Quyết định 80/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2013 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Trang Chủ
  • ĐẦU TƯ 2013
  • Quyết định 80/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2013 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 80/2013/QĐ-TTgHà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ PHÁT TRIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

 
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định điều kiện, thủ tục mua cổ phần, tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng Việt Nam; điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng cổ phần và tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần (gọi tắt là tổ chức tín dụng Việt Nam).
2. Nhà đầu tư nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng cổ phần là tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, bao gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính cổ phần.
2. Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần là tổ chức tín dụng đang thực hiện chuyển đổi hình thức pháp lý từ tổ chức tín dụng hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn thành tổ chức tín dụng hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
3. Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm tổ chức nước ngoài và cá nhân nước ngoài.
4. Tổ chức nước ngoài bao gồm:
a) Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của các tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam.
b) Tổ chức, quỹ đóng, quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.
5. Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam.
6. Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là tổ chức nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ chức tín dụng Việt Nam và hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam chuyển giao công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành.
7. Sở hữu cổ phần bao gồm sở hữu trực tiếp và sở hữu gián tiếp.
Điều 4. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua, bán cổ phần
Đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua, bán cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam là Đồng Việt Nam.
Điều 5. Tham gia quản trị tại tổ chức tín dụng Việt Nam
1. Việc tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng quản trị tại một tổ chức tín dụng Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và pháp luật liên quan.
2. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng quản trị tại một tổ chức tín dụng Việt Nam, trừ các trường hợp sau:
a) Nhà đầu tư nước ngoài tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng, quản trị của tổ chức tín dụng khác là công ty con của tổ chức tín dụng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng Việt Nam đó.
b) Nhà đầu tư nước ngoài tham gia, cử người đại diện phần vốn góp tham gia Hội đồng quản trị tại tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém để cơ cấu lại theo phương án được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. HÌNH THỨC, TỶ LỆ, THỦ TỤC MUA CỔ PHẦN
Điều 6. Hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ.
3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.
Điều 7. Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
2. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
4. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.
5. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng phi ngân hàng Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết.
6. Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định tại các Khoản 2, 3, 5 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.
7. Tỷ lệ sở hữu quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này bao gồm cả phần vốn nhà đầu tư nước ngoài ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần.
8. Nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng Việt Nam sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần, điều kiện sở hữu cổ phần theo quy định tại Nghị định này.
Điều 8. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hồ sơ nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
1. Trường hợp mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu cổ phần từ 10% vốn điều lệ trở lên; mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của một tổ chức tín dụng Việt Nam:
a) Tổ chức tín dụng Việt Nam (đối với tổ chức tín dụng chưa niêm yết cổ phiếu) hoặc tổ chức nước ngoài (đối với tổ chức tín dụng đã niêm yết cổ phiếu) lập hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua mạng điện tử đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận trước khi thực hiện giao dịch.
b) Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào các điều kiện quy định tại các Điều 9, 10 của Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản việc mua cổ phần của tổ chức nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải nêu rõ lý do.
2. Trường hợp mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu cổ phần từ 5% vốn điều lệ trở lên và mua thêm cổ phần khi tổ chức nước ngoài đã sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật các tổ chức tín dụng.
3. Các trường hợp mua cổ phần khác, trừ các trường hợp quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này:
a) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam chưa niêm yết cổ phiếu lập hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến tổ chức tín dụng Việt Nam quyết định để đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Tổ chức tín dụng Việt Nam quy định cụ thể hồ sơ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức tín dụng Việt Nam phải trả lời nhà đầu tư nước ngoài bằng văn bản. Trường hợp không chấp thuận, tổ chức tín dụng Việt Nam phải nêu rõ lý do.
b) Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết cổ phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định này.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này.
MỤC 2. ĐIỀU KIỆN SỞ HỮU CỔ PHẦN
Điều 9. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam trở lên
1. Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn định hoặc tương đương trở lên.
2. Có đủ nguồn tài chính để mua cổ phần được xác định theo báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập năm liền kề trước năm nộp hồ sơ và nguồn vốn mua cổ phần hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Việc mua cổ phần không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam.
4. Không vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán và thị trường chứng khoán của nước nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính và Việt Nam trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ mua cổ phần.
5. Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 10 tỷ đô la Mỹ đối với nhà đầu tư nước ngoài là ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính hoặc có mức vốn điều lệ tối thiểu tương đương 1 tỷ đô la Mỹ đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khác vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần.
Điều 10. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
1. Các điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9 Nghị định này.
2. Là ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính nước ngoài, công ty cho thuê tài chính nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính. Công ty tài chính nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại công ty tài chính Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại công ty cho thuê tài chính Việt Nam.
3. Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ 5 năm trở lên.
4. Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần.
5. Có văn bản cam kết và kế hoạch rõ ràng về việc gắn bó lợi ích lâu dài với tổ chức tín dụng Việt Nam, hỗ trợ tổ chức tín dụng Việt Nam áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành.
6. Không sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác tại Việt Nam;
7. Cam kết hoặc đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng Việt Nam mà tổ chức nước ngoài đề nghị mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
MỤC 3. TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM BÁN CỔ PHẦN
Điều 11. Điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án cổ phần hóa, phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với tổ chức tín dụng cổ phần có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Điều 12. Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
1. Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng Việt Nam chưa niêm yết được xác định thông qua đấu giá hoặc hình thức thỏa thuận.
2. Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Việc đặt cọc để thực hiện giao dịch mua cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức tín dụng Việt Nam thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
MỤC 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 13. Quyền của nhà đầu tư nước ngoài
1. Có đầy đủ quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam.
2. Được chuyển ra nước ngoài các khoản thu nhập từ đầu tư, mua cổ phần, các khoản thu từ chuyển nhượng cổ phần sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Được tham gia hoặc cử người đại diện tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Người điều hành của tổ chức tín dụng cổ phần theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 14. Nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài
1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và thỏa thuận phù hợp với pháp luật Việt Nam trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam.
2. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn mua cổ phần, tính hợp lệ của hồ sơ mua cổ phần và tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Báo cáo đầy đủ thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin về người có liên quan đang sở hữu cổ phần, thông tin về sở hữu cổ phần thông qua người có liên quan và thông qua ủy thác đầu tư tại tổ chức tín dụng Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần.
4. Chuyển đủ số vốn đã đăng ký mua cổ phần tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán cổ phần giữa nhà đầu tư nước ngoài với tổ chức tín dụng Việt Nam và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng Việt Nam cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trở thành nhà đầu tư chiến lược của tổ chức tín dụng Việt Nam ghi trong văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng Việt Nam không được chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác trong thời hạn tối thiểu 3 năm kể từ thời điểm sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng đó.
7. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định này phải xây dựng Phương án mua cổ phần và cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
8. Tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang,
Điều 1. Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với các nội dung sau:
1. Về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư:
Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào đảo Phú Quốc được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo mức cao nhất quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
2. Về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại
Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Trường hợp người nước ngoài vào một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam (kể cả đường hàng không và đường biển), lưu lại khu vực quá cảnh ở cửa khẩu đó, rồi chuyển tiếp đi đảo Phú Quốc cũng được miễn thị thực theo quy định này.
3. Về lựa chọn tư vấn lập quy hoạch
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang quyết định việc thuê tư vấn, chuyên gia có năng lực trong và ngoài nước để xây dựng Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thay thế Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004.
4. Về đầu tư các công trình trọng điểm trên đảo Phú Quốc:
a) Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu và các nguồn vốn khác trong giai đoạn từ 2014 đến 2015, tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm sau:
– Hệ thống giao thông đường bộ (đường trục chính Bắc – Nam và đường vòng quanh đảo); các đường nhánh quan trọng nối từ trục chính đến đường vòng quanh đảo hoặc đấu nối với các khu du lịch, khu đô thị – dân cư trọng điểm.
– Nguồn và hệ thống cấp điện, nguồn và hệ thống cấp nước.
– Sân bay, cảng biển, các công trình kết nối.
– Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đền bù di dân tái định cư, đầu tư các dự án nhà ở tái định cư, các công trình phúc lợi công cộng.
– Các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, y tế, giáo dục, môi trường đô thị…
Việc đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm theo thứ tự ưu tiên và căn cứ trên nhu cầu phát triển thực tế theo hướng tập trung vốn để hoàn thiện đồng bộ, dứt điểm vào một khu vực để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.
b) Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đảo:
Xây dựng hệ thống xử lý rác thải và nước thải, bệnh viện chất lượng cao, hệ thống thương mại, xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực cho các ngành du lịch, thương mại, khu phi thuế quan gắn với sân bay quốc tế Phú Quốc…
5. Về sử dụng vốn đầu tư vào các công trình trọng điểm:
a) Tập trung bố trí tối đa từ các nguồn ngân sách địa phương, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch hàng năm và giai đoạn 2014 – 2015 để đảm bảo theo tiến độ các công trình, dự án trọng điểm phát triển đảo Phú Quốc.
b) Hàng năm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bố trí từ nguồn vượt thu ngân sách trung ương cho các công trình trọng điểm phát triển đảo Phú Quốc.
c) Tạm ứng trước vốn kế hoạch từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ của năm sau và giai đoạn 2014 – 2015 theo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng trên đảo.
d) Được sử dụng quỹ phát triển đất theo quy định của pháp luật về đất đai vào mục đích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội phục vụ chung cho đảo Phú Quốc.
đ) Ưu tiên thu hút, vận động các nguồn vốn ODA và vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội, các công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết trên đảo Phú Quốc.
e) Huy động vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong nước, vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghiệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật.
g) Khuyến khích đầu tư theo hình thức BT, BOT, BTO, PPP… đối với các công trình hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
h) Vận động các nguồn vốn ngoài nước đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trên đảo Phú Quốc.
6. Về một số cơ chế chính sách khác:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang được phép chỉ định thầu các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng trên đảo Phú Quốc phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
– Tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất được thu theo chênh lệch giá giữa giá đất theo mục đích sử dụng mới với giá đất theo mục đích sử dụng trước khi chuyển mục đích sử dụng đất tại cùng thời điểm được chuyển mục đích sử dụng đất. Giá đất theo mục đích sử dụng mới và giá đất theo mục đích trước khi chuyển mục đích sử dụng đất để tính chênh lệch tiền sử dụng đất nêu trên là giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (là giá đất thị trường trong điều kiện bình thường, không phải là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại Bảng giá đất). Trường hợp giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (cho mục đích cũ) thấp hơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất khi nhà nước thu hồi tại cùng thời điểm thì được tính theo giá bồi thường, hỗ trợ về đất, các khoản hỗ trợ khác theo chính sách về bồi thường, hỗ trợ để khấu trừ vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp tại cùng một thời điểm được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Giá đất để giao cho nhà đầu tư được áp dụng chung cho cả khu vực (theo bãi, không áp dụng riêng cho từng dự án cụ thể), được Ủy ban nhân dân tỉnh xác định, công bố hàng năm trong trường hợp giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm để xác định tiền sử dụng đất trên đảo Phú Quốc đã sát giá thị trường.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2014.
2. Bãi bỏ Điều 2 Quy chế nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ban hành kèm theo Quyết định số 229/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
 

 
Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các thành viên Tổ công tác nghiên cứu, phát triển đảo Phú Quốc;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, V.III (3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Share: