Thông tư Số: 04/2014/TT-BCT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị Định SỐ 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành LUẬT THƯƠNG MẠI về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

  • Trang Chủ
  • THƯƠNG MẠI
  • Thông tư Số: 04/2014/TT-BCT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị Định SỐ 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành LUẬT THƯƠNG MẠI về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
BỘ CÔNG THƯƠNG
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 04/2014/TT-BCTHà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 187/2013/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA VỚI NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 41/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về cấp phép nhập khẩu hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và quá cảnh hàng hóa.
2. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại quy định tại Luật Thương mại.
Điều 2. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư;
b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định này, lộ trình thực hiện do Bộ Công Thương công bố và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Chương II

QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Điều 3. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo công bố của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Bộ Công Thương ban hành Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, viện trợ nhân đạo theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP; hồ sơ, thủ tục thực hiện như sau:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu để nghiên cứu khoa học: Tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học, thương nhân có nhu cầu nhập khẩu để nghiên cứu phát triển sản phẩm (sau đây gọi chung là tổ chức) gửi 1 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: Số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hồ sơ gồm:
– Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 (một) bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức.
– Văn bản đề nghị nhập khẩu của tổ chức kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng từng mặt hàng và xác nhận, cam đoan tính xác thực của các nội dung này: 1 (một) bản chính.
– Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép đã được cấp trước đó (trừ trường hợp nhập khẩu lần đầu): 1 (một) bản chính.
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu cho tổ chức. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng từng mặt hàng, cam kết tính xác thực của các nội dung này.
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trả lời. Trường hợp từ chối, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 4. Nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng
1. Bộ Công Thương ban hành Danh mục các mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Thương nhân nhập khẩu các mặt hàng thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này gửi hồ sơ đề nghị qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 (một) bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
b) Văn bản đề nghị nhập khẩu của thương nhân nêu rõ tên hàng, mã số HS, số lượng, trị giá của từng mặt hàng: 1 (một) bản chính.
c) Văn bản chấp thuận của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng về việc nhập khẩu lô hàng: 1 (một) bản chính.
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu cho thương nhân. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này để phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, việc nhập khẩu thực hiện theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Điều 5. Hàng hóa nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan
1. Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan

STTMô tả hàng hoáMã số HS
1Muối2501
2Thuốc lá nguyên liệu2401
3Trứng gia cầm0407 (*)
4Đường tinh luyện, đường thô1701

(*) Ghi chú: Trứng gia cầm áp dụng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan không bao gồm trứng đã thụ tinh để ấp thuộc các mã HS: 04071100, 04071910, 04071990.

2. Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng muối, trứng gia cầm và đường tinh luyện, đường thô.
b) Bộ Công Thương quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu.
c) Trên cơ sở cam kết quốc tế liên quan, lượng hạn ngạch thuế quan đã được quyết định hàng năm và cung cầu trong nước, Bộ Công Thương công bố chính thức lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm đối với những mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan và quy định phương thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan.
3. Nguyên tắc chế độ hạn ngạch thuế quan
a) Áp dụng giấy phép nhập khẩu để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan nêu trên.
b) Các mặt hàng thuộc danh mục áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu không có giấy phép của Bộ Công Thương được áp dụng mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan. Riêng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan để sản xuất thuốc lá điếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
c) Số lượng, khối lượng, trị giá các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu không tính vào lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm do Bộ Công Thương công bố.
4. Đối tượng cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hạn ngạch thuế quan, cụ thể như sau:
a) Muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối trong sản xuất theo xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành.
b) Thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng cho sản xuất thuốc lá điếu một tỷ lệ nhất định thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu do Bộ Công Thương xác nhận.
Tổng công ty ngành hàng là đầu mối nhận hạn ngạch cho các công ty thành viên.
c) Trứng gia cầm: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.
d) Đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương sau khi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan.
5. Thủ tục cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
a) Bộ Công Thương xem xét cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan căn cứ lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm do Bộ quản lý chuyên ngành quyết định, tình hình thực hiện nhập khẩu năm trước và đăng ký của thương nhân.
Thương nhân có nhu cầu đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu). Hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân theo quy định.
b) Thời điểm xem xét phân giao lượng hạn ngạch thuế quan cho thương nhân do Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan thống nhất.
Thời gian giải quyết việc cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 (mười) ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao đã được các Bộ, ngành thống nhất nêu trên.
Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của thương nhân.
d) Thương nhân xuất trình giấy phép nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan của Bộ Công Thương với Chi cục Hải quan cửa khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu. Lượng hàng hóa nhập khẩu trong giấy phép được hưởng mức thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan.
đ) Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi Bộ Công Thương đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.
Điều 6. Nhập khẩu ô tô các loại
1. Ô tô các loại đã qua sử dụng (bao gồm ô tô chở người, ô tô chở hàng hoá, ô tô vừa chở người vừa chở hàng, ô tô chuyên dùng) được nhập khẩu phải bảo đảm điều kiện sau: loại đã qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu (ví dụ: năm 2014 chỉ được nhập khẩu ô tô loại sản xuất từ năm 2009 trở lại đây). Các quy định khác có liên quan thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành.
Riêng nhập khẩu loại xe ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Liên Bộ Thương mại-Bộ Giao thông Vận tải-Bộ Tài chính-Bộ Công an về việc hướng dẫn nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng và Thông tư số 19/2009/TT-BCT ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Liên Bộ Thương mại-Bộ Giao thông Vận tải-Bộ Tài chính-Bộ Công an.
2. Cấm nhập khẩu phương tiện vận tải tay lái bên phải (tay lái nghịch), kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.
3. Cấm nhập khẩu ô tô các loại và bộ linh kiện lắp ráp ô tô đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức.
4. Cấm tháo rời ô tô khi vận chuyển và khi nhập khẩu.
5. Cấm nhập khẩu ô tô cứu thương đã qua sử dụng.
Điều 7. Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất các chất suy giảm tầng ô-dôn
Việc nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất các chất suy giảm tầng ô-dôn thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
Điều 8. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà
1. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà để tiêu thụ ở thị trường trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà.
2. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà để bán trong cửa hàng miễn thuế thực hiện theo Thông tư số 02/2010/TT-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu thuốc lá phục vụ kinh doanh bán hàng miễn thuế và Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.

Chương III

GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

Điều 9. Gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài
Hoạt động gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể sau:
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép khảo nghiệm và hàng hóa nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân nhập khẩu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành quy định tại Phụ lục II Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, không được thực hiện gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định chuyên ngành về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.
Thương nhân gửi văn bản đề nghị cấp phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 29 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và có ý kiến xác nhận của Bộ quản lý chuyên ngành qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu).
Bộ Công Thương xem xét, cấp phép trong vòng 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thương nhân và ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành. Trường hợp không cấp phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời thương nhân và nêu rõ lý do.
Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên văn bản đề nghị của thương nhân.
Điều 10. Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
1. Việc quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Chương VII Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
2. Việc quá cảnh hàng hóa của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia thực hiện theo các văn bản sau:
a) Quyết định số 0305/2001/QĐ-BTM ngày 26 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quy chế về hàng hóa của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Thông tư số 22/2009/TT-BCT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Thông tư số 08/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp
Các loại giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa được cấp trước khi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và Thông tư này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện theo thời hạn hiệu lực ghi trong giấy phép hoặc gia hạn giấy phép đó của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2014 và bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
b) Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 và Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức có liên quan và thương nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để xử lý./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng CP;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Tổng cục Hải quan;
– Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Bộ Công Thương: Lãnh đạo Bộ, các Tổng cục, Cục,
Vụ thuộc Bộ; Website;
– Lưu: VT, XNK (15).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC HÀNG HÓA ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu. Nguyên tắc sử dụng danh mục này như sau:
1. Các trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều bị cấm nhập khẩu.
2. Các trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều bị cấm nhập khẩu.
3. Các trường hợp liệt kê chi tiết đến mã 8 số thì chỉ những mã 8 số đó mới bị cấm nhập khẩu.
4. Đối với các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu thì phụ tùng, linh kiện qua sử dụng (nếu có) của những mặt hàng đó cũng cấm nhập khẩu.
5. Danh mục này sử dụng để thực hiện Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
II. DANH MỤC HÀNG TIÊU DÙNG ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU

ChươngNhómPhân nhómMô tả mặt hàng
Chương 393918Tấm trải sàn bằng plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép; tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic, như đã nêu trong Chú giải 9 của Chương này.
3922Bồn tắm, bồn tắm vòi sen, bồn rửa, chậu rửa, bệ rửa, bệ và nắp xí bệt, bình xả nước và các thiết bị vệ sinh tương tự, bằng plastic.
3924Bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp, các sản phẩm gia dụng và các sản phẩm phục vụ vệ sinh khác, bằng plastic.
3925Đồ vật bằng plastic dùng trong xây lắp, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
3926Sản phẩm khác bằng plastic và các sản phẩm bằng các vật liệu khác của các nhóm từ 39.01 đến 39.14 (trừ lá chắn chống bạo loạn, đinh phản quang và màn lưới tẩm thuốc diệt muỗi).
Chương 4040151900– – Loại khác
401691– – Tấm phủ sàn và tấm (đệm) trải sàn
40169991—-Khăn trải bàn
40169999—-Loại khác
Chương 4242010000Yên cương và bộ yên cương dùng cho các loại động vật (kể cả dây kéo, dây dắt, miếng đệm đầu gối, đai hoặc rọ bịt mõm, vải lót yên, túi yên, áo chó và các loại tương tự), làm bằng vật liệu bất kỳ.
4202Hòm, va ly, xắc đựng đồ nữ trang, cặp tài liệu, cặp sách, túi cặp học sinh, bao kính, bao ống nhòm, hộp camera, hộp nhạc cụ, bao súng, bao súng ngắn mắc vào yên ngựa và các loại đồ chứa tương tự; túi du lịch, túi đựng đồ ăn hoặc đồ uống có phủ lớp cách, túi đựng đồ vệ sinh cá nhân, ba lô, túi xách tay, túi đi chợ, xắc cốt, ví, túi đựng bản đồ, hộp đựng thuốc lá điếu, hộp đựng thuốc lá sợi, túi để dụng cụ, túi thể thao, túi đựng chai rượu, hộp đựng đồ trang sức, hộp đựng phấn, hộp đựng dao kéo và các loại túi hộp tương tự bằng da thuộc hoặc da tổng hợp, bằng tấm plastic, bằng vật liệu dệt, bằng sợi lưu hóa hoặc bằng bìa, hoặc được phủ toàn bộ hay chủ yếu bằng các vật liệu trên hoặc bằng giấy.
4203Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo, bằng da thuộc hoặc bằng da tổng hợp.
Chương 434303Hàng may mặc, đồ phụ trợ quần áo và các vật phẩm khác bằng da lông.
4304Da lông nhân tạo và các sản phẩm làm bằng da lông nhân tạo.
Chương 4444140000Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ hoặc các sản phẩm bằng gỗ tương tự.
44190000Bộ đồ ăn và bộ đồ làm bếp bằng gỗ.
4420Gỗ khảm và dát; tráp và các loại hộp đựng đồ trang sức hoặc đựng dao kéo, và các sản phẩm tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí, bằng gỗ; các loại đồ dùng bằng gỗ không thuộc Chương 94.
4421Các sản phẩm bằng gỗ khác (trừ Mã 4421 90 10).
Chương 46Toàn bộ chương 46
Chương 4848142000– Giấy dán tường và các loại tấm phủ tường tương tự, bao gồm giấy đã được tráng hoặc phủ, trên bề mặt, bằng một lớp plastic có hạt nổi, rập nổi, nhuộm mầu, in hình hoặc trang trí cách khác.
48236100– – Làm bằng bột giấy từ tre (bamboo)
48236900– – Loại khác
48239070– – Quạt và màn che kéo tay
Chương 4949100000Các loại lịch in, kể cả bloc lịch.
Chương 505007Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm.
Chương 515111Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải thô hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải thô.
5112Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc sợi từ lông động vật loại mịn chải kỹ.
51130000Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa.
Chương 525208Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200g/m2.
5209Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng trên 200g/m2.
5210Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng không quá 200g/m2.
5211Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng trên 200g/m2.
5212Vải dệt thoi khác từ sợi bông.
Chương 535309Vải dệt thoi từ sợi lanh.
5310Vải dệt thoi từ sợi đay hoặc từ các loại xơ libe dệt khác thuộc nhóm 53.03.
5311Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy.
Chương 545407Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp, kể cả vải dệt thoi thu được từ các nguyên liệu thuộc nhóm 54.04.
5408Vải dệt thoi bằng sợi filament tái tạo, kể cả vải dệt thoi thu được từ các nguyên liệu thuộc nhóm 54.05.
Chương 555512Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên.
5513Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170g/m2.
5514Vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170g/m2.
5515Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp.
5516Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo.
Chương 57Toàn bộ chương 57
Chương 58Toàn bộ chương 58
Chương 60Toàn bộ chương 60
Chương 61Toàn bộ chương 61
Chương 62Toàn bộ chương 62
Chương 636301Chăn và chăn du lịch.
6302Khăn trải giường, khăn trải bàn, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp.
6303Màn che (kể cả rèm trang trí) và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường
6304Các sản phẩm trang trí nội thất khác, trừ các loại thuộc nhóm 94.04.
630710– Khăn lau sàn, khăn lau bát đĩa, khăn lau bụi và các loại khăn lau tương tự:
63080000Bộ vải bao gồm vải và chỉ, có hoặc không có phụ kiện dùng để làm chăn, thảm trang trí, khăn trải bàn hoặc khăn ăn đã thêu, hoặc các sản phẩm dệt tương tự, đóng gói sẵn để bán lẻ.
63090000Quần áo và các sản phẩm dệt may đã qua sử dụng khác.
Chương 64Toàn bộ chương 64 (trừ nhóm 6406)
Chương 6565040000Các loại mũ và các vật đội đầu khác, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng chất liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí.
6505Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc, hoặc làm từ ren, nỉ hoặc vải dệt khác, ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí.
65069100– – Bằng cao su hoặc plastic
650699– – Bằng vật liệu khác:
Chương 666601Các loại ô và dù (kể cả ô có cán là ba toong, dù che trong vườn và các loại ô, dù tương tự).
66020000Ba toong, gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, roi da, roi điều khiển súc vật thồ, kéo và các loại tương tự.
Chương 676702Hoa, cành, lá, quả nhân tạo và các phần của chúng; các sản phẩm làm bằng hoa, lá hoặc quả nhân tạo.
67030000Tóc người đã được chải, chuốt, tẩy hoặc xử lý bằng cách khác; lông cừu hoặc lông động vật khác hoặc loại vật liệu dệt khác, được chế biến để dùng làm tóc giả hoặc sản phẩm tương tự.
6704Tóc giả, râu, lông mi, lông mày giả, tóc độn và các loại sản phẩm tương tự bằng tóc người, bằng lông động vật hoặc bằng các loại vật liệu dệt; các sản phẩm bằng tóc người chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.
Chương 696910Bồn rửa, chậu giặt, bệ chậu giặt, bồn tắm, chậu vệ sinh dành cho phụ nữ, bệ xí bệt, bình xối nước, bệ đi tiểu nam và các sản phẩm vệ sinh tương tự gắn cố định bằng gốm, sứ.
6911Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ sứ vệ sinh khác, bằng sứ.
69120000Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ vệ sinh khác bằng gốm, trừ loại bằng sứ.
6913Các loại tượng nhỏ và các loại sản phẩm trang trí bằng gốm, sứ khác.
6914Các sản phẩm bằng gốm, sứ khác.
Chương 707013Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, đồ vệ sinh, đồ dùng văn phòng, đồ trang trí nội thất hoặc đồ dùng cho các mục đích tương tự bằng thủy tinh (trừ các sản phẩm thuộc nhóm 70.10 hoặc 70.18).
Chương 717117Đồ trang sức làm bằng chất liệu khác.
Chương 737321Bếp lò, vỉ lò, lò sấy, bếp nấu (kể cả loại có nồi hơi phụ dùng cho hệ thống nhiệt trung tâm), vỉ nướng, lò nướng, lò ga hình vòng, lò hâm nóng dạng tấm và các loại đồ dùng gia đình không dùng điện tương tự, và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép.
7323Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép; bùi nhùi bằng sắt hoặc thép; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự, bằng sắt hoặc thép.
7324Thiết bị vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép.
Chương 747418Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự, bằng đồng; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng.
Chương 767615Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận của chúng, bằng nhôm; miếng dùng để cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự bằng nhôm; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và phụ tùng của nó, bằng nhôm.
Chương 8282100000Đồ dùng cơ khí cầm tay, nặng 10 kg trở xuống, dùng để chế biến, pha chế hoặc phục vụ việc làm đồ ăn hoặc đồ uống.
82119100– – Dao ăn có lưỡi cố định
8212Dao cạo và lưỡi dao cạo (kể cả lưỡi dao cạo chưa hoàn thiện ở dạng dải).
82142000– Bộ đồ và dụng cụ cắt sửa móng tay hoặc móng chân (kể cả dũa móng)
8215Thìa, dĩa, muôi, thìa hớt kem, hớt bọt, đồ xúc bánh, dao ăn cá, dao cắt bơ, kẹp gắp đường và các loại đồ dùng nhà bếp hoặc bộ đồ ăn tương tự.
Chương 8383013000– Ổ khóa thuộc loại sử dụng cho đồ dùng trong nhà
83017000– Chìa rời
830242– – Loại khác, dùng cho đồ đạc trong nhà:
83025000– Giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự
8306Chuông, chuông đĩa và các loại tương tự, không dùng điện, bằng kim loại cơ bản; tượng nhỏ và đồ trang trí khác, bằng kim loại cơ bản; khung ảnh, khung tranh hay các loại khung tương tự, bằng kim loại cơ bản; gương bằng kim loại cơ bản.
Chương 84841451– – Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W: (trừ quạt công nghiệp)
841459– – Loại khác: (trừ quạt công nghiệp)
841510– Loại lắp vào cửa sổ hoặc lắp vào tường, kiểu một khối (lắp liền trong cùng một vỏ, một cục) hoặc “hệ thống nhiều khối chức năng” (cục nóng, cục lạnh tách biệt):
841520– Loại sử dụng cho người, trong xe có động cơ:
841581– – Kèm theo bộ phận làm lạnh và một van đảo chiều chu trình nóng/lạnh (bơm nhiệt có đảo chiều):
841582– – Loại khác, có kèm theo bộ phận làm lạnh:
841583– – Không gắn kèm bộ phận làm lạnh:
84159019– – – Loại khác (chỉ bao gồm bộ phận của các mã HS nêu trên)
84181010– – Loại sử dụng trong gia đình
84182100– – Loại sử dụng máy nén
84182900– – Loại khác
84183010– – Dung tích không quá 200 lít
84184010– – Dung tích không quá 200 lít
841899– – Loại khác: (chỉ bao gồm bộ phận của các mã HS nêu trên)
84191110– – – Loại sử dụng trong gia đình
84191910– – – Loại sử dụng trong gia đình
841981– – Để làm nóng đồ uống hoặc nấu hoặc hâm nóng thực phẩm
84211200– – Máy làm khô quần áo
84212111– – – – Máy và thiết bị lọc sử dụng trong gia đình
842191– – Của máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm: (chỉ bao gồm bộ phận của các mã HS nêu trên)
84221100– – Loại sử dụng trong gia đình:
84229010– – Của các máy thuộc phân nhóm 8422.11
842310– Cân người, kể cả cân trẻ em; cân sử dụng trong gia đình:
842381– – Có khả năng cân tối đa không quá 30 kg
845011– – Máy tự động hoàn toàn:
84501200– – Máy giặt khác, có chức năng sấy ly tâm
845019– – Loại khác:
84509020— Của máy thuộc phân nhóm 8450.11, 8450.12.00 hoặc 8450.19
84513010– – Máy là trục đơn, loại gia dụng
84521000– Máy khâu dùng cho gia đình
84713010– – Máy tính nhỏ cầm tay bao gồm máy tính mini và sổ ghi chép điện tử kết hợp máy tính (PDAs)
84713020– – Máy tính xách tay kể cả notebook và subnotebook
84713090– – Loại khác
84714110– – – Máy tính cá nhân trừ máy tính xách tay của phân nhóm 8471.30
84714910– – – Máy tính cá nhân trừ máy tính bỏ túi của phân nhóm 8471.30
Chương 8585081100– – Công suất không quá 1.500 W và có túi hứng bụi hay đồ chứa khác với sức chứa không quá 20 lít
85081910– – – Loại phù hợp dùng cho mục đích gia dụng
85087010– – Máy hút bụi của phân nhóm 8508.11.00 hoặc 8508.19.10
8509Thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện, trừ máy hút bụi của nhóm 85.08.
8510Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có gắn động cơ điện.
8516Dụng cụ điện đun nóng tức thời hoặc đun và chứa nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian dùng điện và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45 (trừ mã HS 8516 40 10, 8516.80 và 8516.90)
85171100– – Bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây
85171200– – Điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác
85171800– – Loại khác
851821– – Loa đơn, đã lắp vào hộp loa:
851822– – Bộ loa, đã lắp vào cùng một thùng loa:
85183010– – Tai nghe có khung chụp qua đầu
85183020– – Tai nghe không có khung chụp qua đầu
85183051– – – Cho hàng hóa của phân nhóm 8517.12.00
85183059– – – Loại khác
851840– Thiết bị điện khuyếch đại âm tần
851850– Bộ tăng âm điện:
851890– Bộ phận (chỉ bao gồm bộ phận của các mã HS nêu trên)
85193000– Đầu quay đĩa (có thể có bộ phận lưu trữ) nhưng không có bộ phận khuếch đại và không có bộ phận phát âm thanh (loa)
85198110– – – Máy ghi âm cassette bỏ túi, kích thước không quá 170 mm x 100 mm x 45 mm
85198120– – – Máy ghi âm dùng băng cassette, có bộ phận khuếch đại và một hoặc nhiều loa, hoạt động chỉ bằng nguồn điện ngoài
85198130– – – Đầu đĩa compact
85198149– – – – Loại khác
85198169– – – – Loại khác
85198179– – – – Loại khác
85198199– – – – Loại khác
8521Máy ghi hoặc tái tạo video, có hoặc không gắn bộ phận thu tín hiệu video.
8522Bộ phận và đồ phụ trợ chỉ dùng hoặc chủ yếu dung cho các thiết bị của nhóm 8519 hoặc 8521.
852580– Camera truyền hình, camera số và camera ghi hình ảnh:
8527Máy thu dùng cho phát thanh sóng vô tuyến, có hoặc không kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc với đồng hồ trong cùng một khối.
852872– – Loại khác, màu:
85287300– – Loại khác, đơn sắc
8529Bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc các nhóm từ 8525 đến 8528.
85392290– – – Loại khác
85392950– – – Loại khác, có công suất trên 200W nhưng không quá 300 W và điện áp trên 100 V
85393110– – – Ống huỳnh quang dùng cho đèn com-pắc
85393190– – – Loại khác
853939– – Loại khác
Chương 9090041000– Kính râm
Chương 919101Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác, kể cả đồng hồ bấm giờ, với vỏ làm bằng kim loại quý hay kim loại dát phủ kim loại quý.
9102Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác, kể cả đồng hồ bấm giờ, trừ các loại thuộc nhóm 9101.
9103Đồng hồ thời gian có lắp máy đồng hồ cá nhân, trừ các loại đồng hồ thuộc nhóm 9104.
9105Đồng hồ thời gian khác. (trừ đồng hồ đo thời gian hàng hải mã HS 9105.91.10, 9105.99.10 và máy tương tự)
Chương 9494013000– Ghế quay có điều chỉnh độ cao
94014000– Ghế có thể chuyển thành giường trừ ghế trong vườn hoặc đồ cắm trại.
94015100– – Bằng tre hoặc bằng song, mây
94016100– – Đã nhồi đệm
94016900– – Loại khác
94017100– – Đã nhồi đệm
94017900– – Loại khác
94018000– Ghế khác
94031000– Đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng
940320– Đồ nội thất bằng kim loại khác:
94033000– Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
94034000– Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
94035000– Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
940360– Đồ nội thất bằng gỗ khác:
940370– Đồ nội thất bằng plastic:
94038100– – Bằng tre hoặc song mây
940389– – Loại khác:
9404Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn bông, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc.
94051040– – – Bộ đèn và đèn huỳnh quang
94051090– – – Loại khác
94052090– – Loại khác
94053000– Bộ đèn dùng cho cây nôen
94055011– – – Bằng đồng sử dụng trong nghi lễ tôn giáo
94055019– – – Loại khác
94055040– – Đèn bão
94055090– – Loại khác
Chương 959504Các máy và bộ điều khiển trò chơi video, dụng cụ dùng cho giải trí, cho các trò chơi trên bàn hoặc trong phòng khách, kể cả bàn sử dụng trong trò chơi bắn bi (pin-table), bi-a, bàn chuyên dụng dùng cho trò chơi ở sòng bạc và các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động.
9505Đồ dùng trong lễ hội, hội hóa trang hoặc trong các trò chơi giải trí khác, kể cả các mặt hàng dùng cho trò chơi ảo thuật hoặc trò vui cười.
Chương 9696032100– – Bàn chải đánh răng, kể cả bàn chải dùng cho răng mạ
96032900– – Loại khác
960390– Loại khác:
96050000Bộ đồ du lịch dùng cho vệ sinh cá nhân, bộ đồ khâu hoặc bộ đồ làm sạch giầy dép hoặc quần áo.
9613Bật lửa châm thuốc lá và các bật lửa khác, có hoặc không dùng cơ hoặc điện, và các bộ phận của chúng trừ đá lửa và bấc.
9614Tẩu thuốc (kể cả điếu bát) và đót xì gà hoặc đót thuốc lá, và bộ phận của chúng.
9615Lược, trâm cài tóc và loại tương tự; ghim cài tóc, cặp uốn tóc, kẹp uốn tóc, lô cuộn tóc và loại tương tự, trừ các loại thuộc nhóm 8516, và bộ phận của chúng.
96170010– Phích chân không và các loại bình chân không khác

III. DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU

ChươngNhómPhân nhómMô tả mặt hàng
Chương 878711Mô tô (kể cả moped) và xe đạp có gắn động cơ phụ trợ, có hoặc không có thùng xe bên cạnh; mô tô thùng.
8712Xe đạp hai bánh và xe đạp khác (kể cả xe xích lô ba bánh chở hàng), không lắp động cơ (trừ xe đạp đua mã HS 8712.00.10)
8714Bộ phận và phụ kiện của xe thuộc các nhóm từ 8711 đến 8713 (trừ bộ phận và phụ tùng của nhóm 8713)

IV. DANH MỤC THIẾT BỊ Y TẾ ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU

ChươngNhómPhân nhómMô tả mặt hàng
Chương 9090181100– – Thiết bị điện tim
90181200– – Thiết bị siêu âm
90181300– – Thiết bị hiện ảnh cộng hưởng từ
90181400– – Thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy
90181900– – Loại khác
90182000– Thiết bị tia cực tím hay tia hồng ngoại
90183110– – – Bơm tiêm dùng một lần
90183190– – – Loại khác
90183200– – Kim tiêm bằng kim loại và kim khâu vết thương
90183910– – – Ống thông đường tiểu
90183990– – – Loại khác
90184100– – Khoan dùng trong nha khoa, có hoặc không gắn liền cùng một giá đỡ với thiết bị nha khoa khác
90184900– – Loại khác
90185000– Thiết bị và dụng cụ nhãn khoa khác
90189020– – Bộ theo dõi tĩnh mạch
90189030– – Dụng cụ và thiết bị điện tử
90189090– – Loại khác
90191010– – Loại điện tử
90191090– – Loại khác
90192000– Máy trị liệu bằng ôzôn, bằng ôxi, bằng xông, máy hô hấp nhân tạo hoặc máy hô hấp trị liệu khác
90200000Thiết bị thở và mặt nạ phòng khí khác, trừ các mặt nạ bảo hộ mà không có bộ phận cơ khí hoặc không có phin lọc có thể thay thế được.
90211000– Các dụng cụ chỉnh hình hoặc nẹp xương
90212100– – Răng giả
90212900– – Loại khác
90213100– – Khớp giả
90213900– – Loại khác
90214000– Thiết bị trợ thính, trừ các bộ phận và phụ kiện
90215000– Thiết bị điều hòa nhịp tim dùng cho việc kích thích cơ tim, trừ các bộ phận và phụ kiện
90219000– Loại khác
90221200– – Thiết bị chụp cắt lớp điều khiển bằng máy tính
90221300– – Loại khác, sử dụng trong nha khoa
90221400– – Loại khác, sử dụng cho mục đích y học, phẫu thuật hoặc thú y
90221910– – – Thiết bị sử dụng tia X để kiểm tra vật lý các điểm hàn nối trên tấm mạch in/tấm dây in
90221990– – – Loại khác
90222100– – Dùng cho mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa hay thú y
90222900– – Dùng cho các mục đích khác
90223000– Ống phát tia X
90229010– – Bộ phận và phụ kiện của thiết bị sử dụng tia X để kiểm tra vật lý các điểm hàn nối trên mạch in đã lắp ráp
90229090– – Loại khác

