THÔNG TƯ Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp

  • Home
  • NHÀ ĐẤT
  • THÔNG TƯ Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 117/1999/TT-BTCHà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 1999

 THÔNG TƯ
Hướng dẫn chế độ tài chính
đối với hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp
Căn cứ Nghị định số 74-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Tiếp theo Thông tư số 89 TC/TCT ngày 09/11/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 74-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ; Thông tư số 26 TC/TCT ngày 27/03/1995 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế phường xã;
Nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính đối với nguồn kinh phí phục vụ công tác thu thuế sử dụng đất nông nghiệp theo đúng quy định của Luật NSNN và để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:

  1. QUY ĐỊNH CHUNG

– Kinh phí đối với hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) của hệ thống Thuế do ngân sách trung ương đảm bảo và được thông báo trong dự toán NSNN hàng năm của Tổng cục Thuế. Bộ Tài chính cấp phát kinh phí hoạt động thu thuế SDĐNN theo kế hoạch từng tháng, quý cho Tổng cục Thuế như các khoản kinh phí khác.
– Căn cứ vào nhiệm vụ thu thuế SDĐNN quy định tại Thông tư số 89 TC/TCT ngày 09/11/1993 của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có trách nhiệm chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào số thôn, ấp, số thuế thu của từng phường, xã và số cán bộ thuế trong biên chế thuộc các đội thuế để tính toán số lượng cần thiết các hợp đồng uỷ nhiệm thu thuế SDĐNN và trực tiếp ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho Chi cục Thuế ký hợp đồng dưới hình thức hợp đồng ngắn hạn. Hàng năm, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính số lượng hợp đồng ngắn hạn và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện các hợp đồng lao động.
– Việc quản lý kinh phí đối với hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp của Tổng cục Thuế và các đơn vị trực thuộc phải chấp hành các quy định về quản lý tài chính hiện hành, pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán thống kê, chế độ kế toán đơn vị HCSN và các quy định tại Thông tư này.

  1. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
  2. Nội dung chi:

a/. Chi tiền công cho cán bộ hợp đồng thu thuế và chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng tư vấn (HĐTV) thuế các cấp, cụ thể như sau:
– Chi tiền công cho cán bộ hợp đồng thu thuế:
+ Chi cho cán bộ hợp đồng tại xã, phường: để thực hiện các nhiệm vụ gửi thông báo thu thuế, lập sổ thuế, tính miễn giảm thuế SDĐNN, chấm bộ thuế, tham gia quyết toán thuế SDĐNN ở các thôn, bản, xã phường dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của đội thuế xã, phường, Chi cục Thuế. Bình quân mỗi xã, phường có thu thuế SDĐNN được tính tối đa là 2 người; Thời gian thực hiện là 6 tháng/năm; Mức chi tiền công tối đa là: 200.000 đ/người/tháng.
+ Chi cho cán bộ hợp đồng tại thôn, xóm, ấp, bản: để thực hiện các nhiệm vụ đưa thông báo thu thuế, đôn đốc thu thuế theo mùa vụ và trực tiếp thu thuế đến từng đối tượng nộp thuế, tham gia chấm bộ thuế. Mỗi xã, phường có thu thuế SDĐNN được tính cán bộ hợp đồng tại thôn, xóm, ấp, bản bình quân 7 người/xã, phường; Thời gian thực hiện là 2 tháng/năm; Mức chi tiền công tối đa là: 150.000 đ/người/tháng.
– Chi phụ cấp cho thành viên HĐTV thuế các cấp: Chức năng, nhiệm vụ của HĐTV thuế các cấp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 26 TC/TCT ngày 27/3/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của HĐTV thuế phường xã. Cụ thể mức chi được quy định như sau:
+ Chi HĐTV thuế xã, phường: Bình quân mỗi HĐTV là 8 người, số lần họp được tính là 8 lần/năm, mức chi cho mỗi thành viên là 20.000 đ/người/lần họp (các thành viên tự lo giấy bút cá nhân).
+ Chi HĐTV thuế cấp huyện, thị xã và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW: Bình quân mỗi HĐTV là 8 người, số lần họp được tính là 6 lần/năm, mức chi cho mỗi thành viên là 30.000 đ/người/lần họp (các thành viên tự lo giấy bút cá nhân).
b/. Chi nghiệp vụ thuế: bao gồm các nội dung chi:
– Lập tờ khai diện tích tính thuế cho các hộ sử dụng đất nông nghiệp.
– Lập sổ bộ thuế (điều chỉnh sổ bộ khi có biến động hàng năm).
– Chi in hoá đơn thu thuế, in tờ khai và sổ bộ thuế.
– Chi cho công tác điều tra, kiểm tra, xét miễn giảm thuế.
– Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ hợp đồng thu thuế.
– Sơ kết, tổng kết công tác quản lý thuế.
Đối với các khoản chi mua sổ sách lập bộ thuế, in ấn hoá đơn thu thuế, Tổng cục Thuế tổ chức in ấn tập trung đảm bảo in ấn theo mẫu biểu thống nhất trong toàn quốc và theo đúng quy định hiện hành.
Mức chi đối với các nội dung này phải có chứng từ hợp lệ, gắn với tình hình thực tế tại địa phương và không được vượt quá mức khống chế như sau:
– Đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu long tối đa là: 1.500.000 đồng/xã/năm.
– Đối với các tỉnh và thành phố còn lại tối đa là: 1.000.000 đồng/xã/năm.
c/. Chi mua sắm:
– Tủ hồ sơ lưu trữ sổ bộ thuế, thông báo thuế, hồ sơ miễn giảm thuế.
– Bàn ghế làm việc.
– Máy tính cá nhân phục vụ cho công tác tính toán.
– Sổ sách, giấy bút, văn phòng phẩm.
– Trang thiết bị làm việc cần thiết khác.
Việc trang bị, mua sắm tài sản phục vụ công tác thu thuế sử dụng đất nông nghiệp nêu trên đảm bảo nguyên tắc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đúng đối tượng và được thực hiện từng bước căn cứ vào dự toán ngân sách được giao hàng năm của Tổng cục.

  1. Cấp phát kinh phí hoạt động thu thuế SDĐNN:

Kinh phí hoạt động thu thuế SDĐNN của Hệ thống Thuế được cấp phát hàng tháng, quý và theo tiến độ triển khai thực hiện công việc. Tổng cục Thuế có trách nhiệm tập hợp dự toán tháng, quý của các đơn vị trực thuộc theo MLNSNN hiện hành gửi về Bộ Tài chính để làm căn cứ cấp phát.

  1. Lập dự toán, chấp hành, kiểm tra và quyết toán:

Tổng cục Thuế và các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm thực hiện việc lập dự toán, chấp hành, kiểm tra và quyết toán kinh phí hoạt động thu thuế SDĐNN cùng báo cáo tài chính chung của ngành Thuế theo đúng quy định tại Văn bản hướng dẫn này và các quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Mục lục ngân sách Nhà nước và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2000, những quy định về chế độ tài chính đối với hoạt động thu thuế SDĐNN và HĐTV thuế các cấp trước đây trái với các quy định tại thông tư này đều bãi bỏ.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Giao cho Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế hướng dẫn chi tiết việc quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động thu thuế SDĐNN của ngành Thuế, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ hiện hành và những quy định tại Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Vụ TVQT) để nghiên cứu xem xét, giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Kim Ngân

 
 
 

Share:

Leave A Comment