CIVIL MATTER 2014 – MP Law Firm https://mplaw.vn/en - Công ty luật hợp danh MP Wed, 05 Aug 2020 08:48:20 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.15 NGHỊ QUYẾT Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO https://mplaw.vn/en/1854-2/ Wed, 14 Mar 2018 14:05:13 +0000 http://law.imm.fund/?p=1854 HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN  TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******** Số: 02/2004/NQ-HĐTP Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2004  NGHỊ QUYẾT Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết  các vụ án dân sự, […]

The post NGHỊ QUYẾT Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO appeared first on MP Law Firm.

]]>
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
 TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********
Số: 02/2004/NQ-HĐTP Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2004

 NGHỊ QUYẾT
Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết
 các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ vào Luật Tổ chức Toà án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH

  1. VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI HIỆU
  2. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu đối với các giao dịch dân sự

1.1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 1/7/1996 (ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực) mà các văn bản pháp luật trước đây có quy định về thời hiệu (thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩ vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện) thì phải áp dụng các quy định về thời hiệu của các văn bản pháp luật đó để xác định thời hiệu còn hay hết, không phân biệt giao dịch dân sự đó được thực hiện xong trước ngày 1/7/1996 hay từ ngày 1/7/1996. Trong trường hợp từ ngày 1/7/1996 các bên tham gia giao dịch dân sự có thoả thuận bổ sung thì cần phân biệt như sau:

  1. Trường hợp các bên đang tiếp tục thực hiện hợp đồng dân sự hoặc khi hết hạn thực hiện hợp đồng, có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng đó thì việc xác định thời hiệu căn cứ vào thoả thuận của các bên và được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng.
  2. Trường hợp các bên đang tiếp tục thực hiện hợp đồng dân sự, có thoả thuận bổ sung mà thoả thuận đó là một phần không tách rời của hợp đồng dân sự đó thì việc xác định thời hiệu đối với hợp đồng nói chung (bao gồm cả thoả thuận mới) được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng.
  3. Trường hợp các bên đang tiếp tục thực hiện hợp đồng dân sự, có thoả thuận bổ sung mà thoả thuận đó như một hợp đồng mới thay thế hợp đồng cũ hoặc hoàn toàn độc lập với hợp đồng cũ, thì việc xác định thời hiệu đối với thoả thuận mới được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

1.2. Đối với giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 1/7/1996 đến trước ngày 1/1/2005 mà Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác không có quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì kể từ ngày 1/1/2005 (ngày Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 có hiệu lực) việc xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 159 của Bộ luật Tố tụng dân sự; cụ thể như sau:

  1. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày 1/1/2005, nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 1/1/2005 hoặc kể từ ngày phát sinh tranh chấp, nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 1/1/2005.
  2. Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là 1 năm, kể từ ngày 1/1/2005, nếu quyền yêu cầu phát sinh trước ngày 1/1/2005 hoặc kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, nếu yêu cầu phát sinh từ ngày 1/1/2005.

1.3. Đối với giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 1/1/2005 mà Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác không có quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 159 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
1.4. Về thời hạn yêu cầu Toà tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

  1. Đối với giao dịch dân sự được giao kết trước ngày 1/7/1996 thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 bao gồm: nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội; một hoặc các bên không có quyền giao kết hợp đồng (chủ thể giao kết hợp đồng không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991), thì thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Trong mọi thời điểm một bên hoặc các bên đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Trong trường hợp các bên vẫn thực hiện hợp đồng và phát sinh tranh chấp, cho nên một bên hoặc các bên khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, nếu trong quá trình giải quyết Toà án xác định giao dịch dân sự đó là vô hiệu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, thì Toà án có quyền tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu và xử lý hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm giao dịch được xác lập.

  1. Đối với giao dịch dân sự được giao kết trước ngày 1/7/1996 thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 bao gồm: hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên xác lập, thực hiện (do có vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991); do một bên bị nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng; bị đe doạ hoặc bị lừa dối), thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự là ba năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Hết thời hạn ba năm mà không có yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì giao dịch dân sự đó được coi là có hiệu lực.

Trong trường hợp các bên vẫn thực hiện hợp đồng và phát sinh tranh chấp, cho nên một bên hoặc các bên khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, nếu đã hết thời hạn ba năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, thì họ không có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu vì lý do vi phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 15 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự. Trong trường hợp này Toà án tiến hành giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự theo thủ tục chung.

  1. Đối với giao dịch dân sự được giao kết từ ngày 1/7/1996 mà có yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì áp dụng các quy định tại Điều 145 của Bộ luật Dân sự về thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

1.5. Đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 và theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 01/1999/TTLT ngày 25/1/1999 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội” thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

  1. Việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế

2.1. Quyền thừa kế
“Quyền thừa kế” quy định tại khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Điều 648 của Bộ luật Dân sự bao gồm quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
2.2. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

  1. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”.

Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

  1. Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 1/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật Dân sự.

2.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

  1. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”. Nếu nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được phát sinh trước ngày 01/7/1991 có liên quan đến nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
  2. Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tải sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Việc xác định thời hiệu khởi kiện phải căn cứ vào quy định tại các Điều 639, 640 và 418 của Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại các tiểu mục 1.2, 1.3, 1.4 mục 1 Phần I của Nghị quyết này.

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

  1. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

  1. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.
  2. VỀ THỪA KẾ, TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
  3. Xác định quyền sử dụng đất là di sản

1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

  1. Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.
  2. Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.
  3. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

  1. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2.1. Đối với tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 01/7/1980 (ngày Hội đồng Chính phủ nay là Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước) mà sau ngày 15/10/1993 mới phát sinh tranh chấp, thì việc giải quyết tranh chấp này như sau:

  1. Trường hợp nội dung và hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.

a.1. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã nhận đất thì Toà án công nhận hợp đồng, buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Nếu bên nhận đất chưa trả đủ tiền cho bên có đất thì buộc họ phải trả cho bên chuyển nhượng số tiền còn thiếu theo giá đất thực tế trên thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.
a.2. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền nhưng chưa nhận đất và bên chuyển nhượng vẫn quản lý, sử dụng, chưa xây dựng công trình kiến trúc trên đất đó, thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Trong trường hợp bên chuyển nhượng đã làm nhà ở hoặc không có điều kiện để giao đất cho bên nhận chuyển nhượng, thì tuỳ trường hợp cụ thể Toà án có thể huỷ hợp đồng, buộc bên chuyển nhượng phải thanh toán cho bên nhận chuyển nhượng khoản tiền đã nhận theo giá đất thực tế trên thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

  1. Trường hợp nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật nhưng hình thức của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.

b.1. Nếu các bên chưa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và huỷ hợp đồng.
b.2. Nếu bên nhận chuyển nhượng đã trả đủ tiền chuyển nhượng đất; bên chuyển nhượng đã giao toàn bộ diện tích đất, thì Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất đó. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng mới trả một phần tiền chuyển nhượng đất, bên chuyển nhượng mới giao một phần diện tích đất, thì có thể công nhận phần hợp đồng đó căn cứ vào diện tích đất đã nhận. Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Đồng thời buộc các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà bên nhận chuyển nhượng đã nhận. Trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng đã giao số tiền lớn hơn giá trị diện tích đất đã nhận mà Toà án chỉ công nhận phần hợp đồng tương ứng với diện tích đất mà họ đã nhận thì bên chuyển nhượng phải thanh toán khoản tiền đã nhận vượt quá giá trị diện tích đất đã giao tính theo giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

  1. Đối với trường hợp được hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 này mà bên chuyển nhượng đã nhận tiền của bên nhận chuyển nhượng nhưng chưa giao đất cho họ mà đất đó đã bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích công cộng và có đền bù cho bên chuyển nhượng đất thì Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và huỷ hợp đồng. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.3 mục 2 này.
  2. Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có điều kiện mà điều kiện đó đã xảy ra hoặc đã được thực hiện, thì hợp đồng đó được giải quyết theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.1 mục 2 này.

đ. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà toàn bộ hoặc một phần nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 137, Điều 146 của Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại điểm c tiểu mục 2.3 mục 2 này.
2.2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 (ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP) đến trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực)
Pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua, bán phát canh thu tô chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức; do đó, khi có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Toà án giải quyết như sau:

  1. Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Toà án huỷ hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 này.
  2. Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

b.1. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b.2. Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng;
b.3. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó.
2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

  1. Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;
a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;
a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;
a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;
a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

  1. Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a gia tiểu mục 2.3 mục 2 này.

b.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.
b.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này, nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.
b.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố… và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.

  1. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.

c.1. Khi xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, thì tuỳ từng trường hợp Toà án áp dụng quy định của điều luật tương ứng từ Điều 136 đến Điều 138, từ Điều 140 đến Điều 145 và Điều 146 của Bộ luật Dân sự để xác định thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu.
c.2. Xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Việc xác định lỗi, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình”
c.3. Xác định thiệt hại.
– Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm:
Khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm… trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có.
– Để xác định đúng các thiệt hại nói trên, Toà án phải tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất và xác định thiệt hại về đất như sau:
Nếu các đương sự không thoả thuận được về giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiệt hại, thì Toà án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết định thành lập hội đồng định giá. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm.
Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quy định giá trị quyền sử dụng đất cụ thể phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại địa phương hoặc các trung tâm giao dịch bất động sản hoạt động hợp pháp có niêm yết giá giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm, thì Toà án có thể căn cứ vào giá do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá niêm yết của các trung tâm giao dịch để xác định giá trị quyền sử dụng đất, mà không nhất thiết phải thành lập hội đồng định giá. Trong trường hợp này cần phải có căn cứ xác định giá quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân quy định hoặc giá quyền sử dụng đất do trung tâm giao dịch bất động sản niêm yết là hoàn toàn phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xét xử sơ thẩm.
– Trách nhiệm chịu chi phí cho việc định giá do các đương sự phải chịu chi phí tương ứng với phần nghĩa vụ của họ. Trường hợp đương sự có yêu cầu định giá lại, thì người có yêu cầu phải tạm ứng trước chi phí cho việc định giá lại và Toà án sẽ quyết định ai phải chịu chi phí định giá tuỳ thuộc vào kết quả xét xử.
2.4 Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp đất đã được đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã mà sau đó tập đoàn sản xuất, hợp tác xã đã bị giải thể.
Đối với đất đã được cá nhân, tổ chức đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã để sử dụng chung trong quá trình thực hiện chính sách hợp tác hoá nông nghiệp mà sau khi tập đoàn sản xuất, hợp tác xã bị giải thể thì căn cứ vào quy định tại Điều 1 của Luật Đất đai năm 1987, khoản 2 Điều 2 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 cần phân biệt như sau:

  1. Chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất nếu đất đó đã được giao cho người khác sử dụng và họ đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, trừ trường hợp có căn cứ chứng minh người đang sử dụng đất đó có hành vi gian dối, lừa đảo… để được giao quyền sử dụng đất.
  2. Chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó có quyền đòi lại quyền sử dụng đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Đất không bị Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Chủ cũ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003;
– Người đang sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và cũng không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 vì lý do người đó sử dụng đất là ở nhờ, mượn, thuê, lấn, chiếm đất hoặc bằng các giao dịch dân sự khác trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
III. VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN DO NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

  1. Tài sản được nhà nước cấp cho người có công với cách mạng

1.1. Trường hợp người có công với cách mạng được nhận tài sản trong thời kỳ hôn nhân khi họ còn sống thì tài sản được coi là tài sản riêng của người đó, trừ trường hợp họ đã nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Khi họ chết thì tài sản đó để lại cho các thừa kế của họ.
1.2. Trường hợp sau khi người có công với cách mạng đã chết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyết định cho họ được hưởng tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản đó là di sản để lại cho các thừa kế của họ.

  1. Tài sản được Nhà nước cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng

Nếu sau khi người có công với cách mạng đã chết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới quyết định cho thân nhân của họ hưởng tài sản theo quy định của pháp luật và giữa các thân nhân của người đó có tranh chấp về tài sản và yêu cầu Toà án giải quyết, thì đây là vụ án dân sự yêu cầu chia tài sản chung. Khi giải quyết cần phân biệt như sau:

  1. Nếu trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có ghi cụ thể tên người được hưởng tài sản, thì chỉ người có tên mới được hưởng tài sản đó.
  2. Nếu trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không ghi rõ người được hưởng tài sản gồm những người cụ thể nào mà chỉ ghi cấp chung cho thân nhân của người có công với cách mạng, thì thân nhân của người đó được hưởng chung. Việc xác định ai là thân nhân của người có công với cách mạng trong trường hợp cụ thể được thực hiện theo qui định của Chính phủ.

Ví dụ: Theo quy định tại Điều 5 của Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở thì thân nhân của người có công với cách mạng là vợ, chồng, các con của người đó.
Nếu trong văn bản pháp luật Chính phủ không qui định cụ thể ai là thân nhân của người có công với cách mạng mà chỉ qui định chung là thân nhân thì thân nhân của người có công với cách mạng gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng người có công với cách mạng.

  1. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NGHỊ QUYẾT
  2. Nghị quyết này được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 10 tháng 8 năm 2004 và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Những hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao được ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực về các vấn đề được hướng dẫn trong Nghị quyết này đều bãi bỏ.

  1. Đối với những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình mà Toà án đã thụ lý nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.
  2. Đối với các bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp việc kháng nghị bản án, quyết định có những căn cứ khác.

 

CHÁNH ÁN 

(đã ký)

 

Nguyễn Văn Hiện

 

The post NGHỊ QUYẾT Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO appeared first on MP Law Firm.

]]>
Luật hộ tịch https://mplaw.vn/en/luat-ho-tich/ Wed, 14 Mar 2018 10:37:23 +0000 http://law.imm.fund/?p=1816 QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- Luật số: 60/2014/QH13 Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 LUẬT HỘ TỊCH Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật hộ tịch. Chương […]

The post Luật hộ tịch appeared first on MP Law Firm.

]]>
QUỐC HỘI
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Luật số: 60/2014/QH13 Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

LUẬT
HỘ TỊCH
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật hộ tịch.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch.
  2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Điều 2. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch

  1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
  2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch

  1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
  2. a) Khai sinh;
  3. b) Kết hôn;
  4. c) Giám hộ;
  5. d) Nhận cha, mẹ, con;

đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

  1. e) Khai tử.
  2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
  3. a) Thay đổi quốc tịch;
  4. b) Xác định cha, mẹ, con;
  5. c) Xác định lại giới tính;
  6. d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

  1. e) Công nhận giám hộ;
  2. g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
  2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
  3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.
  4. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch.
  5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
  7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
  8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
  9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
  10. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
  11. Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
  12. Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.
  13. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký.

Điều 5. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch

  1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
  2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
  4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.

  1. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
  2. Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  3. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.

Điều 6. Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân

  1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.

Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

  1. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.

  1. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.

Điều 7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch

  1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
  2. a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
  3. b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
  4. c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này;
  5. d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
  6. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:
  7. a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;
  8. b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
  9. c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
  10. Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
  11. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 8. Bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch

  1. Nhà nước có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện để cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
  2. Nhà nước bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ thông tin cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.

Điều 9. Phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch

  1. Khi yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
  2. Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.
  3. Đối với những việc đăng ký hộ tịch có quy định thời hạn giải quyết, thì người tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy tiếp nhận; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì phải hướng dẫn bằng văn bản để người đi đăng ký hộ tịch bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ bổ sung.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người đi đăng ký hộ tịch đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 11. Lệ phí hộ tịch

  1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
  2. a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
  3. b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
  4. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.

Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
  2. a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;
  3. b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
  4. c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
  5. d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;

đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

  1. e) Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;
  2. g) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;
  3. h) Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
  4. i) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
  5. Giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ tịch vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều này đều không có giá trị và phải thu hồi, hủy bỏ.
  6. Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài bị xử lý như trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
Chương II
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

  1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
  2. a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
  3. b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
  4. c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
  5. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
  6. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

  1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
  2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

  1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
  2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

  1. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Mục 2. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

  1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
  2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
  3. a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
  4. b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
  5. c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn

  1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
  2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Mục 3. ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ
Điều 19. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
Điều 20. Thủ tục đăng ký giám hộ cử

  1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Điều 21. Đăng ký giám hộ đương nhiên

  1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
  2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này.

Điều 22. Đăng ký chấm dứt giám hộ

  1. Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Điều 23. Đăng ký thay đổi giám hộ
Trường hợp yêu cầu thay đổi người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và có người khác đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ trước đó và đăng ký giám hộ mới theo quy định tại Mục này.
Mục 4. ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

  1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Mục 5. ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH
Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

  1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
  2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

  1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

  1. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch

  1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
Mục 6. GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC THAY ĐỔI HỘ TỊCH THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
Điều 30. Trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi hộ tịch

  1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
  2. Trường hợp thay đổi quốc tịch thì việc thông báo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.

Điều 31. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại Điều 30 của Luật này, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục 7. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ
Điều 32. Thẩm quyền đăng ký khai tử
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Điều 33. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử

  1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
  2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.

Điều 34. Thủ tục đăng ký khai tử

  1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.

Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Chương III
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

  1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
  2. a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
  3. b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  4. c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  5. d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
  6. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
  7. a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
  8. b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

Điều 36. Thủ tục đăng ký khai sinh

  1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

  1. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

  1. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.

Mục 2. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
  2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

  1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

  1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
  2. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

  1. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Mục 3. ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ
Điều 39. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
Điều 40. Thủ tục đăng ký giám hộ cử

  1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.

Điều 41. Đăng ký giám hộ đương nhiên
Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam được áp dụng theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
Điều 42. Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ
Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được áp dụng theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này.
Mục 4. ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Điều 43. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Điều 44. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

  1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
  2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
  3. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
  4. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

Mục 5. ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Điều 45. Phạm vi thay đổi hộ tịch
Phạm vi thay đổi hộ tịch theo quy định tại Điều 26 của Luật này.
Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
  2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
  3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Điều 47. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

  1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.

Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.

  1. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

Mục 6. GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC HỘ TỊCH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI
Điều 48. Thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngoài.
  3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Điều 49. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử

  1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
Điều 50. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn

  1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
  3. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và thời gian phối hợp giữa các cơ quan thực hiện Điều này.

Mục 7. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ
Điều 51. Thẩm quyền đăng ký khai tử

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
  2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Điều 52. Thủ tục đăng ký khai tử

  1. Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử.

Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

  1. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân.

Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chức làm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Chương IV
ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
Điều 53. Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài

  1. Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  2. Căn cứ quy định của Luật này, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch, việc cấp bản sao trích lục hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện.

Điều 54. Công chức làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện

  1. Cơ quan đại diện cử viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
  2. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch ngoài điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức ngoại giao, lãnh sự phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch trước khi thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch.

Điều 55. Lập Sổ hộ tịch tại Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao lập Sổ hộ tịch để ghi chép, cập nhật đầy đủ, quản lý thống nhất thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký tại Cơ quan đại diện và làm căn cứ cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Điều 56. Trách nhiệm báo cáo của Cơ quan đại diện
Sau khi đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, Cơ quan đại diện có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kèm bản sao trích lục hộ tịch về Bộ Ngoại giao để ghi vào Sổ hộ tịch và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Chương V
CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH, CẤP TRÍCH LỤC HỘ TỊCH
Mục 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH
Điều 57. Cơ sở dữ liệu hộ tịch

  1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tài sản quốc gia, lưu giữ toàn bộ thông tin hộ tịch của mọi cá nhân, làm cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
  2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là căn cứ để cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Điều 58. Sổ hộ tịch

  1. Sổ hộ tịch là căn cứ pháp lý để lập, cập nhật, điều chỉnh thông tin hộ tịch của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Mỗi loại việc hộ tịch phải được ghi vào 01 quyển sổ, các trang phải đóng dấu giáp lai; Sổ hộ tịch được lưu giữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật.

  1. Việc khóa Sổ hộ tịch được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm. Khi khóa Sổ hộ tịch phải ghi rõ tổng số trang và tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký; người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu.

Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác đã nộp khi đăng ký hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

  1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản Sổ hộ tịch, giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác liên quan đến đăng ký hộ tịch.

Điều 59. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

  1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lập để lưu giữ, cập nhật, quản lý, tra cứu thông tin hộ tịch, phục vụ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến; được kết nối để cung cấp, trao đổi thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  2. Chính phủ quy định sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thủ tục, trình tự đăng ký hộ tịch trực tuyến; việc kết nối, cung cấp, trao đổi thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Điều 60. Cập nhật, điều chỉnh thông tin hộ tịch cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

  1. Các sự kiện hộ tịch của cá nhân ngay sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch đều phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Cơ quan đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về mọi thông tin hộ tịch được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
  2. Trường hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khác với thông tin trong Sổ hộ tịch thì phải điều chỉnh cho phù hợp với Sổ hộ tịch.

Điều 61. Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch

  1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch được quản lý, bảo mật, bảo đảm an toàn; chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được tiếp cận và khai thác theo quy định của pháp luật.
  2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có trách nhiệm bảo đảm bí mật cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Mục 2. CẤP TRÍCH LỤC HỘ TỊCH
Điều 62. Cấp bản chính trích lục hộ tịch khi đăng ký hộ tịch

  1. Khi đăng ký hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch cấp 01 bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký hộ tịch, trừ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn.
  2. Bản chính trích lục hộ tịch được chứng thực bản sao.

Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký
Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.
Điều 64. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch

  1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

  1. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

Chương VI
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC HỘ TỊCH
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
Điều 65. Trách nhiệm của Chính phủ

  1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch.
  2. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch bao gồm:
  3. a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch;
  4. b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
  5. c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
  6. d) Thống kê hộ tịch;

đ) Hợp tác quốc tế về hộ tịch.
Điều 66. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đăng ký, quản lý hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch ở trong nước;
  2. Ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, trích lục hộ tịch và các biểu mẫu hộ tịch khác; quy định cụ thể điều kiện, trình tự đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động;
  3. Xây dựng và quản lý thống nhất Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; hướng dẫn, chỉ đạo địa phương trong việc quản lý, sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
  4. Hằng năm tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá, thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ.

Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

  1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại Cơ quan đại diện và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện;
  3. b) Tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho viên chức ngoại giao, lãnh sự;
  4. c) Lập Sổ hộ tịch để quản lý thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại Cơ quan đại diện;
  5. d) Cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

đ) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch của Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp theo quy định của Chính phủ.

  1. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về lãnh sự và điều ước quốc tế liên quan;
  3. b) Bố trí viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện;
  4. c) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
  5. d) Quản lý, cập nhật và khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

đ) Báo cáo Bộ Ngoại giao nội dung đăng ký hộ tịch để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

  1. e) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định;
  2. g) Lưu giữ giấy tờ, đồ vật và chúng cứ khác liên quan đến đăng ký hộ tịch;
  3. h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.

Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này.
Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Bảo đảm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định của pháp luật;
  2. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
  3. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác hộ tịch.

Điều 69. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

  1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch;
  3. b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;
  4. c) Căn cứ quy định của Chính phủ, quyết định việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã; bảo đảm cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch;
  5. d) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định;

đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền;

  1. e) Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật;
  2. g) Định kỳ tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch;
  3. h) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
  4. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, d, đ, g và h khoản 1 Điều này.
  5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.

Điều 70. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật này;
  3. b) Chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  4. c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;
  5. d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;

đ) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bố trí công chức làm công tác hộ tịch;

  1. e) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
  2. g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền;
  3. h) Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật;
  4. i) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ;
  5. k) Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.
  6. Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, i và k khoản 1 Điều này.
  7. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện, còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Điều 71 của Luật này.
  8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.

Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

  1. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật này;
  3. b) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp trên, bố trí công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch;
  4. c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;
  5. d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;

đ) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;

  1. e) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Chính phủ;
  2. g) Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch;
  3. h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
  4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, khai tử; chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.

Công chức tư pháp – hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này.
Mục 2. CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC HỘ TỊCH
Điều 72. Công chức làm công tác hộ tịch

  1. Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tư pháp – hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.
  2. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
  3. a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
  4. b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.

Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.

  1. Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
  2. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

Điều 73. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch

  1. Trong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  2. a) Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;
  3. b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;
  4. c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
  5. d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

đ) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.
Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;

  1. e) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
  2. g) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  3. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 74. Những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm

  1. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch.
  2. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch.
  3. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật này.
  4. Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
  5. Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật này.
  6. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch.
  7. Công chức làm công tác hộ tịch vi phạm các quy định tại Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 75. Giá trị của Sổ hộ tịch được lập, giấy tờ hộ tịch được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực

  1. Sổ hộ tịch được lưu trữ trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị làm căn cứ chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân, tra cứu, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  2. Giấy tờ hộ tịch đã cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng.

Điều 76. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Hồ sơ đăng ký hộ tịch được thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của pháp luật về hộ tịch tại thời điểm tiếp nhận.
  2. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký lại khai sinh, khai tử, kết hôn đã được đăng ký trước ngày Luật này có hiệu lực.
  3. Chính phủ chỉ đạo việc rà soát, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Luật; quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam; chế độ lập, quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi xây dựng xong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo quy định của Luật này.

Điều 77. Hiệu lực thi hành

  1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
  2. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng

 

The post Luật hộ tịch appeared first on MP Law Firm.

]]>
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quốc tịch việt nam https://mplaw.vn/en/luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-quoc-tich-viet-nam/ Wed, 14 Mar 2018 10:30:41 +0000 http://law.imm.fund/?p=1814 QUỐC HỘI ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 56/2014/QH13 Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2014 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa […]

The post Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quốc tịch việt nam appeared first on MP Law Firm.

]]>
QUỐC HỘI
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 56/2014/QH13 Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2014

LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12.
Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam:

  1. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam

  1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
  2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

  1. Bãi bỏ khoản 3 Điều 26.

Điều 2.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2014.
 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng

 

The post Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quốc tịch việt nam appeared first on MP Law Firm.

]]>
Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cư trú và nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú https://mplaw.vn/en/thong-tu-quy-dinh-chi-tiet-thi-hanh-mot-so-dieu-cua-luat-cu-tru-va-nghi-dinh-so-312014nd-cp-ngay-18-thang-4-nam-2014-cua-chinh-phu-quy-dinh-chi-tiet-mot-so-dieu-va-bien-phap-thi-hanh-luat-cu-tru/ Tue, 13 Mar 2018 21:16:28 +0000 http://law.imm.fund/?p=1810 BỘ CÔNG AN ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 35/2014/TT-BCA Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2014   THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2014/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG […]

The post Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cư trú và nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú appeared first on MP Law Firm.

]]>
BỘ CÔNG AN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 35/2014/TT-BCA Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2014

 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2014/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT CƯ TRÚ
Căn cứ Luật Cư trú ngày 11 tháng 7 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về nơi cư trú của công dân; đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng và trách nhiệm quản lý cư trú.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:

  1. Cơ quan, người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú.
  2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.

Điều 3. Nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

  1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở ngoài doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì thực hiện đăng ký cư trú theo quy định của Luật Cư trú và hướng dẫn tại Thông tư này.
  2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân; người đang làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì quản lý cư trú theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Điều 4. Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú

  1. Người dưới đây, trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú (trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó):
  2. a) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
  3. b) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
  4. c) Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
  5. Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì không giải quyết các thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú tại những địa phương mà Tòa án cấm người đó cư trú.

Điều 5. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú

  1. Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú và xử lý thông tin đó theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết công việc của công dân, cơ quan, tổ chức, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đăng ký, quản lý cư trú.
  2. Việc tiếp nhận thông tin thông qua các hình thức dưới đây:
  3. a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký, quản lý cư trú;
  4. b) Điện thoại;
  5. c) Hòm thư góp ý;
  6. d) Mạng internet, mạng máy tính;

đ) Các hình thức khác.

  1. Các thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú phải được cán bộ đăng ký, quản lý cư trú ghi lại, trong đó thể hiện rõ thời gian, địa điểm xảy ra, liên quan đến tổ chức, cá nhân nào. Khi công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức đến phản ánh thông tin thì cần đề nghị họ cho biết họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ để cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có văn bản trả lời khi cần thiết.

Chương II
ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ
Điều 6. Hồ sơ đăng ký thường trú

  1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:
  2. a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  3. b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
  4. c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
  5. d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.

  1. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể

Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:

  1. a) Trẻ em đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh;
  2. b) Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  3. c) Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay;
  4. d) Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo, khi đăng ký thường trú tại các cơ sở tôn giáo phải có giấy tờ chứng minh việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài, giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc không có hộ chiếu nhưng có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp nay trở về Việt Nam thường trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (nếu người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo giấy giới thiệu do Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp;

  1. e) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng trở về Việt Nam thường trú khi đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;
  2. g) Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;
  3. h) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân ở trong doanh trại của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi đăng ký thường trú ngoài doanh trại thì phải có giấy giới thiệu hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị mình). Trường hợp đã đăng ký thường trú ngoài doanh trại khi thay đổi nơi đăng ký thường trú phải có giấy chuyển hộ khẩu;
  4. i) Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
  5. Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú
  6. a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
  7. b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 7. Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương
Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú quy định tại Điều 6 Thông tư này, các trường hợp chuyển đến đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm một trong giấy tờ, tài liệu sau:

  1. Đối với trường hợp thuộc khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú, phải có giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP.
  2. Đối với trường hợp thuộc khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú
  3. a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:

– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy đăng ký kết hôn; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

  1. b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:

– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột: Sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người hết tuổi lao động: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh là người được nghỉ chế độ hưu: Sổ hưu; quyết định nghỉ hưu; xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội; xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ hưu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh về việc công dân nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc: Quyết định hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

  1. c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:

– Giấy xác nhận khuyết tật hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đối với người khuyết tật có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất, tinh thần theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
– Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đối với người mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi;
– Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
– Văn bản về việc cử người giám hộ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trừ các trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, của người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự;

  1. d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:

– Giấy tờ, tài liệu để xác định là người chưa thành niên: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng: Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
đ) Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
– Giấy tờ chứng minh là người độc thân: Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột: Sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

  1. Đối với trường hợp thuộc khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú
  2. a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:

– Giấy giới thiệu (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Quyết định điều động, tuyển dụng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ, công chức, người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
+ Quyết định về nâng lương cán bộ, công chức; nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm; quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
– Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc đang làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

  1. b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:

– Giấy giới thiệu (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo pháp luật lao động (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động);
+ Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo pháp luật cán bộ, công chức.
– Riêng đối với những người là lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức thì quyết định của cấp có thẩm quyền về bổ nhiệm, điều động lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh là người lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức đó thay cho hợp đồng không xác định thời hạn.
– Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (kể cả Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) về việc công dân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động) hoặc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang được sử dụng con dấu riêng.

  1. Đối với trường hợp thuộc khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú, phải có một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:

Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của Công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú về việc công dân đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc Trung ương đó.
Điều 8. Giấy chuyển hộ khẩu

  1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu
  2. a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
  3. b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
  5. a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  6. b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
  7. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.
  8. Nghiêm cấm việc yêu cầu công dân phải có giấy đồng ý cho đăng ký thường trú của cơ quan Công an nơi chuyển đến mới cấp giấy chuyển hộ khẩu.
  9. Các trường hợp không cấp giấy chuyển hộ khẩu
  10. a) Các trường hợp thuộc khoản 6 Điều 28 Luật Cư trú;
  11. b) Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (trừ trường hợp đã được cơ quan áp dụng các biện pháp hạn chế quyền tự do cư trú đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản).

Điều 9. Thẩm quyền đăng ký thường trú

  1. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
  2. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 10. Cấp sổ hộ khẩu

  1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.

  1. Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây. Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
  2. a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  3. b) Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới).

Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu.

  1. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
  2. Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc.
  3. Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.
  4. Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.
  5. Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.
  6. Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Xóa đăng ký thường trú

  1. Xóa đăng ký thường trú là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký thường trú.
  2. Thủ tục xóa đăng ký thường trú đối với các trường hợp thuộc các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú
  3. a) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Hồ sơ bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
  4. b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký thường trú phải xóa tên công dân trong sổ đăng ký thường trú và trong sổ hộ khẩu;
  5. c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh điều chỉnh hồ sơ đăng ký thường trú trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, thông báo cho tàng thư căn cước công dân và Công an phường, xã, thị trấn nơi có người bị xóa đăng ký thường trú;
  6. d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm thông báo Công an huyện. Sau khi điều chỉnh hồ sơ trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, Công an huyện có trách nhiệm thông báo cho tàng thư căn cước công dân.
  7. Thủ tục xóa tên đối với các trường hợp thuộc điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú:
  8. a) Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh

– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, phải thông báo cho người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ), thông báo việc đã xóa đăng ký thường trú cho Công an huyện;
– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo việc xóa đăng ký thường trú của Công an xã, thị trấn; Công an huyện phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an cùng cấp nơi công dân chuyển đến và thông báo cho tàng thư căn cước công dân;

  1. b) Đối với các huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyển đến, phải thông báo cho người bị xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình mang sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xóa tên trong sổ đăng ký thường trú, xóa tên trong sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ), thông báo việc đã xóa đăng ký thường trú cho tàng thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho Công an cùng cấp nơi công dân chuyển đến.

  1. Quá thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định thì Công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú.

Điều 12. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu

  1. Đối tượng, hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu thực hiện theo Điều 29 Luật Cư trú.
  2. Thời hạn điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu thực hiện như sau
  3. a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày có quyết định thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của cơ quan có thẩm quyền thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người đại diện trong hộ phải làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu;
  4. b) Trong thời hạn 03 (ba) tháng, kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo để công dân đến làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan đăng ký cư trú, công dân có trách nhiệm đến để làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu;
  5. c) Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh; trong cùng một huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố, thị xã thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu.
  6. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người có thay đổi.
  7. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ điều chỉnh, bổ sung cho Công an huyện lưu tàng thư hồ sơ hộ khẩu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Công an huyện phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân.

Điều 13. Xác nhận về việc trước đây công dân đã đăng ký thường trú

  1. Thẩm quyền xác nhận: Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì có thẩm quyền xác nhận việc công dân trước đây đã có hộ khẩu thường trú.
  2. Hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm:
  3. a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
  4. b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh công dân trước đây có hộ khẩu thường trú (nếu có).
  5. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận và trả kết quả cho công dân; trường hợp không xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nội dung xác nhận bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, ngày, tháng, năm đăng ký thường trú, ngày, tháng, năm xóa đăng ký thường trú.

Điều 14. Hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật

  1. Trường hợp đăng ký thường trú không đúng thẩm quyền, không đúng điều kiện và đối tượng quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Cư trú và hướng dẫn tại Thông tư này thì Giám đốc Công an cấp tỉnh hủy bỏ việc đăng ký thường trú trái pháp luật của Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trưởng Công an huyện thuộc tỉnh hủy bỏ việc đăng ký thường trú trái pháp luật của Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh.
  2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ việc đăng ký thường trú trái pháp luật, cơ quan đã đăng ký thường trú phải có trách nhiệm xóa tên trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký thường trú, thu hồi sổ hộ khẩu (nếu hủy bỏ kết quả đăng ký của tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu).
  3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú thì Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn; Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh phải thông báo cho Công an huyện và Công an huyện phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Công an xã, thị trấn.

Điều 15. Chỗ ở không được chuyển đến đăng ký thường trú

  1. Chỗ ở không được chuyển đến đăng ký thường trú được quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP.
  2. Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP được hiểu là chỗ ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và đã được thông báo tới chính quyền địa phương và các hộ dân.

Chương III
ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ
Điều 16. Thủ tục đăng ký tạm trú

  1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
  2. a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
  3. b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.

  1. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
  2. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Điều 17. Cấp sổ tạm trú

  1. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và quy định tại Thông tư này, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng.

Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú.
Mỗi hộ gia đình đăng ký tạm trú thì được cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú, thời hạn tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng.

  1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, cá nhân, cơ quan, tổ chức đến cơ quan Công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú.
  2. a) Hồ sơ gia hạn tạm trú, bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ tạm trú;
– Đối với trường hợp học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì phải có văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo danh sách.

  1. b) Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn phải gia hạn tạm trú cho công dân.
  2. Trường hợp sổ tạm trú hư hỏng thì được đổi, sổ tạm trú bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng thì được cấp lại. Sổ tạm trú được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ đã được cấp trước đó.
  3. a) Hồ sơ đổi, cấp lại sổ tạm trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ tạm trú (đối với trường hợp sổ tạm trú bị hư hỏng hoặc hết thời hạn sử dụng).

  1. b) Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn phải đổi, cấp lại sổ tạm trú cho công dân.
  2. Công dân thay đổi nơi tạm trú ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn thì được cấp sổ tạm trú mới.
  3. Quá trình đăng ký tạm trú nếu có sai sót của cơ quan đăng ký trong khi ghi sổ tạm trú thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày công dân đề nghị, cơ quan đăng ký tạm trú phải có trách nhiệm điều chỉnh trong sổ tạm trú cho phù hợp với hồ sơ đăng ký tạm trú.
  4. Người tạm trú có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ tạm trú theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ tạm trú khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ tạm trú trái pháp luật.

Điều 18. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú

  1. Đối tượng, hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú thực hiện theo Điều 29 Luật Cư trú.
  2. Thời hạn điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú thực hiện theo Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
  3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm điều chỉnh, bổ sung những thay đổi trong sổ tạm trú cho công dân và sổ đăng ký tạm trú.

Điều 19. Xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú
Công an xã, phường, thị trấn nơi có người đăng ký tạm trú phải xóa tên của họ trong sổ đăng ký tạm trú trong các trường hợp sau:

  1. Người đã đăng ký tạm trú nhưng chết, mất tích.
  2. Người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại địa phương đã đăng ký tạm trú từ 06 (sáu) tháng trở lên.
  3. Người đã đăng ký tạm trú nhưng hết thời hạn tạm trú từ 30 (ba mươi) ngày trở lên mà không đến cơ quan Công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú.
  4. Người đã đăng ký tạm trú mà được đăng ký thường trú.
  5. Người đã đăng ký tạm trú nhưng bị cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy đăng ký tạm trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này.

Điều 20. Hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật

  1. Trường hợp đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và hướng dẫn tại Thông tư này, thì Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hủy bỏ việc đăng ký tạm trú trái pháp luật.
  2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ việc đăng ký tạm trú trái pháp luật, Công an xã, phường, thị trấn đã đăng ký tạm trú phải có trách nhiệm xóa tên người đăng ký tạm trú trái pháp luật trong sổ tạm trú, sổ đăng ký tạm trú và thu hồi sổ tạm trú (nếu hủy bỏ đăng ký trái pháp luật tất cả những người có tên trong sổ tạm trú).

Chương IV
THÔNG BÁO LƯU TRÚ, KHAI BÁO TẠM VẮNG
Điều 21. Lưu trú và thông báo lưu trú

  1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
  2. Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm:
  3. a) Đề nghị người đến lưu trú xuất trình một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; giấy tờ tùy thân khác hoặc giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp. Đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi;
  4. b) Thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.

Trường hợp người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không cư trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.

  1. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng internet, mạng máy tính. Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của công dân. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấp tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.
  2. Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương quyết định thêm địa điểm khác để tiếp nhận thông báo lưu trú. Trước 23 giờ hàng ngày, cán bộ tiếp nhận thông báo lưu trú tại các địa điểm ngoài trụ sở Công an xã, phường, thị trấn phải thông tin, báo cáo số liệu kịp thời về Công an xã, phường, thị trấn; những trường hợp đến lưu trú sau 23 giờ thì báo cáo về Công an xã, phường, thị trấn vào sáng ngày hôm sau. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú và hướng dẫn cách thông báo lưu trú.

Điều 22. Khai báo tạm vắng

  1. Đối tượng, thủ tục khai báo tạm vắng thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Cư trú và hướng dẫn tại Thông tư này.
  2. Người khai báo tạm vắng phải đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để làm thủ tục khai báo tạm vắng.
  3. Người khai báo tạm vắng thuộc khoản 1 Điều 32 Luật Cư trú khi khai báo tạm vắng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý người đó.

Người khai báo tạm vắng theo khoản 2 Điều 32 Luật Cư trú thì thời hạn tạm vắng do người đó tự quyết định.

  1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của công dân, Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú phải cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân (trường hợp đặc biệt thì được phép kéo dài thời gian giải quyết, nhưng tối đa không quá 02 ngày làm việc).

Chương V
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CƯ TRÚ
Điều 23. Trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quản lý cư trú

  1. Chịu trách nhiệm trước Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý cư trú tại địa phương mình.
  2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chứng thực các loại giấy tờ xác nhận chỗ ở hợp pháp cho công dân theo quy định tại Nghị định số 31/2014/NĐ-CP.
  3. Chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông và các ban ngành ở địa phương tổ chức tuyên truyền pháp luật về cư trú.
  4. Báo cáo Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình, biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình quản lý cư trú tại địa phương.
  5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú.
  6. Tập hợp, báo cáo tình hình, số liệu cư trú về Bộ Công an theo quy định.
  7. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về đăng ký, quản lý cư trú.
  8. Thực hiện các việc khác về quản lý cư trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 24. Trách nhiệm của Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về quản lý cư trú

  1. Thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  2. Chịu trách nhiệm trước Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý cư trú tại địa phương mình.
  3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông và các ban, ngành ở địa phương tổ chức tuyên truyền pháp luật về cư trú.
  4. Báo cáo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về tình hình biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình quản lý cư trú tại địa phương.
  5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo thẩm quyền.
  6. Tập hợp, báo cáo tình hình, số liệu cư trú về Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định.
  7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ đăng ký và quản lý thường trú tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu theo quy định của Bộ Công an.
  8. Thực hiện các việc khác về quản lý cư trú theo quy định của Công an cấp trên.

Điều 25. Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn về quản lý cư trú

  1. Thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Luật Cư trú.
  2. Thực hiện việc đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn phụ trách theo quy định của Luật Cư trú và quy định của Bộ Công an.
  3. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cư trú theo thẩm quyền.
  4. Tập hợp, báo cáo tình hình, số liệu cư trú về Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định.
  5. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về cư trú.
  6. Quản lý, lưu trữ hồ sơ đăng ký và quản lý tạm trú theo quy định của Bộ Công an.
  7. Thực hiện các việc khác về quản lý cư trú theo quy định của Công an cấp trên.

Điều 26. Kiểm tra cư trú

  1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.
  2. Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
  3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
  4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
  5. Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.

Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2014 và thay thế Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2010 về cư trú.
Điều 28. Trách nhiệm thi hành

  1. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này.
  2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công khai thực hiện việc xác nhận về chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này để tạo thuận lợi cho công dân đăng ký cư trú.
  3. Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm:
  4. a) Giúp Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định về đăng ký và quản lý cư trú;
  5. b) Có kế hoạch tuyên truyền và tổ chức triển khai, thực hiện Luật Cư trú, Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan tới các cấp Công an;
  6. c) Hướng dẫn sử dụng biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của Bộ Công an thống nhất trong cả nước;
  7. d) Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác đăng ký, quản lý cư trú trên toàn quốc; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công tác đăng ký, quản lý cư trú và xây dựng cơ sở dữ liệu về cư trú;

đ) Báo cáo tình hình, đề xuất lên Bộ trưởng Bộ Công an biện pháp giải quyết những vướng mắc, những vi phạm trong tổ chức thực hiện và những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư trú;

  1. e) Tổng hợp số liệu, tình hình về cư trú trên toàn quốc;
  2. g) Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ những quy định của Công an địa phương, cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân các cấp trái với Thông tư này.
  3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này; củng cố trụ sở tiếp dân, công khai hóa các quy định về đăng ký, quản lý cư trú; rà soát, sắp xếp cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú; hướng dẫn, kiểm tra các lực lượng nghiệp vụ và Công an các cấp triển khai, tổ chức thực hiện đúng quy định.
  4. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư) để có hướng dẫn kịp thời./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– UBND các tỉnh, tp trực thuộc Trung ương;
– Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
– Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
– Công an tỉnh, tp trực thuộc Trung ương;
– Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, tp trực thuộc Trung ương;
– Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
– Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ Công an;
– Lưu: VT, C72, V19.

BỘ TRƯỞNG

Đại tướng Trần Đại Quang

 
 

The post Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của luật cư trú và nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú appeared first on MP Law Firm.

]]>
Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú https://mplaw.vn/en/nghi-dinh-quy-dinh-chi-tiet-mot-so-dieu-va-bien-phap-thi-hanh-luat-cu-tru/ Tue, 13 Mar 2018 21:15:04 +0000 http://law.imm.fund/?p=1807 CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 31/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2014 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT CƯ TRÚ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày […]

The post Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú appeared first on MP Law Firm.

]]>
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 31/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT CƯ TRÚ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 11 tháng 7 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn ngừa việc lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; nơi cư trú của công dân; giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; thời hạn đăng ký thường trú, điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.
Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

  1. Quy định về hộ khẩu theo Luật Cư trú gồm các nội dung sau đây:
  2. a) Đăng ký, quản lý thường trú;
  3. b) Đăng ký, quản lý tạm trú;
  4. c) Thông báo lưu trú;
  5. d) Khai báo tạm vắng.
  6. Các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị nghiêm cấm:
  7. a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu mà làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
  8. b) Đưa ra các quy định về hộ khẩu làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
  9. c) Giải quyết trái quy định của pháp luật về cư trú hoặc từ chối giải quyết các yêu cầu về hộ khẩu của công dân làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
  10. d) Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu.

Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và công dân trong việc thực hiện các quy định về hộ khẩu

  1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp
  2. a) Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực quản lý của mình liên quan đến quy định về hộ khau để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
  3. b) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc thẩm quyền có liên quan đến quy định về hộ khẩu phải không trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú; không được làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
  4. c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
  5. d) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
  6. Trách nhiệm của công dân

Công dân có trách nhiệm phát hiện, thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Điều 5. Nơi cư trú của công dân

  1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

  1. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
  2. Chỗ ở hợp pháp bao gồm:
  3. a) Nhà ở;
  4. b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
  5. c) Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
  6. Không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  7. a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
  8. b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
  9. c) Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
  10. d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

  1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
  2. a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

  1. b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;
  2. c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
  3. d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
  4. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
  5. a) Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  6. b) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này.
  7. Trong trường hợp các văn bản pháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú phù hợp với văn bản pháp luật đó.

Điều 7. Thời hạn đăng ký thường trú

  1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
  2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.
  3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.

Điều 8. Điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

  1. Công dân đang tạm trú nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
  2. a) Có chỗ ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc trung ương;
  3. b) Có thời gian tạm trú liên tục tại thành phố trực thuộc trung ương từ một năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; từ hai năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

Trường hợp tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú liên tục được tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó;

  1. c) Nơi đề nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
  2. Thời hạn tạm trú liên tục được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
  3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an.
  4. Trường hợp đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.
  2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây:
  3. a) Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú;
  4. b) Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú.

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thi hành Nghị định này.
  2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng.
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, NC (3b). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

The post Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú appeared first on MP Law Firm.

]]>
Nghị định quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước https://mplaw.vn/en/nghi-dinh-quy-dinh-ve-tham-quyen-thu-tuc-xac-lap-quyen-so-huu-cua-nha-nuoc-ve-tai-san-va-quan-ly-xu-ly-tai-san-duoc-xac-lap-quyen-so-huu-cua-nha-nuoc/ Tue, 13 Mar 2018 21:13:45 +0000 http://law.imm.fund/?p=1805 CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Số: 29/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÀI SẢN VÀ QUẢN LÝ, XỬ LÝ […]

The post Nghị định quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước appeared first on MP Law Firm.

]]>
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 29/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÀI SẢN VÀ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập, quyền sở hữu của Nhà nước.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và việc quản lý, xử lý đối với tài sản sau khi được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các loại tài sản sau đây:

  1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
  2. Tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.
  3. Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
  4. Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.
  2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
  3. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

  1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân nhưng do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu theo bản án, quyết định của tòa án, quyết định của cấp có thẩm quyền khác, bao gồm:
  2. a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;
  3. b) Vật chứng vụ án, một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự (sau đây gọi tắt là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu).
  4. Tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, bao gồm:
  5. a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi tắt là bất động sản vô chủ);
  6. b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi tắt là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên);
  7. c) Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm);
  8. d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng người đó không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi tắt là di sản không người thừa kế);

đ) Tài sản là hàng hoá tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan tại cảng biển, cảng hàng không, kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không có người đến nhận (sau đây gọi tắt là hàng hóa tồn đọng).

  1. Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.
  2. Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

  1. Việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản phải được lập thành văn bản và phải tuân theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.
  2. Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.
  3. Việc xác định giá trị và tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thực hiện theo cơ chế thị trường.
  4. Việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
Cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là đơn vị) chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được quy định như sau:

  1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:
  2. a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) ra quyết định tịch thu;
  3. b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
  4. Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao, Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi tắt là Phòng Tài chính Kế hoạch) là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.
  5. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát ra quyết định tịch thu, cơ quan đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.
  6. Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý đối với bất động sản, di tích lịch sử – văn hoá, Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản hoặc di tích lịch sử – văn hóa và động sản) thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.
  7. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.
  8. Đối với hàng hoá tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan, Cục Hải quan là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.
  9. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài sản là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.
  10. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm chủ trì quản lý, xử lý tài sản như sau:
  11. a) Đối với tài sản của các dự án do các chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài thực hiện dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ không hoàn lại chuyển giao cho nhà nước Việt Nam, Ban quản lý dự án là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản; trường hợp Ban quản lý dự án đã bị giải thể thì cơ quan chủ quản dự án là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản;
  12. b) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản;
  13. c) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Công an phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản;
  14. d) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

đ) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho chính quyền địa phương, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

  1. Đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

  1. Thực hiện việc bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước từ khi được tiếp nhận đến khi hoàn thành việc xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Làm thủ tục để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.
  3. Lập phương án xử lý tài sản hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lập phương án xử lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  4. Tổ chức xử lý hoặc phối hợp xử lý tài sản sau khi phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  5. Thanh toán các chi phí có liên quan và phần giá trị tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân phát hiện theo quy định của pháp luật.
  6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước dưới mọi hình thức.
  2. Không báo cáo, lập phương án xử lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.
  3. Không triển khai thực hiện đúng thời gian quy định việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quy định của pháp luật.
  4. Gây thất thoát, hư hỏng tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
  5. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chương 2.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÀI SẢN
Điều 8. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản

  1. Thẩm quyền quyết định tịch thu đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  2. Thẩm quyền quyết định tịch thu đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự.
  3. Đối với tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng:
  4. a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với: Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm; bất động sản vô chủ, bất động sản không có người thừa kế, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử – văn hoá; tài sản của các vụ việc xử lý bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử – văn hóa và động sản.
  5. b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp không thuộc phạm vi tại Điểm a, Điểm c Khoản này;
  6. c) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.
  7. Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam, thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được quy định như sau:
  8. a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo đề nghị của Bộ, cơ quan trung ương đối với tài sản là bất động sản, xe ô tô, các tài sản khác (không phải là bất động sản, xe ô tô) có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trừ các tài sản quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;
  9. b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phân cấp quyết định đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng;
  10. c) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp quyết định đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh;
  11. d) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định đối với các tài sản không thuộc phạm vi các Điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định đối với tài sản chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ các tài sản quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này.

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

Điều 9. Thủ tục quyết định tịch thu đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án
Thủ tục quyết định tịch thu đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự, pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 10. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

  1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu của tài sản bị đánh rơi, bỏ quên theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về tài sản bị đánh rơi, bỏ quên (Ủy ban nhân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc về Nhà nước.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:

  1. a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu tài sản từ khi phát hiện; căn cứ xác định tài sản thuộc về Nhà nước;
  2. b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;
  3. c) Biên bản giao nộp tài sản của người nhặt được hoặc người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên;
  4. d) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản (nếu có).
  5. Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định này, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định này, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

  1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 11. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với bất động sản vô chủ

  1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự mà không xác định được ai là chủ sở hữu của bất động sản, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về bất động sản vô chủ (Ủy ban nhân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:

  1. a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản từ khi phát hiện;
  2. b) Bảng kê địa điểm, diện tích, hiện trạng bất động sản;
  3. c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản (nếu có).
  4. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
  5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.
  6. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 12. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm

  1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự mà không xác định được ai là chủ sở hữu của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, Sở Tài chính có trách nhiệm lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản bao gồm:

  1. a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm từ khi phát hiện;
  2. b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản;
  3. c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản (nếu có).
  4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 13. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với di sản không có người thừa kế

  1. Trong thời hạn 7 ngày, làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:

  1. a) Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản;
  2. b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản;
  3. c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có).
  4. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với di sản không có người thừa kế quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định này, gửi Sở Tài chính để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với di sản không có người thừa kế quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với di sản không có người thừa kế quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

  1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 14. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng

  1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu và kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng theo quy định của pháp luật về hải quan mà không có người đến nhận, cơ quan Hải quan nơi có hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm lập hồ sơ trình Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản bao gồm:

  1. a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản;
  2. b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản;
  3. c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thông báo về tài sản và các hồ sơ, tài liệu khác (nếu có);
  4. d) Văn bản thông báo từ bỏ hàng hóa hoặc tài liệu chứng minh (nếu có).
  5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 15. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước

  1. Khi được các tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển giao quyền sở hữu về tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị được đề nghị tiếp nhận tài sản căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật xác định tính phù hợp của việc tiếp nhận tài sản chuyển giao và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
  2. Trường hợp xác định việc tiếp nhận tài sản chuyển giao là phù hợp với quy định của pháp luật thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản có trách nhiệm lập hồ sơ, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định này xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản bao gồm:

  1. a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản;
  2. b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;
  3. c) Hợp đồng tặng cho tài sản trong trường hợp chuyển giao dưới hình thức tặng cho và theo quy định của pháp luật phải lập thành hợp đồng;
  4. d) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản chuyển giao và hình thức chuyển giao (nếu có).
  5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định này quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 16. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao theo cam kết

  1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày kết thúc thời hạn hoạt động theo Giấy phép đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có trách nhiệm thông báo cho Sở Tài chính nơi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trụ sở về các trường hợp doanh nghiệp cam kết chuyển giao tài sản cho Nhà nước Việt Nam khi kết thúc hoạt động.
  2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan cấp giấy phép đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng kiểm kê, phân loại tài sản. Thành phần Hội đồng do lãnh đạo Sở Tài chính làm chủ tịch, có đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan.

Hội đồng có trách nhiệm:

  1. a) Tiếp nhận tài sản từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao;
  2. b) Thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản và lập bảng kê chi tiết chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;
  3. c) Bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.
  4. Căn cứ trên kết quả kiểm kê, phân loại của Hội đồng, Sở Tài chính có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao theo cam kết.

Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản bao gồm:

  1. a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản;
  2. b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;
  3. c) Văn bản thể hiện cam kết chuyển giao tài sản cho Nhà nước Việt Nam khi kết thúc hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  4. d) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có).
  5. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Chương 3.
QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC
Mục 1: QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN LÀ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TỊCH THU
Điều 17. Bảo quản tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

  1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý, trừ các tài sản được quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này không có kho bãi để bảo quản tài sản hoặc tài sản là máy móc, thiết bị đã cố định, khó tháo dỡ thì được ủy quyền hoặc ký hợp đồng thuê với cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kho tàng để bảo quản. Việc ủy quyền hoặc thuê bảo quản tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

  1. Các tài sản sau đây thì phải chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản:
  2. a) Tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật được chuyển giao cho cơ quan quản lý văn hóa;
  3. b) Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh được chuyển giao cho đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
  4. c) Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý được chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước;
  5. d) Tài sản là lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại được chuyển giao cho cơ quan Dự trữ Nhà nước hoặc cơ quan Kiểm lâm. Trong trường hợp lâm sản là động vật rừng bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển cho Trung tâm cứu hộ động vật hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất để cứu chữa trước khi chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản này.

  1. Việc bàn giao tài sản cho các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều này để bảo quản phải lập thành biên bản có xác nhận của bên giao, bên nhận và bên chứng kiến (cơ quan tài chính cùng cấp). Bộ Tài chính quy định nội dung, biểu mẫu, danh mục hồ sơ kèm theo Biên bản bàn giao.
  2. Các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều này có trách nhiệm tiếp nhận tài sản chuyển giao, thực hiện việc bảo quản tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 18. Hình thức xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

  1. Chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý và xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và các tài sản khác không được phép lưu hành.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản này.

  1. Chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để quản lý, sử dụng đối với tài sản là phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị và phương tiện làm việc, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn theo tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
  2. Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ.
  3. Tiêu hủy đối với tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc buộc phải tiêu huỷ theo quy định của pháp luật; trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý.
  4. Thực hiện bán đấu giá đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó.
  5. Thanh lý đối với tài sản đã tổ chức bán đấu giá 02 lần nhưng không bán được.
  6. Việc xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 19. Quyết định chuyển giao tài sản

  1. Đối với các tài sản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này phải gửi quyết định tịch thu cho cơ quan tài chính cùng cấp, cụ thể:
  2. a) Đối với các tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương ra quyết định tịch thu gửi về Bộ Tài chính;
  3. b) Đối với các tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương ra quyết định tịch thu gửi về Sở Tài chính.
  4. Khi nhận được quyết định tịch thu do đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản gửi, cơ quan tài chính quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này chủ trì, phối hợp với đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và nhu cầu sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trình cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, cụ thể:
  5. a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định: Chuyển giao tài sản quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; chuyển giao tài sản quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý hoặc điều chuyển tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương khác;
  6. b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển giao tài sản quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
  7. Trường hợp không thực hiện chuyển giao được thì tài sản được xử lý theo hình thức bán đấu giá quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 20. Tổ chức xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

  1. Việc tổ chức xử lý tài sản được thực hiện đối với tài sản của từng vụ việc xử phạt hành chính bị tịch thu.

Trường hợp giá trị tài sản bị tịch thu của một vụ việc thấp (dưới 100 triệu đồng/01 vụ việc) thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần.

  1. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Sau khi tiếp nhận tài sản, cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản được tiếp nhận theo quy định của pháp luật có liên quan.

  1. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để quản lý, sử dụng theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.

Việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản chuyển giao có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

  1. Đối với tài sản là tiền Việt Nam thì Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với tài sản là ngoại tệ thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản nộp vào tài khoản ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm mua toàn bộ số ngoại tệ trên để chuyển nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam theo quy định.
  2. Đối với tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có chức năng thực hiện tiêu hủy các tài sản theo quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu huỷ được thực hiện theo các hình thức gồm: Sử dụng hóa chất; sử dụng biện pháp cơ học; hủy đốt; hủy chôn; hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Việc tiêu huỷ tài sản phải được lập biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có: Căn cứ thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của tài sản tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu huỷ và các nội dung khác có liên quan.
Trường hợp tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định này được xử lý theo hình thức khác thì thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

  1. Đối với tài sản bán đấu giá quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện bán tài sản theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  2. Đối với tài sản thanh lý quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản thành lập Hội đồng thanh lý tài sản để thực hiện việc thanh lý. Hội đồng thanh lý tài sản do lãnh đạo đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản làm Chủ tịch Hội đồng; các thành viên khác bao gồm: Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp; đại diện bộ phận chuyên môn của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản; đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan.

Hội đồng thanh lý tài sản có trách nhiệm phân loại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần thanh lý để thực hiện theo một trong các hình thức sau:

  1. a) Bán trực tiếp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua;
  2. b) Phá dỡ, hủy bỏ đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không thể tiếp tục sử dụng được và không bán được.

Việc tổ chức thanh lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Điều 21. Bán đấu giá tài sản

  1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc thành lập Hội đồng bán đấu giá (trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp) theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
  2. Việc xác định giá khởi điểm: Đơn giá và giá trị của tang vật, phương tiện phải chuyển giao để bán đấu giá xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính là giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá.

Trong các trường hợp sau đây thì phải thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm:

  1. a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi chuyển giao để bán đấu giá chưa được xác định giá trị;
  2. b) Thời điểm dự kiến tổ chức bán đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ ngày xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
  3. c) Giá trị tang vật đã được xác định theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 10% trở lên so với giá của tài sản cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao để bán đấu giá.

Nguyên tắc làm việc, chế độ tài chính của Hội đồng xác định giá khởi điểm; nguyên tắc, phương pháp và trình tự xác định giá khởi điểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

  1. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Mục 2: QUẢN LÝ, XỬ LÝ VẬT CHỨNG VỤ ÁN, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN BỊ TỊCH THU
Điều 22. Bảo quản tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

  1. Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu đã có quyết định thi hành án thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ cho đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

Khi chuyển giao vật chứng, tài sản bị tịch thu phải kèm theo quyết định thi hành án, bản án, quyết định hoặc bản sao bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự sao y bản chính.
Việc chuyển giao vật chứng, tài sản bị tịch thu phải có sự tham gia của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền, kế toán, thủ kho và đại diện cơ quan tài chính. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản được lập biên bản, mô tả cụ thể thực trạng vật chứng, tài sản, có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận (nếu có).
Sau khi cơ quan thi hành án chuyển giao, cơ quan tài chính thực hiện việc bảo quản tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

  1. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát ra quyết định tịch thu thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này thực hiện việc bảo quản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Điều 23. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

  1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận bàn giao tài sản từ cơ quan thi hành án (đối với tài sản có quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày ra quyết định tịch thu (đối với tài sản do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát ra quyết định tịch thu), đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này phê duyệt. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản bao gồm: Chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản và hình thức xử lý đối với từng loại tài sản.
  2. Hình thức xử lý tài sản:
  3. a) Chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý đối với tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh; vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, không được sử dụng vào mục đích thương mại và các tài sản khác không được phép lưu hành.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản này;

  1. b) Chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để quản lý, sử dụng đối với tài sản là máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị và phương tiện làm việc, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn theo tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
  2. c) Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ;
  3. d) Tiêu hủy đối với tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc tài sản thuộc danh mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông theo quy định của pháp luật gồm: Văn hoá phẩm độc hại, ma túy, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác buộc phải tiêu hủy. Trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý;

đ) Bán theo quy định của pháp luật đối với các tài sản không thuộc quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này.

  1. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản:
  2. a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác;
  3. b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án chuyển giao tài sản quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý hoặc chuyển giao giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  4. c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.

Điều 24. Tổ chức xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

  1. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện quản lý, xử lý quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành.

Việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
Sau khi tiếp nhận tài sản, cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản được tiếp nhận theo quy định của pháp luật có liên quan.

  1. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận.

Việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản chuyển giao có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

  1. Đối với tài sản là tiền Việt Nam thì Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với tài sản là ngoại tệ thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản nộp vào tài khoản ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm mua toàn bộ số ngoại tệ trên để chuyển nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam theo quy định.
  2. Đối với tài sản quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 23 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có chức năng thực hiện tiêu huỷ hoặc xử lý theo hình thức khác theo quy định tại Khoản 5 Điều 20 Nghị định này.
  3. Đối với tài sản bán quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 23 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện bán tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Điều 25. Bán tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

  1. Việc bán vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu được thực hiện theo phương thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
  2. Các trường hợp bán chỉ định tài sản:
  3. a) Tài sản có giá trị dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
  4. a) Tài sản là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng (thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản, hàng hóa dễ cháy, nổ, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30 ngày, động vật rừng hoang dã đã chết nhưng không thuộc đối tượng phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng …); tài sản là hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng lớn được chuyên chở trên các phương tiện giao thông đường thủy, đường biển mà việc bốc dỡ tốn kém, chi phí lớn;
  5. c) Tài sản là vật tư, hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất mà chỉ có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư, hàng hoá đó;
  6. d) Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm.
  7. Đối với tài sản bán đấu giá, việc tổ chức bán đấu giá tài sản được thực hiện như sau:
  8. a) Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc thành lập Hội đồng bán đấu giá (trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp) để thực hiện bán đấu giá;
  9. b) Việc xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
  10. c) Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
  11. Đối với tài sản bán chỉ định, việc xác định giá bán và tổ chức bán thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Việc bán chỉ định tài sản phải được lập Biên bản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Mục 3: QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN VÔ CHỦ, TÀI SẢN BỊ ĐÁNH RƠI, BỎ QUÊN, TÀI SẢN BỊ CHÔN GIẤU, BỊ CHÌM ĐẮM, DI SẢN KHÔNG NGƯỜI THỪA KẾ, HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 26. Bảo quản tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng

  1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 4, Khoản 6 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản không có kho bãi để bảo quản tài sản thì được ủy quyền hoặc thuê cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kho tàng để bảo quản. Việc uỷ quyền, thuê bảo quản tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

  1. Trường hợp tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, hàng hóa tồn đọng có các loại tài sản quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 của Nghị định này.

Điều 27. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng

  1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này phê duyệt. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản bao gồm: Chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản và hình thức xử lý đối với từng loại tài sản.
  2. Hình thức xử lý tài sản thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
  3. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quy định như sau:
  4. a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là di tích lịch sử – văn hoá, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác;
  5. b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án chuyển giao tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý hoặc chuyển giao giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ tài sản quy định tại Điểm a Khoản này;
  6. c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với các trường hợp không thuộc phạm vi các Điểm a, b và d Khoản này;
  7. d) Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng.

Điều 28. Tổ chức xử lý tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng
Việc xử lý tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này.
Điều 29. Chi thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

  1. Tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia được thưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
  2. Mức tiền thưởng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau:
  3. a) Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
  4. b) Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
  5. c) Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
  6. d) Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;

đ) Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;
Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

  1. Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử – văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các tài sản khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng.
  2. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị đặc biệt thì các cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức thưởng.
  3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị đánh rơi, bỏ quên để làm căn cứ chi thưởng theo quy định tại Điều này.

Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 30. Thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

  1. Tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà không phải là di tích lịch sử – văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, không phải là tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng tại thời điểm giao nộp tài sản, sau khi trừ chi phí bảo quản thì tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
  2. Cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định này quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.
  3. Tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này thì không được hưởng phần giá trị của tài sản theo quy định tại Điều này; tổ chức, cá nhân được hưởng phần giá trị của tài sản theo quy định tại Điều này thì không được thưởng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

Điều 31. Thăm dò, khai quật, trục vớt, tiếp nhận, bảo quản, xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm và chi thưởng, thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy
Việc tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt, tiếp nhận, bảo quản, xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm và chi thưởng, thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 96/2009/NĐ-CP) và Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 128/2013/NĐ-CP).
Mục 4: QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN DO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TỰ NGUYỆN CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CHO NHÀ NƯỚC
Điều 32. Tiếp nhận, bảo quản tài sản

  1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản không có kho bãi để bảo quản tài sản thì được ủy quyền hoặc thuê cơ quan, tổ chức có đủ điêu kiện cơ sở vật chất, kho tàng để bảo quản. Việc ủy quyền, thuê bảo quản tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

  1. Đối với tài sản do phía nước ngoài chuyển giao nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản phải làm thủ tục chuyển nhượng và nộp thuế theo quy định của pháp luật trước khi trình cấp có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản không bố trí được kinh phí để tạm ứng nộp thuế thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quyết định nộp thuế sau khi bán, thanh lý tài sản hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản điều chuyển làm thủ tục nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 33. Xử lý tài sản khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng

  1. Lập phương án xử lý tài sản:

Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản lập phương án xử lý tài sản cùng với hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này xem xét, quyết định theo các hình thức sau đây:

  1. a) Trường hợp tài sản chuyển giao phù hợp với đối tượng, điều kiện tiếp nhận, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật thì giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận quản lý, sử dụng;
  2. b) Trường hợp tài sản chuyển giao không phù hợp với đối tượng, điều kiện tiếp nhận, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật thì đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị phải từ chối, trường hợp không từ chối được thì xử lý bán theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
  3. Thẩm quyền quyết định phương án xử lý: cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
  4. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
  5. Đối với tài sản bán: Thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Điều 34. Xử lý tài sản khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng

  1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định này lập phương án xử lý tài sản cùng với hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này xem xét, quyết định theo các hình thức sau đây:
  2. a) Chuyển giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
  3. b) Thanh lý đối với các tài sản đã vượt quá thời gian sử dụng theo chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng; tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
  4. c) Bán đối với các tài sản không thuộc phạm vi Điểm a, Điểm b Khoản này.
  5. Cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Riêng đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tặng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, việc phê duyệt phương án xử lý thực hiện sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

  1. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận. Việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản chuyển giao có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

  1. Đối với tài sản thanh lý: Thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 20 Nghị định này.
  2. Đối với tài sản bán: Thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Điều 35. Xử lý tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết

  1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 9 Điều 5 Nghị định này lập phương án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này xem xét, quyết định.
  2. Cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.
  3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xử lý tài sản quy định tại Điều này.

Chương 4.
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 36. Các khoản chi phí

  1. Các khoản chi phí liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, quản lý và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước bao gồm:
  2. a) Chi phí vận chuyển, bảo quản; chi phí kiểm nghiệm, giám định, định giá tài sản tạm giữ; chi bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, bảo quản tài sản đã được Nhà nước bố trí kho bãi, phương tiện vận tải, kinh phí thường xuyên thì không được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó;
  3. b) Chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản tài sản từ thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc xử lý;
  4. c) Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý bán tài sản: Chi phí định giá khởi điểm; chi thuê giám định, thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được; chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan; phí bán đấu giá trả cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, chi phí bán đấu giá do Hội đồng bán đấu giá thực hiện (đối với trường hợp bán đấu giá thông qua Hội đồng bán đấu giá tài sản);
  5. d) Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đối với trường hợp hàng thuộc diện tạm nhập, tái xuất nhưng nay cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu chính thức;

đ) Phí, lệ phí (nếu có);

  1. e) Chi phí cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã trước khi xử lý theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. g) Chi phí thực hiện tiêu hủy tài sản;
  3. h) Các khoản chi khác có liên quan.

Các khoản chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 96/2009/NĐ-CP và Nghị định số 128/2013/NĐ-CP.

  1. Đối với các khoản chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định đó. Đối với các khoản chi phí chưa có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quyết định trên cơ sở thực tế phát sinh và khả năng kinh phí thực hiện xử lý tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
  2. Việc thanh toán các khoản chi quy định tại Điều này được thực hiện theo mức chi thực tế hoặc khoán kinh phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này.

Điều 37. Nguồn kinh phí

  1. Đối với tài sản được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi trả được sử dụng từ số tiền thu được do bán tài sản đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan nhà nước (Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch) được mở tại Kho bạc nhà nước. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản không đủ để thanh toán các khoản chi phí mà tài khoản tạm giữ theo dõi riêng đối với cơ quan, đơn vị xử lý tài sản còn số dư thì được sử dụng để hỗ trợ thanh toán các khoản chi phí, nếu thiếu thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
  2. Đối với tài sản được xử lý theo hình thức khác (chuyển giao, tiêu huỷ) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 36 của Nghị định này được bố trí như sau:
  3. a) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tài sản;
  4. b) Đối với các tài sản chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản này; các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả.
  5. Nguồn kinh phí chi thưởng và thanh toán phần giá trị của tài sản cho các tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 38. Quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản
Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định tại Điều 36 Nghị định này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương xử lý thì tiền thu được từ việc xử lý tài sản nộp vào ngân sách trung ương; tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc địa phương xử lý thì tiền thu được từ việc xử lý tài sản nộp vào ngân sách địa phương.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 39. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.
  2. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây sẽ hết hiệu lực thi hành:
  3. a) Điều 20, Điều 21, Điều 22 Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước;
  4. b) Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước;
  5. c) Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức;
  6. d) Điều 19, đoạn 2 Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

Điều 40. Hướng dẫn thi hành

  1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
  2. a) Hướng dẫn thực hiện các điều, khoản giao Bộ Tài chính hướng dẫn quy định tại Nghị định này;
  3. b) Ban hành các biểu mẫu để thực hiện Nghị định này.
  4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

 

The post Nghị định quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước appeared first on MP Law Firm.

]]>
Luật căn cước 2014 https://mplaw.vn/en/luat-can-cuoc-2014/ Fri, 03 Nov 2017 15:15:03 +0000 http://law.imm.fund/?p=1105 QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— Luật số: 59/2014/QH13 Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật căn […]

The post Luật căn cước 2014 appeared first on MP Law Firm.