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC HÀNG HÓA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN NINH, QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu. Nguyên tắc sử dụng danh mục này như sau:
1. Các trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều được áp dụng
2. Các trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều được áp dụng.
3. Các trường hợp ngoài mã 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã 8 số thì chỉ những mã 8 số đó mới được áp dụng.
II. DANH MỤC CỤ THỂ

ChươngNhómPhân nhómMô tả mặt hàng
Chương 878702Xe ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD).
8703Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD).
8704Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD).
Chương 888802Phương tiện bay khác (ví dụ, trực thăng, máy bay); tầu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tầu bay trong quĩ đạo và phương tiện đẩy để phóng tầu vũ trụ (Chỉ áp dụng với loại máy bay, trực thăng không sử dụng trong hàng không dân dụng không có gắn trang thiết bị-vũ khí để chiến đấu).
Chương 939304Vũ khí khác (ví dụ, súng và súng lục sử dụng lò xo, hơi hoặc khí ga, dùi cui), trừ các loại thuộc nhóm 9307.
93040090– Loại khác (súng bắn sơn, súng bắn đạn sơn, súng bắn dây).
Chương 323213Chất màu dùng cho nghệ thuật hội họa, học đường hoặc sơn bảng hiệu, chất màu pha, màu trang trí và các loại màu tương tự ở dạng viên, tuýp, hộp, lọ, khay hay các dạng hoặc đóng gói tương tự.
32139000– Loại khác (đạn sơn).

 

PHỤ LỤC III

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:…………………, ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NĂM …

Kính gửi: Bộ Công Thương

1. Tên thương nhân (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt): ……………………….
Điện thoại: ………………………………………. Fax: …………………………………………………
E-mail: ……………………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ giao dịch: ……………………………………………………………………………………..
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất chính: ……………………………………………………………………
4. Sản phẩm có sử dụng mặt hàng hạn ngạch thuế quan làm nguyên liệu đầu vào:
………………………………………………………………………………………………………………….
5. Nhu cầu sử dụng mặt hàng hạn ngạch thuế quan cho sản xuất (công suất thực tế/ công suất thiết kế): ………………………………………………………………………………
Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, thương nhân báo cáo tình hình nhập khẩu mặt hàng … trong năm … và đăng ký nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm … như sau:

Mô tả hàng hóa
(HS)
Thông tin chi tiếtNăm 20…Đăng ký HNTQ năm 20..
HNTQ được cấp năm 20…TH nhập khẩu 3 quýƯớc TH nhập khẩu năm 20…
Ví dụ:
Thuốc lá nguyên liệu (HS 2401)
– Lượng (tấn)   
– Trị giá (nghìn USD)   
– Xuất xứ   

Thương nhân cam đoan những kê khai trên đây là đúng, nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đề nghị Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 20… cho mặt hàng nêu trên với số lượng là: …

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân

(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú: Trường hợp có điều chỉnh hạn ngạch thuế quan trong năm thì đề nghị nêu rõ.

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO NHẬP KHẨU THEO HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

TÊN THƯƠNG NHÂN
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:…………………, ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, thương nhân báo cáo tình hình thực hiện nhập khẩu mặt hàng … theo hạn ngạch thuế quan năm … (tới thời điểm báo cáo) như sau:

Mô tả hàng hóa (HS)Thông tin chi tiếtKết quả thực hiện HNTQGhi chú
HNTQ được cấpQuý IQuý IIQuý IIIQuý IV
Ví dụ:
Thuốc lá nguyên liệu (HS 2401)
– Lượng (tấn)     
– Trị giá (nghìn USD)     
– Xuất xứ     

… (Tên thương nhân) … cam đoan những kê khai trên đây là đúng, nếu sai thương nhân xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật của thương nhân

(Ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Share: