LABOR 2013 – MP Law Firm https://mplaw.vn/en - Công ty luật hợp danh MP Tue, 04 Aug 2020 15:25:31 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.16 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động https://mplaw.vn/en/nghi-dinh-quy-dinh-chi-tiet-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-bo-luat-lao-dong-ve-hop-dong-lao-dong/ Thu, 15 Mar 2018 23:24:16 +0000 http://law.imm.fund/?p=1969 CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– Số: 44/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Căn cứ Luật tổ […]

The post Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động appeared first on MP Law Firm.

]]>
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
Số: 44/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động,
Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.
  2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật lao động.
  3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ.
  2. Người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là người được thuê làm giám đốc).
  3. Trưởng đoàn thanh tra là người đứng đầu đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra lao động, gồm: Trưởng đoàn thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Trưởng đoàn thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục, Tổng cục trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Chương 2.
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NHIỀU NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

  1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:
  2. a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

  1. b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
  2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:
  3. a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

  1. b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
  2. Việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này được quy định như sau:
  3. a) Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
  4. b) Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp để thực hiện.
  5. Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi kèm các bản sao hợp đồng lao động đã giao kết hoặc đã sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt cho người sử dụng lao động còn lại biết.

Điều 5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.
  2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:
  3. a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;
  4. b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
  5. c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;
  6. d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.
  7. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.

Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
NỘI DUNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC THUÊ LÀM GIÁM ĐỐC TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 6. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước

  1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước; họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
  2. Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; địa chỉ nơi cư trú; số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật của người được thuê làm giám đốc.
  3. Thời hạn của hợp đồng lao động do hai bên xác định trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Thời hạn người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 45 ngày trước khi hết hạn hợp đồng lao động. Đối với trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động thì thời hạn hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận nhưng tối đa không quá 12 tháng.

  1. Công việc được làm, không được làm và trách nhiệm thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc theo quy định của pháp luật.
  2. Địa điểm làm việc của người được thuê làm giám đốc.
  3. Nội dung, thời hạn, trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người được thuê làm giám đốc và xử lý các trường hợp vi phạm.
  4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, bao gồm:
  5. a) Bảo đảm về vốn, tài sản và các nguồn lực khác để người được thuê làm giám đốc thực hiện công việc;
  6. b) Cung cấp thông tin để người được thuê làm giám đốc thực hiện công việc;
  7. c) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của người được thuê làm giám đốc;
  8. d) Ban hành quy chế làm việc của giám đốc;

đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

  1. e) Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.
  2. Quyền và nghĩa vụ của người được thuê làm giám đốc, bao gồm:
  3. a) Thực hiện các công việc đã giao kết;
  4. b) Báo cáo những khó khăn trong quá trình thực hiện công việc đã giao kết và đề xuất các giải pháp khắc phục;
  5. c) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng về vốn, tài sản, lao động và các nguồn lực khác;
  6. d) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

đ) Các quyền và nghĩa vụ khác do hai bên thỏa thuận.

  1. Quyền lợi của người được thuê làm giám đốc, bao gồm:
  2. a) Tiền lương theo năm, tạm ứng và thanh toán tiền lương, chế độ nâng lương;
  3. b) Tiền thưởng, tạm ứng và trả thưởng;
  4. c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  5. d) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng để thực hiện công việc đã giao kết;

  1. e) Trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc và các khoản bổ sung khác;
  2. g) Các quyền lợi khác do hai bên thỏa thuận.
  3. Điều kiện, quy trình, thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  4. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc khi chấm dứt hợp đồng lao động.
  5. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và khiếu nại.
  6. Các thỏa thuận khác.

Điều 7. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước
Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị và người được thuê làm giám đốc thỏa thuận vận dụng các quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Chương 4.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU CỦA THANH TRA LAO ĐỘNG VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU
MỤC 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU CỦA THANH TRA LAO ĐỘNG
Điều 8. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động
Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Điều 9. Trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động

  1. Trong quá trình thanh tra hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, nếu phát hiện nội dung hợp đồng lao động vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 50 của Bộ luật lao động, Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành lập biên bản về trường hợp vi phạm và đề nghị người sử dụng lao động, người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm mà hai bên chưa sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành gửi biên bản kèm theo bản sao hợp đồng lao động vi phạm cho Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
  4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
  5. Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người sử dụng lao động và từng người lao động có liên quan trong hợp đồng lao động vô hiệu, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

MỤC 2. XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU
Điều 10. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.
  2. Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.

Hợp đồng lao động vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên thỏa thuận lại theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Điều 11. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ

  1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động.
  2. Hợp đồng lao động có toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật bị hủy bỏ khi có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ đến khi hai bên giao kết hợp đồng lao động mới thì quyền và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp không giao kết được hợp đồng lao động mới thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 12. Khởi kiện hoặc khiếu nại đối với quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Trường hợp không đồng ý với quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thì người sử dụng lao động hoặc người lao động tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
  2. Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động và các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

 

The post Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động appeared first on MP Law Firm.

]]>
Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2013/nđ-cp ngày 10 tháng 5 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động https://mplaw.vn/en/thong-tu-huong-dan-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-nghi-dinh-so-442013nd-cp-ngay-10-thang-5-nam-2013-cua-chinh-phu-quy-dinh-chi-tiet-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-bo-luat-lao-dong-ve-hop-dong-lao-dong/ Thu, 15 Mar 2018 23:23:18 +0000 http://law.imm.fund/?p=1967 BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 30/2013/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2013/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 5 […]

The post Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2013/nđ-cp ngày 10 tháng 5 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động appeared first on MP Law Firm.

]]>
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 30/2013/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2013/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động,
MỤC 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thi hành việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định tại Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định s 44/2013/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật lao động.
  2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật lao động.
  3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Thông tư này.

MỤC 2. THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NHIỀU NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Điều 3. Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên và hợp đồng lao động kế tiếp

  1. Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên mà người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP là hợp đồng lao động có thời điểm ký kết đầu tiên trong số hợp đồng lao động mà người lao động đã tham gia ký kết.
  2. Hợp đồng lao động kế tiếp mà người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP là hợp đồng lao động có thời điểm ký kết liền kề ngay sau hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi.

Điều 4. Thông báo của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi giao kết hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết, người lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng lao động mới giao kết hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt đến người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động khác mà mình đã giao kết. Mẫu thông báo theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà làm thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định.

Hồ sơ đề nghị người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:

  1. a) Giấy đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
  2. b) Sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP đối với trường hợp thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
  3. c) Thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP đối với trường hợp thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

Điều 5. Thông báo của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khỏe của người lao động đến những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại theo quy định tại Khoản 1 và Điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP. Mẫu thông báo theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
MỤC 3. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC THUÊ LÀM GIÁM ĐỐC TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 6. Địa chỉ của doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước
Địa chỉ của doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP là địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 7. Địa chỉ nơi cư trú và giấy tờ hợp pháp khác của người nước ngoài được thuê làm giám đốc
Địa chỉ nơi cư trú và giấy tờ hợp pháp khác đối với người nước ngoài được thuê làm giám đốc theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP được quy định như sau:

  1. Địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam và ở nước ngoài.
  2. Các giấy tờ hợp pháp khác, bao gồm: bản sao hộ chiếu, giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

Điều 8. Thời hạn hợp đồng lao động đối với người nước ngoài được thuê làm giám đốc
Thời hạn hợp đồng lao động của người nước ngoài được thuê làm giám đốc do hai bên xác định trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng nhưng tối đa không quá thời hạn của giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều 9. Kéo dài thời hạn hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động 01 lần thông qua ký kết phụ lục hợp đồng lao động nhưng tối đa không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn đã kéo dài thì hai bên phải giao kết hợp đồng lao động mới. Thời gian kéo dài thời hạn hợp đồng lao động đối với người nước ngoài được thuê làm giám đốc tối đa không quá thời hạn của giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
MỤC 4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU CỦA THANH TRA LAO ĐỘNG
Điều 10. Biên bản về trường hợp hợp đồng lao động có nội dung vi phạm pháp luật

  1. Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành lập biên bản về trường hợp hợp đồng lao động có nội dung vi phạm pháp luật theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Trường hợp nhiều hợp đồng lao động có cùng nội dung vi phạm thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành lập một biên bản kèm theo danh sách các hợp đồng lao động vi phạm.

Điều 11. Kiểm tra việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động có nội dung vi phạm
Khi hết hạn phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm của người sử dụng lao động và người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP, Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đã lập biên bản về trường hợp hợp đồng lao động vi phạm có trách nhiệm kiểm tra tình hình sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động vi phạm.
Điều 12. Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

  1. Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi lập biên bản hợp đồng lao động vi phạm pháp luật ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 hoặc quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Trường hợp nhiều hợp đồng lao động có cùng nội dung vi phạm thì Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành một quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ kèm theo danh sách các hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ.
  3. Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người sử dụng lao động, người lao động hoặc từng người lao động đối với hợp đồng lao động giao kết với nhóm người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp.

MỤC 5. XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU
Điều 13. Mức hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu
Mức hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với mức tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:
MHT = (MTL2 MTL1) x t
Trong đó:
– MHT: Mức hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu;
– MTL1: Tiền lương tính theo tháng (gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
– MTL2: Tiền lương tính theo tháng (gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) trong hợp đồng lao động sau khi hai bên thỏa thuận;
Trường hợp tiền lương trong hợp đồng lao động được thỏa thuận theo hình thức trả lương khác thì phải quy đổi về tiền lương theo tháng.
– t: Số tháng làm việc thực tế của người lao động cho người sử dụng lao động tương ứng với mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu tính từ thời điểm tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu trở về trước. Trường hợp số tháng làm việc lớn hơn 12 tháng thì chỉ được tính hoàn trả tối đa là 12 tháng. Trường hợp thời gian thực tế làm việc tính theo tháng có ngày lẻ thì dưới 15 ngày không được tính; từ đủ 15 ngày trở lên được làm tròn lên 01 tháng làm việc.
Điều 14. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền

  1. Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP là người ký kết hợp đồng không thuộc một trong các đối tượng sau:
  2. a) Bên người sử dụng lao động

– Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
– Người đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã;
– Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc người được người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có sử dụng lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động;
– Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền đối với cơ quan, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại điện của nước ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam;
– Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động;
– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

  1. b) Bên người lao động

– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
– Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
– Người lao động được nhóm người lao động ủy quyền giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản, kèm theo danh sách họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động ủy quyền.

  1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn người sử dụng lao động và người lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền.
  2. Nội dung của hợp đồng lao động ký lại theo đúng thẩm quyền là nội dung mà người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
  3. Hợp đồng lao động được ký lại theo đúng thẩm quyền có hiệu lực kể từ ngày ký.
  4. Thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động do người ký kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền thì quyền và lợi ích của mỗi bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu do người ký kết không đúng thẩm quyền.

Thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động do người ký kết không đúng thẩm quyền cho đến khi ký lại hợp đồng lao động theo đúng thẩm quyền được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 15. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp không giao kết được hợp đồng lao động mới đối với người lao động khi hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc bị pháp luật cấm

  1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng áp dụng đối với địa bàn nơi người sử dụng lao động đặt cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc đơn vị, chi nhánh mà người lao động làm việc do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ. Thời gian làm việc của người lao động là thời gian làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu. Thời gian thử việc, học nghề, tập nghề tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động, nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý, nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn, thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động, thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.

Thời gian làm việc thực tế của người lao động được tính theo năm, trường hợp có tháng lẻ thì dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được làm tròn 01 năm làm việc.

  1. Trường hợp người lao động đã có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động khác trước đó từ đủ 12 tháng trở lên mà chưa được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì ngoài khoản tiền trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động đối với thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động khác trước đó.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động liền kề trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do công việc bị pháp luật cấm. Trường hợp tiền lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động liền kề trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do công việc bị pháp luật cấm thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại thời điểm có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ thì được tính bằng mức lương tối thiểu vùng.
Điều 16. Quyền và lợi ích của người lao động đối với thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới

  1. Quyền và lợi ích của người lao động trong thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới được thực hiện như sau:
  2. a) Trường hợp trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ có nội dung quy định quyền và lợi ích của người lao động không thấp hơn quy định của pháp luật về lao động hoặc nội quy lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể (nếu có) thì quyền và lợi ích của mỗi bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.
  3. b) Trường hợp trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ có nội dung quy định quyền và lợi ích của người lao động thấp hơn quy định của pháp luật về lao động hoặc nội quy lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể (nếu có) thì quyền và lợi ích của mỗi bên được thực hiện theo nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật về lao động. Riêng đối với nội dung quy định về tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động khoản tiền theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.
  4. Thời gian người lao động bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

MỤC 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2013.

Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

  1. Thông tư này thay thế Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động; Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 5 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động.
  2. Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của nhà nước đã ký có nội dung trái với quy định tại Thông tư này thì người sử dụng lao động và người lao động sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động theo đúng nội dung quy định tại Thông tư này.

Điều 18. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
 

 
Nơi nhận:
– Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc CP;
– Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội;
– Sở Tài chính tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty hạng đặc biệt;
– Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Đăng Công báo;
– Website của Chính phủ;
– Website của Bộ LĐTBXH;
– Lưu: VT, Vụ LĐTL, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân

 
PHỤ LỤC SỐ 01
MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG MỚI HOẶC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 
THÔNG BÁO
Về việc …. (1)
Kính gửi:………..(2)………………………………
Tên tôi là:………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………….
Hiện tôi đang làm việc theo các hợp đồng lao động sau:

STT Hợp đồng lao động số Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Ngày ký Loại hợp đồng lao động
1
2
3

Nay tôi đã ……(1)……….. theo hợp đồng lao động:

STT Hợp đồng lao động số Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Ngày ký (hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động) Loại hợp đồng lao động
1
2
3

Tôi thông báo và gửi kèm theo hợp đồng lao động ……(1)…. để người sử dụng lao động khác được biết./.
 

…., ngày …. tháng ….. năm 20….
NGƯỜI THÔNG BÁO
(Chữ ký)
Họ và tên

Ghi chú:
(1) Giao kết hợp đồng lao động mới hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
(2) Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động mà người lao động đang làm việc.
 
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Về việc tham gia….(1)….
Kính gửi:………..(2)………………………………
Tên tôi là:……………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………
Tôi đã tham gia ….(1)…. theo hợp đồng lao động số… ngày … tháng … năm … với ….(3)….
Nay hợp đồng lao động trên đã ….(4)…. từ ngày … tháng … năm … nên không tham gia… (1)… từ ngày … tháng … năm …
Đề nghị …(2)…. sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động và làm thủ tục tham gia …(1)… cho tôi kể từ ngày … tháng … năm … theo quy định.
Hồ sơ gửi kèm gồm hợp đồng lao động đã …(4)…. và …..(5)…/.
 

…., ngày …. tháng ….. năm 20….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Chữ ký)
Họ và tên

Ghi chú:
(1) Bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm thất nghiệp hoặc bảo hiểm y tế bắt buộc.
(2) Tên người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm thất nghiệp hoặc bảo hiểm y tế bắt buộc.
(3) Tên người sử dụng lao động của hợp đồng lao động đã sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
(4) Sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hoặc có mức lương thấp hơn đối với trường hợp đề nghị tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.
(5) Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp đề nghị tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và các giấy tờ khác liên quan (nếu có).
 
PHỤ LỤC SỐ 03
MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TÊN DOANH NGHIỆP (1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:    /TB-(2) …(3), ngày….. tháng…..năm 20…

 
THÔNG BÁO
Về việc người lao động …(4)…
Kính gửi:……….(5)…………………………………………
…..(1)… thông báo:
Ông/bà: …..(6)………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………..
Bị …(4)… trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, với tình hình sức khỏe như sau: ……(7)………. Hiện đang điều trị tại …(8)…(nếu có).
Xin thông báo để …(5)… được biết.
Chi tiết xin liên hệ với ông/bà …… địa chỉ ……. số điện thoại…../.
 

 
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT,….
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

Ghi chú:
(1) Tên doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức nơi người lao động bị tai nạn hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp.
(2) Tên viết tắt của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức nơi người lao động bị tai nạn hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp.
(3) Địa danh nơi đặt trụ sở hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức gửi văn bản.
(4) Bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.
(5) Tên người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại mà người lao động đã giao kết.
(6) Họ và tên người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp.
(7) Ghi rõ tình hình sức khỏe của người lao động.
(8) Tên cơ sở y tế nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều trị.
 
PHỤ LỤC SỐ 04
MẪU BIÊN BẢN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÓ NỘI DUNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ QUAN (1)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…(2), ngày….. tháng…..năm..…

 
BIÊN BẢN
Về hợp đồng lao động có nội dung vi phạm pháp luật
Hôm nay, hồi…….. giờ……… ngày……. tháng….. năm …. tại ………………………
Chúng tôi gồm:
Ông/bà………………………….Chức vụ………………….;
Ông/bà………………………….Chức vụ………………….;
Ông/bà………………………….Chức vụ………………….;
Tiến hành lập biên bản đối với hợp đồng lao động số …….ngày…. tháng….năm…. được ký kết giữa .. .(3)…. và ông/bà…(4)…. có nội dung vi phạm pháp luật như sau:
……………………………………………(5)………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản này, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động và thông báo cho người lập biên bản được biết.
Biên bản được lập thành 04 bản có nội dung và giá trị như nhau, người lập Biên bản vi phạm giữ một bản, người sử dụng lao động giữ một bản, người lao động giữ một bản, Ban chấp hành công đoàn..(6)… giữ một bản.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.
Biên bản này gồm……. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
 

NGƯỜI LAO ĐỘNG hoặc
BAN CHẤP HÀNH
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 
Lý do không ký biên bản (nếu có):……………………………………………………………………
 
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan của người lập Biên bản.
(2) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
(3) Họ và tên, chức danh người ký hợp đồng lao động.
(4) Họ và tên người lao động. Trường hợp người lao động dưới 15 tuổi thì ghi thêm họ và tên người đại diện theo pháp luật ký hợp đồng lao động.
(5) Ghi cụ thể nội dung hợp đồng lao động vi phạm pháp luật. Trường hợp có nhiều hợp đồng lao động có cùng nội dung vi phạm thì lập danh sách các hợp đồng lao động vi phạm kèm theo.
(6) Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
 
PHỤ LỤC SỐ 05
MẪU QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU TỪNG PHẦN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/TP….
THANH TRA SỞ

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:       /QĐ-TTr (1)……, ngày….. tháng…..năm..…

 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
CHÁNH THANH TRA
Căn cứ Bộ luật lao động năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động;
Căn cứ Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Biên bản vi phạm nội dung hợp đồng lao động do ….(2)… lập hồi …. giờ ……. ngày….. tháng…. năm…… tại            ;
Xét đề nghị của…………………………………………………………………………………………… ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tuyên bố vô hiệu đối với nội dung:…(3)………………………………………………..
Tại hợp đồng lao động số…(4)…ký ngày…… tháng……. năm…. ký giữa một bên là:
Ông/bà……………(5)…………………………….. ; Chức danh………………………………….. ;
Số chứng minh nhân dân……………………Cấp ngày…… tại……………………………. ;
Đại diện cho ………(6)…………………………………………………………………………………. ;
Địa chỉ ……….(7)………………………………………………………………………………………… ;
Với một bên là:
Ông/bà (8)……………………………………………….. ;
Số chứng minh nhân dân……………………Cấp ngày…… tại……………………………… ;
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………… ;
Điều 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định này; người sử dụng lao động và người lao động phải tiến hành sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu tại Điều 1 quyết định này.
Điều 3. Quyền và lợi ích của mỗi bên trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 5. Ông/bà…….(5)…… và …….(8)…… có trách nhiệm thi hành quyết định này. Trường hợp không đồng ý với quyết định này, các bên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật./.
 

 
Nơi nhận:
– ………;
– ………;
– Lưu: VT,……
CHÁNH THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:
(1) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
(2) Họ và tên người lập Biên bản về hợp đồng lao động có nội dung vi phạm pháp luật.
(3) Ghi rõ nội dung vô hiệu trong hợp đồng lao động.
(4) Trường hợp có nhiều hợp đồng lao động có cùng nội dung vi phạm thì Chánh thanh tra sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành một quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần kèm theo danh sách các hợp đồng lao động vô hiệu từng phần.
(5) Họ và tên của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, doanh nghiệp.
(6) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(7) Địa chỉ nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(8) Họ và tên người lao động.
 
PHỤ LỤC SỐ 06
MẪU QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU TOÀN BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH/TP….
THANH TRA SỞ

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:       /QĐ-TTr (1)……, ngày….. tháng…..năm..…

 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ
CHÁNH THANH TRA
Căn cứ Bộ luật lao động năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động;
Căn cứ Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Biên bản vi phạm nội dung hợp đồng lao động do ….(2)… lập hồi …. giờ ……. ngày….. tháng…. năm…… tại            ;
Xét đề nghị của…………………………………………………………………………………………….. ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tuyên bố vô hiệu toàn bộ đối với hợp đồng lao động số…(3)…ký ngày…… tháng……. năm…. ký giữa một bên là:
Ông/bà……………(4)…………………………….. ; Chức danh……………………………………. ;
Số chứng minh nhân dân……………………Cấp ngày…… tại……………………………… ;
Đại diện cho ………(5)…………………………………………………………………………………… ;
Địa chỉ ……….(6)………………………………………………………………………………………….. ;
Với một bên là:
Ông/bà (7)……………………………………………….. ;
Số chứng minh nhân dân……………………Cấp ngày…… tại……………………………… ;
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………… ;
Điều 2. Trong thời hạn ….(8)… làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định này; người sử dụng lao động và người lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyền và lợi ích của mỗi bên trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ đến khi hai bên giao kết hợp đồng lao động mới được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 5. Ông/bà…….(4)…… và …….(7)…… có trách nhiệm thi hành quyết định này. Trường hợp không đồng ý với quyết định này, các bên có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật./.
 

 
Nơi nhận:
– ………;
– ………;
– Lưu: VT,……
CHÁNH THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:
(1) Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.
(2) Tên và chức vụ của người lập Biên bản về hợp đồng lao động có nội dung vi phạm pháp luật.
(3) Trường hợp có nhiều hợp đồng lao động có cùng nội dung vi phạm thì Chánh thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành một quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ kèm theo danh sách các hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.
(4) Họ và tên của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, doanh nghiệp.
(5) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(6) Địa chỉ nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(7) Họ và tên người lao động.
(8) Thời gian cụ thể đối với từng loại vi phạm quy định tại Điều 11 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.

The post Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2013/nđ-cp ngày 10 tháng 5 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động appeared first on MP Law Firm.

]]>
Decree No. 182/2013/ND-CP of November 14, 2013, stipulating region-based minimum wage levels for laborers working for enterprises, cooperatives, cooperative groups, farms, households, individuals and agencies, organizations employing laborers https://mplaw.vn/en/decree-no-1822013nd-cp-of-november-14-2013-stipulating-region-based-minimum-wage-levels-for-laborers-working-for-enterprises-cooperatives-cooperative-groups-farms-households-individuals-and/ Thu, 14 Nov 2013 11:18:37 +0000 http://law.imm.fund/?p=1497 THE GOVERNMENT ——- SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Independence – Freedom – Happiness ——— No. 182/2013/ND-CP Hanoi , November 14, 2013   DECREE STIPULATING REGION-BASED MINIMUM WAGE LEVELS FOR LABORERS WORKING FOR ENTERPRISES, COOPERATIVES, COOPERATIVE GROUPS, FARMS, HOUSEHOLDS, INDIVIDUALS AND AGENCIES, ORGANIZATIONS EMPLOYING LABORERS Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001; […]

The post Decree No. 182/2013/ND-CP of November 14, 2013, stipulating region-based minimum wage levels for laborers working for enterprises, cooperatives, cooperative groups, farms, households, individuals and agencies, organizations employing laborers appeared first on MP Law Firm.

]]>

THE GOVERNMENT
——-

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
———

No. 182/2013/ND-CP

Hanoi , November 14, 2013

 

DECREE

STIPULATING REGION-BASED MINIMUM WAGE LEVELS FOR LABORERS WORKING FOR ENTERPRISES, COOPERATIVES, COOPERATIVE GROUPS, FARMS, HOUSEHOLDS, INDIVIDUALS AND AGENCIES, ORGANIZATIONS EMPLOYING LABORERS

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29, 2005;
At the request of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;
The Government promulgates Decree stipulating region-based minimum wage levels for laborers working for enterprises, cooperatives, cooperative groups, farms, households, individuals and agencies, organizations employing laborers,
Article 1. Scope of regulation
This Decree stipulates the region-based minimum wage levels applied to laborers working for enterprises, cooperatives, cooperative groups, farms, households and individuals and agencies, organizations employing laborers.
Article 2. Subjects of application
1. The enterprises which are established; organized and managed; and operated under the Law on Enterprises (including Vietnam-based foreign-invested enterprises).
2. The cooperatives, cooperative unions, cooperative groups, farms, households, individuals and the other organizations of Vietnam employing laborers.
3. The foreign agencies, foreign organizations, international organizations and foreigners in Vietnam employing laborers (unless the international treaties, of which the Socialist Republic of Vietnam is a member, have provisions different from this Decree).
Enterprises, cooperatives, cooperative unions, cooperative groups, farms, households, agencies, organizations, and individuals defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article are collectively referred to as enterprises.
Article 3. Region-based minimum wage levels
1. To stipulate the region-based minimum wage levels applied to enterprises as follows:
a) The level of VND 2,700,000/month applies to enterprises operating in localities of region I.
b) The level of VND 2,400,000/month applies to enterprises operating in localities of region II.
c) The level of VND 2,100,000/month applies to enterprises operating in localities of region III.
d) The level of VND 1,900,000/month applies to enterprises operating in localities of region IV.
2. Localities in which region-based minimum wage levels will be applied are specified in the Appendix attached to this Decree.
Article 4. Application of region-based minimum wage levels
1. The region-based minimum wage levels specified in clause 1 Article 3 of this Decree are basis for enterprises and laborers making agreement on wage ensuring:
a) The monthly wage levels paid to untrained laborers working simplest jobs, under normal working conditions, being ensured sufficient the normal working duration in month and finished under the labor norms or the agreed work are not lower than the minimum wage levels.
b) The lowest wage levels paid to laborers who have received vocational training (including laborers trained by enterprises themselves) must be at least 7% higher than the region-based minimum wage levels.
2. Based on the region-based minimum wage levels specified in Clause 1 Article 3 of this Decree, the enterprises shall determine and adjust wage levels in the wage scales, wage tables adopted and issued by them, the wage levels in labor contracts of employees in line with labor legislation.
3. The enterprises are encouraged to make agreements and pay the wage to the laborers higher than the region-based minimum wage levels specified in Clause 1 Article 3 and Clause 1 this Article.
Article 5. Effect
1. This Decree takes effect on December 31, 2013. The region-based minimum wage levels specified in Clause 1 Article 3 of this Decree shall be applied from January 01, 2014.
2. This Decree replaces Government’s Decree No. 103/2012/ND-CP dated December 04, 2012, stipulating the region-based minimum wage levels applied to laborers working for enterprises, cooperatives, cooperative groups, farms, households and individuals, and agencies, organizations employing laborers.
Article 6. Responsibilities of implementation
1. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall guide implementation of this Decree.
2. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Vietnam General Confederation of Labor, The Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Cooperative Alliance, Association of Vietnamese small and medium-sized enterprises, Ministries, relevant agencies and People’s Committees of provinces, central-affiliated cities in propagating, popularizing down employees, the employers and inspecting, supervising implementation of the region-based minimum wage levels specified in this Decree; submitting to the Government for consideration and adjustment of the region-based minimum wage levels in accordance with regulations.
3. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and agencies, enterprises are responsible for the implementation of this Decree.
 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung

 
APPENDIX
LIST OF LOCALITIES APPLIED THE REGION-BASED MINIMUM WAGE LEVELS FROM JANUARY 01, 2014
(Issuing together with the Government’s Decree No. 182/2013/ND-CP of November 14, 2013)
1. Region I, covering the following localities:
– Urban districts and Gia Lam, Dong Anh, Soc Son, Thanh Tri, Tu Liem, Thuong Tin, Hoai Duc, Thach That, Quoc Oai, Thanh Oai, Me Linh, Chuong My rural districts and Son Tay town of Hanoi City;
– Urban districts and Thuy Nguyen, An Duong, An Lao, Vinh Bao rural districts of Hai Phong City;
– Urban districts and Cu Chi, Hoc Mon, Binh Chanh, Nha Be rural districts of Ho Chi Minh City;
– Bien Hoa City and Nhon Trach, Long Thanh, Vinh Cuu, Trang Bom rural districts of Dong Nai province;
– Thu Dau Mot city, Thuan An, Di An towns, and Ben Cat, Tan Uyen rural districts of Binh Duong province;
– Vung Tau City of Ba Ria – Vung Tau province.
2. Region II, covering the following localities:
– The remaining rural districts of Hanoi City;
– The remaining rural districts of Hai Phong City;
– Hai Dung City of Hai Duong province;
– Hung Yen City and My Hao, Van Lam, Van Giang, Yen My rural districts of Hung Yen province;
– Vinh Yen City, Phuc Yen town and Binh Xuyen, Yen Lac rural districts of Vinh Phuc province;
– Bac Ninh City, Tu Son town and Que Vo, Tien Du, Yen Phong, Thuan Thanh rural districts of Bac Ninh province;
– Ha Long, Mong Cai Cities of Quang Ninh province;
– Thai Nguyen City of Thai Nguyen province;
– Viet Tri City of Phu Tho province;
– Lao Cai City of Lao Cai province;
– Ninh Binh City of Ninh Binh province;
– Hue City of Thua Thien Hue province;
– Urban and rural districts of Da Nang City;
– Nha Trang, Cam Ranh cities of Khanh Hoa province;
– Da Lat, Bao Loc cities of Lam Dong province;
– Phan Thiet City of Binh Thuan province;
– Can Gio rural districts of Ho Chi Minh City;
– Long Khanh town and Dinh Quan, Xuan Loc rural district of Dong Nai province;
– Phu Giao, Dau Tieng rural district of Binh Duong province;
– Chon Thanh rural district of Binh Phuoc province;
– Ba Ria City and Tan Thanh rural district of Ba Ria – Vung Tau province;
– Tan An City and Duc Hoa, Ben Luc, Can Duoc, Can Giuoc rural districts of Long An province;
– My Tho City of Tien Giang province;
– Urban districts of Can Tho City;
– Rach Gia City of Kien Giang province;
– Long Xuyen City of An Giang province;
– Ca Mau City of Ca Mau province;
3. Region III, covering the following localities:
– The remaining centrally-affiliated cities (except those of region I and region II);
– Chi Linh town and Cam Giang, Nam Sach, Kim Thanh, Kinh Mon, Gia Loc, Binh Giang, Tu Ky rural districts of Hai Duong province;
– Vinh Tuong, Tam Dao, Tam Duong, Lap Thach, Song Lo rural districts of Vinh Phuc province;
– Phu Tho town and Phu Ninh, Lam Thao, Thanh Ba, Tam Nong rural district of Phu Tho province;
– Gia Binh, Luong Tai rural districts of Bac Ninh province;
– Viet Yen, Yen Dung, Hiep Hoa, Tan Yen, Lang Giang rural districts of Bac Giang province;
– Hoanh Bo, Dong Trieu rural districts of Quang Ninh province;
– Bao Thang, Sa Pa rural districts of Lao Cai province;
– The remaining rural districts of Hung Yen province;
– Song Cong town and Pho Yen, Phu Binh, Phu Luong, Dong Hy, Dai Tu rural districts of Thai Nguyen province;
– My Loc rural district of Nam Dinh province;
– Duy Tien, Kim Bang rural districts of Ha Nam province;
– Tam Diep town and Gia Vien, Yen Khanh, Hoa Lu rural districts of Ninh Binh province;
– Bim Son town and Tinh Gia rural district of Thanh Hoa province;
– Ky Anh rural district of Ha Tinh province;
– Huong Thuy, Huong Tra towns and Phu Loc, Phong Dien, Quang Dien, Phu Vang rural districts of Thua Thien Hua province;
– Dien Ban, Dai Loc, Duy Xuyen, Nui Thanh rural districts of Quang Nam province;
– Binh Son, Son Tinh rural districts of Quang Ngai province;
– Song Cau town of Phu Yen province;
– Ninh Hai, Thuan Bac rural districts of Ninh Thuan province;
– Ninh Hoa town and Cam Lam, Dien Khanh, Van Ninh rural districts of Khanh Hoa province;
– Dak Ha rural district of Kon Tum province;
– Duc Trong, Di Linh rural district of Lam Dong province;
– La Gi town and Ham Thuan Bac, Ham Thuan Nam rural district of Binh Thuan province;
– Trang Bang, Go Dau rural districts of Tay Ninh province;
– Dong Xoai, Phuoc Long, Binh Long towns and Dong Phu, Hon Quan rural districts of Binh Phuoc province;
– The remaining rural districts of Dong Nai province;
– Long Dien, Dat Do, Xuyen Moc, Chau Duc, Con Dao rural district of Ba Ria – Vung Tau province;
– Thu Thua, Duc Hue, Chau Thanh, Tan Tru, Thanh Hoa rural districts of Long An province;
– Go Cong town and Chau Thanh rural district of Tien Giang province;
– Chau Thanh rural district of Ben Tre province;
– Binh Minh town and Long Ho rural district of Vinh Long province;
– Rural districts of Can Tho City;
– Ha Tien town and Kien Luong, Phu Quoc, Kien Hai, Giang Thanh, Chau Thanh rural districts of Kien Giang province;
– Tan Chau town of An Giang province;
– Nga Bay town and Chau Thanh, Chau Thanh A rural districts of Hau Giang province;
– Nam Can, Cai Nuoc, U Minh, Tran Van Thoi rural districts of Ca Mau province.
4. Region IV, covering the remaining localities.

The post Decree No. 182/2013/ND-CP of November 14, 2013, stipulating region-based minimum wage levels for laborers working for enterprises, cooperatives, cooperative groups, farms, households, individuals and agencies, organizations employing laborers appeared first on MP Law Firm.

]]>
Circular No. 25/2013/TT-BLĐTBXH of October 18, 2013 https://mplaw.vn/en/circular-no-252013tt-bldtbxh-of-october-18-2013/ Fri, 18 Oct 2013 11:51:22 +0000 http://law.imm.fund/?p=1552 MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS  ——– SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM  Independence – Freedom – Happiness —————- No. 25/2013/TT-BLDTBXH Hanoi, October 18, 2013   CIRCULAR ON PROVISION OF PERQUISITES FOR WORKERS IN HARMFUL OR DANGEROUS ENVIRONMENTS Pursuant to Article 141 of the Labor Code dated June 18, 2012; Pursuant to the Government’s Decree No. 106/2012/ND-CP dated December […]

The post Circular No. 25/2013/TT-BLĐTBXH of October 18, 2013 appeared first on MP Law Firm.

]]>

MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS 
——–

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM 
Independence – Freedom – Happiness
—————-

No. 25/2013/TT-BLDTBXH

Hanoi, October 18, 2013

 

CIRCULAR

ON PROVISION OF PERQUISITES FOR WORKERS IN HARMFUL OR DANGEROUS ENVIRONMENTS

Pursuant to Article 141 of the Labor Code dated June 18, 2012;
Pursuant to the Government’s Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
At the request of the Director of the Department of Labor safety;
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs provides guidance on provision of perquisites for workers in harmful or dangerous environments,
Article 1. Scope and subjects of application
1. This Circular provides guidance on the provision of benefits in kind (perquisites) for workers in harmful or dangerous environments.
2. This Circular is applicable to officials, civil servants, workers, students, apprentices, or interns (hereinafter referred to as workers) in the following companies, organizations, and cooperatives:
a) Administrative agencies; public service agencies; the armed forces (including forces working in cipher);
b) Political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations, other social organizations;
c) Companies from every economic sector;
d) Cooperatives;
dd) Foreign organizations and international organizations having offices in the Socialist Republic of Vietnam;
e) Other organizations that employ workers.
The aforesaid companies, organizations, and cooperatives are hereinafter referred to as employer.
Article 2. Conditions for being provided with perquisites and level of perquisites
1. A worker is entitled to perquisites when the following conditions are satisfied:
a) Doing the jobs in the list of arduous, harmful and dangerous jobs or the list of extremely arduous, harmful and dangerous jobs promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b) Working in an environment with at least one dangerous or harmful factor below the hygiene standards established by the Ministry of Health, or in direct contact with infectious sources.
The factors mentioned in Point b Clause 1 of this Article shall be identified by a unit capable of inspecting working environments as prescribed by the Ministry of Health (hereinafter referred to as inspecting unit).
2. Level of perquisites:
a) Levels of perquisites in the form of daily meals converted into cash:
– Level 1: 10,000 VND;
– Level 2: 15,000 VND;
– Level 3: 20,000 VND;
– Level 4: 25,000 VND.
b) The level of perquisites depends on the working environments and indicators specified in Appendix 1 to this Circular.
Article 3. Rules for provision of perquisites
1. The perquisites must be provided during the shift or working day in a convenient and hygienic way.
2. Perquisites must not be converted into cash or included in salaries.
3. If the work is not stationary and does not allow the provision of perquisites at one place (e.g. workers are itinerant, scattered, or few), the employer shall directly provide the perquisites for workers. In this case, the employer must make a list of recipients bearing the signatures of workers, and inspect the consumption of them.
4. Specific levels of perquisites:
a) If the worker satisfies the conditions in Clause 1 Article 2 of this Circular shall be given the full portion of perquisites if he works at least 50% of the normal working duration in a day, or half portion of the perquisites if he works less than 50% of the normal working duration in a day according to Appendix 1 to this Circular;
If the worker works overtime, the level of perquisites shall be increased in proportion to the number of overtime working hours under the same rule;
b) The employer shall consider providing perquisites at level 1 (10,000 VND) for the workers not doing the works in the list of arduous, harmful and dangerous jobs or the list of extremely arduous, harmful and dangerous jobs promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, but working in an environment that has at least one dangerous or harmful factor below the hygiene standard, or in direct contact with infectious sources.
5. The cost of perquisites shall be included in the regular expense, production and business cost of the employer, and considered a reasonable expense when calculating corporate income tax. The budget for provision of perquisites for students, apprentices and interns shall be provided by the governing body.
6. Workers in special fields or jobs who are provided with fixed portions as prescribed by the Government are not entitled to the perquisites prescribed in this Circular.
Article 4. Responsibilities of the employer
1. Adopt technical measures, enhance the use of occupational hygiene and safety equipment to improve the working environment; if the dangerous or harmful factors are not eliminated, perquisites must be provided for workers to prevent diseases and ensure their health. The provision of perquisites may be stopped when technical measures are taken, the use of occupational hygiene and safety equipment is enhanced, and all dangerous or harmful factors are eliminated.
2. Assess the working environment annually. Decide the level of perquisites for each job and work based on the result of working environment assessment, infectious sources and occupational hygiene standards according to Appendix 1 to this Circular.
If the working environment is so complicated that the level of perquisites cannot be determined, the employer shall send a list of works and jobs that need to be provided with perquisites to the Ministry or governing body or the People’s Committee of the province. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take charge and cooperate with the Ministry of Health in considering the lever of perquisites.
3. When adopting technical measures and improving the working conditions, the levels of perquisites shall be adjusted based on the new assessment of the working environment and harmful microorganisms according to Article 2 of this Circular.
4. Disseminate the purposes and importance of the perquisites, spread the contents of this Circular and internal regulations on this benefit among the workers.
5. Instruct the health department to establish the perquisite provision system that suitable for the enhancement of body immunity corresponding to the levels of perquisites.
6. Provide sufficient perquisites for workers in accordance with this Circular.
Article 5. Responsibilities of Ministries, governing bodies and local governments
1. Provide guidance on the implementation of this Circular to the companies and organizations under their management.
2. Send suggestions of works and jobs that need perquisite provision requested by the companies and organizations under their management to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health for consideration, including:
a) A list of works and jobs that need perquisite provision (the form in Appendix 2 to this Circular);
b) A result of annual assessment of working environment, given by the inspecting unit, specifying the dangerous and harmful factors at the workplace. For the works in direct contact with infectious sources prescribed in Point b Clause 1 Article 2 of this Circular, the result of annual assessment of working environment is exempt.
3. Inspect the adherence to of local companies and units of this Circular.
Article 6. Implementation
1. This Circular takes effect on December 05, 2013.
2. The Joint Circular No. 13/2012/TTLT-BLDTBXH-BYT dated May 30, 2012 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health providing guidance on the provision of perquisites for workers in harmful or dangerous environments are annulled on the effective date of this Circular.
Difficulties that arise during the implementation must be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration and settlement./.
 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER
Bui Hong Linh

The post Circular No. 25/2013/TT-BLĐTBXH of October 18, 2013 appeared first on MP Law Firm.

]]>
Decree No. 102/2013/ND-CP of September 05, 2013, elaborating some articles of the labor code on foreign workers in Vietnam https://mplaw.vn/en/decree-no-1022013nd-cp-of-september-05-2013-elaborating-some-articles-of-the-labor-code-on-foreign-workers-in-vietnam/ Thu, 05 Sep 2013 11:20:12 +0000 http://law.imm.fund/?p=1499 THE GOVERNMENT ——- SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness ————– No. 102/2013/ND-CP Hanoi, September 05, 2013   DECREE ELABORATING SOME ARTICLES OF THE LABOR CODE ON FOREIGN WORKERS IN VIETNAM Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001; Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012; At the request of the […]

The post Decree No. 102/2013/ND-CP of September 05, 2013, elaborating some articles of the labor code on foreign workers in Vietnam appeared first on MP Law Firm.

]]>

THE GOVERNMENT
——-

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
————–

No. 102/2013/ND-CP

Hanoi, September 05, 2013

 

DECREE

ELABORATING SOME ARTICLES OF THE LABOR CODE ON FOREIGN WORKERS IN VIETNAM

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;
At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;
The Government promulgates a Decree on elaborating some Article of the Labor Code on foreign workers in Vietnam,
Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation
This Decree elaborates some Articles of the Labor Code on the issuance of work permits to foreign citizens that work in Vietnam, the expulsion of foreign citizens that work in Vietnam without work permits.
Article 2. Subjects of application
1. Workers being foreign citizens that work in Vietnam (hereinafter referred to as foreign workers) in one of the forms below:
a) Working under labor contracts;
b) Being reassigned within the company;
c) Implementing contracts or agreements on business, commerce, finance, banking, insurance, inspection plan, culture, sports, education, vocational training, and health;
d) Providing services under contract;
dd) Offering services;
e) Working for foreign non-governmental organizations or international organizations in Vietnam that are allowed to operate within Vietnam’s law;
g) Volunteers;
h) The person in charge of establishing the commercial presence;
i) Managers, executive officer, experts, technicians>
k) Participating in the execution of contracts and projects in Vietnam.
2. Employers of foreign workers include:
a) Enterprises operating within the Law on Enterprises, the Law on Investment, or the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
b) Foreign or Vietnamese contractors (main contractors, subcontractors);
c) Representative offices, branches of enterprises, agencies, organizations, and contractors licensed by competent authorities;
d) State agencies;
dd) Foreign non-governmental organizations, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, international organizations in Vietnam;
e) Public service agencies established within the law;
g) Offices of foreign projects or international organizations in Vietnam;
h) Operating offices of foreign partners in business cooperation contracts in Vietnam;
i) Law-practicing organization in Vietnam;
k) Cooperatives and associated cooperatives established and operated within the Law on Cooperatives;
l) Public service agencies established within the law;
m) Business household and individuals allowed to do business within the law.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Reassigned foreign workers are the managers, executive officers, experts, and technicians of a foreign enterprise that has established a commercial presence in Vietnam, are temporarily reassigned within the same enterprise to a commercial presence in Vietnam, and has been employed by the foreign enterprise for at least 12 months.
2. Volunteers are unpaid foreign workers that voluntarily work in Vietnam to implement the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. Experts are foreign workers that are recognized as experts, or foreign engineers, bachelors that have worked at least 05 years in their fields.
4. Technicians are foreign workers that had undergone technical training for at least 01 year and have worked for at least 03 years in their fields.
Chapter 2.

