tổng mức đầu tư, tổng vốn của dự án không thấp hơn tổng mức đầu tư, tổng vốn của dự án xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (trường hợp dự án nhóm C) được phê duyệt đối với phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước.

Điều 74. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu

  1. Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 42 Nghị định này.

Điều 75. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

  1. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
  2. Việc ký kết thỏa thuận đầu tư và ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.
  3. Riêng đối với dự án nhóm C, việc đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định này.

Mục 2. CHỈ ĐỊNH NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 76. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư

  1. Lập hồ sơ yêu cầu:
  2. a) Căn cứ lập hồ sơ yêu cầu:

– Danh mục dự án được công bố theo quy định;
– Kết quả sơ tuyển (nếu có);
– Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
– Quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

  1. b) Nội dung hồ sơ yêu cầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định này song không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và yêu cầu nhà đầu tư cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 58 Nghị định này song không cần so sánh, xếp hạng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về tài chính – thương mại.
  2. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
  3. a) Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định này trước khi phê duyệt;
  4. b) Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

Điều 77. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư

  1. Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà đầu tư đã được xác định.
  2. Nhà đầu tư chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Điều 78. Đánh giá hồ sơ đề xuất và đàm phán sơ bộ hợp đồng

  1. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà đầu tư đến làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất.
  2. Việc đàm phán sơ bộ hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Nghị định này.

Điều 79. Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu
Nhà đầu tư được đề nghị lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có hồ sơ đề xuất hợp lệ;
  2. Đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
  3. Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  4. Có giá đề xuất của nhà đầu tư (A) không thấp hơn giá sàn được phê duyệt trong hồ sơ yêu cầu, có giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) không thấp hơn m2 và có hiệu quả đầu tư (B) hợp lý.

Điều 80. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại Điều 68 Nghị định này.
Điều 81. Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

  1. Việc đàm phán, hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 69 Nghị định này.
  2. Việc ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Đấu thầu. Nhà đầu tư trúng thầu triển khai thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định tại hợp đồng, pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

Chương VII
NỘI DUNG THẨM ĐỊNH VÀ PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 82. Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

  1. Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển
  2. a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

– Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển của bên mời thầu;
– Dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển;
– Bản chụp các tài liệu là căn cứ pháp lý để sơ tuyển;
– Tài liệu khác có liên quan.

  1. b) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời sơ tuyển;
– Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời sơ tuyển so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
– Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển;
– Các nội dung liên quan khác.

  1. c) Báo cáo thẩm định bao gồm:

– Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời sơ tuyển;
– Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển;
– Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời sơ tuyển không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển;
– Các ý kiến khác (nếu có).

  1. d) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.
  2. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
  3. a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

– Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;
– Dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển (nếu có);
– Tài liệu khác có liên quan.

  1. b) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
– Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Các nội dung liên quan khác.

  1. c) Báo cáo thẩm định bao gồm:

– Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Các ý kiến khác (nếu có).

  1. d) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.

Điều 83. Thẩm định kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư

  1. Nguyên tắc chung:
  2. a) Kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được thẩm định trước khi phê duyệt;
  3. b) Đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ chỉ tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  4. c) Đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ phải tiến hành thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước khi phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  5. d) Không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng nhà đầu tư trước khi phê duyệt, danh sách xếp hạng nhà đầu tư được phê duyệt trên cơ sở đề nghị của bên mời thầu;

đ) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.

  1. Thẩm định kết quả sơ tuyển:
  2. a) Hồ sơ thẩm định bao gồm:

– Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;
– Tờ trình của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;
– Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời sơ tuyển, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác.

  1. b) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc sơ tuyển;
– Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình sơ tuyển;
– Kiểm tra việc tuân thủ quy định của hồ sơ mời sơ tuyển và quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình sơ tuyển.

  1. c) Báo cáo thẩm định bao gồm:

– Khái quát về dự án, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
– Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả sơ tuyển;
– Nhận xét về việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình sơ tuyển;
– Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả sơ tuyển; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình sơ tuyển hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả sơ tuyển;
– Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình sơ tuyển;
– Đề xuất, kiến nghị của đơn vị thẩm định;
– Các ý kiến khác.

  1. Thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật:
  2. a) Hồ sơ thẩm định bao gồm:

– Tờ trình của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác.

  1. b) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Các nội dung liên quan khác.

  1. c) Báo cáo thẩm định bao gồm:

– Tóm tắt quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi trình danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
– Nhận xét về việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
– Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
– Đề xuất, kiến nghị với bên mời thầu, tổ chuyên gia;
– Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
– Các ý kiến khác.

  1. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư:
  2. a) Hồ sơ trình thẩm định bao gồm:

– Tờ trình của bên mời thầu về kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
– Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
– Biên bản đàm phán sơ bộ hợp đồng;
– Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà đầu tư và các tài liệu liên quan cần thiết khác.

  1. b) Nội dung thẩm định bao gồm:

– Kiểm tra sự phù hợp và tuân thủ quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
– Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình đàm phán, hoàn thiện hợp đồng;
– Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

  1. c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:

– Khái quát về dự án, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
– Tổng kết toàn bộ quá trình lựa chọn nhà đầu tư từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
– Nhận xét về việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
– Ý kiến của đơn vị thẩm định về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
– Đề xuất, kiến nghị với bên mời thầu, tổ chuyên gia;
– Ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn nhà đầu tư; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
– Các ý kiến khác.
Điều 84. Trách nhiệm của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

  1. Đối với dự án PPP do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư mà mình không phải là bên mời thầu:
  2. a) Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo yêu cầu;
  3. b) Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà đầu tư theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
  4. Đối với dự án PPP do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư do mình là bên mời thầu:
  5. a) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
  6. b) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn;
  7. c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu.
  8. Đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất do mình là người có thẩm quyền:
  9. a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  10. b) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc ủy quyền cho người đứng đầu của bên mời thầu phê duyệt;
  11. c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu;
  12. d) Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sở chuyên ngành, cơ quan chuyên môn tương đương cấp sở hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm bên mời thầu.

Điều 85. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

  1. Đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất do mình là bên mời thầu:
  2. a) Thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của bên mời thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật Đấu thầu;
  3. b) Thực hiện các công việc khác về lựa chọn nhà đầu tư theo ủy quyền của cấp trên.
  4. Đối với dự án PPP do mình là người có thẩm quyền:
  5. a) Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;
  6. b) Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  7. c) Thực hiện công việc khác thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật Đấu thầu.

Điều 86. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
  2. a) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và kết quả lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
  3. b) Phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu và các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
  4. c) Dự án do nhà đầu tư đề xuất được áp dụng hình thức chỉ định thầu thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
  5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
  6. a) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền;
  7. b) Hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
  8. Cơ quan, tổ chức được Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau đây:
  9. a) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư với dự án do Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương là người có thẩm quyền;
  10. b) Hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương là người có thẩm quyền.
  11. Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính cấp huyện chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền.

Chương VIII
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 87. Xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư

  1. Trường hợp phải điều chỉnh, sửa đổi nội dung trong kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thì phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo các quy định của pháp luật trước điểm mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật (đối với đấu thầu rộng rãi), hồ sơ đề xuất (đối với chỉ định thầu).
  2. Đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất, trong trường hợp cấp bách ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, người có thẩm quyền quyết định việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi mà không áp dụng sơ tuyển song phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp này, hồ sơ mời thầu phải bao gồm cả các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.
  3. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu, không có nhà đầu tư nào nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo một trong hai cách sau đây:
  4. a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu tối đa 30 ngày;
  5. b) Quyết định hủy thầu đồng thời yêu cầu bên mời thầu điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư hoặc xem xét chuyển đổi hình thức đầu tư do dự án không hấp dẫn nhà đầu tư.
  6. Trường hợp tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà đầu tư trúng thầu không đáp ứng điều kiện về năng lực kỹ thuật, tài chính quy định tại Khoản 2 Điều 70 của Luật Đấu thầu thì mời nhà đầu tư xếp hạng tiếp theo vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; đàm phán, hoàn thiện hợp đồng (đối với dự án PPP nhóm C). Trong trường hợp này, nhà đầu tư được mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng; đàm phán, hoàn thiện hợp đồng phải khôi phục lại hiệu lực của hồ sơ dự thầu và bảo đảm dự thầu trong trường hợp hồ sơ dự thầu hết hiệu lực và bảo đảm dự thầu của nhà đầu tư đã được hoàn trả hoặc giải tỏa.
  7. Trường hợp sau khi đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính – thương mại, tất cả nhà đầu tư được đánh giá tốt ngang nhau thì nhà đầu tư có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất.
  8. Trường hợp tất cả nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều đề xuất giá dịch vụ, phần vốn góp Nhà nước cao hơn giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt thì người có thẩm quyền xem xét, xử lý theo một trong hai cách sau đây:
  9. a) Cho phép các nhà đầu tư này được chào lại đề xuất về tài chính – thương mại;
  10. b) Cho phép đồng thời với việc các nhà đầu tư này chào lại đề xuất về tài chính – thương mại, người có thẩm quyền xem xét lại giá dịch vụ, phần vốn góp của Nhà nước xác định tại báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt, nếu cần thiết.
  11. Đối với lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, trường hợp tất cả nhà đầu tư đề xuất hiệu quả đầu tư (B) ngang nhau thì ưu tiên xem xét lựa chọn nhà đầu tư có đề xuất nộp ngân sách nhà nước (M3) cao hơn. Trường hợp các nhà đầu tư đề xuất giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (M2) ngang nhau và nộp ngân sách nhà nước (M3) ngang nhau thì nhà đầu tư có giá đề xuất (A) không thấp hơn giá sàn và lớn nhất sẽ được đề xuất lựa chọn.
  12. Ngoài các trường hợp nêu trên, khi phát sinh tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Điều 88. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị

  1. Kiến nghị phải là của nhà đầu tư tham dự thầu.
  2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư, được đóng dấu (nếu có).
  3. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 92 của Luật Đấu thầu.
  4. Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án.
  5. Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định này được nhà đầu tư nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư do người có thẩm quyền giải quyết.

Điều 89. Hội đồng tư vấn

  1. Chủ tịch Hội đồng tư vấn
  2. a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Trung ương là đại diện có thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp Trung ương có trách nhiệm tư vấn về giải quyết kiến nghị đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư nhóm A hoặc tương đương;
  3. b) Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn cấp Bộ) là người đứng đầu của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc các cơ quan này. Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp địa phương là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hội đồng tư vấn cấp Bộ, địa phương có trách nhiệm tư vấn về việc giải quyết kiến nghị đối với các dự án do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương quyết định chủ trương đầu tư, trừ dự án quy định tại Điểm a Khoản này.
  4. Thành viên Hội đồng tư vấn
  5. a) Thành viên Hội đồng tư vấn cấp Trung ương bao gồm các cá nhân thuộc đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội, nghề nghiệp liên quan. Thành viên Hội đồng tư vấn cấp bộ bao gồm các cá nhân thuộc đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về đấu thầu thuộc các cơ quan này, đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội, nghề nghiệp liên quan. Thành viên Hội đồng tư vấn cấp địa phương bao gồm các cá nhân thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội, nghề nghiệp liên quan.
  6. b) Căn cứ theo tính chất của từng dự án và trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cá nhân tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn.
  7. c) Thành viên Hội đồng tư vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn kiến nghị, của các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, của các cá nhân trực tiếp thẩm định danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và của người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
  8. Hoạt động của Hội đồng tư vấn
  9. a) Chủ tịch Hội đồng tư vấn ra quyết định thành lập Hội đồng trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị của nhà đầu tư. Hội đồng tư vấn hoạt động theo từng vụ việc;
  10. b) Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có Báo cáo kết quả làm việc gửi người có thẩm quyền xem xét, quyết định; từng thành viên được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.
  11. Bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn
  12. a) Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn cấp Trung ương là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn cấp Bộ là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc cơ quan này. Bộ phận thường trực giúp việc Hội đồng tư vấn cấp địa phương là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bộ phận thường trực giúp việc không gồm các cá nhân tham gia trực tiếp thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư của dự án đó.
  13. b) Bộ phận thường trực giúp việc thực hiện các nhiệm vụ về hành chính do Chủ tịch Hội đồng tư vấn quy định; tiếp nhận và quản lý chi phí do nhà đầu tư có kiến nghị nộp theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định này.

Điều 90. Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà đầu tư

  1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 92 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị.
  2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 88 Nghị định này.
  3. Nhà đầu tư được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản.
  4. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà đầu tư phải có kết luận về nội dung kiến nghị. Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là đúng phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà đầu tư có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà đầu tư có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn. Trường hợp kiến nghị của nhà đầu tư được kết luận là không đúng thì trong văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do.

Chương IX
XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT, KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TRONG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Mục 1. XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 91. Các hình thức xử lý vi phạm

  1. Cảnh cáo, phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
  2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 89 của Luật Đấu thầu.
  3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự.
  4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 92. Hình thức cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư
Tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau:

  1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu.
  2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm tại các Điểm a, b, c, d và h Khoản 6 Điều 89 của Luật Đấu thầu.
  3. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm tại Khoản 7 Điều 89 của Luật Đấu thầu.

Điều 93. Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư

  1. Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu.

Người có thẩm quyền có trách nhiệm quyết định hủy thầu đối với các trường hợp theo quy định tại Điều 17 của Luật Đấu thầu.

  1. Đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư, tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, cụ thể như sau:
  2. a) Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không đảm bảo mục tiêu của công tác đấu thầu, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  3. b) Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay khi vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến trước khi ký kết hợp đồng;
  4. c) Trong văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian để khắc phục vi phạm về đấu thầu;
  5. d) Biện pháp tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của bên mời thầu do người có thẩm quyền quyết định khi phát hiện các quyết định của bên mời thầu không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.

Điều 94. Bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về đấu thầu
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Mục 2. KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THEO DÕI
Điều 95. Kiểm tra hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư

  1. Kiểm tra hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị hoặc yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Phương thức kiểm tra bao gồm kiểm tra trực tiếp, yêu cầu báo cáo.
  2. Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các dự án do mình quyết định đầu tư nhằm mục đích quản lý, điều hành và chấn chỉnh hoạt động đấu thầu bảo đảm đạt được mục tiêu đẩy nhanh tiến độ, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
  3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại địa phương mình.
  4. Nội dung kiểm tra đấu thầu
  5. a) Nội dung kiểm tra định kỳ bao gồm:

– Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp trong lựa chọn nhà đầu tư;
– Kiểm tra công tác đào tạo về đấu thầu;
– Kiểm tra việc cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu;
– Kiểm tra việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
– Kiểm tra nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng;
– Kiểm tra trình tự và tiến độ thực hiện dự án theo kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đã duyệt;
– Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu;
– Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác đấu thầu.

  1. b) Nội dung kiểm tra đột xuất: Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp.
  2. Sau khi kết thúc kiểm tra, phải có báo cáo, kết luận kiểm tra. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc khắc phục các tồn tại (nếu có) đã nêu trong kết luận kiểm tra. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì cần đề xuất biện pháp xử lý hoặc chuyển cơ quan thanh tra, điều tra để xử lý theo quy định.
  3. Nội dung kết luận kiểm tra bao gồm:
  4. a) Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại đơn vị được kiểm tra;
  5. b) Nội dung kiểm tra;
  6. c) Nhận xét;
  7. d) Kết luận;

đ) Kiến nghị.
Điều 96. Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư

  1. Giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu được áp dụng trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương ủy quyền cho người đứng đầu tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền trong lựa chọn nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý đối với hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
  2. Người có thẩm quyền cử cá nhân hoặc đơn vị có chức năng quản lý về hoạt động đấu thầu tham gia giám sát, theo dõi việc thực hiện quá trình lựa chọn nhà đầu tư đối với nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
  3. Các nội dung trong hoạt động lựa chọn nhà đầu tư phải giám sát, theo dõi bao gồm:
  4. a) Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  5. b) Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
  6. c) Thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  7. d) Kết quả đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
  8. Phương thức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
  9. a) Bên mời thầu có trách nhiệm công khai tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi cho các nhà đầu tư đã mua hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
  10. b) Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư cho cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi khi nhận được yêu cầu bằng văn bản;
  11. c) Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật về đấu thầu, cá nhân hoặc đơn vị thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền để có những biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm hiệu quả của quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
  12. Trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu:
  13. a) Trung thực, khách quan; không gây phiền hà cho người được ủy quyền, bên mời thầu trong quá trình giám sát, theo dõi;
  14. b) Yêu cầu người được ủy quyền, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ quá trình giám sát, theo dõi;
  15. c) Tiếp nhận thông tin phản ánh của nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư của dự án đang thực hiện giám sát, theo dõi;
  16. d) Bảo mật thông tin theo quy định;

đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 97. Quy định chuyển tiếp

  1. Dự án đã có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải tổ chức lựa chọn lại nhà đầu tư theo Nghị định này.
  2. Đối với hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án căn cứ theo quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009, Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2011, Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 và các Thông tư hướng dẫn thực hiện liên quan.
  3. Đối với hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phát hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009, Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2011, Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 và các Thông tư hướng dẫn thực hiện liên quan nhưng bảo đảm không trái với quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013.

Điều 98. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2015.
Điều 99. Hướng dẫn thi hành

  1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm:
  2. a) Chủ trì xây dựng và ban hành mẫu tài liệu đấu thầu bao gồm mẫu hồ sơ mời sơ tuyển; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP; hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất và các mẫu khác;
  3. b) Quy định lộ trình áp dụng và hướng dẫn thực hiện chi tiết các nội dung sau đây:

– Đăng ký thông tin nhà đầu tư trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu;
– Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu cho các cá nhân thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 và Điểm c Khoản 1 Điều 19 của Luật Đấu thầu;

  1. c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và lộ trình áp dụng; xây dựng cơ chế quản lý, vận hành và hướng dẫn thực hiện lựa chọn nhà đầu tư qua mạng;
  2. d) Hướng dẫn thực hiện các nội dung cần thiết khác của Nghị định này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư.
  3. Bộ Tài chính hướng dẫn về các loại chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư.
  4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm:
  5. a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu tài liệu đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP nhóm C của ngành;
  6. b) Trong phạm vi quản lý của mình hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định này (nếu cần thiết) nhưng bảo đảm không trái với các quy định của Nghị định này.
  7. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phân công lãnh đạo phụ trách trực tiếp, chịu trách nhiệm về công tác lựa chọn nhà đầu tư và giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý hoạt động lựa chọn nhà đầu tư trong phạm vi quản lý của ngành hoặc địa phương mình. Trong quá trình thực hiện Nghị định này, nếu có những phát sinh, vướng mắc cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Định kỳ hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

 
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

 
 

The post Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư appeared first on MP Law Firm.

]]>
Decree detailing and guiding the implementation of a number of articles of the investment law https://mplaw.vn/en/decree-detailing-and-guiding-the-implementation-of-a-number-of-articles-of-the-investment-law/ Thu, 12 Nov 2015 11:29:00 +0000 http://law.imm.fund/?p=1936 THE GOVERNMENT   No. 118/2015/ND-CP THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – HappinessHanoi, November 12, 2015 DECREE Detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Investment Law _______________________ Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government; Pursuant to the November 26, 2014 Investment Law; Pursuant […]

The post Decree detailing and guiding the implementation of a number of articles of the investment law appeared first on MP Law Firm.

]]>
THE GOVERNMENT
 
No. 118/2015/ND-CP THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
Hanoi, November 12, 2015

DECREE

Detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Investment Law

_______________________

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 26, 2014 Investment Law;

Pursuant to the November 26, 2014 Law on Enterprises;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

The Government promulgates the Decree detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Investment Law.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

  1. This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Investment Law regarding application, control and announcement of business investment conditions; investment guarantee measures; investment incentives; investment procedures; organization of activities of investment projects and state management of investment activities.
  2. This Decree applies to investors, competent state agencies, and organizations and individuals involved in business investment activities.

Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below shall be construed as follows:

  1. Valid copy means a copy of an original book or a copy authenticated as true copy of an original document by a competent agency or organization or a copy already compared with its original or a copy printed out from the national database in case original information is stored on the national database on population, enterprise registration or investment.
  2. Vietnam’s WTO Schedule of Specific Commitments in Services (below referred to as Vietnam’s WTO Schedule of Commitments) means Document coded WT/ACC/48/Add.2 dated October 27, 2006, of the Working Party on Vietnam’s WTO Accession, including the horizontal commitments, sector-specific commitments for service sectors and sub-sectors, and the list of Most Favored Nations (MFN) exemptions.
  3. National Foreign Investment Portal means an e-portal used to carry out the procedures for grant or modification of investment registration certificates; publication and update of legal documents, policies and investment conditions applicable to foreign investors; update of and search for information on investment promotion and foreign investment in Vietnam.
  4. National foreign investment database means a nationwide collection of data on foreign investment projects stored and managed in the national system of foreign investment information.
  5. Agency applying investment incentives means a state agency competent to apply tax, land and other incentives in accordance with law.
  6. Investment conditions for foreign investors means conditions which foreign investors must satisfy when making investment in conditional investment sectors or trades prescribed for foreign investors by laws, ordinances, decrees or treaties on investment. Investment conditions for foreign investors are applied to investment activities of foreign investors that:

a/ Invest in establishing economic organizations;
b/ Make investment through capital contribution or purchase of shares or capital contributions in economic organizations;
c/ Make investment under business cooperation contracts;
d/ Acquire through transfer of investment projects or other cases of taking over investment projects;
dd/ Change or add business investment sectors or trades, for foreign-invested economic organizations.

  1. Business investment conditions means conditions which individuals and organizations must satisfy in accordance with laws, ordinances, decrees and treaties on investment when conducting investment or business activities in the sectors or trades specified in Appendix 4 to the Investment Law.
  2. Treaty on investment means a treaty which the State or Government of the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to and which prescribes the rights and obligations of the State or Government of the Socialist Republic of Vietnam toward investment activities of investors from countries or territories being contracting parties to such treaty. These treaties include:

a/ The Protocol on Accession of the Socialist Republic of Vietnam to the Agreement Establishing the WTO dated November 7, 2006;
b/ Bilateral agreements on investment promotion and protection;
c/ Free trade agreements and other regional economic integration agreements;
d/ Other treaties prescribing investment-related rights and obligations of the State or Government of the Socialist Republic of Vietnam.

  1. National foreign investment information system means an information system used to carry out the procedures for grant, modification and revocation of investment registration certificates; sending, receipt, storage and display of data or performance of other data-related operations to serve the state management of foreign investment. The national foreign investment information system consists of the National Foreign Investment Portal, national foreign investment database, national investment promotion database, and technical infrastructure system.
  2. Dossier for investment registration means a dossier prepared by an investor to carry out the procedures for grant, modification or revocation of an investment registration certificate or investment policy decision and other procedures in order to conduct investment activities in accordance with the Investment Law and this Decree.
  3. Valid dossier means a dossier comprising all documents which are in sufficient quantity as prescribed in the Investment Law and this Decree and fully filled in accordance with law.
  4. Investment Law means Law No. 67/2014/QH13 passed on November 26, 2014, by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.
  5. The 2005 Investment Law means Law No. 59/2005/QH11 passed on November 29, 2005, by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.
  6. Uncommitted service sectors and sub-sectors means sectors and sub-sectors specified in Vietnam’s WTO Schedule of Commitments and other treaties on investment for which the State of the Socialist Republic of Vietnam has the right to impose or not to impose investment conditions or not to open them to foreign investors.
  7. Project investment capital means capital contributed or raised by investors to implement an investment project as stated in the investment policy decision or investment registration certificate.
  8. Rural area means an administrative area outside wards of a town or city or urban districts of a city.

Article 3. Business investment guarantee in case of legal change

  1. In case a new legal document issued by a competent state agency contains a provision that changes investment incentives currently applied to investors before the effective date of the legal document, investors will be guaranteed of enjoying such investment incentives under Article 13 of the Investment Law.
  2. Investment incentives guaranteed under Clause 1 of this Article are incentives enjoyed by investors under legal documents effective before the effective date of a new legal document, including:

a/ Investment incentives specified in investment licenses, business licenses, investment incentive certificates, investment certificates, investment registration certificates, investment policy decisions or other documents of competent state agencies;
b/ Investment incentives enjoyed by investors under law other than those specified at Point a of this Clause.

  1. If requesting the application of investment guarantee measures specified in Clause 4, Article 13 of the Investment Law, an investor shall send a written request to the investment registration agency together with the investment license, business license, investment incentive certificate, investment certificate, investment registration certificate, investment policy decision or another document of a competent state agency (if any) on investment incentives. A written request must state:

a/ Name and address of the investor;
b/ Investment incentives provided in legal documents promulgated before a new legal document takes effect, specifying type of incentive, conditions for enjoying incentives and incentive levels (if any);
c/ Provisions of the new legal document that change the investment incentives mentioned at Point b of this Clause;
d/ Proposal of the investor on application of investment guarantee measures specified in Clause 4, Article 13 of the Investment Law.

  1. Within 30 days after receiving a valid dossier of request prescribed in Clause 3 of this Article, the investment registration agency shall decide on application of investment guarantee measures as proposed by an investor. In case such application falls beyond its competence, the investment registration agency shall submit it to a competent state agency for consideration and decision.

Article 4. Language used in dossiers for investment registration

  1. Dossiers for investment registration, documents and reports to be sent to competent state agencies shall be made in Vietnamese.
  2. In case an investment registration dossier contains documents in foreign languages, valid Vietnamese translations shall be enclosed with these documents.
  3. In case papers and documents in an investment registration dossier are made in Vietnamese and foreign languages, Vietnamese versions shall be used to carry out investment procedures.
  4. Investors shall bear responsibility for differences between translations or copies and original documents and differences between Vietnamese and foreign-language versions.

Article 5. Codes of investment projects

  1. The code of an investment project is a sequence of 10 digits automatically created by the national system of foreign investment information and shown on the investment registration certificate.
  2. Each investment project shall be granted a sole code which remains unchanged throughout its operation and shall not be granted to another project. The code of an investment project expires when the investment project terminates its operation.
  3. The code of an investment project implemented under an investment certificate, investment license or another paper of equivalent validity granted to such project is the serial number of such, license or paper. In case the investment license, investment certificate or another paper of equivalent validity is modified, the investment project shall be granted a new code under Clause 1 of this Article.
  4. Competent state agencies shall uniformly use investment project codes to manage and exchange information on investment projects.

Article 6. Principles of carrying out of investment procedures

  1. When receiving a dossier for investment registration and carrying out investment-related procedures, the investment registration agency shall check the validity of the dossier. Investors shall be held responsible before law for the lawfulness, accuracy and truthfulness of their dossiers for investment registration and documents sent to competent state agencies.
  2. Investment registration agencies may not ask investors to additionally submit papers other than those included in an investment registration dossier as prescribed in the Investment Law and this Decree.
  3. When requesting amendments and supplements to an investment registration dossier, the investment registration agency shall send only once to the investor a written notice of all contents which need to be amended or supplemented in each dossier set. Such a notice must specify amendment and supplementation requirements and reasons for the requested amendments and supplements.
  4. In the course of carrying out investment-related administrative procedures, consulted agencies shall give their opinions on consulted contents within the time limit prescribed in the Investment Law and this Decree. Past that time limit, if giving no opinions, they shall be regarded as having agreed to investment projects’ contents under their respective management.
  5. Competent state agencies shall notify in writing investors of reasons for refusal to issue or grant or modify investment policy decisions or investment registration certificates and carry out other investment-related administrative procedures in accordance with the Investment Law and this Decree.
  6. The investment registration agencies and state management agencies shall not settle disputes between investors and disputes between investors and related organizations and individuals in the course of investment activities.

Article 7. Handling of inaccurate or forged dossiers

  1. If detecting inaccurate information declared in a dossier for investment registration, the investment registration agency shall ask the investor to make another dossier for re-grant or modification of the investment registration certificate within 5 working days after receiving a valid dossier.
  2. When having grounds to believe that an investor has forged the dossier and documents for grant or modification of an investment registration certificate, the investment registration agency shall notify the violation of the investor and cancel the investment registration certificate, if it is an original one, or cancel modifications in the investment registration certificate made based on untruthful information and restore the investment registration certificate based on the latest valid dossier, and at the same time notify such to a competent state agency for handling in accordance with law.
  3. Investors shall bear responsibility for damage caused by their act of declaring inaccurate information or forging dossiers and documents.

Chapter II
BUSINESS INVESTMENT SECTORS AND TRADES
Section 1
OBSERVANCE OF THE PROVISIONS ON SECTORS AND TRADES BANNED FROM BUSINESS INVESTMENT AND CONDITIONAL BUSINESS INVESTMENT SECTORS AND TRADES
Article 8. Observance of provisions on sectors and trades banned from business investment

  1. Organizations and individuals may not conduct business investment activities in the sectors and trades specified in Article 6 of and Appendices 1, 2 and 3 to the Investment Law.
  2. The production and use of products specified in Appendices 1, 2 and 3 to the Investment Law in scientific analysis, trial and research, health, pharmaceutical production, crime investigation, and national defense and security maintenance is prescribed as follows:

a/ For narcotics specified in Appendix 1 to the Investment Law,  their production and use are subject to permission by a competent state agency under the Government’s regulations on the lists of narcotics and precursors and the 1961 Single Convention on Narcotic Drugs and the 1988 United Nations Convention against Illicit Traffic in Narcotic Drugs and Psychotropic Substances;
b/ For chemicals and minerals specified in Appendix 2 to the Investment Law, their production and use are subject to permission by a competent state agency under the Government’s regulations on management of chemicals subject to control of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction, and documents guiding the Rotterdam Convention on the Prior Informed Consent Procedure for Certain Hazardous Chemicals and Pesticides in International Trade;
c/ For samples of wild flora and fauna species specified in Appendix 3 to the Investment Law, their exploitation is subject to permission  by a competent state agency under the Government’s regulations on management of endangered, precious and rare forest plants and animals and the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES).
Article 9. Observance of provisions on conditional business investment sectors and trades and business investment conditions

  1. Individuals and economic organizations have the right to conduct business in the sectors and trades subject to conditional business investment specified in Appendix 4 to the Investment Law if they fully satisfy the prescribed conditions and shall ensure the satisfaction of such conditions in the course of business investment activities.
  2. Business investment conditions are applied in one or several of the following forms:

a/ License;
b/ Certificate of eligibility;
c/ Practice certificate;
d/ Certificate of professional liability insurance;
dd/ Written certification;
e/ Other forms of document as prescribed by law other than those specified at Points a, b, c, d and dd of this Clause;
g/ Conditions which individuals and economic organizations must satisfy in order to conduct business investment activities without having to obtain any written certification or consent in the forms specified at Points a, b, c, d, dd and e of this Clause.

  1. Every individual or organization that satisfies the business investment conditions has the right to be granted a document specified at Point a, b, c, d, dd or e, Clause 2 of this Article (below referred to as license) or has the right to conduct investment or business activities when satisfying the conditions prescribed at Point g, Clause 2 of this Article. In case of refusal to grant, extend, modify or supplement a license, competent state agencies shall notify such in writing to the applicant, clearly stating the reason.
  2. In the course of carrying out administrative procedures for being granted a license or implementing the conditions prescribed at Point g, Clause 2 of this Article, an enterprise is not required to state the sector or trade subject to conditional business in its enterprise registration certificate.

Article 10. Observance of provisions on investment conditions for foreign investors

  1. Investment conditions for foreign investors specified in Clause 6, Article 2 of this Decree include:

a/ Condition on charter capital holding ratio of a foreign investor in an economic organization;
b/ Condition on investment form;
c/ Condition on scope of investment activities;
d/ Condition on Vietnamese partner participating in investment activities;
e/ Other conditions prescribed by laws, ordinances, decrees and treaties on investment.

  1. Principles of application of investment conditions for foreign investors:

a/ Foreign investors conducting investment activities in different sectors or trades  must satisfy all the investment conditions prescribed for such sectors or trades;
b/ Foreign investors governed by treaties on investment containing different provisions on investment conditions may choose to apply investment conditions prescribed in one of such treaties. Foreign investors shall exercise their rights and perform their obligations under the treaty they have chosen;
c/ For service sectors and sub-sectors which are neither committed nor specified in Vietnam’s WTO Schedule of Commitments and other treaties on investment but for which Vietnamese law already provides investment conditions for foreign investors, these provisions of Vietnamese law shall apply;
d/ Foreign investors from territories that are not WTO member states conducting investment activities in Vietnam may apply investment conditions like those from countries or territories being WTO member states, unless otherwise prescribed by laws of and treaties between Vietnam and such countries or territories;
dd/ For service sectors and sub-sectors which are neither committed nor specified in Vietnam’s WTO Schedule of Commitments and other treaties on investment and for which Vietnamese law does not provide investment conditions for foreign investors, the investment registration agencies shall propose them to the Ministry of Planning and Investment and line ministries for consideration and decision;
e/ In case foreign investors have been licensed to conduct investment activities in service sectors or sub-sectors mentioned at Point dd of this Clause and published on the National Foreign Investment Portal under Article 13 of this Decree, the investment registration agencies shall consider and decide on investment activities of foreign investors in such sectors or sub-sectors without having to consult line ministries.
Article 11. Application of investment conditions and procedures for investors that are Vietnamese citizens concurrently having foreign citizenship

  1. For their investment activities conducted in Vietnam, investors that are Vietnamese citizens concurrently having foreign citizenship may choose to apply the investment conditions and procedures like domestic investors or foreign investors.
  2. In case of choosing to apply investment conditions and procedures like domestic investors, investors mentioned in Clause 1 of this Article may not exercise the rights and perform the obligations prescribed for foreign investors.

Section 2
CONTROL AND ANNOUNCEMENT OF BUSINESS INVESTMENT CONDITIONS AND INVESTMENT CONDITIONS FOR FOREIGN INVESTORS
Article 12. Announcement of business investment conditions

  1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries and ministerial-level agencies in, reviewing and summing up business investment conditions to be announced on the National Enterprise Registration Portal.
  2. Business investment conditions to be announced under Clause 1 of this Article include the following:

a/ Sectors and trades subject to conditional business investment specified in Appendix 4 to the Investment Law;
b/ Grounds for application of business investment conditions to the sectors and trades mentioned at Point a of this Clause;
c/ Conditions which shall be satisfied by individuals and economic organizations to conduct business investment activities under Clause 2, Article 9 of this Decree.

  1. In case a business investment condition is changed under a law, an ordinance or a decree, the contents specified in Clause 2 of this Article shall be updated according to the following procedures:

a/ Within 5 working days after the law, ordinance or decree is promulgated, the ministry or ministerial-level agency shall send a written request to the Ministry of Planning and Investment for update of the new business investment condition on the National Enterprise Registration Portal;
b/ Within 3 working days after receiving the written request of the ministry or ministerial-level agency, the Ministry of Planning and Investment shall update the new business investment condition or changed contents of the business investment condition on the National Enterprise Registration Portal.
Article 13. Announcement of investment conditions for foreign investors

  1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, reviewing and summing up sectors, trades and investment conditions for foreign investors under laws, ordinances, decrees and treaties on investment, and service sectors and sub-sectors mentioned at Point e, Clause 2, Article 10 of this Decree to be announced on the National Foreign Investment Portal.
  2. Investment conditions for foreign investors to be announced under Clause 1 of this Article include:

a/ Sectors and trades subject to conditional investment for foreign investors;
b/ Grounds for application of investment conditions to foreign investors;
c/ Contents of investment conditions applicable to foreign investors under Clause 1, Article 10 of this Decree;
d/ Service sectors and sub-sectors mentioned at Point e, Clause 2, Article 10 of this Decree.

  1. The contents specified in Clause 2 of this Article shall be updated in the following cases:

a/ An investment condition for foreign investors is change under a law, an ordinance, a decree or a treaty on investment;
b/ Service sectors and sub-sectors mentioned at Point e, Clause 2, Article 10 of this Decree are changed according to results of the review mentioned in Clause 1 of this Article.

  1. Contents updated in the cases specified in Clause 3 of this Article shall be announced on the National Foreign Investment Portal according to the procedures prescribed in Clause 3, Article 12 of this Decree.

Article 14. Proposals on change or addition of sectors and trades subject to conditional business investment and business investment conditions

  1. Based on socio-economic development conditions, state management requirements in each period and treaties on investment, ministries and ministerial-level agencies shall propose the Government to change or add sectors and trades subject to conditional business investment or business investment conditions.
  2. In addition to the contents required by the law on promulgation of legal documents, a proposal on change or addition of a sector or trade subject to conditional business investment or a business investment condition must contain the following:

a/ The sector or trade subject to conditional business investment or business investment condition expected to be changed or added;
b/ Analysis of the necessity and purpose of the change or addition of the sector or trade subject to conditional business investment or business investment condition to comply with Clauses 1, 3 and 4, Article 7 of the Investment Law;
c/ Ground(s) for change or addition of the sector or trade subject to conditional business investment or business investment condition and subjects of compliance;
d/ Assessment of the reasonability and feasibility of the change or addition of the sector or trade subject to conditional business investment or business investment condition and its conformity with treaties on investment;
dd/ Assessment of impact of the change or addition of the sector or trade subject to conditional business investment or business investment condition on the state management and business investment activities of subjects of compliance.

  1. Ministries and ministerial-level agencies shall consult the Ministry of Planning and Investment on proposals mentioned in Clause 2 of this Article in the course of appraisal and approval of proposals on formulation of laws, ordinances or decrees in accordance with the law on promulgation on legal documents.

Article 15. Review and assessment of the observance of provisions on sectors and trades subject to conditional business investment

  1. On an annual basis and to meet their management requirements, ministries and ministerial-level agencies shall review and assess the observance of the provisions on sectors and trades subject to conditional business investment and business investment conditions under their respective management.
  2. Review and assessment contents:

a/ Assessment of the observance of the provisions on sectors and trades subject to  conditional business investment and business investment conditions under management of ministries and ministerial-level which are effective at the time of review or assessment;
b/ Assessment of effect and effectiveness of the observance of the provisions on sectors and trades subject to conditional business investment and business investment conditions; and problems arising in the course of observance;
c/ Assessment of changes in socio-economic, technical or technological conditions, sector and field management requirements and other conditions that may affect the observance of the provisions on sectors and trades subject to conditional business investment and business investment conditions;
d/ Proposed amendments or supplements (if any) to the provisions on sectors and trades subject to conditional business investment and business investment conditions.

  1. Ministries and ministerial-level agencies shall send their proposals with the contents specified in Clause 2 of this Article to the Ministry of Planning and Investment for summarization and reporting to the Prime Minister.

Chapter III
INVESTMENT INCENTIVES AND SUPPORTS
Section 1
INVESTMENT INCENTIVES
Article 16. Subjects eligible for, and principles of application of, investment incentives

  1. Subjects eligible for investment incentives under Clause 2, Article 15 and Article 16 of the Investment Law include:

a/ Investment projects in sectors or trades eligible for investment incentives or special investment incentives specified in Appendix I to this Decree;
b/ Investment projects implemented in localities with difficult socio-economic conditions or particularly difficult socio-economic conditions specified in Appendix II to this Decree;
c/ Investment projects capitalized at VND 6,000 billion or more each and having at least VND 6,000 billion in their investment capital disbursed within 3 years from the date of grant of their investment registration certificates, or issuance of investment policy decisions, for projects not required to carry out the procedures for grant of investment registration certificates;
d/ Investment projects implemented in rural areas employing at least 500 workers each (excluding part-time workers and workers working under labor contracts of under 12 months);
dd/ Hi-tech enterprises, science and technology enterprises, science and technology organizations defined by the law on high technologies and law on science and technology.

  1. Principles of application of investment incentives:

a/ Investment projects specified at Point c, Clause 1 of this Article may enjoy investment incentives like those in localities with particularly difficult socio-economic conditions;
b/ Investment projects specified at Point d, Clause 1 of this Article may enjoy investment incentives like those in localities with difficult socio-economic conditions;
c/ Investment projects in sectors or trades eligible for investment incentives and implemented in localities with difficult socio-economic conditions may enjoy investment incentives like those in localities with particularly difficult socio-economic conditions;
d/ Investment projects satisfying the conditions for enjoying different investment incentives may only enjoy the highest incentive;
dd/ Enterprise income tax incentives for investment projects in industrial parks or export processing zones as specified in Section 55, Appendix II to this Decree shall be applied in accordance with the law on enterprise income tax;
e/ Land rental incentives based on industrial parks and export processing zones as specified in Section 55, Appendix II to this Decree are not applicable to investment projects in industrial parks or export processing zones in urban districts of special-grade cities, centrally run grade-I cities and provincially run grade-I cities.
Article 17. Procedures for application of investment incentives

  1. Information on investment incentive stated in an investment registration certificate or investment policy decision must specify the following:

a/ The subject eligible and conditions for enjoying the investment incentive under Article 16 of this Decree;
b/ The ground for application of the investment incentive in accordance with the tax and land laws.

  1. For investment projects requiring investment registration certificates or investment policy decisions, investors may enjoy investment incentives stated in their investment registration certificates or investment policy decisions. The ground for application of investment incentives to science and technology enterprises is their science and technology enterprise certificates.
  2. For investment projects other than those mentioned in Clause 2 of this Article, investors shall base themselves on the subjects eligible for investment incentives specified in Clause 1, Article 16 of this Decree and relevant regulations to determine investment incentives they may enjoy and carry out the procedures for enjoying such investment incentives at the investment incentive application agency.
  3. Investment incentives shall be adjusted in the following cases:

a/ In case an investment project satisfies the conditions for additionally enjoying an investment incentive, its investor may enjoy such investment incentive for the remaining incentive period;
b/ An investor may not enjoy an investment incentive stated in the investment registration certificate or investment policy decision in case its/his/her investment project fails to satisfy the conditions for enjoying such investment incentive. In case the investment project satisfies the conditions for enjoying another investment incentive, the investor may enjoy the incentive under such conditions;
c/ In case an investment project fails to satisfy the conditions for enjoying an investment incentive for a period, its investor may not enjoy such investment incentive for such period.

  1. Economic organizations that are newly established or implementing investment projects from their transformation, change of ownership form, division, splitting, merger, consolidation or transfer of investment projects may inherit investment incentives of investment projects before the transformation, division, splitting, merger, consolidation or transfer.

Section 2
INVESTMENT SUPPORTS FOR INDUSTRIAL PARKS, EXPORT PROCESSING ZONES, HI-TECH PARKS AND ECONOMIC ZONES
Article 18. Investment supports for construction of infrastructure of industrial parks and export processing zones

  1. Eligible subjects, principles, criteria for, scope and norms of, investment supports from the central budget for construction of infrastructure of industrial parks and export processing zones in localities with difficult socio-economic conditions or localities with particularly difficult socio-economic conditions must comply with the target program on investment in infrastructure of industrial parks approved in each period.
  2. Provincial-level People’s Committees shall allocate local budget supports for investors to develop technical infrastructure systems inside and outside industrial parks and export processing zones.

Article 19. Investment supports for development of technical and social infrastructure systems in economic zones and hi-tech parks

  1. State budget funds shall be allocated to support the following activities:

a/ Investing in development of technical and social infrastructure systems in hi-tech parks; investing in development of technical and social infrastructure systems and important public-service facilities in economic zones;
b/ Paying compensations for ground clearance, sweeping of bombs, land mines and explosive materials in hi-tech parks and functional quarters in economic zones;
c/ Paying compensations for ground clearance for construction of technical and social infrastructure systems of housing quarters for workers and for resettlement and re-sedentarization areas for persons whose land in economic zones and hi-tech zones is recovered;
d/ Investing in construction of centralized solid waste disposal facilities and wastewater treatment systems up to environmental standards of hi-tech parks and functional quarters in economic zones.

  1. In addition to the supports specified in Clause 1 of this Article, hi-tech parks may enjoy other technical infrastructure development investment supports in accordance with the law on hi-tech parks.
  2. The Prime Minister shall decide on policies on development of housing in hi-tech parks.

Article 20. Investment in technical infrastructure systems of industrial parks and export processing zones

  1. Investment in construction and commercial operation of technical infrastructure systems of industrial parks and export processing zones must be in line with approved detailed plans on construction of industrial parks and export processing zones.
  2. For localities with difficult socio-economic conditions, based on their practical conditions, provincial-level People’s Committees shall propose the Prime Minister to decide on establishment of enterprises or assign revenue-generating non-business units to act as investors of investment projects on construction and commercial operation of technical infrastructure facilities of industrial parks and export processing zones.

Chapter IV
IMPLEMENTATION OF INVESTMENT ACTIVITIES
Section 1
GENERAL PROVISIONS ON IMPLEMENTATION OF INVESTMENT PROJECTS
Article 21. Responsibility to disclose and provide information on investment projects

  1. The investment registration agencies, state management agencies in charge of planning, natural resources and environment and other state management agencies shall fully and publicly disclose master plans and lists of investment projects in accordance with law.
  2. When investors request provision of information on master plans and lists of investment projects and other information relating to investment projects, the agencies specified in Clause 1 of this Article shall provide information according to their competence to investors within 5 working days after receiving a written request.
  3. Investors may use information specified in Clauses 1 and 2 of this Article to prepare their investment registration dossiers.

Article 22. Order of implementation of investment projects

  1. Depending on its nature, scale and conditions, an investment project shall be implemented according to one or several of the following procedures:

a/ Investment policy decision, grant of investment registration certificate in accordance with the Investment Law and this Decree;
b/ Establishment of an economic organization under Article 44 of this Decree, for foreign investors making investment through establishment of economic organizations;
c/ Performance of procedures for land allocation, land sub-allocation, land lease, land sub-lease, and permission for land use purpose change in accordance with the land law (if any);
d/ Performance of procedures for construction in accordance with the construction law (if any).

  1. Investors that win land use rights through auction or land-using investment projects through bidding shall implement these projects in accordance with decisions approving auction results or documents approving investor selection results and the investment law, construction law and relevant laws without having to carry out procedures for investment policy decision.

Article 23. Carrying out of investment procedures on the national foreign investment information system

  1. Before carrying out the procedures for grant or modification of an investment registration certificate, an investor shall declare online information on the investment project on the national foreign investment information system. Within 15 days from the date of online declaration, the investor shall submit a dossier for grant or modification of an investment registration certificate to the investment registration agency.
  2. After the investment registration agency receives the dossier, the investor shall be granted an account for logging in to the national information foreign investment system to follow the dossier processing.
  3. The investment registration agency shall use the national foreign investment information system to receive, process and notify results of processing of investment registration dossiers and update the dossier processing and grant codes to investment projects.
  4. In case of occurrence of an incident making it impossible to log in to the national information foreign investment system, the investment registration agency shall grant an investment registration certificate according to the following standby procedures:

a/ The investment registration agency shall receive the paper dossier of application for an investment registration certificate and request the Ministry of Planning and Investment to grant a code to the investment project. Within 2 working days after receiving the request of the investment registration agency, the Ministry of Planning and Investment shall grant a project code and notify it to the investment registration agency;
b/ Within 5 working days after an investment registration certificate is granted according to the standby procedures, the investment registration agency shall update information on the investment project in the national foreign investment information system.
Article 24. Mechanism for coordination in completing investment procedures and enterprise registration procedures for foreign investors

  1. In addition to the procedures for grant of investment registration certificates and procedures for enterprise registration prescribed in the Investment Law, this Decree and enterprise law, a foreign investor may carry out these procedures at a focal unit in the following order:

a/ The investor submits the dossier for investment registration and dossier for enterprise establishment registration to the investment registration agency;
b/ Within 1 working day after receiving the dossiers, the investment registration agency shall send the dossier for enterprise establishment registration to the business registration agency;
c/ Within 2 working days after receiving the dossier for enterprise establishment registration, the business registration agency shall examine the validity of the dossier and notify its opinions to the investment registration agency;
d/ If requesting modification or supplementation of the dossier for investment registration or dossier for enterprise establishment registration, within 5 working days after receiving the dossiers, the investment registration agency shall notify for only once all improper contents of these dossiers to the investor;
dd/ Based on the received dossiers, the investment registration agency and business registration agency shall coordinate with each other in processing these dossiers and notify processing results to the investor at the investment registration agency.

  1. The Ministry of Planning and Investment shall guide the carrying out of the procedures specified in Clause 1 of this Article and other procedures that require coordination between the investment registration agency and business registration agency.

Article 25. Procedures for collection of appraisal opinions on investment projects subject to investment policy decision

  1. In the course of appraising an investment project for investment policy decision, the Ministry of Planning and Investment and investment registration agency shall consult competent state agencies on the project’s contents under the management of these agencies. A written request for opinion must specify consulted contents under Clause 3, Article 30 of this Decree and a deadline for reply in accordance with the Investment Law and this Decree.
  2. Competent state agencies shall not reexamine contents previously appraised and approved by other competent state agencies.
  3. For an investment project expected to be implemented in a place neither planned nor covered by an approved master plan, the investment registration agency shall consult the state management agency in charge of planning before submitting the project to the state agency competent to decide on investment policy.
  4. For investment projects of foreign investors that use land on islands or in border or coastal communes, wards or townships falling under the investment policy-deciding competence of provincial-level People’s Committees, the investment registration agency shall consult related agencies in accordance with the land law in the course of carrying out the procedures for investment policy decision, except investment projects implemented in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks, and economic zones in line with approved master plans.

Article 26. Responsibility to implement investment projects

  1. In the course of implementing investment projects, investors shall comply with the investment, construction, land, environmental protection and labor and other relevant laws.
  2. For investment projects implemented under investment registration certificates or investment policy decisions, investors shall implement them according to such certificates and decisions and relevant regulations.
  3. Investors shall observe the regime of reporting on investment activities in accordance with the Investment Law, this Decree and relevant laws; and provide documents and information related to contents subject to examination, inspection and supervision of investment activities to competent state agencies in accordance with law.

Article 27. Security for implementation of investment projects

  1. An investor shall pay a deposit in case it is allocated or leased land by the State or permitted by the State to change the land use purpose for implementation of an investment project, unless it:

a/ Wins land use rights through auction for implementation of the investment project and is eligible for the State’s land allocation with land use levy collection or land lease with one-off land rental collection for the whole lease term;
b/ Wins a land-using investment project through bidding in accordance with the bidding law;
c/ Is allocated or leased land by the State through acquiring an investment project for which a deposit has been paid or the capital contribution or raising has been completed according to the schedule stated in the investment registration certificate or investment policy decision;
d/ Is allocated or leased land by the State to implement an investment project on the basis of acquiring through transfer land use rights and land-attached assets from another land user;
dd/ Is a revenue-generating non-business unit or hi-tech park development company established under a decision of the state agency competent to implement investment projects eligible for land allocation or lease by the State for development of infrastructure in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks, and functional quarters in economic zones.

  1. A deposit specified in Clause 1 of this Article shall be paid on the basis of a written agreement between the investment registration agency and the investor after the investment policy is decided for the investment project but before the date of land allocation or lease or permission for land use purpose change. For an investment project not subject to investment policy decision, the time of deposit payment is the time of land allocation or lease or permission for land use purpose change.
  2. The deposit for an investment project shall be calculated in percentage of its investment capital stated in the investment policy decision or investment registration certificate on the principle of partial progression as follows:

a/ For the capital portion of up to VND 300 billion, the deposit percentage is 3%;
b/ For  the capital portion of between VND 300 billion and 1,000 billion, the deposit percentage is 2%;
c/ For  the capital portion of over VND 1,000 billion, the deposit percentage is 1%.

  1. The capital of an investment project specified in Clause 3 of this Article is exclusive of land use levy and land rental payable to the State and construction costs of public facilities under the project. For an investment project allocated or leased land by the State in each phase, the deposit shall be calculated in a percentage of its investment capital in each phase of land allocation or lease.
  2. The deposit shall be paid into the account of the investment registration agency opened at a Vietnamese commercial bank as selected by the investor. The investor shall bear expenses for the opening and maintenance of the deposit account and conduct transactions related to this account.
  3. An investor is entitled to deposit reduction in the following cases:

a/ A 25% reduction for investment projects in sectors or trades eligible for investment incentives; investment projects implemented in localities with difficult socio-economic conditions; investment projects implemented in industrial parks or export processing zones, including also those on construction and commercial operation of infrastructure of industrial parks or export processing zones;
b/ A 50% reduction for investment projects in sectors or trades eligible for special investment incentives; investment projects implemented in localities with particularly difficult socio-economic conditions; investment projects in sectors or trades eligible for investment incentives and implemented in localities with difficult socio-economic conditions; investment projects implemented in hi-tech parks or economic zones, including also those on construction and commercial operation of infrastructure of hi-tech parks or export processing zones.

  1. Investors that have paid in advance expenses for ground clearance and resettlement may delay the payment of a deposit amount equal to the advanced amount.
  2. An investor shall be reimbursed the deposit on the following principles:

a/ Half of the deposit shall be reimbursed as soon as the investor completes the procedures for land allocation or lease or permission for land use purpose change and is granted another license or permission in accordance with law to conduct construction activities (if any) not behind the schedule stated in the investment registration certificate or investment policy decision;
b/ The remaining deposit amount and interest thereon (if any) shall be reimbursed as soon as the investor completes the pre-acceptance test of construction works and installation of machinery and equipment for the commissioning of the investment project not behind the schedule stated in the investment registration certificate or investment policy decision;
c/ In case of reduction of the investment capital of the project, a deposit amount in proportion to the reduced investment capital under the investment registration certificate (modified) or decision on adjusted investment policy shall be reimbursed to the investor;
d/ In case the investment project can no longer be implemented for a force majeure reason or due to the fault of a competent state agency in the course of carrying out administrative procedures, the deposit shall be reimbursed to the investor as agreed with the investment registration agency.

  1. Except the cases specified in Clause 8 of this Article, deposits shall be paid into the state budget.
  2. In case of making investment project adjustments resulting in changes in the deposit payment conditions, the investment registration agency and investors shall reach agreement on deposit payment adjustments under this Article.

Section 2
PROCEDURES FOR INVESTMENT POLICY DECISION, GRANT OF INVESTMENT REGISTRATION CERTIFICATES
Article 28. Competence to receive applications for, grant, modify and revoke investment registration certificates

  1. Provincial-level Departments of Planning and Investment shall receive applications for, grant, modify and revoke investment registration certificates of the following investment projects:

a/ Investment projects outside industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones;
b/ Investment projects on development of infrastructure of industrial parks, export processing zones and hi-tech parks and investment projects in industrial parks, export processing zones and hi-tech parks in localities without management boards of industrial parks, export processing zones and hi-tech parks.

  1. Management boards of industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones shall receive applications for, grant, modify and revoke, investment registration certificates of investment projects therein, including:

a/ Investment projects on development of infrastructure of industrial parks, export processing zones and hi-tech parks;
b/ Investment projects implemented in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones.

  1. Provincial-level Departments of Planning and Investment of localities where the investors’ head offices or executive offices are located or planned to be located shall receive applications for, grant, modify and revoke investment registration certificates of the following investment projects:

a/ Investment projects implemented in more than one province or centrally run city;
b/ Investment projects implemented both inside and outside an industrial park, an export processing zone, a hi-tech park or an economic zone.

  1. The agencies specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article are competent to modify and revoke investment licenses, investment incentive certificates, investment certificates and other documents of equivalent legal validity granted to investors before the effective date of the Investment Law.

Article 29. Procedures for grant of investment registration certificates to investment projects not subject to investment policy decision

  1. An investor shall submit 1 set of dossier for investment registration prescribed in Clause 1, Article 33 of the Investment Law to the investment registration agency.
  2. For an ongoing investment project, a dossier prescribed in Clause 1 of this Article shall be submitted, with the investment project proposal replaced with a report on project implementation from the time of commencement of the project implementation to the time of application for an investment registration certificate.
  3. Within 15 days after receiving a valid dossier as prescribed in Clause 1 of this Article, the investment registration agency shall grant an investment registration certificate to the investor if the following conditions are satisfied:

a/ The investment project’s objectives do not fall into sectors or trades banned from business investment;
b/ The investment project satisfies the investment conditions for foreign investors prescribed in Clause 1, Article 10 of this Decree (if any).
Article 30. Procedures for grant of investment registration certificates for investment projects subject to investment policy decision by provincial-level People’s Committees

  1. Investment projects subject to investment policy decision by provincial-level People’s Committees are specified in Article 32 of the Investment Law.
  2. An investor shall submit 4 sets of dossier for investment registration prescribed in Clause 1, Article 33 of the Investment Law to the investment registration agency of the locality where the project is planned to be implemented.
  3. The investment registration agency shall consult other competent state agencies on the contents of the investment project under their respective management, including:

a/ Conformity of the project with the socio-economic development master plan, sector development master plan and land use master plan;
b/ Land use demand, conditions for land allocation, land lease, land use purpose change permission (if the project is allocated or leased land by the State, or is permitted to change the land use purpose);
c/ Investment conditions for foreign investors (if the project has an objective falling in a sector or trade subject to investment conditions for foreign investors);
d/ Investment incentives and conditions for enjoying them (if the project is eligible for investment incentives);
dd/ Technologies used by the investment project (if the project uses technologies restricted from transfer in accordance with the law on technology transfer prescribed at Point b, Clause 1, Article 32 of the Investment Law).

  1. The order, procedures and content of investment policy decision by provincial-level People’s Committees must comply with Clauses 2 thru 8, Article 33 of the Investment Law.
  2. Within 25 days after receiving a valid dossier as prescribed in Clause 2 of this Article, the investment registration agency shall make an appraisal report and submit it to the provincial-level People’s Committee. Within 7 working days after receiving the appraisal report, the provincial-level People’s Committee shall consider issuing the investment policy decision.
  3. Within 5 working days after receiving the investment policy decision from the provincial-level People’s Committee, the investment registration agency shall grant an investment registration certificate to the investor.
  4. With regard to an investment project that is allocated or leased land by the State without auction or bidding, acquisition of land use rights or land-attached assets, or requires change of land use purpose prescribed at Point a, Clause 1, Article 32 of the Investment Law, and is implemented in an industrial park, an export processing zone, a hi-tech park or an economic zone in conformity with an approved master plan, the investment registration agency shall consult related agencies under Clause 3 of this Article in order to grant an investment registration certificate to the investor within 25 days after receiving a valid dossier without having to submit it to the provincial-level People’s Committee for investment policy decision.

Article 31. Procedures for grant of investment registration certificates for projects subject to investment policy decision by the Prime Minister

  1. Investment projects subject to investment policy decision by the Prime Minister are specified in Article 31 of the Investment Law.
  2. An investor shall submit 8 sets of dossier for investment registration prescribed in Clause 1, Article 34 of the Investment Law to the investment registration agency of the locality where the investment project is planned to be implemented.
  3. Within 3 working days after receiving a valid dossier as prescribed in Clause 2 of this Article, the investment registration agency shall send 2 sets to the Ministry of Planning and Investment and one set to each competent state agency related to the investment project for opinion on the issues specified in Clause 3, Article 30 of this Decree.
  4. Within 15 days after receiving the request of the investment registration agency, the agencies mentioned in Clause 3 of this Article shall send their opinions on the issues under their respective management to the Ministry of Planning and Investment.
  5. Within 25 days after receiving a valid dossier as prescribed in Clause 2 of this Article, the investment registration agency shall propose the provincial-level People’s Committee to consider and send opinions on the following issues to the Ministry of Planning and Investment:

a/ Land use demand, conditions for land allocation, land lease, permission for land use purpose change (if the project is allocated or leased land from the State, or is permitted to change the land use purpose);
b/ Plan for land clearance, relocation and resettlement (if any), if the investment project needs land allocation or lease or land use purpose change;
c/ Other issues falling under the competence of the provincial-level People’s Committee (if any).

  1. Within 15 days after receiving the opinions from the provincial-level People’s Committee, the Ministry of Planning and Investment shall make an appraisal report which has the contents specified in Clause 6, Article 33 of the Investment Law and submits it to the Prime Minister for investment policy decision.
  2. Within 7 working days after receiving the appraisal report from the Ministry of Planning and Investment, the Prime Minister shall issue an investment policy decision which has the contents specified in Clause 8, Article 33 of the Investment Law. The investment policy decision shall be sent to the Ministry of Planning and Investment, the provincial-level People’s Committee and the investment registration agency.
  3. Within 5 working days after receiving the investment policy decision, the investment registration agency shall grant an investment registration certificate to the investor.
  4. For an investment project capitalized at VND 5,000 billion or more as specified in Clause 2, Article 31 of the Investment Law which is conformable with approved planning, the investment registration agency shall consult the Ministry of Planning and Investment and related agencies under Clause 3, Article 30 of this Decree in order to carry out procedures for grant of an investment registration certificate as follows:

a/ For an investment project specified in Clauses 1 and 3, Article 28 of this Decree, within 5 working days after receiving opinions from the Ministry of Planning and Investment and related agencies, the investment registration agency shall make an appraisal report and submit it to the provincial-level People’s Committee for investment policy decision. Within 5 working days after receiving the appraisal report from the investment registration agency, the provincial-level People’s Committee shall issue the investment policy decision. Within 5 working days after receiving the investment policy decision from the provincial-level People’s Committee, the investment registration agency shall grant an investment registration certificate to the investor;
b/ For an investment project specified in Clause 2 Article 28 of this Decree, within 5 working days after receiving opinions from the Ministry of Planning and Investment and related agencies, the management board of the industrial park, export processing zone, hi-tech park or economic zone shall grant an investment registration certificate to the investor.
Article 32. Procedures for investment policy decision with regard to investment projects that are not required to have an investment registration certificate

  1. Investment policy decision for projects that are not required to have an investment registration certificate must comply with relevant provisions of Articles 30 and 31 of this Decree.
  2. For an investment project that is allocated or leased land by the State without auction or bidding, acquisition of land use rights or land-attached assets, or requires land use purpose change prescribed at Point a, Clause 1, Article 32 of the Investment Law, and is implemented in an industrial park, an export processing zone, a hi-tech park or an economic zone in conformity with approved planning, the management board of such park or zone shall consult related agencies under Clause 3 of this Article in order to issue an investment policy decision.
  3. For an investment project capitalized at VND 5,000 billion or more as specified in Clause 2, Article 31 of the Investment Lawwhich is conformable with approved planning, the investment registration agency shall consult the Ministry of Planning and Investment and related agencies under Clause 3, Article 30 of this Decree in order to issue an investment policy decision as follows:

a/ For an investment project specified in Clauses 1 and 3, Article 28 of this Decree, within 5 working days after receiving opinions from the Ministry of Planning and Investment and related agencies, the investment registration agency shall make an appraisal report and submit it to the provincial-level People’s Committee for issuance of an investment policy decision. Within 5 working days after receiving the appraisal report from the investment registration agency, the provincial-level People’s Committee shall issue the investment policy decision. The investment policy decision shall be sent to the Ministry of Planning and Investment, the investment registration agency and the investor;
b/ For an investment project specified in Clause 2, Article 28 of this Decree, within 5 working days after receiving opinions from the Ministry of Planning and Investment and related agencies, the management board of the industrial park, export processing zone, hi-tech park or economic zone shall consider and issue an investment policy decision. The investment policy decision shall be sent to the Ministry of Planning and Investment and the investor.
Section 3
PROCEDURES FOR MODIFYING INVESTMENT REGISTRATION CERTIFICATES AND INVESTMENT POLICY DECISIONS
Article 33. Procedures for modifying investment registration certificates of investment projects that are not subject to investment policy decision

  1. In case of change of the investment project’s name, investor’s address, or investor’s name, the investor shall submit a written request for adjustment to the investment project together with documents about such change to the investment registration agency. Within 3 working days after receiving the written request, the investment registration agency shall modify the investment registration certificate.
  2. In case of change of the investment project’s location, land area, target, scale, capital, capital contribution schedule or capital raising schedule, operating duration, implementation schedule, investment incentives and support (if any) and conditions to be satisfied by the investor (if any), the investor shall submit a set of dossier to the investment registration agency, which must comprise:

a/ A written request for project adjustment;
b/ A report on the project’s implementation up to the time of adjustment;
c/ The investor’s decision on project adjustment (in case of changes specified in Clauses 4, 5, 6, 7, 8 and 10, Article 39 of the Investment Law);
d/ Explanations or documents related to the changes specified at Points b thru g, Clause 1 Article 33 of the Investment Law (if any).

  1. Within 10 working days after receiving a valid dossier as prescribed in Clause 2 of this Article, the investment registration agency shall modify the investment registration certificate.
  2. The procedures for change of investor must comply with Articles 37, 38 and 39 of this Decree.

Article 34. Procedures for modifying investment registration certificates of investment projects subject to investment policy decision by provincial-level People’s Committees

  1. In case of change of the investment project’s target, location, main technology, increase or decrease in total capital by over 10% that results in a change in the project’s target, scale and capacity; implementation period, or conditions to be satisfied by the investor (if any), the investor shall carry out the procedures for modifying the investment registration certificate as follows:

a/ The investor shall submit 4 sets of dossier prescribed in Clause 2, Article 33 of this Decree to the investment registration agency;
b/ Within 3 working days after receiving a valid dossier, the investment registration agency shall send the dossier to related competent state agencies for opinion on the modifications;
c/ Within 10 working days after receiving the request of the investment registration agency, the agencies mentioned at Point b of this Clause shall give opinions on the issues under their respective management;
d/ Within 5 working days after receiving the opinions from the agencies mentioned at Point c of this Clause, the investment registration agency shall make an appraisal report and submit it to the provincial-level People’s Committee;
dd/ Within 5 working days after receiving the appraisal report from the investment registration agency, the provincial-level People’s Committee shall issue a decision on investment policy adjustments and send it to the investment registration agency;
e/ Based on the decision on investment policy adjustments issued by the provincial-level People’s Committee, within 3 working days after receiving the decision, the investment registration agency shall modify the investment registration certificate.

  1. The procedures prescribed in Article 33 of this Decree shall apply to changes that are not specified in Clause 1 of this Article.

Article 35. Procedures for modifying investment registration certificates of investment projects subject to investment policy decision by the Prime Minister

  1. In case of change of the investment project’s target, location, main technology, increase or decrease in total capital by over 10% that results in a change in the project’s target, scale and capacity; implementation period, or conditions to be satisfied by the investor (if any), the investor shall carry out the procedures for modifying the investment registration certificate as follows:

a/ The investor shall submit 8 sets of dossiers prescribed in Clause 2, Article 33 of this Decree to the investment registration agency;
b/ Within 3 working days after receiving a valid dossier as prescribed at Point a of this Clause, the investment registration agency shall send 2 sets of the dossier to the Ministry of Planning and Investment and one set to each related competent state agency for opinion on the issues specified in Clause 3, Article 30 of this Decree;
c/ Within 10 working days after receiving the request of the investment registration agency, the agencies mentioned at Point b of this Clause shall give opinions on the issues under their respective management;
d/ Within 20 days after receiving a valid dossier as prescribed at Point a of this Clause, the investment registration agency shall propose the provincial-level People’s Committee to consider and send opinions on the issues specified in Clause 5, Article 31 of this Decree to the Ministry of Planning and Investment;
dd/ Within 15 days after receiving the opinions from the provincial-level People’s Committee as prescribed at Point d of this Clause, the Ministry of Planning and Investment shall make an appraisal report and submit it to the Prime Minister for issuance of a decision on investment policy adjustments;
e/ Within 7 working days after receiving the appraisal report from the Ministry of Planning and Investment, the Prime Minister shall consider and issue a decision on investment policy adjustments. The decision on investment policy adjustments shall be sent to the Ministry of Planning and Investment, the provincial-level People’s Committee and the investment registration agency;
g/ Within 5 working days after receiving the decision on investment policy adjustments, the investment registration agency shall modify the investment registration certificate.

  1. The procedures prescribed in Article 33 of this Decree shall apply to changes that are not specified in Clause 1 of this Article.

Article 36. Procedures for modifying investment policy decisions of investment projects that are not required to have an investment registration certificate

  1. The investor of an investment project subject to investment policy decision and not required to have an investment registration certificate shall carry out the procedures for modifying the investment policy decision in the following cases:

a/ Change of the target, investment location, main technology;
b/ Increase or decrease in total capital by over 10% resulting in a change in the investment project’s target, scale and capacity;
c/ Change of the project’s implementation period or conditions to be satisfied by the investor (if any).

  1. The order and procedures prescribed in Articles 34 and 35 of this Decree shall apply to the decision on investment policy adjustment.
  2. For a project specified in Clause 2, Article 32 of this Decree, the management board of the industrial park, export processing zone, hi-tech park or economic zone shall collect appraisal opinions on the adjustment under Clause 3, Article 30 of this Decree. Within 5 working days after receiving appraisal opinions, the management board of the industrial park, export processing zone, hi-tech park or economic zone shall decide on investment policy adjustment.
  3. For a project specified in Clause 3, Article 32 of this Decree, the investment registration agency shall consult the Ministry of Planning and Investment and competent state agencies on the adjustment under Clause 3, Article 30 of this Decree in order to decide on investment policy adjustment as follows:

a/ For an investment project specified at Point a, Clause 3, Article 32 of this Decree, within 5 working days after receiving opinions from the Ministry of Planning and Investment and related agencies, the investment registration agency shall make an appraisal report and submit it to the provincial-level People’s Committee for decision on investment policy adjustment. The provincial-level People’s Committee shall issue the decision on investment policy adjustment within 5 working days after receiving the appraisal report from the investment registration agency. The decision on investment policy adjustment shall be sent to the Ministry of Planning and Investment, the investment registration agency and the investor;
b/ For an investment project specified at Point b, Clause 3, Article 32 of this Decree, within 5 working days after receiving opinions from the Ministry of Planning and Investment and related agencies, the management board of the industrial park, export processing zone, hi-tech park or economic zone shall consider and decide on investment policy adjustment. The decision on investment policy adjustment shall be sent to the Ministry of Planning and Investment and the investor.
Article 37. Procedures for changing investors in case of investment project transfer

  1. An investor may transfer part of or the whole of its investment project to another investor when satisfying the conditions specified in Clause 1, Article 45 of the Investment Law. If the project transfer generates income, the transferor shall fulfill the tax obligation in accordance with law.
  2. The procedures for changing the investor of an investment project operating under its investment registration certificate which is not subject to investment policy decision:

a/ The transferor shall submit to the investment registration agency a set of dossier which must comprise a written request for project adjustment, a report on the project’s implementation up to the time of transfer; the project transfer contract or another document of equivalent legal validity; copy of the identity card or passport (if the investor is an individual) or enterprise registration certificate or another document of equivalent legal validity (if the investor is an organization); copy of the investment registration certificate or investment policy decision (if any); copy of the BCC contract (for BCC projects); copy of one of the following documents of the transferee: financial statements of the last 2 years; commitment to provide financial support by the parent company, commitment to provide financial support by a financial institution, the guarantee of the investor’s financial capacity, and documents describing the investor’s financial capacity;
b/ The investment registration agency shall consider the conditions for investment project transfer specified in Clause 1, Article 45 of the Investment Law in order to modify the investment registration certificate within 10 working days after receiving a valid dossier as prescribed at Point a of this Clause.

  1. Procedures for changing the investor of a project operating under its investment registration certificate which is subject to investment policy decision by the provincial-level People’s Committee:

a/ The transferor shall submit 4 sets of dossier as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article to the investment registration agency;
b/ Within 3 working days after receiving a valid dossier as prescribed at Point a of this Clause, the investment registration agency shall send it to competent state agencies for opinion on the conditions for project transfer specified in Clause 1, Article 45 of the Investment Law;
c/ Within 10 working days after receiving the request of the investment registration agency, the agencies mentioned at Point b of this Clause shall give opinions on the conditions for project transfer under their respective management;
d/ Within 20 days after receiving a valid dossier, the investment registration agency shall make a report on satisfaction of the conditions for project transfer specified in Clause 1, Article 45 of the Investment Law and submit it to the provincial-level People’s Committee;
dd/ Within 5 working days after receiving the report from the investment registration agency, the provincial-level People’s Committee shall consider and decide on investment policy adjustment;
e/ Within 3 working days after receiving the decision on investment policy adjustment, the investment registration agency shall adjust the investment registration certificate of the transferee.

  1. Procedures for changing the investor of a project operating under its investment registration certificate which is subject to investment policy decision by the Prime Minister:

a/ The investor shall submit 8 sets of dossier as prescribed at Point a, Clause 2 of this Article to the investment registration agency;
b/ Within 3 working days after receiving a valid dossier as prescribed at Point a of this Clause, the investment registration agency shall send it to competent state agencies for opinion on the conditions for project transfer specified in Clause 1, Article 45 of the Investment Law;
c/ Within 10 working days after receiving the request of the investment registration agency, the agencies mentioned at Point b of this Clause shall give their opinions on the issues under their respective management;
d/ Within 25 days after receiving the valid dossier as prescribed at Point a of this Clause, the investment registration agency shall request the provincial-level People’s Committee to consider and send opinions on the issues specified at Points c and d, Clause 1, Article 45 of the Investment Law (if any) to the Ministry of Planning and Investment.
dd/ Within 10 working days after receiving opinions from the provincial-level People’s Committee, the Ministry of Planning and Investment shall make an appraisal report on satisfaction of the conditions for project transfer specified in Clause 1, Article 45 of the Investment Law;
e/ Within 7 working days after receiving the appraisal report from the Ministry of Planning and Investment, the Prime Minister shall consider and decide on investment policy adjustment. The decision on investment policy adjustment shall be sent to the Ministry of Planning and Investment, provincial-level People’s Committee and investment registration agency;
g/ Within 5 working days after receiving the decision on investment policy adjustment, the investment registration agency shall modify the investment registration certificate of the transferee.

  1. The procedures specified in Clauses 3 and 4 of this Article shall apply to the change of the investor of a project subject to investment policy decision and not required to have an investment registration certificate.
  2. For a project implemented under an investment policy decision issued by the management board of an industrial park, export processing zone, hi-tech park or economic zone (below referred to as management board), the management board shall decide on investment policy adjustment when the conditions specified in Clause 1, Article 45 of the Investment Law are satisfied.
  3. For a project having obtained an investment policy decision, if the investor has completed the capital contribution and raising and the project has been commissioned, it is not required to carry out the procedures for modifying the investment policy decision under Clauses 3 thru 6 of this Article. For a project implemented under an investment registration certificate, the investor shall carry out the procedures for modifying the investment registration certificate under Clause 2 of this Article.
  4. In case a foreign investor acquires through transfer an investment project and establish an economic organization to implement it, such foreign investor shall carry out the procedures for grant or modification of the investment registration certificate, then carry out the procedures for establishing an economic organization in accordance with the law applicable to the type of such economic organization.

Article 38. Procedures for adjusting investment projects in case of division, splitting, consolidation, merger or transformation of economic organizations

  1. An economic organization established on the basis of division, splitting, consolidation, merger or transformation (below referred to as reorganization) shall inherit and continue exercising and performing the investor’s rights and obligations to the investment project implemented prior to reorganization.
  2. The investor shall decide on the reorganization and handle the assets, rights and obligations related to the investment project in accordance with the law on enterprises and relevant laws.
  3. After completing the procedures mentioned in Clause 2 of this Article, the investor shall submit a dossier for project adjustment to the investment registration agency of the locality where the project is implemented. The dossier must comprise:

a/ A written request for project adjustment;
b/ A copy of the enterprise registration certificate or a document of equivalent legal validity of the transferee;
c/ A copy of the investor’s resolution or decision on reorganization, specifying the handling of assets, rights and obligations related to the project.

  1. Within 15 working days after receiving a valid dossier as prescribed in Clause 3 of this Article, the investment registration agency shall modify or grant the investment registration certificate to the investor.
  2. If the project is not implemented under an investment registration certificate, the investor is not required to carry out the procedures for change of investor prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article. Ownership of assets shall be transferred to the transferee in accordance with the civil law, enterprise law and relevant laws.

Article 39. Procedures for adjusting investment projects according to court judgments or arbitral awards

  1. In case an investment project has to be adjusted according to a court judgment or arbitral award, the investor shall make such adjustments based on the court judgment or arbitral award and continue implementing the project.
  2. With regard to an investment project implemented under an investment registration certificate, the investor shall submit 1 set of dossier to the investment registration agency of the locality where the project is implemented. The dossier must comprise:

a/ A written request for project adjustment;
b/ A copy of the identity card or passport (if the investor is an individual); copy of the enterprise registration certificate or a document of equivalent legal validity which certifies the investor’s legal status (if the investor is an organization);
c/ The legally effective court decision or arbitral award.

  1. The investment registration agency shall modify the investment registration certificate within 15 working days after receiving a valid dossier as prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 40. Procedures for return and re-grant of investment registration certificates and correction of information thereon

  1. In case an investment registration certificate is lost or damaged, the investor shall submit an application for re-grant to the investment registration agency. The investment registration agency shall consider and re-grant the investment registration certificate within 5 working days after receiving the application.
  2. If information on an investment registration certificate is different from that on the dossier for investment registration, within 3 working days after receiving the investor’s request, the investment registration agency shall correct information on the investment registration certificate.
  3. For an investment project that has been granted an investment registration certificate but is not required to carry out the procedures for grant of an investment registration certificate as prescribed in Clause 1, Article 36 of the Investment Law, the investor may continue implementing the project and return the investment registration certificate (if it so wishes).

Section 4
PROCEDURES FOR TERMINATION OF INVESTMENT PROJECTS
Article 41. Conditions and procedures for termination of investment projects and revocation of their investment registration certificates

  1. An investment project shall terminate its operation in the cases specified in Clause 1, Article 48 of the Investment Law.
  2. The termination of operation of an investment project must be conducted according to the following procedures:

a/ If the investor decides to terminate the operation of its investment project under Point a, Clause 1, Article 48 of the Investment Law, within 15 days after making such decision, the investor shall send the decision on the termination together with the investment registration certificate (if any) to the investment registration agency;
b/ If terminating the operation of its investment project under the conditions specified in a contract or its enterprise charter, or upon the expiration of its operation period under Points b and c, Clause 1, Article 48 of the Investment Law, within 15 days after terminating the operation of the investment project, the investor shall send a notice together with copies of documents about the termination and return the investment registration certificate (if any) to the investment registration agency;
c/ If terminating the operation of its investment project under Points d, dd, e, g and h, Clause 1, Article 48 of the Investment Law, the investment registration agency shall issue a decision on termination of the project operation and concurrently revoke the investment registration certificate, if the project has one. The investment registration certificate ceases to be effective on the effective date of the decision on termination of the project operation.

  1. For an investment project operating under an investment certificate (also the business registration certificate) or investment license, the investment registration agency shall issue a decision on termination of the project operation without revoking the investment certificate (also the business registration certificate) or investment license. In this case, the business registration information on the investment certificate (also the business registration certificate) or investment license remains effective.
  2. In case of concurrent termination of the operation of an investment project and an economic organization, the project must cease its operation under this Article and the investor shall carry out the procedures for terminating the operation of the economic organization in accordance with the law applicable to the type of such economic organization.
  3. After an investment project ceases operation, it shall be liquidated as follows:

a/ The investor liquidates the project in accordance with the law on asset liquidation;
b/ For a project which has been allocated or leased land by the State, or permitted to change the land use purpose, the rights to use land and land-attached assets shall be dealt with in accordance with the land law;
c/ If the investor of an investment project subject to liquidation is an economic organization that is dissolved or falls bankrupt, the project shall be liquidated in accordance with the law on dissolution and bankruptcy of economic organizations.
Article 42. Termination of operation of projects in case the investment registration agency cannot contact investors

  1. In case an investment project has ceased operation and the investment registration agency cannot contact the investor or the investor’s lawful representative, the investment registration agency shall:

a/ Make a written record of the operation cessation of the project and failure to contact the investor;
b/ Send a written request that the investor contact the investment registration agency to settle the project operation termination to the address registered by the investor with the investment registration agency. Within 30 working days after sending the request, if the investor does not contact, the investment registration agency shall carry out the procedures prescribed at Point c of this Clause;
c/ Send a written request for assistance in contacting the investor, who is a Vietnamese person, to the People’s Committee of the commune where the investor resides, or, if the investor is a foreign investor, to the Vietnam-based diplomatic mission of the country of which the investor is a citizen, and publish a notice requesting the investor to contact the investment registration agency for 90 days on the National Foreign Investment Portal.

  1. After taking all the measures specified in Clause 1 of this Article and the investor or the investor’s lawful representative cannot be contacted after 12 months from the date of the project’s operation cessation, the investment registration agency shall decide on termination of the project operation.
  2. After the investment registration agency issues such decision, assets of the project shall be managed in accordance with the law on management of property of persons absent from their residences.
  3. Within the scope of their functions and competence, competent state agencies shall perform the following tasks:

a/ The investment registration agency shall appoint a person to supervise the management of assets of the project after its operation is terminated under this Article at the request of a competent state agency and persons with related rights and interests, unless otherwise prescribed by law;
b/ The tax agency and customs office shall take the measures prescribed by the law on tax administration and relevant laws to collect tax arrears and other financial obligations of the investor to the State (if any);
c/ The land administration agency shall recover land and handle land-attached assets if the project’s land is subject to recovery as prescribed by the land law;
d/ The state management agency in charge of labor shall propose and guide support for workers who lose their jobs and settle related benefits in accordance with the labor law;
dd/ Other competent state agencies shall perform other state management tasks related to the project within the scope of their respective functions and competence.

  1. All claims or disputes between the investor and other individuals and organizations over rights and obligations related to the investment project prescribed in this Article shall be settled through a court or an arbitral tribunal as agreed by the parties and prescribed by law.

Article 43. Expiration of investment policy decisions
Investment policy decisions and investment policy adjustment decisions shall expire as indicated therein or in case investment projects cease their operation in accordance with Article 48 of the Investment Law.
Section 5
ESTABLISHMENT OF ECONOMIC ORGANIZATIONS, CAPITAL CONTRIBUTION, PURCHASE OF SHARES OR CAPITAL CONTRIBUTIONS BY FOREIGN INVESTORS
Article 44. Establishment of economic organizations by foreign investors

  1. A foreign investor shall establish an economic organization according to the following procedures:

a/ Carrying out the procedures for grant of an investment registration certificate prescribed in Articles 29, 30 and 31 of this Decree;
b/ Carrying out the procedures for establishment of an economic organization after being granted an investment registration certificate under Point a of this Clause in order to implement the investment project and carry out business activities.

  1. The dossier, order and procedures for establishment of an economic organization must comply with the law on enterprises and other laws applicable to the type of economic organization. The business registration agency may not ask the investor to submit any documents other than those prescribed in the law on enterprises and other applicable laws, and may not reconsider any content of the investment registration certificate.
  2. Charter capital of an economic organization established by a foreign investor to implement an investment project is not necessarily equal to the investment capital of the investment project. The economic organization established under Point b, Clause 1 of this Article shall contribute capital and raise capital to implement the investment project according to the schedule stated in the investment registration certificate.

Article 45. Implementation of investment projects and business investment activities of foreign-invested economic organizations

  1. From the date of grant of the enterprise registration certificate or another document of equivalent legal validity, the economic organization established by a foreign investor shall be the investor implementing the investment project according to the investment registration certificate.
  2. If there is a new investment project besides the investment project that has been granted the investment registration certificate, the foreign-invested economic organization shall carry out the following procedures:

a/ The economic organization specified at Point a, b or c, Clause 1, Article 23 of the Investment Law shall carry out the procedures for grant of an investment registration certificate under Articles 29, 30 and 31 of this Decree;
b/ The economic organization other than those specified at Point a of this Clause shall make a report under Clause 5, Article 71 of the Investment Law. The report must specify the project’s name, investment target and scale, capital, location, schedule, labor demand and investment incentives (if any).

  1. A foreign-invested economic organization may adjust the enterprise registration contents at the business registration agency without having to have an investment project. The addition of business lines of a foreign-invested economic organization must ensure satisfaction of investment conditions for foreign investors (if any).
  2. A foreign-invested economic organization may open branches, representative offices and business locations outside its head office without having to have an investment project. The dossier, order and procedures for establishment of branches, representative offices and business locations of an economic organization must comply with the law on enterprises and other laws relevant to the type of the economic organization.
  3. When making investment or trading in securities on the securities market, foreign-invested economic organizations that are public companies that have listed stocks or register for transactions on the Stock Exchange and public funds are only required to comply with the law on securities on investment procedures and charter capital holding rates, unless otherwise prescribed by the law and treaties on investment. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, guiding the implementation of this Clause.

Article 46. Procedures for investment through capital contribution, purchase of shares or capital contributions by foreign investors

  1. Foreign investors that make investment through capital contribution or purchase of shares or capital contributions of economic organizations are not required to obtain investment registration certificates.
  2. An economic organization invested by a foreign investor through capital contribution or purchase of shares or capital contributions shall carry out the procedures for registration of change of members or shareholders at the business registration agency in accordance with the law on enterprises and other laws applicable to its type, except the following cases:

a/ The foreign investor contributes capital to or purchase shares or capital contributions of the economic organization conducting business lines subject to investment conditions for foreign investors;
b/ The capital contribution or purchase of shares or capital contributions results in holding by the foreign investor or economic organization specified at Point a, b or c, Clause 1, Article 23 of the Investment Law of 51% or more of the charter capital of the economic organization in the following cases: The charter capital amount held by the foreign investor is increased from below 51% to 51% or more and the charter capital amount held by the foreign investor is increased while such foreign investor is holding 51% or more of the charter capital of the economic organization.

  1. A foreign investor that makes investment through capital contribution or purchase of shares or capital contributions of an economic organization in the cases specified at Points a and b, Clause 2 of this Article shall carry out the following procedures:

a/ The investor shall submit 1 set of dossier for registration of capital contribution or purchase of shares or capital contributions as prescribed in Clause 2, Article 26 of the Investment Law to the provincial-level Department of Planning and Investment of the locality where the economic organization’s head office is located;
b/ Within 15 days after receiving a valid dossier as prescribed at Point a of this Clause, the provincial-level Department of Planning and Investment shall examine the foreign investor’s satisfaction of investment conditions and send a notice to the foreign investor;
c/ After receiving the notice specified at Point b of this Clause, the economic organization invested by the foreign investor through capital contribution or purchase of shares or capital contributions shall carry out the procedures for registration of change of members or shareholders at the business registration agency in accordance with the law on enterprises and other laws applicable to its type.

  1. An economic organization invested by a foreign investor through capital contribution or purchase of shares or capital contributions is not required to carry out the procedures for grant or modification of investment registration certificates or investment policy decisions of investment projects implemented before the foreign investor makes such investment.

Section 6
INVESTMENT ACTIVITIES IN INDUSTRIAL PARKS, EXPORT PROCESSING ZONES, HI-TECH PARKS AND ECONOMIC ZONES
Article 47. Activities of investors implementing investment projects in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones

  1. Leasing or purchasing ready-built workshops, offices, warehouses and storing yards to serve their production and business activities.
  2. Paying for the use of technical infrastructure and service facilities, including roads, electricity supply, water supply and drainage, communications, treatment of wastewater and wastes, and other public facilities (below referred to as infrastructure charges).
  3. Transferring or acquiring the rights to use land or lease land with available infrastructure to construct workshops, offices and other works serving their production and business activities in accordance with the laws on land and real estate business.
  4. Leasing and subleasing out their workshops, offices, warehouses and storing yards and other already-built works to serve production and business activities in accordance with the laws on land and real estate business.
  5. Carrying out other activities in accordance with the Investment Law, this Decree and relevant laws.

Article 48. Activities of investors implementing investment projects on construction and commercial operation of infrastructure of industrial parks, export processing zones, economic zones and hi-tech parks

  1. Constructing workshops, offices, warehouses and storing yards for sale or lease.
  2. Fixing rental rates for land with available technical infrastructure facilities; infrastructure charges; rental rates and selling prices for workshops, offices, warehouses and storing yards and other service charges as prescribed by law and registering price brackets and infrastructure charges with the management board. Price brackets and infrastructure charges shall be registered every 6 months or when there are changes therein.
  3. Collecting infrastructure charges.
  4. Transferring the rights to use land, lease land, sublease land with available technical infrastructure facilities in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and economic zones to other investors in accordance with the laws on land and real estate business.
  5. Carrying out other activities in accordance with the Investment Law, this Decree and relevant laws.

Chapter V
STATE MANAGEMENT OF INVESTMENT
Section 1
STATE MANAGEMENT OF INVESTMENT PROMOTION ACTIVITIES
Article 49. Principles of state management of investment promotion activities

  1. State management of investment promotion activities shall be performed on the following principles:

a/ Investment promotion activities of ministries, sectors and provincial-level People’s Committees shall be developed and incorporated into investment promotion programs after consulting the Ministry of Planning and Investment;
b/ Investment promotion activities in key sectors, fields and economic regions shall be encouraged according to investment attraction orientations in each period. Other investment promotion activities shall be developed based on specific evaluation of investment demands and analysis of updated and practical data and information;
c/ Importance shall be attached to investment promotion activities for implemented investment projects through providing support and solving difficulties and problems to step up their effective implementation;
d/ Combination of investment promotion activities and trade and tourism promotion activities and external information and cultural programs shall be encouraged;
dd/ Mobilization of social resources for investment promotion activities shall be encouraged.

  1. The Prime Minister shall prescribe in detail principles, contents and mechanisms for development and implementation of investment promotion activities and coordination among ministries, sectors and provincial-level People’s Committees.

Article 50. Tasks and powers of state management agencies in charge of investment promotion

  1. The Ministry of Planning and Investment shall assist the Government in uniformly managing investment promotion activities.
  2. Tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in, working out investment promotion orientations, programs and plans; to guide the development of annual investment promotion programs of ministries, sectors and provincial-level People’s Committees; to summarize, develop and implement the national investment promotion program;
b/ To guide the provision of information and reporting on investment promotion activities;
c/ To carry out investment promotion activities under investment promotion programs specified at Point a of this Clause;
d/ To coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Home Affairs in submitting to the Prime Minister for decision the establishment and management of, and assignment of Vietnamese representatives to work at, overseas investment promotion agencies;
dd/ To organize training in investment promotion work;
e/ To periodically report on the situation of and orientations for investment promotion activities to the Prime Minister.

  1. Tasks and powers of the Ministry of Finance:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, guiding use norms of state budget funds for and financial management of investment promotion activities;
b/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment, other ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in planning investment promotion funds for the national investment promotion program and investment promotion programs of ministries, sectors and provincial-level People’s Committees;
c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Planning and Investment in, allocating state budget funds for investment promotion activities of overseas investment promotion agencies;
d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, other ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in, solving difficulties and problems related to the allocation and use of state budget funds for investment promotion activities.

  1. Tasks and powers of the Ministry of Foreign Affairs:

a/ To coordinate with the Ministry of Planning and Investment, other ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in implementing investment promotion programs and activities and integrating investment promotion activities into external activities;
b/ To support and participate in approved overseas investment promotion activities as notified by the Ministry of Planning and Investment; if new investment promotion activities arise, overseas Vietnamese representative missions shall notify them to and consult the Ministry of Planning and Investment before carrying out these activities;
c/ To assume the prime responsibility for, and guide overseas Vietnamese representative missions in, managing activities of overseas investment promotion agencies;
d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Home Affairs in, submitting the establishment and payroll of overseas investment promotion agencies to the Prime Minister for decision;
dd/ At the proposal of the Ministry of Planning and Investment, to decide to appoint officials to diplomatic positions and assign officials to work at overseas investment promotion agencies;
e/ To arrange appropriate physical foundations, vehicles, working conditions and operating funds for overseas investment promotion agencies.

  1. Tasks and powers of ministries, sectors and provincial-level People’s Committees:

a/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and related ministries and sectors in, developing annual and long-term investment promotion programs and plans; to propose activities for inclusion in the national investment promotion program;
b/ To carry out investment promotion activities within their competence;
c/ To coordinate with one another in investment promotion activities.
Article 51. Funds for investment promotion activities

  1. Annual funds for carrying out activities under the national investment promotion program shall be included in annual budget plans.
  2. Funds for investment promotion activities of ministries, sectors and provincial-level People’s Committees shall be included in annual budget plans of these ministries, sectors and People’s Committees.
  3. State budget funds for investment promotion activities of ministries, sectors and provincial-level People’s Committees shall be allocated only for investment promotion activities under approved investment promotion programs.

Section 2
REPORTING ON INVESTMENT ACTIVITIES AND OPERATION OF THE NATIONAL FOREIGN INVESTMENT INFORMATION SYSTEM
Article 52. Reporting contents and periods of investment state management agencies

  1. Investment registration agencies shall submit to provincial-level People’s Committees:

a/ Quarterly reports, submitted before the 12th of the first month of the quarter following the reporting quarter, which must assess the receipt of dossiers, grant, modification and revocation of investment registration certificates, and operation of investment projects;
b/ Biannual reports, submitted before July 15 every year, which must assess the investment situation during the first 6 months of the year and propose plans for attraction and use of investment capital for the last 6 months of the year;
c/ Annual reports, submitted before February 15 of the year following the reporting year, which must assess the investment situation in the whole year, propose plans on attraction and disbursement of investment capital in the subsequent year, and the list of investment projects of investor’s interest.

  1. Quarterly, biannually and annually, within 5 working days after the end of the reporting time limit set for the investment registration agencies, provincial-level People’s Committees shall summarize reports of their investment registration agencies based on the contents specified in Clause 1 of this Article for further reporting to the Ministry of Planning and Investment.
  2. State management agencies shall provide information to the Ministry of Planning and Investment as follows:

a/ The Ministry of Finance shall quarterly provide information on the grant, modification and revocation of investment registration certificates or other papers of equivalent legal validity for insurance businesses and securities companies; and annually summarize annual financial statements of foreign-invested economic organizations nationwide for reporting on export, import, production and business activities, and amounts paid by these organizations to the state budget. Quarterly and annual reports shall be sent before the 12th of the first month of the quarter following the reporting quarter and before May 31 of the year following the reporting year, respectively;
b/ The Ministry of Industry and Trade shall quarterly report on the grant and modification of licenses for, and termination and results of operation of, foreign-invested  projects in the field of oil and gas exploration and exploitation in Vietnam before the 12th of the first month of the quarter following the reporting quarter;
c/ The Ministry of Justice shall quarterly report on the grant and modification of licenses for, and termination and results of operation of, law firms’ branches and law firms before the 12th of the first month of the quarter following the reporting quarter;
d/ The State Bank of Vietnam shall quarterly report on the grant and modification of licenses for, and termination and results of operation of, Vietnam-based commercial presences of foreign finance companies and credit institutions before the 12th of the first month of the quarter following the reporting quarter;
dd/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall annually report on the registration and licensing for foreign workers in foreign-invested economic organizations before March 31 of the year following the reporting year;
e/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall annually report on the allocation, lease and use of land to/by foreign-invested economic organizations before March 31 of the year following the reporting year;
g/ The Ministry of Science and Technology shall annually report on technology transfer by foreign-invested economic organizations before March 31 of the year following the reporting year.

  1. The Ministry of Planning and Investment shall quarterly and annually summarize and report to the Prime Minister on the investment situation nationwide under Point dd, Clause 2, Article 71 of the Law on Investment.

Article 53. Reporting contents and periods of economic organizations implementing investment projects
Economic organizations implementing investment projects shall submit to local investment registration agencies and statistics state management agencies:

  1. Monthly reports on the implementation of investment capital: If implemented investment capital arises in a month for an investment project, these reports shall be submitted within 12 days after the end of the reporting month.
  2. Quarterly reports, submitted before the 12th of the first month of the quarter following the reporting quarter, which must specify investment capital implemented, net turnover, export, import, labor, taxes and state budget remittances, and use of land and water surface.
  3. Annually reports, submitted before March 31 of the year following the reporting year, which must cover the contents of quarterly reports and contents on profit, workers’ income, expenses for and investments in scientific research and technological development, environmental treatment and protection, and origin of used technologies.

Article 54. Provisions on sending of reports

  1. Economic organizations implementing investment projects shall send reports online via the national investment information systems.
  2. Investment registration agencies shall send written reports and reports online via the national investment information systems.
  3. The Ministry of Planning and Investment shall prescribe forms and examine and inspect the implementation of the reporting regime prescribed in this Decree.

Article 55. Tasks and powers of state management agencies in management and operation of the national investment information systems

  1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related state management agencies in, building and operating the national investment information systems; and guide the management, operation, exploitation and use of these systems.
  2. Ministries, sectors and provincial-level People’s Committees shall update and provide information on investment activities under the management of their sectors and localities to the national investment information systems; and organize the exploitation and use of these systems in accordance with the Investment Law, this Decree and other relevant regulations.
  3. Investment registration agencies shall use the national investment information systems for conducting operations related to the receipt of dossiers, and grant, modification and revocation of investment registration certificates; monitor, supervise and evaluate the implementation of investment projects; report on investment activities and guide economic organizations implementing investment projects to use the national investment information systems in accordance with this Decree.
  4. Agencies managing and operating the national investment information systems and the national business registration information system shall share information on enterprise registration of foreign-invested economic organizations, contribution of capital, and purchase of shares or capital contributions by foreign investors when carrying out the procedures prescribed in Articles 44 and 46 of this Decree, investment conditions for foreign investors, lists of sectors and trades subject to conditional business investment, and business investment conditions under regulations.
  5. Economic organizations implementing investment projects shall be granted accounts for accessing the national investment information systems in order to send periodical reports.
  6. The Ministry of Planning and Investment shall guide in detail the management, operation, exploitation and use of the national investment information systems.

Section 3
TASKS AND POWERS OF MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES AND PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE’S COMMITTEES
Article 56. Tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment

  1. To perform the tasks and exercise the powers defined in Clause 3, Article 68 of the Investment Law and other assigned tasks and vested powers defined in this Decree.
  2. To supervise, inspect and assess investment activities according to its competence; to examine the grant, modification and revocation of investment registration certificates by investment registration agencies; to supervise the observance of approved master plans during the investment process.
  3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, reviewing, summing up and publishing business investment conditions on the National Business Registration Portal, and investment conditions for foreign investors on the National Foreign Investment Portal.
  4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, reviewing, assessing, and periodically reporting to the Prime Minister on the implementation of regulations on sectors and trades banned from business investment and sectors and trades subject to conditional business investment, and investment conditions for foreign investors.
  5. To guide and support investment registration agencies and business registration agencies in solving problems in the process of carrying out investment activities and making enterprise registration.

Article 57. Tasks and powers of ministries and ministerial-level agencies

  1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related state management agencies in, elaborating and submitting to competent authorities for promulgation, and guiding and examining the implementation of, policies on investment incentives and support in the fields of tax and finance (land use levy, land rental) according to their competence; verify, and give comments on, financial matters and government guarantee for investment projects falling within the investment policy-deciding competence of the Prime Minister or National Assembly.
  2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related state management agencies in, elaborating and submitting to competent authorities for promulgation, and guiding and examining the implementation of, regulations on natural resources and environmental protection related to investment activities; verify, and give comments on, land- and environmental protection-related matters of investment projects falling within the investment policy-deciding competence of the Prime Minister or National Assembly.
  3. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related state management agencies in, elaborating and submitting to competent authorities for promulgation, and guiding and examining the implementation of, regulations on investment in the field of science and technology; submit to the Prime Minister the master plan on development of hi-tech parks; verify, and give comments on, science- and technology-related matters of investment projects falling within the investment policy-deciding competence of the Prime Minister or National Assembly.
  4. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related state management agencies in, elaborating and submitting to competent authorities for promulgation, and guiding and examining the implementation of, regulations on construction activities of investment projects; verify, and give comments on, construction state management-related matters of investment projects falling within the investment policy- deciding competence of the Prime Minister or National Assembly.
  5. The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related state management agencies in, elaborating and submitting to competent authorities for promulgation, and guiding and examining the implementation of, regulations on credit and foreign exchange management related to investment activities; verify, and give comments on, credit and foreign exchange management-related matters of investment projects falling within the investment policy-deciding competence of the Prime Minister or National Assembly.
  6. Ministries and ministerial-level agencies defined in Clauses 1 thru 5 of this Article and line ministries shall perform the tasks and exercise the powers prescribed in Clause 4, Article 68 of the Investment Law and other tasks and powers prescribed in this Decree and relevant laws.

Article 58. Tasks and powers of provincial-level People’s Committees

  1. To formulate master plans and plans on attraction of investment capital sources; to make and announce lists of investment attraction projects in localities.
  2. To decide on investment policy for investment projects falling within their competence as specified in Article 32 of the Investment Law.
  3. To direct, guide and supervise the performance of tasks by investment registration agencies in the grant of investment registration certificates and management of investment activities in localities.
  4. To direct the formulation of, and approve, detailed plans on construction of industrial parks and export processing zones, and detailed plans on functional quarters in economic zones.
  5. To direct investment registration agencies, business registration agencies and state management agencies in charge of land, environment and construction in carrying out inter-agency procedures to create favorable conditions for investors in the process of conducting investment activities.
  6. To perform other tasks and exercise other powers prescribed in this Decree and relevant laws.

Chapter VI
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Section 1
TRANSITIONAL PROVISIONS
Article 59. Provisions applicable to investment projects implemented before the effective date of the Investment Law

  1. Investors may continue implementing investment projects under investment licenses, investment incentive certificates, investment certificates or papers of equivalent legal validity granted by competent state agencies before the effective date of the Investment Law.
  2. Investment licenses, investment incentive certificates, investment certificates or papers of equivalent legal validity granted by competent state agencies before the effective date of the Investment Law are as legally valid as investment registration certificates.
  3. Investors are not required to carry out the procedures for grant of investment registration certificates or for investment policy decision under the Investment Law for investment projects already implemented or with investment policy approved or with their implementation permitted by competent state agencies before the effective date of the Investment Law.

Article 60. Provisions applicable to enterprises operating under investment licenses or investment certificates (also business registration certificates)

  1. Enterprises operating under investment licenses may continue to be organized and operate under these investment licenses and their charters. For contents not mentioned in investment licenses and enterprises’ charters, enterprises shall implement them in accordance with the Enterprises Law, the Investment Law and relevant laws on the following principles:

a/ Enterprises wholly owned by a foreign investor shall comply with relevant provisions applicable to single-member limited liability companies;
b/ Enterprises wholly owned by two or more foreign investors and joint venture enterprises shall comply with relevant provisions applicable to limited liability companies with two or more members;
c/ Foreign-invested joint stock companies established under the Government’s Decree No. 38/2003/ND-CP of April 15, 2003, on transformation of a number of foreign-invested enterprises into joint stock companies, shall comply with relevant provisions applicable to joint stock companies.

  1. Enterprises operating under investment certificates (also business registration certificates) may continue to be organized and operate under these investment certificates and their charters. For contents not mentioned in these certificates and enterprises’ charters, enterprises shall implement them in accordance with the Enterprises Law, the Investment Law and relevant laws.

Article 61. Grant of investment registration certificates and enterprise registration certificates

  1. Investors having investment projects with investment licenses, investment incentive certificates, investment certificates or papers of equivalent legal validity granted before the effective date of the Investment Law may shift to operate under investment registration certificates as follows:

a/ The investor shall submit one set of dossier of application for an investment registration certificate to the investment registration agency, which must comprise an application for an investment registration certificate, and a copy of the investment license, investment incentive certificate, investment certificate or paper of equivalent legal validity;
b/ The investment registration agency shall grant an investment registration certificate to the investor within 3 working days after receiving the dossier prescribed at Point a of this Clause. The investment registration certificate must contain the investment project’s contents in the investment license, investment incentive certificate, investment certificate or paper of equivalent legal validity. The business registration contents in such license, certificate or paper will continue to be valid.

  1. Enterprises operating under investment licenses, investment certificates (also the business registration certificates) or papers of equivalent legal validity granted before the effective date of the Investment Law may shift to operate under enterprise registration certificates as follows:

a/ The enterprise shall submit one set of dossier of application for an enterprise registration certificate to the business registration agency of the locality where the enterprise’s head office is located, which must comprise a written request for updating and supplementation of information on enterprise registration, a copy of the investment license, investment certificate (also the business registration certificate) or paper of equivalent legal validity, and a copy of the tax registration certificate;
b/ The business registration agency shall grant an enterprise registration certificate within 3 working days after receiving the dossier prescribed at Point a of this Clause. The enterprise registration certificate must contain the business registration contents in the investment license, investment certificate (also the business registration certificate) or paper of equivalent legal validity. The business registration contents in such license, certificate or paper will cease to be valid on the date the enterprise is granted the enterprise registration certificate, while the investment project’s contents in such license, certificate or paper remain valid.

  1. An investor that applies for an investment registration certificate or enterprise registration certificate in replacement of the investment license, investment certificate (also the business registration certificate) or paper of equivalent legal validity shall:

a/ Apply for an enterprise registration certificate under Clause 2 of this Article;
b/ Apply for an investment registration certificate under Clause 1 of this Article (a dossier of application for an investment registration certificate must comprise a copy of the enterprise registration certificate granted under Clause 2 of this Article and the papers specified at Point a, Clause 1 of this Article).

  1. Enterprises that are granted enterprise registration certificates under Clause 2 or 3 of this Article shall take over all their rights and obligations stated in their investment licenses, investment certificates (also the business registration certificates) or papers of equivalent legal validity from the date they are granted the enterprise registration certificates, including rights and obligations toward investment projects; investors specified in investment licenses, investment certificates (also the business registration certificates) or papers of equivalent legal validity shall exercise the rights and perform the obligations toward investment projects in the capacity as members or shareholders of enterprises.
  2. Branches and representative offices of enterprises operating under investment licenses, investment certificates (also the business registration certificates) or papers of equivalent legal validity granted before the effective date of the Investment Law may shift to operate under branch or representative office operation registration certificates in accordance with the Enterprises Law. Dossiers and procedures of application for branch or representative office operation registration certificates must comply with Clause 2 or 3 of this Article.
  3. Enterprises shall update and supplement enterprise registration information and are not required to carry out the procedures for change of investment licenses, investment certificates (also the business registration certificates) or papers of equivalent legal validity into enterprise registration certificates when carrying out the procedures for enterprise dissolution, business suspension, or notification of seal specimens; establishment, change of operation registration contents, or termination of operation, of their branches or representative offices.

Article 62. Adjustment of investment projects having been implemented before the effective date of the Investment Law

  1. In case adjustments to an investment project result in a change in the contents of its investment license, investment incentive certificate, investment certificate or paper of equivalent legal validity granted before the effective date of the Investment Law, the investor shall carry out the procedures for modification of the investment registration certificate according to Article 33 of this Decree at the investment registration agency so as to be granted an investment registration certificate. The investment registration certificate shall specify the adjustments to the investment project as well as unchanged contents, which remain valid, of the granted investment license, investment certificate, investment incentive certificate or paper of equivalent legal validity.
  2. In case the investment license, investment certificate or paper of equivalent legal validity specified in Clause 1 of this Article contains information on business registration, the investment registration agency shall grant the investor an investment registration certificate as substitute for the investment project’s information in the investment license, investment certificate (also the business registration certificate) or a paper of equivalent legal validity specified in Clause 1 of this Article. The business registration information in the investment license, investment certificate (also the business registration certificate) or paper of equivalent legal validity will continue to be valid.
  3. Upon making adjustment to an investment project not subject to investment policy decision or approval under the law effective at the time before the Investment Law takes effect but subject to investment policy decision under the Investment Law and this Decree, the investor is not required to carry out the procedures for making or modifying the investment policy decision, except the following cases:

a/ Expanding the scope of the investment project, making it subject to investment policy decision according to Articles 30 and 31 of the Investment Law;
b/ Adding a target subject to investment policy decision according to Articles 30 and 31 of the Investment Law to the investment project;
c/ Adjusting the investment project by adding one of the following contents: requesting the State to allocate or lease land not through auction, bidding or acquisition of the rights to use land and land-attached assets; requesting the State to permit the land use purpose change or requesting permission to use technologies on the list of technologies restricted from transfer by the law on technology transfer.

  1. For the cases prescribed at Points a, b and c, Clause 3 of this Article, the investor shall carry out the procedures for modification of investment policy decision according to relevant provisions in Section 3, Chapter IV of this Decree. In this case, the competent state agency shall consider to-be-adjusted contents to decide on investment policy.
  2. In case of adjusting an investment project subject to investment policy decision or approval under the law effective at the time before the Investment Law takes effect, leading to a change in the contents of the investment policy decision or approval, the investor shall carry out the procedures for modification of investment policy decision in accordance with this Decree.

Article 63. Modification of business registration information in investment licenses or investment certificates (also business registration certificates)

  1. An enterprise operating under an investment license or investment certificate (also the business registration certificate) or a paper of equivalent legal validity shall carry out the procedures for modification of business registration information at the business registration agency according to the following provisions:

a/ The dossier, order and procedures for modification of business registration information must comply with the enterprises law;
b/ The business registration agency shall grant an enterprise registration certificate as substitute for the business registration information in the enterprise’s investment license, investment certificate (also the business registration certificate) or paper of equivalent validity;
c/ The enterprise registration certificate must specify modified information as well as unchanged information, which remains valid, of the investment license, investment certificate (also the business registration certificate) or paper of equivalent legal validity;
d/ The business registration information in the enterprise’s investment license, investment certificate (also the business registration certificate) or paper of equivalent legal validity will cease to be valid on the date the enterprise is granted the enterprise registration certificate; the investment project’s information in the investment license or investment certificate (also the business registration certificate) will continue to be valid;
dd/ In case the enterprise wishes to modify business registration information due to a foreign investor’s contribution of capital or purchase of shares or capital contributions under Point a or b, Clause 2, Article 46 of this Decree, the investor shall carry out the procedures for registration of contribution of capital or purchase of shares or capital contributions under Point a or b, Clause 3, Article 46 of this Decree before the enterprise applies for an enterprise registration certificate;
e/ After being granted an enterprise registration certificate under this Clause, the enterprise shall continue exercising its rights and performing its obligations according to its investment license, investment certificate (also the business registration certificate) or paper of equivalent legal validity.

  1. In case of modifying its business registration information together with adjusting its investment project, an enterprise shall carry out the procedures for modification of business registration information at the enterprise registration agency so as to be granted an enterprise registration certificate under Clause 1 of this Article. After being granted an enterprise registration certificate, the enterprise shall carry out the procedures for adjustment of the investment project at the investment registration agency so as to be granted an investment registration certificate under relevant provisions in Article 62 of this Decree.
  2. In case of modifying information on registration of operation of its branch or representative office, an enterprise operating under an investment license or investment certificate (also the business registration certificate) or a paper of equivalent legal validity granted before the effective date of the Investment Law shall carry out the procedures for modification of the certificate of operation of its branch or representative office under relevant provisions in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 64. Provisions applicable to investors having made a commitment on uncompensated transfer of assets to the Vietnamese State

  1. For investment projects which have made a commitment on uncompensated transfer of their assets to the Vietnamese State or their Vietnamese parties being state enterprises, investors may not adjust information on the uncompensated transfer unless such is permitted by a competent state agency.
  2. By the scheduled transfer time, assets subject to uncompensated transfer specified in Clause 1 of this Article shall be transferred in their normal operating conditions to the Vietnamese parties or Vietnamese State.

Article 65. Termination of operation, reorganization and dissolution of enterprises operating under investment licenses or investment certificates (also business registration certificates)

  1. Enterprises operating under investment licenses or investment certificates (also business registration certificates) shall carry out the procedures for suspension of business operation, termination of operation, reorganization or dissolution at the business registration agency.
  2. Dossiers, order and procedures for suspension of business operation, termination of operation, reorganization or dissolution of enterprises operating under investment licenses or investment certificates (also the business registration certificates) must comply with the enterprise law.

Section 2
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 66. Effect

  1. This Decree takes effect on December 27, 2015, and replaces the Government’s Decree No. 108/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Investment Law.
  2. This Decree annuls:

a/ The list of geographical areas eligible for enterprise income tax incentives promulgated together with the Government’s Decree No. 218/2013/ND-CP of December 26, 2013, detailing and guiding the implementation of the Law on Enterprise Income Tax;
b/ The list of sectors eligible for import duty incentives promulgated together with the Government’s Decree No. 87/2010/ND-CP of August 13, 2010, detailing and guiding the implementation of the Law on Import Duty and Export Duty;
c/ Clause 4, Article 19 and the provision that “the list of geographical areas eligible for land rental incentives shall apply only to geographical areas with specific administrative boundaries” in Clause 3, Article 19 of the Government’s Decree No. 46/2014/ND-CP of May 15, 2014, providing the collection of land rental and water surface rental.

  1. In case a dossier for carrying out an administrative procedure must comprise an investment registration certificate as prescribed by law but its/his/her investment project is ineligible for grant of investment registration certificates under the Investment Law, the investor shall not be required to submit an investment registration certificate.

Article 67. Implementation responsibility

  1. The Ministry of Planning and Investment shall prescribe in detail the establishment, management and operation of venture investment funds in Vietnam; guide the implementation of transitional provisions for cases not yet specified in Section 1, Chapter VI and other transitional provisions as assigned in this Decree.
  2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall, within the scope of their functions and tasks, guide and implement this Decree.-

On behalf of the Government
Prime Minister
NGUYEN TAN DUNG
APPENDIX I
LIST OF SECTORS AND TRADES ELIGIBLE FOR INVESTMENT INCENTIVES
(To the Government’s Decree No. 118/2015/ND-CP of November 12, 2015)

  1. SECTORS AND TRADES ELIGIBLE FOR SPECIAL INVESTMENT INCENTIVES
  2. HIGH TECHNOLOGY, INFORMATION TECHNOLOGY AND SUPPORTING INDUSTRY
  3. Application of high technologies on the list of high technologies prioritized for development investment under the Prime Minister’s decisions.
  4. Manufacture of products on the list of hi-tech products encouraged for development under the Prime Minister’s decisions.
  5. Manufacture of supporting industry products under the Prime Minister’s decisions.
  6. Hi-tech incubation and hi-tech enterprise incubation; venture investment in hi-tech development; hi-tech application, research and development in accordance with the law on high technologies; manufacture of biotech products.
  7. Production of software products, digital content products, key information technology products, provision of software services, information security incident response and information security protection services in accordance with the law on information technology.
  8. Production of renewable energy, clean energy and production of energy from waste.
  9. Manufacture of composite materials, light construction materials, precious and rare materials.
  10. AGRICULTURE
  11. Forest planting, tendering, nurturing, protection and development.
  12. Rearing, growing, processing and preservation of agricultural, forest and aquatic products;
  13. Production, propagation and creation of plant varieties, animal breeds, forest plant varieties and aquatic animal breeds.
  14. Salt production, mining and refining.
  15. Offshore fishing using advanced fishing methods and gears; fishing logistic services; construction of fishing ship building facilities and building of fishing ships.
  16. Rescue services at sea.

III. ENVIRONMENTAL PROTECTION, INFRASTRUCTURE CONSTRUCTION

  1. Centralized collection, disposal, recycling and reuse of waste.
  2. Building and commercial operation of infrastructure of industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and functional quarters of economic zones.
  3. Investment in water plants, power plants, water supply and drainage systems, bridges, roads, railways; airports, seaports, river ports; airfields, terminals and other especially important infrastructure facilities under the Prime Minister’s decisions.
  4. Development of mass transit in urban areas.
  5. Construction, management and commercial operation of rural marketplaces.
  6. CULTURE, SOCIAL AFFAIRS, SPORTS AND HEALTH
  7. Construction of social houses and resettlement houses.
  8. Investment in epidemic prevention and control facilities.
  9. Scientific research in pharmaceutical production technologies and biotechnologies for production of new medicines.
  10. Production of pharmaceutical materials and primary medicines, essential medicines, medicines for prevention and treatment of social diseases, vaccines, medical bio-products, herbal medicines, traditional medicines, medicines of which patents or other related monopolies are expiring soon; application of advanced technologies and biotechnologies to produce curative medicines for humans according to international GMP standards; production of packages in direct contact with medicines.
  11. Investment in methadone plants.
  12. Investment in and commercial operation of high-achievement sports training centers, sports training centers for people with disabilities; construction of sports establishments with training and competition facilities and equipment for organization of international tournaments; and professional sports training and competition establishments.
  13. Investment in and commercial operation of geriatric and psychiatric centers, centers for treatment of Agent Orange victims; nursing homes for elderly people, people with disabilities, orphans, and street children.
  14. Investment in and commercial operation of medical treatment-education-social labor centers; drug and tobacco addiction treatment establishments; HIV/AIDS treatment establishments.
  15. Investment in and commercial operation of national museums, national cultural houses; national dance, music and song troupes; theaters, film studios, and film production and film printing and development establishments; fine arts and photography exhibition halls; production, manufacture and repair of traditional musical instruments; maintenance and conservation of museums, national cultural houses and arts and culture schools; establishments and craft villages for introduction and development of traditional crafts.
  16. SECTORS AND TRADES ELIGIBLE FOR INVESTMENT INCENTIVES
  17. SCIENCE AND TECHNOLOGY, ELECTRONICS, MECHANICAL ENGINEERING, PRODUCTION OF MATERIALS AND INFORMATION TECHNOLOGY
  18. Manufacture of products on the list of key mechanical products under the Prime Minister’s decisions.
  19. Investment in research and development (R&D) activities.
  20. Manufacture of steel billets from iron ores, high-class steel and alloys.
  21. Manufacture of coke and activated charcoal.
  22. Manufacture of energy-efficient products.
  23. Manufacture of petrochemicals, pharmachemicals, basic chemicals, and plastic and rubber technical components.
  24. Manufacture of products with an added value of 30% or more (as guided by the Ministry of Planning and Investment).
  25. Manufacture of automobiles and spare parts; shipbuilding.
  26. Manufacture of electronic accessories and components and detail assemblies outside List A of this Appendix.
  27. Manufacture of machine tools, machinery, equipment, spare parts for agricultural and forestry production, aquaculture, salt making, food processing machinery and irrigation equipment outside list A of this Appendix.
  28. Production of asbestos substitutes.
  29. AGRICULTURE
  30. Rearing, growing, harvest and processing of pharmaceutical materials; protection and conservation of genetic resources and precious, rare and endemic species used as pharmaceutical materials.
  31. Production and refining of feeds for cattle, poultry and aquatic animals.
  32. Provision of scientific and technical services for cultivation, husbandry, aquaculture, plant and livestock protection.
  33. Building, renovation and upgrading of slaughterhouses; industrial-scale preservation and processing of poultry and cattle.
  34. Building and development of centralized material zones for processing industries.
  35. Exploitation of aquatic resources.

III. ENVIRONMENTAL PROTECTION, INFRASTRUCTURE CONSTRUCTION

  1. Building and development of infrastructure of industrial complexes.
  2. Building of apartment buildings for workers in industrial parks, export processing zones, hi-tech parks, economic zones; building of condominiums for students and houses for social policy beneficiaries; investment in construction of functional urban centers (including preschools, schools and hospitals) for workers.
  3. Response to oil spills, mountain, dike, riverbank, coastal, dam and reservoir erosion and other environmental incidents; application of technologies to reduce ozone layer-depleting greenhouse gas emissions.
  4. Investment in and commercial operation of goods fair and exhibition centers, logistic centers, warehouses, supermarkets and trade centers.
  5. EDUCATION, CULTURE, SOCIAL AFFAIRS, SPORTS AND HEALTH CARE
  6. Investment in and commercial operation of infrastructures for education and training establishments; investment in the development of non-public education and training establishments of pre-school education; general education and vocational education.
  7. Manufacture of medical equipment and devices, construction of warehouses for preservation of pharmaceutical products, reserves of curative medicines for humans in response to natural disasters, calamities and dangerous epidemics.
  8. Manufacture of pesticides and insecticides and pesticide and insecticide materials; and preventive and curative medicines for livestock and aquatic animals.
  9. Investment in laboratories to conduct bio-test and bioavailability assessment of drugs; pharmaceutical establishments meeting good practice standards for drug manufacturing, preservation, testing, and clinical trial.
  10. Investment in research to prove scientific grounds of traditional medicine recipes, and formulation of standards for testing eastern and traditional medicine recipes.
  11. Investment in and commercial operation of physical training and sports centers; training facilities and physical training and sports clubs, stadiums and swimming pools; establishments for production, manufacture and repair of equipment, supplies and equipment for physical training and sports.
  12. Investment in and commercial operation of public libraries and cinemas.
  13. Investment in construction of cemeteries and crematoria and electric crematoria.
  14. OTHER TRADES AND SECTORS
  15. Operation of people’s credit funds and microfinance institutions.

 
 
APPENDIX II
LIST OF GEOGRAPHICAL AREAS ELIGIBLE FOR INVESTMENT INCENTIVES
(To the Government’s Decree No. 118/2015/ND-CP of
November 12, 2015)

No. Province Geographical areas with extremely difficult  socio-economic conditions Geographical areas with difficult  socio-economic conditions
1 Bac Kan All districts and towns and Bac Kan city
2 Cao Bang All districts and Cao Bang city
3 Ha Giang All districts and Ha Giang city
4 Lai Chau All districts and Lai Chau city
5 Son La All districts and Son La city
6 Dien Bien All districts and towns and Dien Bien city
7 Lao Cai All districts Lao Cai city
8 Tuyen Quang Na Hang, Chiem Hoa and Lam Binh districts Ham Yen, Son Duong and Yen Son districts and Tuyen Quang city
9 Bac Giang Son Dong district Luc Ngan, Luc Nam, Yen The and Hiep Hoa districts
10 Hoa Binh Da Bac and Mai Chau districts Kim Boi, Ky Son, Luong Son, Lac Thuy, Tan Lac, Cao Phong, Lac Son and Yen Thuy districts
11 Lang Son Binh Gia, Dinh Lap, Cao Loc, Loc Binh, Trang Dinh, Van Lang, Van Quan and Bac Son districts Chi Lang and Huu Lung districts
12 Phu Tho Thanh Son, Tan Son and Yen Lap districts Doan Hung, Ha Hoa, Phu Ninh, Thanh Ba, Tam Nong, Thanh Thuy and Cam Khe districts
13 Thai Nguyen Vo Nhai, Dinh Hoa, Dai Tu, Phu Luong and Dong Hy districts Pho Yen and Phu Binh districts
14 Yen Bai Luc Yen, Mu Cang Chai and Tram Tau districts Tran Yen, Van Chan, Van Yen and Yen Binh districts, and Nghia Lo town
15 Quang Ninh Ba Che and Binh Lieu districts, Co To island district, and islands in the province Van Don, Tien Yen, Hai Ha, Dam Ha districts
16 Hai Phong Bach Long Vi and Cat Hai island districts
17 Ha Nam Ly Nhan, Thanh Liem and Binh Luc districts
18 Nam Dinh Giao Thuy, Xuan Truong, Hai Hau and Nghia Hung districts
19 Thai Binh Thai Thuy and Tien Hai districts
20 Ninh Binh Nho Quan, Gia Vien, Kim Son, Tam Diep and Yen Mo districts
21 Thanh Hoa Muong Lat, Quan Hoa, Quan Son, Ba Thuoc, Lang Chanh, Thuong Xuan, Cam Thuy, Ngoc Lac, Nhu Thanh and Nhu Xuan districts Thach Thanh and Nong Cong districts
22 Nghe An Ky Son, Tuong Duong, Con Cuong, Que Phong, Quy Hop, Quy Chau and Anh Son districts Tan Ky, Nghia Dan and Thanh Chuong districts, and Thai Hoa town
23 Ha Tinh Huong Khe, Huong Son, Vu Quang, Loc Ha and Ky Anh districts Duc Tho, Nghi Xuan, Thach Ha, Cam Xuyen and Can Loc districts
24 Quang Binh Tuyen Hoa, Minh Hoa and Bo Trach districts Other districts and Ba Don town
25 Quang Tri Huong Hoa and Da Krong districts, Con Co island district, and islands in the province Other districts
26 Thua Thien Hue A Luoi and Nam Dong districts Phong Dien, Quang Dien, Phu Loc and Phu Vang districts, and Huong Tra town
27 Da Nang Hoang Sa island district
28 Quang Nam Dong Giang, Tay Giang, Nam Giang, Phuoc Son, Bac Tra My, Nam Tra My, Hiep Duc, Tien Phuoc, Nui Thanh, Nong Son and Thang Binh districts, and Cu Lao Cham island Dai Loc, Que Son, Phu Ninh and Duy Xuyen districts
29 Quang Ngai Ba To, Tra Bong, Son Tay, Son Ha, Minh Long, Binh Son, Tay Tra and Son Tinh districts, and Ly Son island district Nghia Hanh district
30 Binh Dinh An Lao, Vinh Thanh, Van Canh, Phu Cat, Tay Son, Hoai An and Phu My districts Tuy Phuoc district
31 Phu Yen Song Hinh, Dong Xuan, Son Hoa, Phu Hoa and Tay Hoa districts Song Cau town, and Dong Hoa and Tuy An districts
32 Khanh Hoa Khanh Vinh and Khanh Son districts, Truong Sa island district, and islands in the province Van Ninh, Dien Khanh and Cam Lam districts, Ninh Hoa town, and Cam Ranh city
33 Ninh Thuan All districts Phan Rang-Thap Cham city
34 Binh Thuan Phu Quy district Bac Binh, Tuy Phong, Duc Linh, Tanh Linh, Ham Thuan Bac, Ham Thuan Nam and Ham Tan districts
35 Dak Lak All districts and Buon Ho town Buon Ma Thuot city
36 Gia Lai All districts and towns Pleiku city
37 Kon Tum All districts and Kon Tum city
38 Dak Nong All districts and Gia Nghia town
39 Lam Dong All districts Bao Loc city
40 Ba Ria- Vung Tau Con Dao district Tan Thanh, Chau Duc and Xuyen Moc districts
41 Tay Ninh Tan Bien, Tan Chau, Chau Thanh and Ben Cau districts Other districts
42 Binh Phuoc Loc Ninh, Bu Dang, Bu Dop, Bu Gia Map and Phu Rieng districts Dong Phu, Chon Thanh and Hon Quan districts, and Binh Long and Phuoc Long towns
43 Long An Duc Hue, Moc Hoa, Vinh Hung and Tan Hung districts Kien Tuong town, and Tan Thanh, Duc Hoa and Thanh Hoa districts
44 Tien Giang Tan Phuoc and Tan Phu Dong districts Go Cong Dong and Go Cong Tay districts
45 Ben Tre Thanh Phu, Ba Tri and Binh Dai districts Other districts
46 Tra Vinh Chau Thanh and Tra Cu districts Cau Ngang, Cau Ke and Tieu Can districts, and Tra Vinh city
47 Dong Thap Hong Ngu, Tan Hong, Tam Nong and Thap Muoi districts, and Hong Ngu town Other districts
48 Vinh Long Tra On, Binh Tan, Vung Liem, Mang Thit and Tam Binh districts
49 Soc Trang All districts and Vinh Chau and Nga Nam towns Soc Trang city
50 Hau Giang All districts and Nga Bay town Vi Thanh city
51 An Giang An Phu, Tri Ton, Thoai Son and Tinh Bien districts, and Tau Chau town Chau Doc city and other districts
52 Bac Lieu All districts and towns Bac Lieu city
53 Ca Mau All districts and islands in the province Ca Mau city
54 Kien Giang All districts and islands in the province, and Ha Tien town Rach Gia city
55 Economic zones and hi-tech parks (including  centralized information technology zones established under the Government’s regulations) Industrial parks and export-processing zones established under the Government’s regulations

 
THE END

The post Decree detailing and guiding the implementation of a number of articles of the investment law appeared first on MP Law Firm.

]]>