]]>

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 59/2014/QH13

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

LUẬT

CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật căn cước công dân.
Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
2. Nhân dạng là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.
3. Tàng thư căn cước công dân là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước công dân, được quản lý, phân loại, sắp xếp theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
6. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành là tập hợp thông tin về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhất định của bộ, ngành được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7. Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đưa và trao đổi thông tin số về dân cư và căn cước công dân, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
8. Cơ quan quản lý căn cước công dân là cơ quan chuyên trách thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người và quyền công dân.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho công dân.
3. Thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời; quản lý tập trung, thống nhất, chặt chẽ, an toàn; duy trì, khai thác, sử dụng hiệu quả và lưu trữ lâu dài.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Công dân có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
c) Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
d) Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
d) Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;
đ) Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;
e) Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật này.
3. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều này.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân
1. Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.
2. Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi.
3. Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
4. Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
5. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
6. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở thực hiện các quy định của Luật này.
2. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
3. Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
6. Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.
7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.
8. Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
9. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
Chương II

CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ, CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Mục 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ
Điều 8. Yêu cầu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quản lý tập trung, thống nhất và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế – kỹ thuật.
2. Bảo đảm an toàn, thuận tiện cho việc thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng.
3. Bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
4. Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Tôn giáo;
h) Quốc tịch;
i) Tình trạng hôn nhân;
k) Nơi thường trú;
l) Nơi ở hiện tại;
m) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
n) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
o) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;
p) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
2. Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.
Trường hợp thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân.
Điều 10. Quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.
2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
b) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 11. Mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành
1. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
2. Thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Trường hợp thông tin về công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc giấy tờ đã cấp không phù hợp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, chỉnh sửa, sử dụng thông tin, lộ trình kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Điều 12. Số định danh cá nhân
1. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
3. Chính phủ quy định cấu trúc số định danh cá nhân; trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy trình thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
b) Bảo đảm việc thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời;
c) Cập nhật, thông báo kịp thời thông tin về công dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác.
2. Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, tài liệu về công dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin;
b) Giữ gìn, bảo mật thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xoá hoặc làm hư hỏng tài liệu và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức quản lý việc cập nhật, lưu trữ thông tin, tài liệu vào cơ sở dữ liệu;
b) Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã được cập nhật, lưu trữ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Mục 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Điều 14. Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xây dựng và quản lý tại cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
2. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xây dựng bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin.
3. Tuân thủ các quy định, chế độ công tác hồ sơ và giao dịch điện tử, công nghệ thông tin.
4. Thu thập, cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật.
Điều 15. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành đúng quy định về việc cung cấp thông tin, tài liệu cho Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo quy định của Luật này;
c) Thông báo kịp thời thông tin, tài liệu về căn cước khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác.
2. Người làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
Điều 17. Khai thác, cung cấp, trao đổi, sử dụng dữ liệu căn cước công dân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình được cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Việc truy nhập Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân phải được sự phê duyệt của thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu căn cước công dân cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Chương III

THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN VÀ QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Mục 1. THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Mục 2. CẤP, ĐỔI, CẤP LẠI, THU HỒI, TẠM GIỮ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
2. Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Điều 24. Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
2. Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi thông tin quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 của Luật này mà chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này.
3. Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Điều 27. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Điều 28. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Chương IV

BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN, CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Điều 29. Bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được phát triển, bảo đảm chất lượng, đồng bộ, chính xác, đầy đủ, kịp thời; được xây dựng và quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
2. Nhà nước bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phù hợp với yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội.
Điều 30. Người làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Người làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân gồm: Người quản lý; người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin, tài liệu về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; người làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Người làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 31. Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nhà nước bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ bảo đảm cho xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hỗ trợ xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Điều 32. Phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lệ phí cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 10 của Luật này.
2. Công dân không phải nộp lệ phí khi cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
3. Công dân phải nộp lệ phí khi đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, trừ những trường hợp sau đây:
a) Đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 của Luật này;
b) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu và các trường hợp được miễn, giảm lệ phí khi đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Điều 33. Bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
Cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm sau đây:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin để nhập, xử lý và kết xuất thông tin về dân cư và căn cước công dân bảo đảm an toàn các dữ liệu theo đúng các nguyên tắc, định dạng các hệ cơ sở dữ liệu;
2. Bảo đảm an toàn các thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền đưa, xử lý và trao đổi thông tin về dân cư và căn cước công dân;
3. Bảo vệ an ninh thông tin về dân cư và căn cước công dân trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu; phòng, chống các hành vi truy nhập, sử dụng trái phép, làm hư hỏng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
4. Dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân được lưu trữ trên máy tính chủ đã được thực hiện các biện pháp chống truy nhập trái phép thông qua hệ thống bảo mật của hệ quản trị dữ liệu và hệ điều hành mạng;
5. Chính phủ quy định việc sao lưu, phục hồi dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân.
Chương V

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN, CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Điều 34. Trách nhiệm quản lý nhà nước về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Ban hành, phối hợp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
3. Đình chỉ, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân của cơ quan, tổ chức trái với quy định của Luật này.
4. Chỉ đạo việc sản xuất, quản lý thẻ Căn cước công dân.
5. Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
6. Quy định chi tiết thủ tục, trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; ban hành biểu mẫu dùng trong quản lý căn cước công dân; quy định về quản lý tàng thư căn cước công dân.
7. Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện, đào tạo, huấn luyện cán bộ làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu khoa học về công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
8. Thống kê nhà nước về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
10. Hợp tác quốc tế về quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Điều 36. Trách nhiệm của các bộ, ngành
1. Các bộ, ngành có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định của pháp luật về căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
b) Phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý nhà nước về căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện và chỉ đạo các cơ quan đăng ký hộ tịch cung cấp, cập nhật thông tin về hộ tịch của công dân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách công nghệ thông tin có liên quan về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động của hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; kinh phí bảo đảm cho việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; quy định cụ thể đối tượng, mức thu và việc quản lý, sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông bố trí nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng, duy trì hoạt động cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, bảo đảm cho việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân tại địa phương.
2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
4. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Điều 39. Quy định chi tiết
Chính phủ, các cơ quan có liên quan quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Sinh Hùng

The post Luật căn cước 2014 appeared first on MP Law Firm.

]]>
Luật Hộ Tịch 2014 https://mplaw.vn/en/luat-ho-tich-2014/ Fri, 03 Nov 2017 15:04:11 +0000 http://law.imm.fund/?p=1102 QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- Luật số: 60/2014/QH13 Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014   LUẬT HỘ TỊCH Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật hộ tịch. Chương […]

The post Luật Hộ Tịch 2014 appeared first on MP Law Firm.

]]>

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Luật số: 60/2014/QH13

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

 
LUẬT
HỘ TỊCH
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật hộ tịch.
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch.
2. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Điều 2. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch
1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.
4. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch.
5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
10. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
11. Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
12. Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.
13. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký.
Điều 5. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch
1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
6. Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
Điều 6. Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân
1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền.
3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.
Điều 7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này;
d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
3. Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
4. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 8. Bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch
1. Nhà nước có chính sách, biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện để cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ thông tin cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch.
Điều 9. Phương thức yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ tịch
1. Khi yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
2. Khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cá nhân xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân thân.
3. Đối với những việc đăng ký hộ tịch có quy định thời hạn giải quyết, thì người tiếp nhận hồ sơ phải viết giấy tiếp nhận; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì phải hướng dẫn bằng văn bản để người đi đăng ký hộ tịch bổ sung, hoàn thiện. Văn bản hướng dẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ bổ sung.
Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người đi đăng ký hộ tịch đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 11. Lệ phí hộ tịch
1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;
b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;
đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
e) Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;
g) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;
h) Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
i) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ tịch vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều này đều không có giá trị và phải thu hồi, hủy bỏ.
3. Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, ngoài bị xử lý như trên còn bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức.
Chương II

ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Mục 2. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Mục 3. ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ
Điều 19. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
Điều 20. Thủ tục đăng ký giám hộ cử
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Điều 21. Đăng ký giám hộ đương nhiên
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này.
Điều 22. Đăng ký chấm dứt giám hộ
1. Người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Điều 23. Đăng ký thay đổi giám hộ
Trường hợp yêu cầu thay đổi người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và có người khác đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ trước đó và đăng ký giám hộ mới theo quy định tại Mục này.
Mục 4. ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Mục 5. ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH
Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch
1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
Mục 6. GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC THAY ĐỔI HỘ TỊCH THEO BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
Điều 30. Trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi hộ tịch
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này, Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch; trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
2. Trường hợp thay đổi quốc tịch thì việc thông báo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
Điều 31. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại Điều 30 của Luật này, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục 7. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ
Điều 32. Thẩm quyền đăng ký khai tử
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Điều 33. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Điều 34. Thủ tục đăng ký khai tử
1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Chương III

ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Mục 1. ĐĂNG KÝ KHAI SINH
Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Điều 36. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.
Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
Mục 2. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Mục 3. ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ
Điều 39. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.
Điều 40. Thủ tục đăng ký giám hộ cử
1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Điều 41. Đăng ký giám hộ đương nhiên
Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam được áp dụng theo quy định tại Điều 21 của Luật này.
Điều 42. Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ
Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được áp dụng theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này.
Mục 4. ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Điều 43. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Điều 44. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
4. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
Mục 5. ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Điều 45. Phạm vi thay đổi hộ tịch
Phạm vi thay đổi hộ tịch theo quy định tại Điều 26 của Luật này.
Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
Điều 47. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này.
Mục 6. GHI VÀO SỔ HỘ TỊCH VIỆC HỘ TỊCH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA NƯỚC NGOÀI
Điều 48. Thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngoài.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Điều 49. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử
1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
Điều 50. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn
1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
3. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục và thời gian phối hợp giữa các cơ quan thực hiện Điều này.
Mục 7. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ
Điều 51. Thẩm quyền đăng ký khai tử
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Điều 52. Thủ tục đăng ký khai tử
1. Người đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi khai tử ký vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi khai tử.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
3. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân.
Trường hợp người chết là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì công chức làm công tác hộ tịch khóa thông tin của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Chương IV

ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Điều 53. Đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài
1. Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái pháp luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Căn cứ quy định của Luật này, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch, việc cấp bản sao trích lục hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện.
Điều 54. Công chức làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện
1. Cơ quan đại diện cử viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
2. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch ngoài điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức ngoại giao, lãnh sự phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch trước khi thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch.
Điều 55. Lập Sổ hộ tịch tại Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao lập Sổ hộ tịch để ghi chép, cập nhật đầy đủ, quản lý thống nhất thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đã đăng ký tại Cơ quan đại diện và làm căn cứ cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Điều 56. Trách nhiệm báo cáo của Cơ quan đại diện
Sau khi đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, Cơ quan đại diện có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kèm bản sao trích lục hộ tịch về Bộ Ngoại giao để ghi vào Sổ hộ tịch và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Chương V

CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH, CẤP TRÍCH LỤC HỘ TỊCH

Mục 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH
Điều 57. Cơ sở dữ liệu hộ tịch
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tài sản quốc gia, lưu giữ toàn bộ thông tin hộ tịch của mọi cá nhân, làm cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là căn cứ để cấp bản sao trích lục hộ tịch.
Điều 58. Sổ hộ tịch
1. Sổ hộ tịch là căn cứ pháp lý để lập, cập nhật, điều chỉnh thông tin hộ tịch của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Mỗi loại việc hộ tịch phải được ghi vào 01 quyển sổ, các trang phải đóng dấu giáp lai; Sổ hộ tịch được lưu giữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật.
2. Việc khóa Sổ hộ tịch được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm. Khi khóa Sổ hộ tịch phải ghi rõ tổng số trang và tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký; người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu.
Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác đã nộp khi đăng ký hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản Sổ hộ tịch, giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác liên quan đến đăng ký hộ tịch.
Điều 59. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lập để lưu giữ, cập nhật, quản lý, tra cứu thông tin hộ tịch, phục vụ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến; được kết nối để cung cấp, trao đổi thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Chính phủ quy định sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; thủ tục, trình tự đăng ký hộ tịch trực tuyến; việc kết nối, cung cấp, trao đổi thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Điều 60. Cập nhật, điều chỉnh thông tin hộ tịch cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Các sự kiện hộ tịch của cá nhân ngay sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch đều phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Cơ quan đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về mọi thông tin hộ tịch được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
2. Trường hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khác với thông tin trong Sổ hộ tịch thì phải điều chỉnh cho phù hợp với Sổ hộ tịch.
Điều 61. Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch được quản lý, bảo mật, bảo đảm an toàn; chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được tiếp cận và khai thác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có trách nhiệm bảo đảm bí mật cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Mục 2. CẤP TRÍCH LỤC HỘ TỊCH
Điều 62. Cấp bản chính trích lục hộ tịch khi đăng ký hộ tịch
1. Khi đăng ký hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch cấp 01 bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký hộ tịch, trừ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn.
2. Bản chính trích lục hộ tịch được chứng thực bản sao.
Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký
Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.
Điều 64. Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Chương VI

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC HỘ TỊCH

Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
Điều 65. Trách nhiệm của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch.
2. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch bao gồm:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch; tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch;
b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
d) Thống kê hộ tịch;
đ) Hợp tác quốc tế về hộ tịch.
Điều 66. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đăng ký, quản lý hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch ở trong nước;
2. Ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, trích lục hộ tịch và các biểu mẫu hộ tịch khác; quy định cụ thể điều kiện, trình tự đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động;
3. Xây dựng và quản lý thống nhất Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; hướng dẫn, chỉ đạo địa phương trong việc quản lý, sử dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
4. Hằng năm tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá, thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ.
Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại Cơ quan đại diện và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện;
b) Tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho viên chức ngoại giao, lãnh sự;
c) Lập Sổ hộ tịch để quản lý thông tin hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại Cơ quan đại diện;
d) Cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
đ) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch của Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về hộ tịch, pháp luật về lãnh sự và điều ước quốc tế liên quan;
b) Bố trí viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện nhiệm vụ đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện;
c) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch và biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
d) Quản lý, cập nhật và khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
đ) Báo cáo Bộ Ngoại giao nội dung đăng ký hộ tịch để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
e) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định;
g) Lưu giữ giấy tờ, đồ vật và chúng cứ khác liên quan đến đăng ký hộ tịch;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này.
Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Bảo đảm kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định của pháp luật;
2. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác hộ tịch.
Điều 69. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;
c) Căn cứ quy định của Chính phủ, quyết định việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch ở cấp huyện, cấp xã; bảo đảm cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch;
d) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền;
e) Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật;
g) Định kỳ tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch;
h) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, d, đ, g và h khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.
Điều 70. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật này;
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;
d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
đ) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bố trí công chức làm công tác hộ tịch;
e) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền;
h) Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật;
i) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ;
k) Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch.
2. Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, i và k khoản 1 Điều này.
3. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã thì ngoài việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp huyện, còn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đăng ký và quản lý hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Điều 71 của Luật này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.
Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật này;
b) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân cấp trên, bố trí công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch;
d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
đ) Quản lý, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
e) Tổng hợp tình hình và thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Chính phủ;
g) Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, khai tử; chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.
Công chức tư pháp – hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này.
Mục 2. CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC HỘ TỊCH
Điều 72. Công chức làm công tác hộ tịch
1. Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tư pháp – hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
3. Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
4. Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
Điều 73. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch
1. Trong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;
b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;
c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
đ) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.
Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
e) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
g) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 74. Những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm
1. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch.
2. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch.
3. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật này.
4. Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
5. Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật này.
6. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch.
7. Công chức làm công tác hộ tịch vi phạm các quy định tại Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 75. Giá trị của Sổ hộ tịch được lập, giấy tờ hộ tịch được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực
1. Sổ hộ tịch được lưu trữ trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị làm căn cứ chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân, tra cứu, cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Giấy tờ hộ tịch đã cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng.
Điều 76. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ đăng ký hộ tịch được thụ lý trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của pháp luật về hộ tịch tại thời điểm tiếp nhận.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký lại khai sinh, khai tử, kết hôn đã được đăng ký trước ngày Luật này có hiệu lực.
3. Chính phủ chỉ đạo việc rà soát, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong Luật; quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam; chế độ lập, quản lý, sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến khi xây dựng xong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo quy định của Luật này.
Điều 77. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.
 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng

The post Luật Hộ Tịch 2014 appeared first on MP Law Firm.

]]>
Law No. 53/2014/QH13 of June 26, 2014, on notarization https://mplaw.vn/en/law-no-532014qh13-of-june-26-2014-on-notarization/ Thu, 26 Jun 2014 16:14:56 +0000 http://law.imm.fund/?p=2349 THE NATIONAL ASSEMBLY ——– SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness ————— No. 53/2014/QH13 Hanoi, June 26, 2014   LAW ON NOTARIZATION Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; The National Assembly promulgates the Law on Notarization. Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Scope of regulation This Law provides for […]

The post Law No. 53/2014/QH13 of June 26, 2014, on notarization appeared first on MP Law Firm.

]]>
THE NATIONAL ASSEMBLY
——–
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
—————
No. 53/2014/QH13 Hanoi, June 26, 2014

 

LAW

ON NOTARIZATION

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Notarization.

Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for notaries, notarial practice organizations, notarial practice, notarization procedures and state management of notarization.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:

  1. Notarization means the written certification by a notary of a notarial practice organization of the authenticity and lawfulness of a contract or another civil transaction (below referred to as contract or transaction) or of the accuracy, lawfulness and conformity with social ethics of the Vietnamese or foreign-language translation of a paper or document (below referred to as translation) which is prescribed by law or voluntarily requested by an individual or organization to be notarized.
  2. Notary means a person who fully meets the criteria prescribed by this Law and is appointed by the Minister of Justice to conduct notarial practice.
  3. Notarization requester means a Vietnamese or foreign individual or organization that requests notarization of a contract, transaction or translation in accordance with this Law.
  4. Notarized document means a contract, transaction or translation which has been certified by a notary in accordance with this Law.
  5. Notarial practice organizations include notary bureaus and notary offices organized and operating under this Law and other relevant legal documents.

Article 3. Social functions of notaries
Notaries shall provide public services under the assignment of the State with a view to ensuring legal safety for parties to contracts or transactions; preventing disputes; contributing to protecting lawful rights and interests of individuals and organizations; and ensuring socio- economic stability and development.
Article 4. Principles of notarial practice

  1. Compliance with the Constitution and laws.
  2. Objectivity and honesty.
  3. Compliance with rules on notarial practice ethics.
  4. Taking responsibility before law and notarization requesters for notarized documents.

Article 5. Legal validity of notarized documents

  1. A notarized document is valid from the date a notary signs and appends the seal of his/her notarial practice organization to it.
  2. A notarized contract or transaction is binding on related parties; in case an obliged party fails to perform its/his/her obligations, the other party may request a court to settle the case in accordance with law, unless otherwise agreed upon by related parties.
  3. Notarized contracts and transactions may be used as evidence; details and circumstances of notarized contracts or transactions are not required to be proven, unless such contracts or transactions are declared to be invalid by courts.
  4. Notarized translations are valid for use as their translated papers or documents.

Article 6. Spoken and written language used in notarization
The spoken and written language used in notarization is Vietnamese.
Article 7. Prohibited acts

  1. Notaries and notarial practice organizations are prohibited from committing the following acts:

a/ Disclosing information on the contents of notarized documents, unless notarization requesters so agree in writing or otherwise provided by law; using information on notarized contents to infringe upon lawful rights and interests of individuals and organizations;
b/ Notarizing contracts, transactions or translations the purposes and contents of which violate law or are contrary to social ethics; inciting or creating conditions for parties to contracts or transactions to conduct sham transactions or commit other deceitful acts;
c/ Notarizing contracts, transactions or translations which are related to properties or interests of their own or of their relatives being spouses; natural parents, adoptive parents; natural parents, adoptive parents of their spouses; natural children, adopted children or children-in-law; grandparents, siblings or siblings-in-law; and natural grandchildren, adopted grandchildren;
d/ Refusing notarization requests without plausible reasons; harassing or causing difficulties to notarization requesters;
dd/ Receiving or demanding money or other benefits from notarization requesters in addition to notarization changes, notarization remuneration and other expenses already determined and agreed; receiving or demanding money or other benefits from a third party to settle or refuse to settle notarization requests, causing damage to notarization requesters or related organizations and individuals;
e/ Forcing others to use their services; colluding with notarization requesters or related persons to falsify contents of notarized documents or notarization dossiers;
g/ Exerting pressure, threatening or committing acts which are illegal or contrary to social ethics in order to gain advantage for themselves or their organizations in notarial practice;
h/ Advertising themselves or their organizations in the mass media;
i/ A notarial practice organization establishing branches, representative offices or transaction places other than its head office; conducting production, business and service activities outside its registered scope of operation;
k/ A notary practicing his/her profession concurrently at two or more notarial practice organizations or performing other regular jobs;
l/ A notary participating in the management of an enterprise other than his/her notarial practice organization; providing brokerage or agency services; receiving profits from a contract or transaction which he/she has notarized;
m/ Committing violations of law or rules on notarial practice ethics.

  1. Organizations and individuals are prohibited from committing the following acts:

a/ Pretending to be notarization requesters;
b/ Notarization requesters providing false information and documents or using counterfeit or illegally erased or modified papers and documents to request notarization;
c/ Witnesses or interpreters committing deceitful or dishonest acts;
d/ Obstructing notarial activities.
Chapter II
NOTARIES
Article 8. Criteria for notaries
A Vietnamese citizen who permanently resides in Vietnam, observes the Constitution and law, has good ethical qualities, and fully satisfies the following criteria shall be considered for appointment as a notary:

  1. Having a bachelor of law degree.
  2. Having performed legal work at agencies or organizations for at least 5 years after obtaining the bachelor of law degree.
  3. Having graduated from a notary training course as prescribed in Article 9 of this Law or completed a notary re-training course as prescribed in Clause 2, Article 10 of this Law.
  4. Meeting requirements on notarial practice probation results.
  5. Being physically fit for notarial practice.

Article 9. Notary training

  1. Those who possess a bachelor of law degree may attend notary training courses at notary training institutions.
  2. A notary training course must last for 12 months.

Those who have completed a notary training course shall be granted certificates of graduation from the notary training course by the notary training institution.

  1. The Minister of Justice shall stipulate in detail notary training institutions, the framework program for notary training and equivalence recognition for those who have been trained in notary abroad.

Article 10. Exemption from notary training

  1. Notary training shall be exempted for the following persons:

a/ Those who have worked as judges, prosecutors or investigators for at least 5 years;
b/ Lawyers who have been engaged in legal practice for at least 5 years;
c/ Law professors and associate professors; doctors of law;
d/ Senior verifiers of courts, senior examiners of procuracies; senior experts, senior researchers and senior lecturers in the legal sector.

  1. Persons exempted from notary training under Clause 1 of this Article shall attend a re-training course on notarial practice skills and rules on notary practice ethics at a notary training institution before they are proposed for appointment as notaries. A notary re-training course must last for 3 months.

Those who have completed a notary re-training course shall be granted certificates of completion of the notary re-training course.

  1. The Minister of Justice shall stipulate in detail notary re-training courses prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 11. Notarial practice probation

  1. Those who have been granted certificates of graduation from notary training courses or certificates of completion of notary re-training courses shall undergo a probationary period at a notarial practice organization. A probationer may directly contact a notarial practice organization qualified to admit probationers so as to join such organization on probation; if he/she cannot directly contact any notarial practice organization, he/she may request the provincial-level Justice Department of the locality where he/she wishes to undergo a probationary period to arrange his/her probation at a notarial practice organization qualified to admit probationers.

Probationers shall register their probation at the provincial-level Justice Departments of the localities where the notarial practice organizations which they join on probation are located.
The period of notarial practice probation is 12 months for persons possessing a certificate of graduation from a notary training course or 6 months for persons possessing a certificate of completion of a notary re-training course. The period of notarial practice probation shall be counted from the date of probation registration.

  1. Notarial practice organizations admitting probationers must have notaries satisfying the conditions on probationer tutoring prescribed in Clause 3 of this Article and have physical foundations to ensure the probation.
  2. Notarial practice organizations admitting probationers shall assign notaries to tutor probationers.

Notaries acting as tutors must have at least two years’ experience in notarial practice. A notary who is disciplined or administratively sanctioned for violations in notarial practice may not act as a tutor within 12 months after the date of completing the serving of the disciplining decision or administrative sanctioning decision. A notary may not concurrently tutor more than 2 probationers.
Notaries acting as tutors shall guide and take responsibility for jobs performed by probationers under Clause 4 of this Article.

  1. Notarial practice probationers shall be guided in professional practice skills, perform notarization-related jobs assigned by their tutors and take responsibility before their tutors for such jobs. Probationers may not sign notarized documents.
  2. Upon expiration of the probationary period, a notarial practice probationer shall submit to the provincial-level Justice Department with which he/she has registered the probation a written probation result report containing comments of the notary acting as his/her tutor and certification of the notarial practice organization; may register for examination of notarial practice probation results. If meeting requirements on notarial practice probation results, the probationer shall be granted a certificate of notarial practice probation results.
  3. The Minister of Justice shall stipulate in detail notarial practice probation and examination of national practice probation results.

Article 12. Appointment of notaries

  1. Those who fully satisfy the criteria prescribed in Article 8 of this Law may request the Minister of Justice to appoint them as notaries. Dossiers of request for appointment as notaries shall be sent to the provincial-level Justice Departments of the localities where the requesters have registered for notarial practice probation.
  2. A dossier of request for appointment as a notary must comprise:

a/ A written request for appointment as a notary, made according to a form set by the Minister of Justice;
b/ The requester’s judicial record;
c/ A copy of the bachelor of law, master of law or doctor of law degree;
d/ Papers proving the working seniority in the legal sector;
dd/ A copy of the certificate of graduation from a notary training course. For those exempted from notary training, a copy of the certificate of completion of a notary re-training course and papers proving the eligibility for exemption from notary training as prescribed in Clause 1, Article 10 of this Law;
e/ A copy of the certificate of notarial practice probation results;
g/ A health certificate granted by a competent health agency.

  1. Within 10 working days after receiving a complete dossier of request for appointment as a notary prescribed in Clause 2 of this Article, the provincial-level Justice Department shall make a written proposal enclosed with the dossier to the Minister of Justice to appoint the requester as a notary. In case of refusal, it shall reply in writing clearly stating the reason to the requester.
  2. Within 30 days after receiving the written proposal and dossier from the provincial-level Justice Department, the Minister of Justice shall consider and decide to appoint the requester as a notary; in case of refusal, he/she shall issue a written reply clearly stating the reason to the provincial-level Justice Department and the requester.

Article 13. Persons ineligible for appointment as notaries

  1. Those who are being examined for penal liability or have been convicted under a court’s legally effective sentence of an unintentional crime but have not yet had their criminal records written off, or of an intentional crime.
  2. Those who are being subjected to administrative handling measures in accordance with the law on handling of administrative violations.
  3. Those who have their civil act capacity lost or restricted.
  4. Cadres who have been disciplined in the form of removal from office; civil servants or public employees who have been disciplined in the form of dismissal; officers, professional armymen, workers and public employees of agencies and units under the People’s Army, and officers, non-commissioned officers, workers and employees of units under the People’s Public Security Force who have been disciplined in the form of deprival of the title of armyman or people’s policeman or have been expelled from the service.
  5. Those who have their legal practice certificates revoked after they are disciplined in the form of disbarment; those who have been deprived of the right to use their legal practice certificates and the 3-year period, counting from the effective date of the decision on revocation of legal practice certificates or the date of completing the serving of the decision on deprival of the right to use legal practice certificates, has not yet expired.

Article 14. Suspension from notarial practice

  1. The provincial-level Justice Department with which a notary has registered his/her professional practice shall decide to suspend the notary from professional practice in the following cases:

a/ The notary is being examined for penal liability;
b/ The notary is being subjected to an administrative handling measure.

  1. The maximum duration of suspension from notarial practice is 12 months.
  2. The provincial-level Justice Department shall decide to cancel the decision on suspension from notarial practice ahead of time in the following cases:

a/ A decision on termination of investigation or the case is issued, or a legally effective verdict of not guilty is issued by a court;
b/ The notary is no longer subjected to the administrative handling measure in accordance with the law on handling of administrative violations.

  1. The decision on suspension from notarial practice and decision on cancellation of the decision on suspension from notarial practice shall be sent to the notary, the notarial practice organization where the notary works, the People’s Committee of the province or centrally run city (below referred to as provincial-level People’s Committee) and the Ministry of Justice.

Article 15. Relief from duty of notaries

  1. A notary may be relieved from duty at his/her own will or or transferred to another job.

The notary shall submit a written request for relief from duty to the provincial-level Justice Department with which he/she has registered his/her professional practice. Within 15 days after receiving the written request, the provincial-level Justice Department shall send a written proposal enclosed with the notary’s written request to the Minister of Justice.

  1. A notary shall be relieved from duty in the following cases:

a/ He/she no longer satisfies the criteria for notaries prescribed in Article 8 of this Law;
b/ He/she has his/her civil act capacity lost or restricted;
c/ He/she concurrently performs another regular job;
d/ He/she fails to conduct notarial practice within 2 years after being appointed as a notary or fails to conduct notarial practice for 12 consecutive months or more;
dd/ The duration of suspension from notarial practice prescribed in Clause 2, Article 14 of this Law has expired but the reason for the suspension still exists;
e/ He/she has been sanctioned twice for administrative violations in notarial practice but still continue committing violations; he/she has been disciplined in the form of reprimand or in a heavier form twice but still continue committing violations, or has been disciplined in the form of dismissal;
g/ He/she is convicted under a court’s legally effective sentence;
h/ He/she is ineligible for appointment as a notary in the cases prescribed in Article 13 of this Law at the time of being appointed.

  1. Provincial-level Justice Departments shall scrutinize and examine the satisfaction of professional practice criteria by notaries in their localities.

When having grounds to believe that a notary falls into a case subject to relief from duty prescribed in Clause 2 of this Article, the provincial-level Justice Department shall send a written proposal for relief from duty of the notary, enclosed with relevant supporting documents, to the Minister of Justice.

  1. Within 15 days after receiving a dossier of proposal for relief from duty of a notary, the Minister of Justice shall consider and decide to relieve the notary from duty.

Article 16. Re-appointment as notaries

  1. Notaries who have been relieved from duty under Clause 1, Article 15 of this Law may be considered for re-appointment as notaries when they make requests for re-appointment.
  2. Except the case prescribed in Clause 3 of this Article, notaries who have been relieved from duty under Clause 2, Article 15 of this Law may be considered for re-appointment as notaries when fully meeting the criteria for notaries prescribed in Article 8 of this Law and the reasons for their relief from duty no longer exist.
  3. Notaries who have been relieved ữom duty because as they are convicted under court’s legally effective sentences of intentional crimes, have been twice sanctioned for administrative violations in notarial practice but continue committing violations; have been disciplined in the form of reprimand or in a heavier form twice but still continue committing violations or in the form of dismissal shall not be re-appointed as notaries.
  4. Procedures for re-appointment as notaries must comply with Article 12 of this Law. A dossier of request for re-appointment as a notary must comprise:

a/ A written request for re-appointment as a notary, made according to a form set by the Minister of Justice;
b/ The judicial record;
c/ The health certificate granted by a competent health agency;
d/ A copy of the decision on relief from duty of the notary;
dd/ Copies of papers proving that the reason for relief from duty no longer exists, except the case prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 17. Rights and obligations of notaries

  1. Notaries have the following rights:

a/ To have their right to notarial practice protected by law;
b/ To participate in the establishment of notary offices or work under contracts for notarial practice organizations;
c/ To notarize contracts, transactions and translations in accordance with this Law;
d/ To request related individuals, agencies and organizations to provide information and documents serving the notarization;
dd/ To refuse to notarize contracts, transactions and translations which violate law or are contrary to social ethics;
e/ To have other rights as prescribed in this Law and other relevant laws.

  1. Notaries have the following obligations:

a/ To abide by the principles of notarial practice;
b/ To practice at a notarial practice organization;
c/ To respect and protect lawful rights and interests of notarization requesters;
d/ To explain to notarization requesters their lawful rights, obligations and interests, and legal significance and consequences of notarization; if refusing notarization requests, to clearly state the reasons to notarization requesters;
dd/ To keep secret contents of notarized documents, unless otherwise agreed in writing by notarization requesters or provided by law;
e/ To attend notary re-training courses every year;
g/ To take responsibility before law and notarization requesters for documents they have notarized; to take responsibility before law for operations of notary offices of which they are partners;
h/ To join socio-professional organizations of notaries;
i/ To be managed by competent state agencies, notarial practice organizations where they work and the notaries’ socio-professional organization of which they are members;
k/ To have other obligations as prescribed by this Law and other relevant legal documents.
Chapter III
NOTARIAL PRACTICE ORGANIZATIONS
Article 18. Principles of establishment of notarial practice organizations

  1. The establishment of a notarial practice organization must comply with this Law and the master plan on development of notarial practice organizations approved by the Prime Minister.
  2. Notary bureaus may be established only in geographical areas where conditions for development of notary offices are not available.
  3. Notary offices established in geographical areas with difficult or extremely difficult socio-economic conditions are entitled to preferential policies prescribed by the Government.

Article 19. Notary bureaus

  1. Notary bureaus shall be established under decisions of provincial-level People’s Committees.
  2. Notary bureaus are public non-business units attached to provincial-level Justice Departments, and have their own offices, seals and accounts.

The at-law representative of a notary bureau is the head of such notary bureau. Heads of notary bureaus must be notaries and shall be appointed, relieved from duty and dismissed by chairpersons of provincial-level People’s Committees.

  1. The name of a notary bureau must contain the words “notary bureau” followed by the ordinal number of its establishment and the name of the province or centrally run city where it is established.
  2. Notary bureaus shall use seals bearing no national emblem. Notary bureaus may have their seals carved and use them after obtaining establishment decisions. Procedures and dossiers of request for seal carving and management and use of seals by notary bureaus must comply with the law on seals.

Article 20. Establishment of notary bureaus

  1. Based on the notarization demand in its locality, a provincial-level Justice Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Departments of Planning and Investment; Finance; and Home Affairs in, preparing a scheme on establishment of a notary bureau and submit it to the provincial-level People’s Committee for consideration and decision. The scheme must state the necessity to establish a notary bureau, its expected organizational apparatus, name, personnel, location and physical conditions, and implementation plan.
  2. Within 30 days after the provincial-level People’s Committee issues a decision on establishment of a notary bureau, the provincial-level Justice Department shall publish the following information on three consecutive issues of a central or local newspaper:

a/ Name and address of the notary bureau;
b/ Serial number and date of issuance of the establishment decision and the date of commencement of operation of the notary bureau.

  1. In case the provincial-level People’s Committee decides to change the name or address of a notary bureau, the provincial-level Justice Department shall publish information on such changes in accordance with Clause 2 of this Article.

Article 21. Transformation and dissolution of notary bureaus

  1. When it is no longer necessary to maintain a notary bureau, the provincial-level Justice Department shall prepare a scheme on transformation of the notary bureau into a notary office and submit it to the provincial-level People’s Committee for consideration and decision.

The Government shall stipulate in detail the transformation of notary bureaus into notary offices.

  1. In case a notary bureau cannot be transformed into a notary office, the provincial- level Justice Department shall prepare a scheme on dissolution of the notary bureau and submit it to the provincial-level People’s Committee for consideration and decision.

The notary bureau may be dissolved only after it fully pays its debts, completes procedures for termination of labor contracts signed with its employees, and settles all notarization requests already received.
Within 15 days after the provincial-level People’s Committee issues a decision on dissolution of the notary bureau, the provincial-level Justice Department shall publish information on the dissolution of the notary bureau on 3 consecutive issues of a central or local newspaper.
Article 22. Notary offices

  1. Notary offices shall be organized and operate in accordance with this Law and other relevant legal documents concerning partnerships.

A notary office must have at least 2 notaries being its partners. Notary offices have no capital contributors.

  1. The at-law representative of a notary office shall act as its head. The head of a notary office must be a notary who is its partner and has practiced notarization for at least 2 years.
  2. The name of a notary office must contain the words “notary office” followed by the full name of its head or another notary being its partner as agreed by all notaries who are partners, and must not be identical to or cause confusion with those of other notarial practice organizations and violate national historical and cultural traditions, ethics and fine customs.
  3. Notary offices must have head offices satisfying the conditions prescribed by the Government.

Notary offices may have their own seals and accounts and shall operate on the principle of financial autonomy with their revenues coming from notarization charges, notarization remuneration and other lawful sources.

  1. Notary offices shall use seals bearing no national emblem. Notary offices may have their seals carved and use them after obtaining establishment permission decisions. Procedures and dossiers of request for permission for seal carving and management and use of seals of notary offices must comply with the law on seals.

Article 23. Establishment and operation registration of notary offices

  1. Notaries who jointly establish a notary office shall compile a dossier of request for establishment of a notary office and submit it to the provincial-level People’s Committee for consideration and decision. A dossier of request for establishment of a notary office must comprise a written request and a scheme on establishment of the notary office, clearly stating the necessity to establish the notary office, its expected organizational structure, name, personnel, location, physical conditions and implementation plan; and copies of appointment decisions of notaries jointly establishing the notary office.
  2. Within 20 days after receiving a complete and valid dossier of request for establishment of a notary office, the provincial-level People’s Committee shall consider and decide to permit the establishment of the notary office; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
  3. Within 90 days after receiving the decision permitting its establishment, the notary office shall register its operation with the provincial-level Justice Department of the locality where the establishment decision is issued.

The contents of operation registration of a notary office include the name of the notary office, full name of its head, address of its head office, list of notaries being partners and list of contractual notaries of the notary office (if any).

  1. A dossier of operation registration for a notary office must comprise a written operation registration request, papers proving the suitability of the notary office’s location with the contents stated in its establishment scheme and professional practice registration dossiers of notaries being its partners and contractual notaries (if any).

Within 10 working days after receiving a complete operation registration dossier, the provincial-level Justice Department shall issue a written operation registration to the notary office; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.

  1. A notary office may conduct notarial activities on the date it is granted a written operation registration by the provincial-level Justice Department.

Article 24. Changes of contents of operation registration of notary offices

  1. Upon occurence of a change in any of the contents prescribed in Clause 3, Article 23 of this Law, a notary office shall register the changed content with the provincial-level Justice Department with which it has registered its operation.

The relocation of a notary office to another rural district, urban district, provincial town or city within the province or centrally run city which has issued the decision permitting its establishment shall be considered and decided by the provincial-level People’s Committee and conform with the master plan on development of notarial practice organizations.

  1. Within 7 working days after receiving a complete dossier of request, the provincial- level Justice Department shall re-grant the written operation registration to a notary office which changes its name, address or head; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.

Article 25. Provision of information on contents of operation registration of notary offices
Within 10 working days after granting or re-granting the written operation registration to a notary office, a provincial-level People’s Committee shall notify such in writing to the tax agency, statistics agency, provincial-level Public Security Department, and the People’s Committee of the rural district, urban district, town or provincial city and the People’s Committee of the commune, ward or township where the notary office is located.
Article 26. Publishing of information on operation registration of notary offices

  1. Within 30 days after receiving a written operation registration, a notary office shall publish the following information on three consecutive issues of a central newspaper or a newspaper of the locality where it has registered its operation:

a/ Its name and address;
b/ Full names and serial numbers of the appointment decisions of notaries practicing at the notary office;
c/ Serial number and date of issuance of the written operation registration, place of operation registration and date of commencement of operation.

  1. A notary office which is re-granted the written operation registration shall publish information on its operation registration in accordance with Clause 1 of this Article.

Article 27. Change of partners of notary offices

  1. A notary being a partner of a notary office may terminate his/her partnership status at his/her own will or in other cases prescribed by law.

A notary office may admit new notaries as partners, provided that such notaries are accepted by remaining notaries being its partners.
The termination of the partnership status of notaries and admission of new notaries as partners must comply with this Law and the law on enterprises.

  1. In case a notary being the partner of a notary office dies or is declared to be dead by a court, his/her heir is entitled to enjoy the value of his/her assets at the notary office left after paying his/her debts. The heir may become a partner of such notary office if he/she is a notary and accepted by other notaries who are partners of such notary office.

Article 28. Consolidation and merger of notary offices

  1. Two or more notary offices located in the same province or centrally run city may be consolidated into a new notary office by transferring all their assets and lawful rights, obligations and interests to the consolidating notary office and, at the same time, terminating their operation.
  2. One or more than one notary office may be merged into another notary office located in the same province or centrally run city by transferring all its/their assets and lawful rights, obligations and interests in the merging notary office and, at the same time, terminating its/ their operation.
  3. Provincial-level People’s Committees shall consider and decide to permit the consolidation and merger of notary offices.
  4. The Government shall stipulate in detail procedures for consolidation and merger of notary offices.

Article 29. Transfer of notary offices

  1. A notary office may be transferred to other notaries who fully meet the conditions prescribed in Clause 2 of this Article. A notary office may be transferred only after it has conducted notarial activities for at least 2 years.

Notaries who have transferred their notary offices may not participate in the establishment of new notary offices within 5 years from the date of transfer.

  1. A notary who receives a notary office must meet the following conditions:

a/ Having practiced notarization for at least 2 years, for persons expected to take over the position of head of the notary office;
b/ Undertaking to practice at the notary office transferred to him/her;
c/ Undertaking to inherit the rights and obligations of the transferred notary office.

  1. Provincial-level People’s Committees shall consider and decide to permit the transfer of notary offices.
  2. The Government shall stipulate in detail the order and procedures for transfer of notary offices.

Article 30. Revocation of establishment permission decisions

  1. A notary office may have its establishment permission decision revoked in the following cases:

a/ The notary office fails to register its operation as prescribed in Article 23 of this Law;
b/ Past the 6-month period from the date of receiving the written operation registration, the notary office still fails to commence its operation;
c/ The notary office fails to operate continuously for 3 months or more, except cases in which all notaries being its partners are suspended from notarial practice;
d/ The notary office has only one notary being its partner and no new partner added within 6 months from the date when the number of notaries being its partners becomes insufficient;
dd/ All notaries being partners of the notary office are relieved from duty, die or are declared by a court to be dead;
e/ The notary office no longer satisfies the operation conditions prescribed in this Law and other relevant legal documents.

  1. Provincial-level Justice Departments shall examine, review and make dossiers to propose provincial-level People’s Committees to issue decisions to revoke decisions permitting the establishment of notary offices.

Article 31. Termination of operation of notary offices

  1. A notary office shall terminate its operation in the following cases:

a/ The notary office terminates its operation at its own will;
b/ The notary office has its establishment decision revoked under Article 30 of this Law;
c/ The notary office is consolidated or merged.

  1. In case of terminating its operation under Point a, Clause 1 of this Article, at least 30 days before the expected time of operation termination, a notary office shall send a report to the provincial-level Justice Department with which it has registered its operation. Before the time of operation termination, the notary office shall fully pay its tax and other liabilities, complete procedures to terminate labor contracts signed with notaries and other staff members and settle notarization requests already received. If unable to settle notarization requests it has received, the notary office shall reach agreement with notarization requesters on the performance of such requests.

In case a notary office terminates its operation under Point c, Clause 1 of this Article, its rights and obligations shall be further exercised and performed by the consolidating or merging notary office.
A notary office shall publish information on the expected time of its operation termination on three consecutive issues of a central newspaper or a newspaper of the locality where it has registered its operation.
The provincial-level Justice Department shall revoke the written operation registration of the notary office and report such to the provincial-level People’s Committee for the latter to revoke its establishment permission decision and notify in writing the operation termination of the notary office to the agencies prescribed in Article 25 of this Law.

  1. In case a notary office terminates its operation under Point b, Clause 1 of this Article, within 7 working days after a decision on revocation of the notary office’s establishment permission decision is issued, the provincial-level Justice Department shall revoke the notary office’s written operation registration, notify in writing its operation termination to the agencies prescribed in Article 25 of this Law and, at the same time, publish information on the operation termination of the notary office on three consecutive issues of a central newspaper or a newspaper of the locality where the notary office has registered its operation.

Within 60 days after having its establishment permission decision revoked, a notary office shall fully pay its tax and other liabilities, complete procedures to terminate labor contracts signed with notaries and other employees; for notarization requests it has received but not yet settled, the notary office shall return notarization request dossiers to notarization requesters. Past this time limit, if the notary office still fails to fulfill its asset-related liabilities or the notary office has its establishment permission decision revoked because all of its partners die or are declared by a court to be dead, assets of the notary office and its partners shall be used to pay its liabilities in accordance with the civil law.
Article 32. Rights of notarial practice organizations

  1. To sign employment contracts or labor contracts with notaries prescribed at Points a and c, Clause 1, Article 34 of this Law and other employees.
  2. To collect notarization charges, notarization remuneration and other expenses.
  3. To provide notarization services beyond the working hours applicable to state administrative agencies to meet people’s notarization demands.
  4. To exploit and use information from the notarization database prescribed in Article 62 of this Law.
  5. To exercise other rights as prescribed by this Law and other relevant legal documents.

Article 33. Obligations of notarial practice organizations

  1. To manage notaries practicing at their organizations in observing law and rules on notarial practice ethics;
  2. To comply with the laws on labor, tax, finance and statistics.
  3. To apply the working hours applicable to state administrative agencies.
  4. To post up working timetables, notarization procedures, rules on receipt of notarization requesters, and rates of notarization charges and notarization remuneration and other expenses at their head offices.
  5. To purchase professional liability insurance for their notaries in accordance with Article 37 of this Law and pay compensation for damage in accordance with Article 38 of this Law.
  6. To receive, create favorable conditions for and manage notarial practice probationers during their probationary period at their organizations.
  7. To create conditions for their notaries to participate in annual professional re-training.
  8. To comply with competent state agencies’ requests concerning reporting, examination, inspection and provision of information on notarized contracts, transactions and translations.
  9. To keep notarization registers and preserve notarization dossiers.
  10. To share information on the origin of assets and actual state of asset transactions and other information on deterrent measures applied to assets related to contracts and transactions notarized by their notaries to be included in the notarization database prescribed in Article 62 of this Law.
  11. To perform other obligations as prescribed by this Law and other relevant legal documents.

Chapter IV
NOTARIAL PRACTICE
Article 34. Forms of professional practice by notaries

  1. Forms of professional practice by notaries include:

a/ Notaries of notary bureaus;
b/ Notaries being partners of notary offices;
c/ Notaries working under labor contracts at notary offices.

  1. The recruitment, management and employment of notaries prescribed at Point a, Clause 1 of this Clause must comply with the law on public employees.

The signing and performance of labor contracts with notaries prescribed at Point c, Clause 1 of this Clause must comply with this Law and the labor law.
Article 35. Registration of professional practice

  1. Notarial practice organizations shall make professional practice registration for their notaries at provincial-level Justice Departments with which the notarial practice organizations have registered their operation.

Notary offices shall make professional practice registration for their notaries when making operation registration or registration of changes of operation registration contents under Article 23 or 24 of this Law.
Notary bureaus shall make professional practice registration for their notaries after obtaining establishment decisions or recruiting new notaries.

  1. Provincial-level Justice Departments shall register notarial practice for and grant notary’s cards to notaries of notarial practice organizations; in case of refusal, they shall issue a written notice clearly stating the reason to notarial practice organizations and notaries.
  2. When a notary stops working at a notarial practice organization, this organization shall notify it to the provincial-level Justice Department for deregistration of the practice of this notary. This notary may not sign notarized documents from the date of termination of his/ her partner status or termination of his/her working contract or labor contract with the notarial practice organization.

Article 36. Notary’s cards

  1. Notary’s cards serve as a basis for proving notarial practice status of notaries. When practicing notarization, notaries shall carry their notary’s cards.
  2. In case their granted cards are lost or damaged, notaries shall be re-granted notary’s cards.

In case notaries are relieved from duty or subject to deregistration of their practice, their notary’s cards shall be revoked.

  1. The Minister of Justice shall stipulate in detail the form of notary’s card, and procedures for notarial practice registration and grant, re-grant and revocation of notary’s cards.

Article 37. Professional liability insurance for notaries

  1. Professional liability insurance for notaries is compulsory insurance. The purchase of professional liability insurance for notaries shall be maintained throughout the operation duration of a notarial practice organization.
  2. Notarial practice organizations are obliged to purchase professional liability insurance for their notaries.

Within 10 working days from the date of insurance purchase or the date of modification or extension of contracts on professional liability insurance for notaries, a notarial practice organization shall notify such and send copies of these contracts or the modified or extended contracts to the provincial-level Justice Department.

  1. The Government shall stipulate in detail conditions for, premium rates and minimum premiums of, professional liability insurance for notaries.

Article 38. Compensation and indemnity in notarial activities

  1. Notarial practice organizations shall pay compensation for damage caused to notarization requesters and other organizations and individuals due to faults of their notaries or employees or interpreters being their collaborators in the process of notarization.
  2. Notaries, employees or interpreters being collaborators who cause damage shall indemnify the notarial practice organization for the compensation amount already paid by this organization to the damage sufferer in accordance with law; in case they fail to indemnify such amount, the notarial practice organization may request a court to settle.

Article 39. Socio-professional organizations of notaries

  1. Socio-professional organization of notaries means a self-managed organization established at the central or provincial level to represent and protect lawful rights and interests of notaries; issue rules on notarial practice ethics; supervise compliance with the notarization law and the rules on notarial practice ethics; join state agencies in organizing notarial practice training, re-training and probation; consult competent agencies on the appointment and relief from duty of notaries, the establishment, consolidation, merger, transfer or operation termination of notarial practice organizations; and perform other tasks related to notarial activities under the Government’s regulations.
  2. The Government shall stipulate in detail the establishment, organizational structure, tasks and powers of socio-professional organizations of notaries.

Chapter V
PROCEDURES FOR NOTARIZATION OF CONTRACTS, TRANSACTIONS AND TRANSLATIONS
Section 1. GENERAL PROCEDURES FOR NOTARIZATION
Article 40. Notarization of ready-made contracts and transactions

  1. A notarization request dossier shall be made in one set, comprising:

a/ A notarization request containing information on full name and address of the notarization requester, contents to be notarized and list of enclosed papers; name of the notarial practice organization, full name of the dossier recipient, and time of dossier receipt;
b/ The draft contract or transaction;
c/ A copy of the personal identity paper of the notarization requester;
d/ A copy of the ownership certificate or use right certificate or its substitute paper as permitted by law for assets subject to ownership or use right registration under law, in case the contract or transaction is related to those assets;
dd/.Copies of other papers related to the contract or transaction as required by law.

  1. The copies specified in Clause 1 of this Article may be photocopied, printed or typewritten copies containing full and accurate contents as the originals and do not need to be certified.
  2. A notary shall check the papers in a notarization request dossier. When the dossier is complete and valid as prescribed by law, he/she shall accept it and record it in the notarial register.
  3. Notaries shall guide notarization requesters to comply with regulations on notarization procedures and relevant regulations on performance of contracts and transactions; clearly explain to notarization requesters their rights, obligations and lawful interests as well as the significance and legal consequences of their entry into contracts or transactions.
  4. When having grounds to believe that a notarization request dossier contains unclear matters, the contract or transaction was concluded under threat or coercion, or having doubts about the civil act capacity of the notarization requester, or the object of the contract or transaction has not yet been specifically described, a notary may request the notarization requester to clarify the matters or, at the request of the notarization requester, conduct verification or request assessment; if the matters cannot be clarified, the notary has the right to refuse to notarize.
  5. A notary shall check the draft contract or transaction; if the draft contains some articles and clauses contrary to law or social ethics or the object of the contract or transaction is incompliant with law, he/she shall point them out for the notarization requester to modify. If the notarization requester fails to modify, the notary has the right to refuse to notarize.
  6. The notarization requester shall himself/herself read again the draft contract or transaction or request the notary to read it.
  7. If agreeing with the whole contents of the draft contract or transaction, the notarization requester shall sign every page of the draft. The notary shall request the notarization requester to produce the originals of the papers specified in Clause 1 of this Article for comparison before writing testimonies and signing every page of the contract or transaction.

Article 41. Notarization of contracts or transactions drafted by notaries at the request of notarization requesters

  1. A notarization requester shall submit a dossier set as prescribed at Points a, c, d and dd, Clause 1, and in Clause 2, Article 40 of this Law, and state the contents of, and the intention of concluding, the contract or transaction.
  2. A notary shall perform the jobs specified in Clauses 3,4 and 5, Article 40 of this Law.

When the contents of, and the intention of concluding, the contract or transaction are true, lawful and consistent with social ethics, the notary shall draft the contract or transaction.

  1. The notarization requester shall himself/herself read the draft contract or transaction or the notary shall read it for him/her. If agreeing with the whole contents of the draft contract or transaction, the notarization requester shall sign every page of the draft. The notary shall request the notarization requester to produce the originals of the papers specified in Clause 1 of this Article for comparison before writing testimonies and signing every page of the contract or transaction.

Article 42. Scope of notarization of real estate contracts or transactions
Notaries of a notarial practice organization may only notarize contracts and transactions related to real estate within the province or centrally run city where the organization is located, excluding testaments or written disclaimers of real estate and letters of authorization related to the exercise of real estate-related rights.
Article 43. Notarization time limit

  1. The notarization time limit shall be counted from the date of acceptance of a notarization request dossier to the time of issuance of notarization results. The time of verification and assessment of contents related to contracts or transactions and posting of information on the acceptance for notarization of written agreements on division of estate, written declarations for acceptance of estate or translations of papers and documents shall not be included in the notarization time limit.
  2. The notarization time limit is two working days; for complicated contracts or transactions, this time limit may be longer but must not exceed 10 working days.

Article 44. Notarization places

  1. Except the cases specified in Clause 2 of this Article, notarization shall be conducted at head offices of notarial practice organizations.
  2. Notarization may be conducted outside the head office of a notarial practice organization if the notarization requester is old and weak and cannot move, is held in custody or in prison, is serving an imprisonment sentence or has another plausible reason for being unable to come to the head office of the notarial practice organization.

Article 45. Scripts in notarized documents

  1. Scripts in notarized documents must be clear and legible, must not use any abbreviations and symbols, must not be written between two lines or over the lines, and must not be erased; no blank space is allowed, unless otherwise provided by law.
  2. The time of notarization shall be expressed in terms of date, month and year; the hour and minute may also be indicated as requested by the notarization requester or considered necessary by the notary. Unless otherwise provided by law, numbers shall be written in both figures and words.

Article 46. Testimonies of notaries

  1. Testimonies of a notary for a contract or transaction must clearly state the time and place of notarization, full name of the notary and name of the notarial practice organization; certify that the parties to the contract or transaction act on a completely voluntary basis and has civil act capacity, and that the purpose and contents of the contract or transaction are compliant with law and social ethics, signatures or fingerprints in the contract or transaction are truly those of the parties to the contract or transaction; and responsibility of the notary for his/her testimonies; and must bear the signature of the notary and seal of the notarial practice organization.
  2. The Minister of Justice shall stipulate in detail the model testimonies of notaries for contracts or transactions.

Article 47. Notarization requesters, witnesses and interpreters

  1. Notarization requesters being individuals must have civil act capacity.

For notarization requesters being organizations, notarization requests shall be made through at-law representatives or authorized representatives of these organizations.
Notarization requesters shall produce all necessary papers related to the notarization and take responsibility for the accuracy and lawfulness of such papers.

  1. In case notarization requesters cannot read, hear, sign or press fingerprints, or in other cases prescribed by law, witnesses are required during notarization.

Witnesses must be full 18 years or older, have full civil act capacity and have no rights, interests or obligations related to the notarization.
Witnesses shall be invited by notarization requesters or, if notarization requesters cannot invite witnesses, be designated by notaries.

  1. Notarization requesters who are not fluent in Vietnamese must have interpreters.

Interpreters must be full 18 years or older, have full civil act capacity, and are fluent in Vietnamese and the language used by notarization requesters.
Interpreters shall be invited by notarization requesters and take responsibility before law for their interpretation.
Article 48. Signatures, fingerprints in notarized documents

  1. Notarization requesters, witnesses and interpreters shall sign contracts or transactions in the presence of notaries.

When a person competent to conclude contracts of a credit institution or another enterprise has registered his/her specimen signature at the notarial practice organization, he/she may sign the contract beforehand; a notary shall compare the signature in the contract with the specimen signature before notarization.

  1. Fingerprints may be used instead of signatures in case notarization requesters, witnesses or interpreters are unable to sign because they are physically disabled or do not know how to sign. For his/her fingerprint, the notarization requester, witness or interpreter shall use his/her right forefinger; if he/she cannot use the right forefinger, he/she may use the left forefinger; if he/she cannot use both forefingers, he/she may use another finger; in this case which finger of which hand is used must be clearly stated.
  2. Both fingerprint and signature may be used in the following cases:

a/ Notarization of testaments;
b/ At the request of the notarization requester;
c/ The notary finds it necessary to protect the interests of the notarization requester.
Article 49. Pagination of notarized documents
A notarized document containing two or more pages shall be paginated. For a notarized document containing two or more sheets, every two adjoining sheets shall be appended with an overlapping seal on their inner edges.
Article 50. Correction of technical errors in notarized documents

  1. Technical errors include recording, typing or printing mistakes in notarized documents the correction of which does not affect the rights and obligations of parties to contracts or transactions.
  2. Technical errors in notarized documents shall be corrected at a notarial practice organization that has conducted the notarization. If the notarial practice organization that has conducted the notarization has terminated its operation or been transformed, transferred or dissolved, the notarial practice organization that is keeping the notarial records shall correct technical errors.
  3. A notary who corrects technical errors shall match each eưor against papers in the notarial records, underline the errors to be corrected, write the correct words, marks or numbers on the page margin, then sign and append the seal of the notarial practice organization. The notary shall notify the correction of technical errors to the parties to the contract or transaction.

Article 51. Notarization of the modification, supplementation or cancellation of contracts or transactions

  1. The modification, supplementation or cancellation of a notarized contract or transaction may be notarized only with the written agreements or commitments of all parties to that contract or transaction.
  2. The modification, supplementation or cancellation of a notarized contract or transaction shall be notarized at the notarial practice organization that has conducted the notarization and shall be made by a notary. If the notarial practice organization that has conducted the notarization has terminated its operation or been transformed, transferred or dissolved, a notary of the notarial practice organization that is keeping the notarial records shall modify, supplement or cancel the contract or transaction.
  3. Procedures for notarization of the modification, supplementation or cancellation of a notarized contract or transaction are the same as procedures for notarization of contracts and transactions prescribed in this Chapter.

Article 52. Persons having the right to request courts to declare notarized documents invalid
Notaries, notarization requesters, witnesses, interpreters, persons with related rights and obligations and competent state agencies may request courts to declare notarized documents invalid when having grounds to believe that the notarization is in violation of law.
Section 2. PROCEDURES FOR NOTARIZATION OF CONTRACTS, TRANSACTIONS AND TRANSLATIONS, CUSTODY OF TESTAMENTS
Article 53. Scope of application
Procedures for notarization of real estate mortgage contracts, authorization contracts, testaments, written agreements on division of estate, written declarations for acceptance of estate or written disclaimers of estate must comply with the provisions of this Section and the provisions of Section 1 of this Chapter which are not contrary to the provisions of this Section.
Article 54. Notarization of real estate mortgage contracts

  1. Real estate mortgage contracts shall be notarized at a notarial practice organization located in the province or centrally run city where the real estate is located.
  2. In case a real estate has been mortgaged to secure the performance of one obligation and the mortgage contract has been notarized but such real estate is then further mortgaged to secure the performance of another obligation as permitted by law, a subsequent mortgage contract shall be notarized at the notarial practice organization that has notarized the first mortgage contract. In case the notarial practice organization that conducted the notarization has terminated operation or been transformed, transferred or dissolved, a notary of the notarial practice organization that is keeping the notarial records shall notarize the subsequent mortgage contract.

Article 55. Notarization of authorization contracts

  1. When notarizing authorization contracts, notaries shall carefully examine the dossiers and clearly explain to related parties their rights and obligations as well as legal consequences of such authorization.
  2. In case both the authorizing party and authorized party cannot appear together at the same notarial practice organization, the authorizing party shall request the notarial practice organization of the place of residence of the authorizing party to notarize the authorization contract; the authorized party shall request the notarial practice organization of the place of residence of the authorized party to further notarize the original of this authorization contract and complete procedures for notarization of the authorization contract.

Article 56. Notarization of testaments

  1. A testator shall personally request notarization of his/her testament but may not authorize another person to request the notarization.
  2. In case the notary doubts that a testator suffers a mental disease or another disease making him/her unable to perceive and control his/her acts or has grounds to believe that the testament has been made deceitfully or under threat or coercion, the notary shall request the testator to clarify the matter or may refuse to notarize that testament if the testator cannot clarify the matter.

In case the life of a testator is under threat, the notarization requester is not required to produce all the papers specified in Clause 1, Article 40 of this Law but shall clearly state such in the notarized document.

  1. The testator who wishes to modify, supplement, replace, or cancel part or the whole of, his/her notarized testament may request any notary to notarize such modification, supplementation, replacement or cancellation. In case the testament was previously kept at a notarial practice organization, the testator shall notify this organization of the modification, supplementation, replacement or cancellation of the testament.

Article 57. Notarization of written agreements on division of estate

  1. The heirs at law or under a testament which does not specify the portion of the estate to be enjoyed by each heir may request notarization of their written agreement on the division of the estate.

In the written agreement on the division of the estate, an heir may donate the whole or part of his/her portion of the estate to another heir.

  1. In case the estate is land use rights or an asset subject to ownership registration under law, the notarization request dossier must comprise the papers proving the estate leaver’s land use rights or ownership of that estate.

In case of inheritance under law, the notarization request dossier must comprise the papers proving the relationship between the estate leaver and the estate heir in accordance with the law on inheritance. In case of inheritance under a testament, the notarization request dossier must comprise a copy of the testament.

  1. A notary shall verify whether an estate leaver is the person having land use rights or asset ownership and the notarization requesters are estate heirs; if suspecting or having grounds to believe that the leaving and inheritance of the estate are unlawful, the notary may reject the notarization request or conduct verification or solicit assessment at the request of the notarization requester.

Notarial practice organizations shall post up information on the acceptance for notarization of written agreements on division of estate before conducting the notarization.

  1. A notarized agreement on division of estate serves as a basis for competent state agencies to register the transfer of land use rights or asset ownership to estate heirs.

Article 58. Notarization of written declarations for acceptance of estate

  1. A sole estate heir or co-heirs at law who agree not to divide the estate may request notarization of his/her/their written declaration(s) for acceptance of the estate.
  2. The notarization of written declarations for acceptance of estate must comply with Clauses 2 and 3, Article 57 of this Law.
  3. The Government shall stipulate in detail procedures for posting up information on acceptance for notarization of written agreements on division of estate and written declarations for acceptance of estate.

Article 59. Notarization of written disclaimers of estate
Heirs may request notarization of written disclaimers of estate. When making such a request, the notarization requester shall produce a copy of the testament in case of testamentary inheritance or papers proving his/her relationship with the estate leaver in accordance with the law on inheritance; and the death certificate or another paper proving the estate leaver’s death.
Article 60. Custody of testaments

  1. A testator may request a notarial practice organization to keep his/her testament in custody. When agreeing to keep a testament in custody, a notary shall seal up the testament in the presence of the testator, make a custody receipt and hand it to the testator.
  2. When the notarial practice organization that keeps a testament in custody terminates its operation or is transformed, transferred or dissolved, it shall, before operation termination, transformation, transfer or dissolution, reach agreement with the testator on the transfer of the testament to another notarial practice organization for custody. If no such agreement is made or such agreement cannot be reached, the testament and custody charge shall be returned to the testator.
  3. The announcement of testaments kept at notarial practice organizations must comply with the civil law.

Article 61. Notarization of translations

  1. The translation of papers and documents from Vietnamese into a foreign language or vice versa for notarization shall be done by interpreters being collaborators of notarial practice organizations. These collaborators must be graduates of foreign language universities or other universities who are fluent in the foreign language used. These collaborators shall take responsibility before notarial practice organizations for the accuracy and consistency of their translations.
  2. A notary shall receive originals of papers and documents to be translated, check them before handing to an interpreter being a collaborator of the notarial practice organization for translation. The interpreter shall sign every page of his/her translations before the notary writes the testimonies and signs every page of such translations.

Every page of translations shall be appended with the “Translation” mark in the right top blank space; translations shall be attached with copies of originals and have every two adjoining sheets appended with an overlapping seal on their inner edges.

  1. Testimonies of a notary on translations must clearly state the time and place of notarization, full name of the notary and name of the notarial practice organization; full name of the interpreter; certify that the signature in the translations is truly that of the interpreter; and certify that the translations are accurate and consistent with law and social ethics; such testimonies must bear the signature of the notary and seal of the notarial practice organization.
  2. A notary may not receive and notarize translations in the following cases:

a/ He/she knows or must know that the originals are granted ultra vires or are invalid or counterfeit;
b/ Papers or documents requested for translation have been erased or modified, have additions or omissions, or are damaged or rumpled, making their contents unreadable;
c/ Papers or documents requested for translation are classified as state secrets; papers or documents are banned from dissemination under law.

  1. The Minister of Justice shall stipulate in detail the model testimonies of notaries for translations.

Chapter VI
NOTARIAL DATABASES AND PRESERVATION OF NOTARIAL RECORDS
Article 62. Notarial databases

  1. A notarial database includes information on the origin of assets and transaction status of assets and information on preventive measures applied to assets related to notarized contracts or transactions.
  2. Provincial-level People’s Committees shall develop their local notarial databases and promulgate regulations on exploitation and use of notarial databases.
  3. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Construction and related ministries and sectors in, directing and guiding the development, management and exploitation of local notarial databases.

Article 63. Notarial records

  1. Notarial records include notarization requests, originals of notarized documents, copies of papers submitted by notarization requesters, verification and assessment papers and other relevant papers.
  2. Notarial records shall be numbered chronologically in conformity with the recording in the notarial register.

Article 64. Regime of preservation of notarial records

  1. Notarial practice organizations shall strictly preserve and take security measures for notarial records.
  2. The originals of notarized documents and other papers in notarial records shall be preserved for at least 20 years at head offices of notarial practice organizations; the preservation of such documents and papers outside head offices of these organizations shall be approved in writing by provincial-level Justice Departments.
  3. When a competent state agency requests in writing the supply of notarial records for supervision, examination, inspection, investigation, prosecution, trial or judgment enforcement related to notarized affairs, the concerned notarial practice organization shall supply copies of notarized documents and other relevant papers. The comparison of copies of notarized documents with their originals may only be conducted at the notarial practice organization that keeps notarial records.
  4. The distraint of assets and search of head offices of notarial practice organizations must be conducted in accordance with law and to the witness of representatives of provincial-level Justice Departments or representatives of local socio-professional organizations.
  5. In case a notary bureau is transformed into a notary office, notarial records shall be managed by the notary office.

When a notary bureau is dissolved, notarial records shall be transferred to another notary bureau or a notary office designated by the provincial-level Justice Department.
When a notary office terminates its operation, it shall reach agreement with another notary office on the receipt of notarial records; if such agreement cannot be reached or the notary office terminates its operation because all notaries being its partners die or are declared by a court to be dead, the provincial-level Justice Department shall designate a notary bureau or another notary office to receive notarial records.
Article 65. Issuance of copies of notarized documents

  1. Copies of notarized documents shall be issued in the following cases:

a/ At the request of competent agencies in the cases specified in Clause 3, Article 64 of this Law;
b/ At the request of parties to contracts or transactions and persons with rights and obligations related to the notarized contracts or transactions.

  1. Copies of notarized documents shall be issued by a notarial practice organization that keeps the originals of those documents.

Chapter VII
NOTARIZATION CHARGES AND REMUNERATION AND OTHER EXPENSES
Article 66. Notarization charges

  1. Notarization charges include the charge for notarizing contracts, transactions or translations, the charge for preserving testaments and the charge for granting copies of notarized documents.

Requesters for notarization of contracts, transactions or translations, custody of testaments or grant of copies of notarized documents shall pay notarization charges.

  1. The rates, collection, payment, use and management of notarization charges must comply with law.

Article 67. Notarization remuneration

  1. Notarization requesters shall pay remuneration when requesting notarial practice organizations to draft contracts or transactions, typewrite or make copies, translate papers or documents, or perform other notarial jobs.
  2. Provincial-level People’s Committees shall promulgate ceiling rates of notarization remuneration to be applied to notarial practice organizations in localities. Notarial practice organizations shall determine remuneration rates for each job which must not exceed the ceiling rate of notarization remuneration promulgated by the provincial-level People’s Committee, and shall publicly post up remuneration rates at their head offices. Notarial practice organizations that collect notarization remuneration at rates higher than the ceiling rates and the posted rates shall be handled in accordance with law.
  3. Notarial practice organizations shall clearly explain notarization remuneration to notarization requesters.

Article 68. Other expenses

  1. A notarization requester who asks for verification or assessment or notarization to be conducted outside the head office of a notarial practice organization shall pay expenses therefor.

Expense levels shall be agreed upon by notarization requesters and notarial practice organizations. Notarial practice organizations may not collect expenses at levels higher than the agreed ones.

  1. Notarial practice organizations shall post up principles of calculating other expenses and clearly explain these expenses to notarization requesters.

Chapter VIII
STATE MANAGEMENT OF NOTARIZATION
Article 69. Responsibilities of the Government, the Ministry of Justice and related ministries and sectors for the state management of notarization

  1. The Government shall perform the unified state management of notarization.
  2. The Ministry of Justice shall take responsibility before the Government and the Prime Minister for the state management of notarization, and has the following tasks and powers:

a/ To promulgate or submit to competent state agencies for promulgation legal documents on notarization;
b/ To elaborate, and submit to the Government for promulgation, notarial profession development policies, and submit to the Prime Minister for promulgation master plans on development of notarial practice organizations nationwide;
c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, guiding, organizing and managing the implementation of master plans on development of notarial practice organizations nationwide;
d/ To disseminate the notarization law and notarial profession development policies;
dd/ To appoint, re-appoint or relieve from duty notaries;
e/ To approve the charter of the national socio-professional organization of notaries after reaching agreement with the Ministry of Home Affairs; to suspend the implementation and request revision of documents and regulations of socio-professional organizations of notaries which are contrary to the Constitution, this Law and other relevant legal documents;
g/ To conduct examination and inspection, handle violations, and settle complaints and denunciations about notarial activities within its competence;
h/ To annually report on notarial activities to the Government;
i/ To manage and carry out international cooperation on notarial activities;
k/ Other tasks and powers prescribed in this Law and other relevant legal documents.

  1. The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Justice in guiding, examining and inspecting notarial activities conducted by overseas Vietnamese representative missions, and organizing professional notarization re-training for consuls and diplomats assigned to conduct notarization; and annually report on notarial activities of overseas Vietnamese representative missions to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Government.
  2. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of notarization.

Article 70. Tasks and powers of provincial-level People’s Committees and Justice Departments in the state management of notarization

  1. Provincial-level People’s Committees shall perform the state management of notarization in localities, and have the following tasks and powers:

a/ To organize the implementation of, and disseminate, the notarization law and notarial profession development policies;
b/ To take measures to develop notarial practice organizations in localities in conformity with the Prime Minister-approved master plan on development of notarial practice organizations;
c/ To decide on the establishment of notary bureaus and ensure physical foundations and working facilities for them; to decide on the dissolution or transformation of notary bureaus in accordance with this Law;
d/ To promulgate criteria for approving dossiers of request for establishment of notary offices; to promulgate decisions permitting the establishment or change, and revoke decisions permitting the establishment of notary offices, and permit the transfer, consolidation or merger of notary offices;
dd/ To promulgate ceiling rates of notarization remuneration in localities;
e/ To conduct examination and inspection of, handle violations, and settle complaints and denunciations about, notarization within their competence; to coordinate with the Ministry of Justice in conducting examination and inspection of notarization;
g/ To report on the establishment, transformation and dissolution of notary bureaus to the Ministry of Justice; to permit the establishment, consolidation, merger or transfer of notary offices in localities; and annually report on notarial activities in localities to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Government;
h/ Other tasks and powers prescribed in this Law and other relevant legal documents.

  1. Provincial-level Justice Departments shall assist provincial-level People’s Committees in performing the state management of notarization in localities, and perform the tasks and exercise the powers prescribed in this Law and other relevant legal documents.

Chapter IX
HANDLING OF VIOLATIONS AND SETTLEMENT OF DISPUTES
Article 71. Handling of violations of notaries
Notaries who violate the provisions of this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability, and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
Article 72. Handling of violations of notarial practice organizations
Notarial practice organizations that violate the provisions of this Law shall be administratively sanctioned and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
Article 73. Handling of violations of persons who infringe upon lawful rights and interests of notaries or notarial practice organizations
Persons with positions or powers who infringe upon lawful rights and interests of notaries or notarial practice organizations or who obstruct notaries or notarial practice organizations to exercise their rights or perform their obligations shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
Article 74. Handling of violations of individuals or organizations that practice notarization illegally

  1. Individuals who fail to fully meet the conditions for practicing notarization but still practice notarization in any forms shall stop their violations and be administratively sanctioned or examined for penal liability, and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
  2. Organizations that fail to fully meet the conditions for practicing notarization but still practice notarization in any forms shall stop their violations and be administratively sanctioned, and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.

Article 75. Handling of violations of notarization requesters
Notarization requesters who provide untruthful information or documents, use fake papers or documents, illegally tamper with or erase papers or documents, or commit other deceitful acts when requesting notarization shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
Article 76. Dispute settlement
In case a notarial practice-related dispute arises between a notarization requester and a notary or a notarial practice organization, the parties may initiate a lawsuit at a court for settlement.
Chapter X
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 77. Notaries’ certification of copies of originals, certification of signatures in papers and documents

  1. Notaries may certify copies of originals and certify signatures in papers and documents.
  2. The certification of copies of originals and certification of signatures in papers and documents must comply with the law on certification.

Article 78. Notarization by overseas representative missions of the Socialist Republic of Vietnam

  1. Overseas diplomatic missions and consulates of the Socialist Republic of Vietnam may notarize testaments, written disclaimers of estate, letters of authorization and other contracts and transactions in accordance with this Law and consular and diplomatic regulations, excluding contracts on purchase and sale, conversion, transfer, donation, lease, mortgage or contribution of real estate as capital in Vietnam.
  2. Consuls or diplomats assigned to conduct notarization must possess a bachelor of law degree or have received professional re-training in notarization.
  3. Consuls or diplomats who conduct notarization according to the procedures specified in Chapter V of this Law have the rights provided at Points c, d and dd, Clause 1, and the obligations specified at Points a, c, d and dd, Clause 2, Article 17 of this Law.

Article 79. Transitional provisions

  1. Within 24 months after this Law takes effect, notary offices established by single notaries under Law No. 82/2006/QH11 on Notarization shall be converted into notary offices organized and operating under Article 22 of this Law. If notary offices established by single notaries fail to be converted within this time limit, provincial-level People’s Committees shall revoke their establishment decisions and provincial-level Justice Departments shall revoke their notarization operation registration papers.

The Ministry of Justice shall guide procedures for conversion of notary offices as prescribed in this Clause.

  1. Notary offices established before the effective date of this Law may retain their registered names. Notary offices shall re-register their operation if they change any of the contents specified in Clause 3, Article 23 of this Law after it takes effect, or shall change their names in conformity with Clause 3, Article 22 of this Law if they change any of the contents specified in Clause 2, Article 24 of this Law.
  2. Notarial practice organizations established before the effective date of this Law are obliged to purchase professional liability insurance for notaries under Article 37 of this Law within 90 days after it takes effect.
  3. The rules on notarial practice ethics promulgated together with Circular No. 11/2012/TT-BTP of October 30, 2012, of the Ministry of Justice, continue to apply until socio- professional organizations of notaries prescribed in Article 39 of this Law promulgate new rules on notarial practice ethics.

Article 80. Effect
This Law takes effect on January 1, 2015.
Law No. 82/2006/QH11 on Notarization ceases to be effective on the effective date of this Law.
Article 81. Implementation detailing
The Government shall detail articles and clauses as assigned in this Law.
This Law was passed on June 20, 2014, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th session.-
 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Nguyen Sinh Hung

 

The post Law No. 53/2014/QH13 of June 26, 2014, on notarization appeared first on MP Law Firm.

]]>