ISSUANCE OF WORK PERMIT, REISSUANCE OF WORK PERMIT, EXPULSION OF FOREIGN WORKERS WITHOUT WORK PERMIT

SECTON 1. DETERMINATION OF POSITIONS AVAILABLE FOR FOREIGN WORKERS
Article 4. Demand for foreign workers
1. Annually, the employer (except for contractors) shall determine the demand for foreign workers for every position in which Vietnamese workers are not competent, and send a report to Presidents of the People’s Committees of the province or central-affiliated city (hereinafter referred to as the People’s Committee of the province) where the head office of the employee is situated. The employer shall send a report to the President of the People’s Committee of the province if the demand for foreign workers is changed during the implementation.
2. The President of the People’s Committee of the province shall issue a written approval to the employer for the employment of foreign workers in each position.
Article 5. Demand for foreign workers of the contractor
1. Where the bid package requires competent foreign workers, the invitation to tender must specify the quantity, standards, capacity of foreign workers that are needed for the contract. It is prohibited to employ foreign workers to do the jobs that can be satisfactorily done by Vietnamese workers, especially manual jobs and unskilled jobs.
The assessment and selection of contractors must comply with the regulations on employment in the invitation to tender and other regulations on tendering of Vietnam’s law.
2. When the contract is executed, the investor shall carry out supervise and request the contractor to stick to the commitment in the tendering documents in terms of employment of Vietnamese workers and foreign workers.
3. Before recruiting foreign workers, the contractor shall send a written request for the employment of Vietnamese workers in the positions made available for foreign workers (enclosed with a certification of the investor) to the President of the People’s Committee of the province where the contract is executed.
Where the contractor wishes to change or increase the number of workers in the tender, the investor shall certify change or increase of workers of the foreign contractor.
4. The President of the People’s Committee of the province shall direct local agencies to introduce and supply Vietnamese workers for the contractor. If Vietnamese workers are not provided for the contractor within 02 months from the day on which the written request for 500 Vietnamese workers is received, or within 01 month from the day on which the request for fewer than 500 Vietnamese workers is received, the President of the People’s Committee of the province shall consider allowing the contractor to recruit foreign workers hold the positions in which Vietnamese workers are not competent.
5. The investor shall provide guidance, urge, and inspect the compliance of the regulations on employment of foreign workers in accordance with law; monitor and ensure that foreign workers comply with Vietnam’s law; send quarterly reports to Services of Labor, War Invalids and Social Affairs on the contractor’s recruitment, employment and management of foreign workers according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
6. Quarterly, Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with the police and relevant agencies in inspection the compliance with Vietnam’s law of the foreign workers working for local contractors.
Article 6. Report on employment of foreign workers 
Every 06 months and every year, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall report the demand for foreign workers to the Ministry of Labor, accepted demand for foreign workers, and the employment of foreign workers working locally.
SECTION 2. FOREIGN WORKERS EXEMPT FROM WORK PERMITS
Article 7. The cases in which the foreign worker is exempt from applying for the work permit
1. The foreign workers mentioned in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 7, and Clause 8 Article 172 of the Labor Code.
2. Other cases in which the work permit is not issued:
a) The workers that are reassigned within the enterprises engaged in within 11 service industries in the commitment on services between Vietnam and WTO, including: business, communication, construction, distribution, education, environment, finance, health, tourism, entertainment, and transportation;
The Ministry of Industry and Trade shall provide guidance on the basis and procedure for identifying reassigned foreign workers within 11 aforesaid service industries.
b) The workers enter Vietnam to technical advisory services or perform other tasks serving the research, development, appraisal, assessment, management, and execution of programs and projects funded by ODA according to the International Agreements on ODA between competent authorities of Vietnam and other countries;
c) The workers are issued with the license for the practice of journalism in Vietnam by the Ministry of Foreign Affairs;
d) The workers are teachers of foreign organizations that are sent to Vietnam by such organizations to teach in international schools under the management of foreign diplomatic missions or international organizations in Vietnam;
dd) The workers are volunteers;
The foreign workers mentioned in Point d and Point dd Clause 2 of this Article must obtain the certification of the foreign diplomatic missions or international organizations in Vietnam.
e) The workers hold master’s degrees or higher and provide consultancy, teach or conduct scientific research at institutions of higher education or vocational colleges within 30 days;
The institutions of higher education or vocational colleges must make a written certification of the consultancy, teaching, and scientific research of the foreign workers.
g) The foreign workers enter Vietnam to implement international agreements to which central state agencies, local state agencies, and central socio-political organizations are signatories.
The central state agencies, local state agencies, and central socio-political organizations are signatories shall send written notifications to the agency authorized to issue work permits of the foreign workers’ entering Vietnam to implement the international agreements to which they are signatories.
h) Other cases decided by the Prime Minister at the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 8. Procedure for certifying foreign workers exempt from work permit
1. Services of Labor, War Invalids and Social Affairs are authorized to certify the employee exempt from work permit.
2. The employer shall request the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the foreign workers regularly work to certify that such foreign workers are exempt from work permit at least 07 working days before the day on which they start to work.
3. The application for the certification of exemption from work permit consists of:
a) The written request for the certification that the foreign workers are exempt from work permit;
b) The list of foreign workers, which specifies their full names, ages, genders, nationalities, passport numbers, staring and ending dates, and their positions;
c) Other papers proving that the foreign workers are exempt from the work permit.
The papers proving that the foreign workers are exempt from the work permit is 01 original or 01 copy; the papers that are made in foreign language are exempt from consular legalization but they must be translated into Vietnamese and authenticated in accordance with Vietnam’s law.
4. Within 03 working days from the day on which the sufficient application is received, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a written certification to the employer. A written response and explanation shall be provided if the certification is rejected.
SECTION 3. ISSUANCE OF WORK PERMIT
Article 9. Conditions for issuing the work permit
1. The worker is capable of civil acts as prescribed by law.
2. The worker’s health is suitable for his or her job.
3. The worker is a manager, executive officer, expert, or technician.
The foreign workers that provide medical examination, medical treatment in Vietnam, or work in education and vocational training must meet the conditions for provision of medical examination, medical treatment, education and vocational training of Vietnam’s law.
4. The worker is not a criminal or liable to criminal prosecution according to Vietnam’s law and the foreign country’s law.
5. The employment of the foreign worker is approved in writing by a competent authority.
Article 10. Application for the work permit
1. The written request for the work permit made by the employer in accordance with regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. The health certificate issued in the worker’s home country or in Vietnam as prescribed by the Ministry of Health.
3. The written certification that the worker is not a criminal or liable to criminal prosecution according to Vietnam’s law and the foreign country’s law, which is made within the previous 06 months from the day on which the application is submitted.
4. The written certification that the worker is a manager, executive officer, expert, or technician.
For some jobs and works, the written certification of the qualification of the foreign worker shall be replaced with one of the papers below:
a) The written certification that the worker is an artist in the traditional professions, which is issued by the competent authority of the foreign country;
b) The documents proving experience of foreign soccer players;
c) The pilot certificate issued by a Vietnam’s competent authority to the foreign pilot;
d) The license for airplane maintenance issued by a Vietnam’s competent authority to the foreign worker that maintains airplanes.
5. The written approval for employment of foreign workers given by the President of the People’s Committee of the province.
6. 02 color pictures ( 4 cm x 6 cm, bareheaded, frontal, clear face, ears, no glasses, white background) that are taken within the previous 06 months from the day on which the application is submitted.
7. The copy of the passport or an equivalent paper, which is unexpired.
The papers mentioned in Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article is 01 original or copy; the papers in foreign languages must be consularly legalized, except for the cases in which consular legalization is expired according to the International Agreements to which Vietnam and the foreign country are signatories or following the principle of reciprocity, be translated into Vietnamese, and authenticated in accordance with Vietnam’s law.
8. Other papers related to the foreign workers:
a) The foreign workers mentioned in Point b Clause 1 Article 2 of this Decree must have papers of the foreign enterprise showing that they are sent to work at the commercial presence of such foreign enterprise in Vietnam, and the papers proving that they have been employed by such foreign enterprise for at least 12 months before they are sent to work in Vietnam;
b) The foreign workers mentioned in Point c Clause 1 Article 2 of this Decree must have contracts or agreement sign by the Vietnamese partner and the foreign partner, including the agreements on sending foreign workers to Vietnam;
c) The foreign workers mentioned in Point d Clause 1 Article 2 of this Decree must have service contracts signed by the Vietnamese partner and the foreign partner, and the papers proving that the foreign workers have worked for the foreign enterprise without commercial presence for at least 02 years;
d) The foreign workers mentioned in Point dd Clause 1 Article 2 of this Decree must have the paper made by the service provider that sends the foreign workers to Vietnam to negotiate the service provision;
dd) The foreign workers mentioned in Point e Clause 1 Article 2 of this Decree must have the paper proving that the foreign non-governmental organization or international organization is allowed to operate within Vietnam’s law;
e) The foreign workers mentioned in Point h Clause 1 Article 2 of this Decree must have the paper made by the service provider that sends the foreign workers to Vietnam to establish its commercial presence;
g) The foreign workers mentioned in Point b Clause 1 Article 2 of this Decree, who participate in the operation of the foreign enterprise that has established its commercial presence in Vietnam, must have papers proving the foreign workers’ eligibility to participate in such foreign enterprise.
The papers mentioned in this Clause are 01 original or 01 copy; the papers that are made in foreign language are exempt from consular legalization but they must be translated into Vietnamese and authenticated in accordance with Vietnam’s law.
Article 11. Duration of the work permit
The duration of a work permit shall not exceed 02 years, and is equal to one of the durations below:
1. The duration of the labor contract to be signed;
2. The duration of assignment in Vietnam decided by the foreign partner;
3. The duration of the contract or agreement between the Vietnamese partner and the foreign partner;
4. The duration of the service contract or agreement between the Vietnam partner and the foreign partner;
5. The duration stated in the paper made by the service provider that sends the foreign worker to Vietnam to negotiate the service provision;
6. The duration stated in the certificate of foreign non-governmental organization or international organization operating within Vietnam’s law;
7. The duration in the paper made by the service provider that sends the foreign workers to Vietnam to establish its commercial presence;
8. The duration in the paper proving the foreign worker’s eligibility to participate in the operation of a foreign enterprise that has established its commercial presence in Vietnam.
Article 12. Procedure for issuing the work permit
1. At least 15 working days before the day on which the foreign worker intends to start working, the employer shall submit the application for the work permit to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the foreign worker works for the employer the whole time.
Where the foreign worker does not work for the employer in the same province the whole time, the application for the work permit shall be submitted at the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the employer’s head office is situated.
2. Within 10 working days from the day on which the sufficient application is received, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue the work permit to the foreign worker using the form provided by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. A written response and explanation shall be provided if the work permit is not issued.
3. After the foreign worker mentioned in Point a Clause 1 Article 2 of this Decree is issued with the work permit, the employer and the foreign worker shall sign a written labor contract in accordance with Vietnam’s law before the intended workday. The labor contract contents must be consistent with the contents of the work permit issued.
Within 05 working days from the day on which the labor contract is signed, the employer shall send a copy of the signed labor contract and a copy of the work permit issued to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs that issued such work permit.
SECTION 4. ISSUANCE OF WORK PERMIT
Article 13. The cases in which the work permit is reissued
1. The work permit is lost, damaged, or the contents of the work permit such as name, date of birth, nationality, passport number, or workplace is changed;
2. The work permit expires.
Article 14. Application for reissuance of the work permit
1. The written request for reissuance of the work permit made by the employer in accordance with regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. 02 color pictures ( 4 cm x 6 cm, bareheaded, frontal, clear face, ears, no glasses, white background) that are taken within the previous 06 months from the day on which the application is submitted.
3. Other papers related to the foreign workers:
a) A copy of the unexpired passport or an equivalent paper and the work permit issued (unless it is lost) must be presented in the case defined in Clause 1 Article 13 of this Decree;
b) In the case defined in Clause 2 Article 13 of this Decree, the work permit that is still valid for 05 – 15 more days must be presented (unless it is lost), the health certificate mentioned in Clause 2 Article 10 of this Article, the written approval for employment of the foreign workers given by the President of the People’s Committee of the province, and one of the papers below:
– The paper made by the foreign partner that sends the foreign workers to Vietnam;
– The contract or agreement sign by the Vietnam and the foreign partner, including the agreements on sending foreign workers to Vietnam;
– The service contract signed by the Vietnam and the foreign partner, or the paper proving that the foreign worker keeps negotiating the service provision in Vietnam;
– The certificate of foreign non-governmental organization or international organization operating within Vietnam’s law;
– The paper proving that the foreign worker keeps working at a foreign non-governmental organization or international organizations in Vietnam;
– The paper of made by a service provider that sends the employee to Vietnam to establish its commercial presence;
– The paper proving the foreign worker’s eligibility to participate in the operation of a foreign enterprise that has established its commercial presence in Vietnam.
The papers mentioned in this Clause are be translated into Vietnamese and authenticated in accordance with Vietnam’s law.
Article 15. Procedure for reissuing the work permit
1. For the cases prescribed in Clause 1 Article 13 of this Decree:
a) The foreign worker shall notify the employer within 03 days from the day on which the foreign worker discovers that his or her work permit is lost, damaged or the contents of the work permit are changed;
b) The employer shall submit an application for the reissuance of the work permit to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs that issued it within 05 working days from the day on which the employer is notified by the foreign worker.
2. For the cases prescribed in Clause 2 Article 13 of this Decree:
05 – 15 days before the work permit expires, the employer shall submit an application for the reissuance of the work permit to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs that issued it.
3. Within 03 working days from the day on which the sufficient application for the reissuance of the work permit is received, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall reissue the work permit. A written response and explanation shall be provided if the work permit is not reissued.
4. After the foreign worker mentioned in Point a Clause 1 Article 2 of this Decree is reissued with the work permit, the employer and the foreign worker shall sign a written labor contract in accordance with Vietnam’s law before the day on which the employee intends to return to work. The labor contract contents must be consistent with the contents of the work permit reissued.
Within 05 working days from the day on which the labor contract is signed, the employer shall send a copy of the signed labor contract and a copy of the work permit reissued to the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs that reissued it.
Article 16. Duration of the reissued work permit
1. The duration of the work permit reissued in the cases in Clause 1 Article 13 of this Article is equal to the duration of the issued work permit minus the period of time the foreign worker has worked up to the day the application for the reissuance of the work permit is submitted.
2. The duration of the work permit reissued in the cases in Clause 2 Article 13 of this Decree does not exceed 02 years, and is equal to one of the following durations:
a) The duration of the labor contract to be signed;
b) The duration of assignment in Vietnam decided by the foreign partner;
c) The duration of the contract or agreement between the Vietnamese party and the foreign party;
d) The duration of the service contract or agreement between the Vietnam partner and the foreign partner;
dd) The duration stated in the paper made by the service provider that sends the foreign worker to Vietnam to negotiate the service provision;
e) The duration stated in the certificate of foreign non-governmental organization or international organization operating within Vietnam’s law;
g) The duration in the paper made by the service provider that sends the foreign workers to Vietnam to establish its commercial presence;
h) The duration in the paper proving the foreign worker’s eligibility to participate in the operation of a foreign enterprise that has established its commercial presence in Vietnam.
SECTION 5. REVOCATION OF WORK PERMIT, EXPULSION OF FOREIGN WORKERS
Article 17. Revocation of the work permit
1. The cases in which the work permit is revoked:
a) The contents of the application for the issuance or reissuance of the work permit is found bogus;
b) The work permit expires;
c) The foreign worker or employer fails to comply with the work permit issued;
d) The labor contract is terminated;
dd) The labor contract contents are not consistent with the contents of the work permit issued;
e) The contract or agreement on business, commerce, finance, banking, insurance, science and technology, culture, sports, education and vocational training, or health is expired or terminated;
g) The foreign partner makes a written notification that the foreign worker is no longer on assignment in Vietnam;
h) The employer shuts down;
i) The foreign worker is imprisoned, dead, or missing as declared by the court;
k) A competent authority makes a written request for the revocation of the work permit due to the violations against Vietnam’s law committed by the foreign worker.
2. The Service of Labor, War Invalids and Social Affairs is entitled to revoke the work permits they issued.
Article 18. Expelling foreign workers
1. The foreigners that work in Vietnam without the work permit and do not fall into the cases in Article 7 of this Decree shall be expelled in accordance with Vietnam’s law.
2. Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the police to expel the foreigners that work in Vietnam without the work permit.
Organizations and individuals shall report the foreigners working in Vietnam without the work permit to Services of Labor, War Invalids and Social Affairs upon discovery.
3. Within 15 working days from the day on which the foreign worker is pronounced working in Vietnam without the work permit, the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the police to expel that foreign worker.
4. The Ministry of Industry and Trade shall:
a) Provide guidance on the power and procedure for expelling the foreigners working in Vietnam without the work permit;
b) Provide guidance on the issuance of visas to foreign workers after they are issued or reissued with the work permits, or the application for the issuance or reissuance of work permit is submitted;
c) Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in providing guidance on the procedure for sending the list of foreign workers issued and reissued with work permits to immigration agencies.
Chapter 3.

IMPLEMENTATION

Article 19. Effects
1. This Decree takes effect on November 01, 2013.
2. The Government’s Decree No. 34/2008/NĐ-CP dated March 25, 2008 on recruitment and management of foreign workers in Vietnam; the Government’s Decree No. 46/2011/NĐ-CP dated June 17, 2011 on amendments to the Government’s Decree No. 34/2008/NĐ-CP dated March 25, 2008 on recruitment and management of foreign workers in Vietnam are annulled from the effective date of this Decree.
3. The work permits that are still unexpired up to the effective date of this Decree might not be renewed.
Article 20. Responsibility for the implementation
1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Public Security, the Minister of Industry and Trade, and the Minister of Health shall provide guidance on the implementation of this Decree.
2. Other Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.
 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung

 

The post Decree No. 102/2013/ND-CP of September 05, 2013, elaborating some articles of the labor code on foreign workers in Vietnam appeared first on MP Law Firm.

]]>
Decree No: 44/2013/ND-CP of May 10, 2013, detailing the implementation of a number of articles of the labor code regarding labor contracts https://mplaw.vn/en/decree-no-442013nd-cp-of-may-10-2013-detailing-the-implementation-of-a-number-of-articles-of-the-labor-code-regarding-labor-contracts/ Thu, 09 May 2013 17:06:39 +0000 http://law.imm.fund/?p=2387 THE GOVERNMENT ——- SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Independence – Freedom – Happiness ———— No: 44/2013/ND-CP Hanoi, May 10, 2013  DECREE DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE REGARDING LABOR CONTRACTS Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government; Pursuant to the June 18, 2012 Labor […]

The post Decree No: 44/2013/ND-CP of May 10, 2013, detailing the implementation of a number of articles of the labor code regarding labor contracts appeared first on MP Law Firm.

]]>
THE GOVERNMENT
——-
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
————
No: 44/2013/ND-CP Hanoi, May 10, 2013

 DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE REGARDING LABOR CONTRACTS

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 18, 2012 Labor Code;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprise;
At the proposal of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;
The Goverment promulagtes the Decree detailing the implementation of a number of articles of the labor code regarding labor contracts,
Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation
This Decree details the implementation of the Labor Code regarding participation in compulsory social insurance, unemployment insurance and medical insurance of employees when enter into labor contracts with many employers; content of labor contracts applied to employees who are hired to do as directors in enterprises with capital contributed  by the State; the orders of and procedures for announcement of invalid labor contracts of labor inspectorate and handling of invalid labor contracts.
Article 2. Subjects of application

  1. Employees as prescribed in clause 1 Article 3 of the Labor Code.
  2. Employers as prescribed in clause 2 Article 3 of the Labor Code.
  3. The agencies, organizations and individuals relating to contents specified in Article 1 of this Decree.

Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:

  1. Enterprises with capital contributed by the State mean enterprises operating in accordance with the Law on enterprises of which the State holds under 100% of the charter capital.
  2. Employees hired to do as directors in enterprises with capital contributed by the State include Vietnamese persons or foreigners having full standards and conditions as prescribed by law (hereinafter referred to as persond hired to do as directors)
  3. Heads of inspectorate teams mean the heads of the inspectorate teams implementing the task of labor inspectorate, including: Heads of inspectorate teams of the provincial Departments of Labor, Invalids and Social Affairs, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and Heads of specialized inspectorate teams of Departments, General Departments attached the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

Chapter 2.
PARTICIPATION IN COMPULSORY SOCIAL INSURANCE, UNEMPLOYMENT INSURANCE AND MEDICAL INSURANCE OF EMPLOYEES WHEN ENTER INTO LABOR CONTRACTS WITH MANY EMPLOYERS 
Article 4. Responsibility for participation in compulsory social insurance, unemployment insurance and medical insurance of employers and employees 

  1. Responsibility for participation in compulsory social insurance, unemployment insurance and medical insurance of employers and employees:
  2. Employees when enter into labor contracts with many employers and employees and employers subject to participation in compulsory social insurance and unemployment insurance, the employees and employers of the first labor contracts shall be responsible for participation in compulsory social insurance and unemployment insurance as prescribed by law.

The employers of remaining labor contracts shall be responsible for paying the amounts equal to the payable levels of compulsory social insurance and unemployment insurance belonging to their responsibility as prescribed by law at the same time with the salary term of employees.

  1. When a labor contract which employee and employer participating in the compulsory social insurance and unemployment insurance terminates or changes and the employee and employer not subject to participation in the compulsory social insurance and unemployment insurance, the employee and employer subject to participation in the compulsory social insurance and unemployment insurance of the following labor contract shall participate in the compulsory social insurance and unemployment insurance as prescribed by law.
  2. Responsibility for participation in compulsory medical insurance of employers and employees:
  3. Employees when enter into labor contracts with many employers and employees and employers subject to participation in compulsory medical insurance, the employees and employers of the labor contracts that have the highest salary level shall be responsible for participation in compulsory medical insurance as prescribed by law on medical insurance.

The employers of remaining labor contracts shall be responsible for paying the amounts equal to the payable levels of medical insurance belonging to their responsibility as prescribed by law on medical insurance at the same time with the salary term of employees.

  1. When a labor contract which employee and employer participating in the compulsory medical insurance terminates or changes and the employee and employer not subject to participation in the compulsory medical insurance, the employee and employer subject to participation in the compulsory medical insurance of the labor contract with the highest salary level in the remaining labor contracts shall be responsible for participation in the compulsory medical insurance as prescribed by law.
  2. The change of responsibility for participation in compulsory social insurance, unemployment insurance and medical insurance as prescribed in point b, clause 1, point b clause 2 of this Article is provided as follows:
  3. Employees and employers shall be responsible for amending and supplementing contents on the compulsory social insurance, unemployment insurance and medical insurance in labor contracts as prescribed by law;
  4. Employees shall be responsible for notification and sending of the social insurance books, medical insurance cards and other relevant papers to employers of the following labor contract for implementation.
  5. Employees shall be responsible for notification and enclosing copies of labor contracts which have been signed or amended and supplemented or terminated to the remaining employers for information.

Article 5. Responsibilities of employers with respect to employees suffering occupational accidents or occupational illnesses

  1. If employees suffer occupational accidents or occupational illnesses during the course of implementation of work, task under labor contract with employers where participating in the compulsory social insurance, employers and social insurance organizations shall solve regimes for employees as prescribed by law.  Within 02 working days, after employees suffer occupational accidents or are defined to suffer occupational illness, employers shall notify in writing the employers of the remaining labor contract about health status of employees.
  2. If employees suffer occupational accidents or occupational illnesses during the course of implementation of work, task under labor contract with employers which do not participate in the compulsory social insurance and medical insurance for employees, employers shall:
  3. Pay expenses from first-aid until employees are treated to be stable as prescribed in clause 1 Article 144 of the Labor Code;
  4. Pay full salary under labor contract for employees who suffer occupational accidents or occupational illness and have to stop work in treatment duration;
  5. Pay compensation or allowance for employees as prescribed in clause 3 or clause 4 Article 145 of the Labor Code;
  6. Notify in writing the employers of remaining labor contracts about the health status of employees.
  7. Employers of labor contracts are not entitled to unilaterally terminate the labor contracts with employees suffering occupational accidents, occupational illness in the treatment duration, except case specified in point b clause 1 Article 38 of the Labor Code.

When employees have recovered health, the employers and employees may agree on further implementation of labor contracts or amending and supplementing content of labor contract or termination of the signed labor contracts as prescribed by law.
Chapter 3.
CONTENT OF LABOR CONTRACTS APPLIED TO EMPLOYEES WHO ARE HIRED TO DO AS DIRECTORS IN ENTERPRISES WITH CAPITAL CONTRIBUTED  BY THE STATE
Article 6. Content of labor contracts applied to employees who are hired to do as directors in enterprises with entire capital owned by the State

  1. Name, address of enterprises with entire capital owned by the State; full name; date of birth; ID number of the Chairperson of Members’ Council or the President of Company.
  2. Full name; date of birth; gender; nationality; professional qualifications; address of residence; ID number or other lawful papers as prescribed by law of the person who is hired director.
  3. Two parties shall define the duration of labor contract that is between full 12 months and 36 months.

Time limit for the employer and the hired director to agree for termination of labor contract or extension of labor contract or concluding a new labor contract shall be agreed by two parties but not exceed 45 days before the expiry day of labor contract.  In case of prolonging duration of labor contract, duration of labor contract shall be agreed by parties but not exceed 12 months.

  1. Works entitled to do, works not entitled to do and responsibilities for implementation of work of the hired directors shall comply with regulations of law.
  2. Working loacation of the hired directors.
  3. Content, time limit, responsibilities for protection of business secret, technological secret of the hired directors and handling of offences.
  4. Rights and obligations of the employer, including:
  5. To assure capital, assets and other force sources for the hired director to implement his/her work.
  6. To provide information for the hired director to implement his/her work;
  7. To inspect, supervise, assess the efficiency of work implementation of the hired director;
  8. To issue the working regulation of director;
  9. Other rights and obligations as prescribed by law;
  10. Other rights and obligations agreed by two parties.
  11. Rights and obligations of the hired director, including:
  12. To implement the works already concluded;
  13. To report difficulties during the course of implementation of work already concluded and propose remedial solutions;
  14. To report situation of management and use of capital, assets, laborers and other force sources;
  15. Other rights and obligations as prescribed by law;
  16. Other rights and obligations agreed by two parties.
  17. Benefits of the hired director, including:
  18. Annual salary, advance amounts and payment of salary, the salary rising regime;
  19. Bonus, advance amounts and payment of bonus;
  20. The time for work and the time for rest;
  21. Social insurance, medical insurance, unemployment insurance as prescribed by law;
  22. Training and improving the qualifications and skills to implement the works already concluded;
  23. Equipment for working,means for travelling, information, contact, and other supplementations;
  24. Other benefits agreed by two parties.
  25. Conditions, process, procedures for amending and supplementing labor contract, unilaterally terminating labor contract.
  26. Powers and duties of the employer and the hired director when labor contract is terminated.
  27. Labor discipline, material duties, settlement of labor disputes and complaints.
  28. Other agreements.

Article 7. Content of labor contracts applied to employees who are hired to do as directors in enterprises with capital contributed by the State
Content of labor contract applied to employees who are hired to do as directors in enterprises with capital contributed by the State shall be agreed by Members’ Council or Board of Directors and the hired director for application of provisions in Artice 6 of this Decree.
Chapter 4.
THE ORDERS OF AND PROCEDURES FOR ANNOUNCEMENT OF INVALID LABOR CONTRACTS OF LABOR INSPECTORATE AND HANDLING OF INVALID LABOR CONTRACTS
SECTION 1. THE ORDERS OF AND PROCEDURES FOR ANNOUNCEMENT OF INVALID LABOR CONTRACTS OF LABOR INSPECTORATE
Article 8. The competence of announcement of invalid labor contracts of labor inspectorate
The Chief Inspectors of the provincial Departments of  Labor, Invalids and Social Affairs have the competence to announce invalid labor contracts.
Article 9. The orders of and procedures for announcement of invalid labor contracts of labor inspectorate

  1. During inspection or settlement of complaints, denunciations on labor, if detect content of labor contract to be violated and belong to one of cases specified in Article 50 of the Labor Code, the head of inspectorate team or independent labor inspectors or persons assigned the specialized inspectorate task shall make record on violated cases and suggest employers, employees to amend and supplement the violated labor contracts.
  2. Within 05 working days, after receiving the record on violated cases, employers and employees must amend and supplement the violated labor contract.
  3. Within 03 working days, after the expiry date of amending and supplementing the violated labor contracts, if two parties fail to amend and supplement, the head of inspectorate team or independent labor inspectors or persons assigned the specialized inspectorate task shall send the record together with copies of violated labor contracts to the Chief Inspectors of the provincial Department of Labor, Invalids and Social Affairs where enterprise locates its head office.
  4. Within 03 working days, after receiving the record on violated case, the Chief Inspectors of the provincial Department of Labor, Invalids and Social Affairs shall consider and issue decision on announcement of the invalid labor contracts.
  5. Decision on announcement of the invalid labor contracts must be sent to the employer and each employee related to the invalid labor contracts, organization representing labor collective and the labor state management agency where the enterprise located its head office.

SECTION 2. HANDLING OF THE INVALID LABOR CONTRACTS
Article 10. Handling of the partial invalid labor contracts

  1. Within 03 working days, after receiving the decision on announcement of the partial invalid labor contracts, the employer and employee must amend and supplement the labor contract by signing Annex of labor contract or concluding new labor contract as prescribed by law.
  2. In time since labor contract is announced to be partially invalid untill two parties amend and supplement the part already announced to be invalid, rights and interests or employee shall be solved according to labor regulations, collective labor agreement (if any) and law provisions on labor.

If the invalid labor contract has salary lower than law provisions on labor, labor regulations, collective labor agreement that are applying, two parties may re-agree as prescribed in clause 1 of this Article.  The employer shall return the difference between the agreed salary and the salary in the invalid labor contract according to the actual working time of employee but not exceed 12 months.
Article 11. Handling of the completely invalid labor contracts

  1. Within 15 days, after receiving decision on announcement of the completely invalid labor contracts because the signer of labor contract is not proper with competence, the labor state management agency where the enterprise located its head office shall guide parties to re-sign labor contract.
  2. Labor contract of which whole content contrary to law shall be canceled when there is decision on announcement of the completely invalid labor contract.
  3. Within 03 working days, after receiving the decision on announcement of the completely invalid labor contract because whole its content provided rights and interests of employee at the levels lower than law provisions on labor, labor regulations, collective labor agreement that are applying, the employer and employee are responsible for concluding new labor contract as prescribed by law on labor.

In time as from labor contract is announced to be completely invalid,untill two parties conclude new labor contract, rights and interests of employees shall be solved as prescribed in clause 2 Article 10 of this Decree.

  1. Within 03 working days, after receiving the decision on announcement of the completely invalid labor contract because the work already concluded in labor contract by two parties is work prohibited by law, the employer and employee are responsible for concluding new labor contract as prescribed by law on labor.

If failing to conclude new labor contract, the employer will be responsible for paying an amount to employee, this amount is agreed by two parties but at least for each working year it will be one month regional minimum salary which is announced by the Government at time of decision on announcement of the completely invalid labor contract.

  1. Within 03 working days, after receiving the decision on announcement of the completely invalid labor contract because its content restrained or prevented the rights to establish, accede and operate in Trade Union of employees, the employer and employee are responsible for signing new labor contract as prescribed by law on labor.

Article 12. Initiating lawsuits or complaining related to decision on announcement of invalid labor contracts
If the employer or employee does not agree with decision on announcement of the invalid labor contract, the employer or employee may initiate lawsuits at the Court or complain with the competent state agencies as prescribed by law.
Chapter 5.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 13. Effect

  1. This Decree takes effect on July 01, 2013.
  2. The Government’s Decree No. 44/2003/ND-CP, of May 09, 2003, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding labor contracts and all previous documents which are contrary to this Decree hereby cease to be effective on the effective date of this Decree.

Article 14. Responsibility for implementation

  1. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall guide implementation of this Decree.
  2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the concerned agencies, enterprises, organizations and individuals shall have to implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung

 
 
——————————————————————————————————
This translation is made by LawSoft and for reference purposes only. Its copyright is owned by LawSoft and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed

The post Decree No: 44/2013/ND-CP of May 10, 2013, detailing the implementation of a number of articles of the labor code regarding labor contracts appeared first on MP Law Firm.

]]>